Logic học | Tư duy phản biện

Các kĩ năng tư duy phản biện cho học sinh lớp Một


CÁC KĨ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN

CHO HỌC SINH LỚP MỘT

 

JOHN ZAPHYR

MINH CƯỜNG dịch

 

Đối với học sinh lớp Một, học đọc, học các kĩ năng cơ bản của toán, và học viết các con số là mối ưu tiên hàng đầu. Nhưng trong số các kĩ năng cơ bản mà học sinh phải học thì tư duy phản biện là kĩ năng quan trọng nhất. Áp dụng, phân tích và đánh giá thông tin là một trong những nền tảng của giáo dục và, nếu được dạy sớm, học sinh có thể thuần thục nghệ thuật tư duy phản biện.

Tư duy phản biện là gì?

Tổ chức giáo dục National Council for Excellence in Critical Thinking (NCECT) định nghĩa kĩ năng tư duy phản biện là “quá trình - được tiến hành có kỷ luật về mặt trí tuệ - khái niệm hóa, áp dụng, phân tích, tổng hợp, và/hoặc đánh giá thông tin thu thập từ, hay tạo ra bởi, sự quan sát, kinh nghiệm, suy ngẫm và lập luận, hay giao tiếp, như là một hướng dẫn cho lòng tin và hành động.” Trong thực tế, người có tư duy phản biện là người học tập tích cực. Họ là những người thường xuyên tra vấn về những gì họ thấy và nghe, và họ muốn biết những gì ở sau bề mặt.

Các chiến lược học tư duy phản biện

Có nhiều chiến lược giảng dạy các kĩ năng này trong lớp học. Chỉ có một vài chiến lược được khuyến nghị từ Viện Nghiên cứu của Hoa Kỳ gồm: học trong môi trường nhóm, các phương pháp đặt câu hỏi mở và áp dụng các bài học cho môi trường đời sống thật. Đặt câu hỏi mở từ phía giáo viên, chẳng hạn, cho phép học sinh tìm những câu trả lời chứ không phải nhai đi nhai lại cho nhớ câu trả lời “đúng”. Loại hình tư duy tìm tòi này giữ vai trò then chốt cho việc học tư duy phản biện. Chỉ ra cách đưa kĩ năng này vào các tình huống đời sống thực cũng là cách tăng cường năng lực tư duy phản biện cho học sinh. Học sinh có thể có động lực học tập hơn nếu bài học của em có gắn với những đồng xu con heo đất của em, chẳng hạn.

Phát triển các kĩ năng phản biện

Theo tổ chức Council for Exceptional Children, các giáo viên có thể phát triển các kĩ năng tư duy phản biện cơ bản của việc phân tích, tổng hợp và đánh giá ở học sinh của họ thông qua các hoạt động khác nhau trên lớp và các tuyến đặt câu hỏi (lines of questioning). Cách giáo viên xây dựng một câu hỏi đặt biệt quan trọng ở đây. Mô hình câu hỏi mở có thể được dùng để tạo thuận lợi cho hoạt động thảo luận và tư duy, nhưng về cơ bản, các loại câu hỏi sẽ hướng dẫn các hoạt động học tập.

Khi học sinh phân tích môt câu chuyện hay một vấn đề, giáo viên nên cố thuyết phục chúng xem xét những điểm khác nhau, giải thích điều mà chúng đang thấy và so sánh hai điều giống hay khác nhau.

Trong các hoạt động nào mà học sinh đang tổng hợp thông tin, như trong việc đọc sách hay hoạt động khoa học, giáo viên nên yêu cầu chúng tạo ra hay nghĩ ra những ý tưởng mới, hay so sánh và đối lập những gì chúng đang thấy. Các câu hỏi “Nếu thế thì sao”, như “Nếu em là nhân vật trong câu chuyện thì sẽ thế nào?”, giúp học sinh thực hiện việc tổng hợp các vấn đề.

Khi đánh giá, giáo viên nên xét đoán hay quyết định xem điều gì đó là phải hay trái, đúng hay không đúng. Ước lượng, chọn lọc và giải thích đều là những phương cách hay để giúp học sinh đưa ra các phán đoán dựa trên một tập hợp các tiêu chí được quy định trước nào đó.

Bất cứ hoạt động nào có liên quan đến các kĩ năng tư duy phản biện này nên dựa trên sự vui thích và bản tính tò mò tự nhiên của trẻ. Các trò chơi và các hoạt động viết liên quan tới việc đặt câu hỏi là những kĩ thuật giúp trẻ em trở nên chú tâm hơn.


Nguồn: http://www.ehow.com/way_5827554_critical-thinking-skills-first-grade.html

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Alfred Lê - 17:06 15/05/2017
Cảm ơn quý vị nhiều
.
Diễm Phúc - 23:13 16/01/2018
Cảm ơn bài dịch rất hay ạ :)
Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt