THOMAS AQUINO (1225-1274) | Lm. Jos. TRẦN NGỌC CHÂU dịch || Về hiệu quả của tình yêu, chúng ta tìm hiểu: 1. Sự phối hợp có phải là hiệu quả của tình yêu không? 2. Sự ở trong nhau? 3. Sự xuất thần? 4. Sự ganh?
THOMAS AQUINO (1225-1274) | Lm. Jos. TRẦN NGỌC CHÂU dịch || Chúng ta nói sự tốt là nguyên nhân của tình yêu theo thể cách của đối tượng. Mà sự tốt là đối tượng của thị dục theo mức độ nó được biết. Do đó, tình yêu đòi phải có sự biết nào đó về sự tốt mà người ta yêu mến
KARL MARX (1818-1883) || Dưới con mắt của sự yên tĩnh của nhận thức, tình yêu là tình dục trừu tượng. Dưới con mắt của sự trừu tượng, tình yêu là "Cô gái từ nơi khác đến", không có hộ chiếu biện chứng nên bị cảnh sát có tính phê phán trục xuất.
VLADIMIR SOLOVIEV (1853-1900) | PHẠM VĨNH CƯ dịch || Cơ sở và kiểu mẫu của tình yêu chân chính ấy vẫn là và mãi mãi sẽ là tình yêu nam nữ hay là tình vợ chồng. Nhưng, như ta đã thấy, không thể thực hiện tình yêu ấy mà không cải tạo tương ứng toàn bộ môi trường bên ngoài, tức là sự tích hợp đời sống cá thể tất yếu đòi hỏi cũng sự tích hợp như thế trong các lĩnh vực đời sống xã hội và hoàn vũ.
VLADIMIR SOLOVIEV (1853-1900) | PHẠM VĨNH CƯ dịch || Tính bất hoàn hảo, tính phôi thai của những cách vĩnh cửu hóa như thế ứng với tính bất hoàn hảo của bản thân cá thể con người và của xã hội.
VLADIMIR SOLOVIEV (1853-1900) | PHẠM VĨNH CƯ dịch || Cảm giác trực tiếp và vô thức khai mở cho ta ý nghĩa của tình yêu như là một biểu hiện cao nhất của sự sống cá thể đã tìm thấy trong thể kết liên với một sinh linh khác cái bản chất vô tận vô biên của chính mình.
VLADIMIR SOLOVIEV (1853-1900) | PHẠM VĨNH CƯ dịch. | Cơ đồ của tình yêu chân chính trước hết đặt trên cơ sở niềm tin. ý nghĩa căn bản của tình yêu, như trên đã cho thấy, là sự thừa nhận giá trị tuyệt đối ở một sinh linh khác.
Tình yêu tinh thần chân chính không phải là sự bắt chước yếu ớt và sự báo trước cái chết, mà là sự chiến thắng cái chết, không phải là sự tách biệt cái bất tử khỏi cái hữu tử, cái vĩnh cửu khỏi cái nhất thời, mà là sự cải hóa cái hữu tử thành bất tử,
"Dionysos và Hades là một" - nhà tư tưởng sâu sắc bậc nhất của thế giới cổ đại đã nói. Dionysos, vị thần tươi trẻ, đương thì của sự sống vật chất trong cường độ cao nhất của những sức mạnh sôi sục của nó, vị thần của thiên nhiên hưng phấn và đươm hoa kết trái - đồng nhất với Hades, chúa tể nhợt nhạt của vương quốc tối tăm và câm lặng của những vong hồn.
Trong tình yêu thường tất yếu có sự lý tưởng hóa đặc biệt đối tượng mến yêu, nó hiện ra trước người yêu nó trong một ánh sáng hoàn toàn khác cái ánh sáng mà trong đó những người ngoài nhìn thấy nó.
Cái chân lý như một sức sống chiếm lĩnh sinh linh nội tại của con người và thực sự dẫn đưa nó ra khỏi trạng thái tự khẳng định sai trái, gọi là tình yêu. Tình yêu như một sự giải thể thực sự chủ nghĩa vị kỉ, là sự biện chính và cứu vớt thực sự tính cá thể.
Trong thông sử, cũng như trong thánh sử, tình yêu hữu tính (theo đúng nghĩa của nó) không đóng một vai trò nào cả và không tác động trực tiếp đến tiến trình lịch sử: ý nghĩa chính diện của nó phải bắt rễ trong cuộc sống cá nhân
TRẦN VĂN TOÀN | Trong nhân sinh có hai cái giới hạn căn bản mà con người ý thức được: một là cái chết, hai là tình yêu. Cái chết thì ai cũng biết nó là giới hạn của đời sống cá nhân ta. Còn tình yêu thì nó cho ta thấy rằng chính trong lúc sống thì mình...