Thuật ngữ chuyên biệt

“Hiện hữu đi trước bản chất”

Thuật ngữ Jean-Paul Sartre:

 

“Hiện hữu đi trước bản chất”

(“Existence precedes essence”)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

                                       

GARY COX

ĐINH HỒNG PHÚC dịch

 

“Hiện hữu đi trước bản chất” (“Existence precedes essence”). – Châm ngôn thường được dùng để nói tóm gọn nguyên tắc cốt lõi của thuyết hiện sinh của Sartre. Hiện hữu (thế giới, tồn-tại-tự-mình) về mặt logic là có trước bản chất (tồn-tại-cho-mình, ý thức, ý niệm, ý nghĩa). Sartre cho rằng hiện hữu là cái nền tảng, và rằng bản chất, xét về mặt logic, là có sau hiện hữu và nảy sinh qua việc phủ định sự hiện hữu. Cho dù bản thân Sartre sử dụng các cụm từ “hiện hữu có trước bản chất” và “hiện hữu đi trước bản chất” trong Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản (1946), thuật ngữ “hiện hữu” và “bản chất” phần nào vẫn bị hiểu nhầm trong ngữ cảnh triết học của ông. Thuật ngữ “hiện hữu” không kể đến sự phân biệt quan trọng của Sartre giữa tồn-tại-tự-mình hay tồn tại không phân biệt và các hiện tượng hay tồn tại được phân biệt, bao giờ nó cũng có thể được quy chiếu đến cái này hoặc cái kia trong số các loại tồn tại ấy. Tồn-tại-tự-mình tồn tại, trong khi đó các hiện tượng được đặt trên cơ sở hư vô. Nghĩa là, các hiện tượng xuất hiện ra cho tồn-tại-cho-mình, đấy [tồn-tại-cho-mình] là sự phủ định tồn tại, khi nó phủ định tồn tại (xem phủ định kép). Còn thuật ngữ “bản chất”, Sartre thường tránh dùng vì những hàm ý siêu hình học của nó. Nó hàm ý rằng bất cứ cái gì cũng là chung cho chuỗi các sự vật cá biệt đang hiện hữu độc lập với nhau theo nghĩa siêu hình học trừu tượng và hình thức. Sartre phủ nhận các bản chất trừu tượng và về cơ bản là chống lại các triết gia duy tâm như Plato rằng “không có gì ở bên trên chuỗi” các sự vật cá biệt. Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản ban đầu là một bài thuyết trình tại một sự kiện văn học bình dân và khi Sartre sử dụng cụm từ “hiện hữu đi trước bản chất”, ông chỉ muốn chuyển tải ý nghĩa rằng một người nào đó, khác với một vật thụ tạo được tạo ra căn cứ theo một bản thiết kế nào đó, trước hết phải hiện hữu đã và sau đó mới xác định chính mình, “bản chất” của mình. Vì để cho người ta hiểu được thuyết hiện sinh của ông, ông sẵn lòng dùng những thuật ngữ có ấn tượng dễ hiểu ngay cho dù triết học của ông có phần nào bị xuyên tạc trong lúc ông làm như thế. Rõ ràng ông đã nghĩ rằng đây là cái giá phải trả và không thể phủ nhận rằng việc giải thích và bàn luận châm ngôn nổi tiếng này của Sartre là cách tốt nhất để dẫn mọi người vào triết học của ông và gợi hứng cho họ tìm tòi kĩ hơn. Xem thêm hữu thể họcthuyết duy tâm.

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt