Hiện tượng học

Phong trào hiện tượng với xã hội học


PHONG TRÀO HIỆN TƯỢNG VỚI XÃ HỘI HỌC

LÊ TÔN NGHIÊM

 

I. HIỆN-TƯỢNG LUẬN NHƯ MỘT PHONG-TRÀO

HIỆN TƯỢNG LUẬN là một phong trào theo nghĩa khắt khe và chuyên môn hơn phong-trào theo Tâm phân học.

Một cách vắn tắt, cách thức tư tưởng của Hiện-tượng luận đòi hỏi một kỹ-thuật hầu như hoàn toàn lý-thuyết, chứ không có tính thực-tiễn như Tâm-phân-học.

Kỹ-thuật tư-tưởng mới mẻ này đã được khai sinh với một triết-gia người Đức: Ông Edmund Husserl.

Sinh năm 1859 tại Prosznitz (Moravie — nước Áo hiện thời), thuộc gia đình Do-thái. Thoạt tiên ông theo học Khoa-học và Toán-học tại Vienne và đậu Tiến-sĩ với luận án: « Đóng góp vào lý thuyết về lối tính những biến thiên » (Contribution à la théorie du calcul des variations) nắm 1883.

Sau một thời gian ngắn làm Phụ-khảo cho nhà Toán học trứ danh Karl Theodor Weierstrass, tại Halle, Husserl trở về Vienne. Ở đây, ông theo học triết-lý với Franz von Brentano từ 1881 đến 1886 và từ đó ông quyết định hiến thân nghiên cứu triết-lý.

Từ năm 1887 đến 1901, ông giảng dạy triết-lý tại Halle, rồi tại Goltingen (1901-1916), sau cùng tại Freiburg (1916-1919). Ở đây ông đã sống mảnh đời còn lại với những năm cuối bị chi phối bởi áp lực xã-hội và chính-trị của Đức Quốc Xã chỉ vi dòng giống Do-thái của ông.

Với Husserl, triết-lý đáng ra không phải bổn phận của ông vì nó có tính cách quá khắt khe, nghiêm xác đối với ông. Mỗi khi nói đến triết-lý, ông thường tỏ thái độ như những người nói về sứ mệnh thiêng liêng, cao cả của họ như: nếu tôi vật vờ với sứ mệnh đó thì tôi không thành thực với chính mình hay nếu tôi tin tưởng ở triết-lý thì tôi cũng sẽ hết tin tưởng đối với chính mình.

Vì đối với ông, triết-lý là một khoa học đệ nhất, nền tảng cho mọi khoa-học. Tuy có thay đổi nhiều lần trong quan niệm về triết-học có tính cách khoa-học, nhưng không bao giờ Husserl đã thay đổi trong quan niệm sau đây: chỉ có những chân lý bất khả nghvà khách-quan thiết định thành hệ thống mới là một « khoa-học ».

Nhưng chân lý ông tìm kiếm không phải những vấn-đề này hay vấn-đề kia, mà là những chân lý có thể là « căn-bản » bất kháng cho tất cả mọi kiến thức khác của con người.

Với sự hăng say kiên trì, ông đã nghiên cứu suốt một quãng đời dài và đã cho xuất bản 8 quyển vừa sách vừa thiên báo và viết 45.000 trang bằng tốc-ký, trong đó một số đã hoàn tất.

Luôn luôn ông chỉ tìm kiếm một căn-bản bất kháng cho tri thức loài người. Căn bản ấy được ông gọi là « Điểm quy chiếu của Archimède ».

Nhiều lần ông phải khước từ những quan điểm cũ và « bắt đầu lại » vì với ông, một khởi điểm phải được lựa chọn cho đúng đắn. Với một niềm kiêu hãnh nhưng cũng đầy vẻ buồn râu, đôi khi ông than phiền rằng: « tôi chỉ là một kẻ khởi sự lại luôn mãi » (je suis un perpétuel commençant).

Những sáng tác của ông cả những gì đã xuất bản và cả những gì chưa xuất bản đều được coi là những tác-phẩm viết rất công phu. Nhưng đó không phải là những yếu tố cấu thành « Hệ-thống » của Husserl và đó cũng không phải những chân lý hiện tượng luận bất di dịch hay sự mô tả minh bạch và bất khả chuyển đảo của phương-pháp hiện-tượng-luận.

Nhưng ở đây những yêu sách về tính-cách khoa-học của triết lý đã được đề cao thành những mệnh-lệnh cho các triết gia, như sau: 

Triết-gia phải tìm kiếm sự minh-bạch hoàn bị hay sự chính xác tất kháng, ít nhất là cho những khởi điểm nghiên-cứu của họ.

Triết-gia phải đi tới « tận căn » (radical) nghĩa là phải « triệt để » khai trừ những gì không minh bạch: nói khác triết-gia không được chấp nhận một cái gì như định lý hiển nhiên.

Ít ra một cách lý-tưởng triết-lý không thể căn cứ trên những thành kiến lập sẵn (sans présupposés (métaphysiques) par exemple) không chấp nhận một khẳng định nào mà không cân nhắc cẩn thận, cũng không chấp nhận một quan niệm nào mà không kiểm thảo lại.

A. TOÁN HỌC VỚI TÂM LÝ HỌC

Những mệnh lệnh hay yêu sách ấy đã được Husserl áp-dụng ngay trong những nghiên cứu triết-học đầu tiên của ông:

Ông đã không bằng lòng với những lý thuyết toán-học nào không có sự minh bạch hoàn bị về ý nghĩa của những khái-niệm toán-học căn bản. Được Brentano khích lệ, Hussorl đã hướng về vấn đề nghiên-cứu ra một triết lý cho Toán-học và năm 1891 ông đã cho xuất-bản quyển sách đầu tiên: « Triết-lý Toán-học » (Philosophie der Arithmetik).

Trong quyển này, Husserl nhằm trình bày: một số ý-niệm luận-lý­ và toán-học cơ bản đều được xây dựng trên nền tảng hay ít ra có liên hệ với tác động tâm-. Ví dụ ý-niệm con số đáng ra phải là một đơn vị toán-học thuần- như một thực thể biệt lập, nhưng theo Husserl, ý niệm ấy không thuần-lý mà lại được xây dựng hay liên hệ với một tác động tâm lý tức là việc đếm những con số (l'acte de compter = the activity of counting) của một chủ thể.

Tất cả chủ đề của quyển sách đầu tiên này nhằm khai triển ý-niệm con số qua những phân tích tâm-lý-học. Nói khác, ở đây Husserl muốn chứng minh rằng: những thực tại toán-học hay luận-lý thường được coi là những chân lý tự nội, thuần lý không lệ thuộc ý-thức của chủ tri tâm-lý nhưng kỳ thực, chúng lại thiết yếu có tính cách tâm- nghĩa là do ý thức tâm-lý « cấu thành ». Ông viết: tâm--học hiện đại cũng chú ý nghiên-cửu « đặc tính của những phương pháp toán-học và đặc tính luận- của những khái-niệm và những nguyên-tắc nền tảng của chúng» (le caractere des méthodes mathématiques et le caractère logique de leurs concepts et de leurs principes fondamentaux). (Sur le concept de Nombre, trg 4) (W.Biemel: Les plases décisives dans le développement de la philosophie de Husserl-trong Hội nghị Hiện-tượng-luận Royaumont về Husserl, trg 35). (Sẽ viết tắt là Phases).

Những đặc tính luận-lý của các khái-niệm và nguyên tắc toán-học xưa nay thường chỉ là đề tài nghiên-cứu cho khoa Luận-lý thuần-túy, thì nay Husserl bình như lại muốn nghiên-cứu chúng trong liên quan với tác động tâm- của một chủ tri; hơn nữa, theo Husserl, hình như chính những ý-niệm toán-học xưa thường được coi là thuần-lý không liên hệ vào sự thăng trầm của tâm lý trạng cá nhân thì nay lại phát nguyên từ tâm-lý-trạng « những ý-niệm về không gian, thời gian, con số, liên tục đều phát nguyên từ tâm-lý-trạng » (L'origine psychologique des représentations de l'espace, du temps, du nombre, du continu). (Phases, nt.)

Để giải-thích điều ấy, Husserl khi ở sự từ ý niệm con số của Euclide được định nghĩa như « nhiều đơn vị hợp lại» (multiplicité d'unités).

Nhưng Husserl chứng minh ngay rằng: định nghĩa trên sẽ vô nghĩa nếu chính ý niệm về « nhiều đơn vị hợp lại » không được phân tích và khai triển để tìm ra nguồn gốc tâm-lý của nó.

Vậy không phải nhìn từng đơn vị một như đây là một cây bút chì (1), rồi một cây bút chì thứ hai (2), rồi cây bút chì thứ ba (3) v.v... mà ta có được « ý niệm » những cây bút chì « hợp lại ».

Nhưng ý niệm « số nhiều » những cây bút chì hay nhiều sự vật khác chỉ có thể có được là nhờ ở một tác động của ý-thức trí khôn tâm- của ta « nối liền » nhiều đơn vị đơn độc lại với nhau thành một tổng số nào đó, (le concept de multiplicité n'est aperçu que dans l'opération par laquelle des éléments singuliers sont liés de façon à constituer un tout). (Phases trg. 36).

Chỉ có tác động « nối liền » hay « liên kết » này mới là yếu tố quyết-định tức là nguồn suối cho mọi ý niệm « số nhiều ».

Nhưng sự liên kết này không thể xuất hiện ra với ta qua việc ta trực tiếp nhìn từng con số tức từng đơn vị một, trái lại nó chỉ xuất-hiện trong việc nhận mặt lại mỗi đơn vị trong sự đồng tính của chúng với nhau và qua sự đồng tính ấy ý-thức tâm lý của ta mới liên kết nhiều đơn vị giống nhau ấy để « cấu thành » chúng vào một toàn khốimột tổng số gọi là số nhiều.

Nói tóm, ở giai-đoạn đầu này, Husserl chỉ muốn chứng minh rằng: những ý-niệm toán-học luận lý xem ra là những thực tại biệt lập không liên hệ gì với ý-thức tâm-lý, do đó người ta thường coi chúng là những thực tại thuần-lý thì kỳ thực, khi tìm về chỗ phát xuất của chúng, ta lại thấy chúng phát nguyên từ sự suy tư và cấu thành của một ý-thức tâm lý.

Nói khác, ví dụ trong toán-học, ý niệm con số chi có thể có do sự suy diễn và cấu thành của việc đếm những đơn vị (The concept of mumber was to be elucidated by talking about the activity of counting). (Richard Smith). (The Encyclopoedia of Philosophy, chữ Husserl).

Đến đây một thắc mắc được nêu ra: như thế có phải Husserl chủ trương rằng: kỳ cùng, Toán học và Luận lý tuy vẫn được coi là những khoa học thuần lýtuyệt đối nhưng thực sự chúng đã phát nguyên từ một nguồn gốc tương đốithăng trầm như ý thức tâm lý thường nghiệm không?

Nói khác, theo ngôn ngữ chuyên môn của triết học, có phải Husserl muốn giản lược Toán học và Luận lý vào Duy Tâm Lý Học (Psychologisme) không?

B. PHẢN CÔNG LẠI DUY-TÂM-LÝ

Khi duyệt xét giá trị của quyển « Philosophie der Arithmetik » vừa nói, ông Gottlob Frege – một nhà Toán học trứ danh thời ấy – đã chủ trương ngược lại Husserl và cho rằng: những ý niệm toán học và luận lý là những ý niệm biệt lập, thuần lý tự nội, còn những sinh hoạt và tác động tâm lý lại là những sự kiện khác. Hai bên không dính dấp gì với nhau như Husserl vừa trình bày.

Do đó, theo Frege, chiếu theo lập luận về nguồn suối tâm lý chỗ phát sinh ra những ý niệm con số hay luận lý như Husserl đã làm thì rõ rệt Husserl đã giản lược Toán học và Luận lý học tức những môn học thuần lý vào sự tương đối, thăng trầm, khi thế này, khi thế khác của chủ trương Duy tâm lý thưng nghiệmtương đối.

Từ đó, đến thái độ hoài nghi (scepticisme) tất cả, kề cả những khoa học thuần lý tuyệt đối như Toán học và Luận lý học, chỉ còn một bước.

Husserl rất bối rối trước những thắc mắc của Frege và hứa sẽ cho xuất bản tập 2 quyển « Triết lý Toán học », nhưng tập 2 này không bao giờ chào đời.

Thay thế tập ấy, Husserl đã cho xuất bản bộ sách trứ danh gồm 2 quyển nhan đề « Logische Unlersuchungen » (1900 – 1901). (Những nghiên cứu luận lý).

* Tập 1 trình bày một lập luận phê bình gắt gao lại chủ đề nòng cốt đã phân tích trong quyển « Triết lý Toán học » theo đó, toán học và luận lý đã bị giản lược vào Tâm lý học.

Do đó, theo Frege, Husserl đã bị đe dọa bởi khuynh hướng « Duy-tâm-lý ». Theo W. Biemel, ở đây, Husserl đang tìm cách thoát ly nguy cơ đó, tuy nhiên ông lại trình bày một cách sáng sủa hơn những gì còn có lý trong Duy tâm lý (Eviler ce danger, prendre ses distances à l'égard de lui-même pour autant qu'il avait succombé lui aussi au psychologisme, telle va être de façon logique la prochaine démarche de sa philosophie. Mais en même temps il maintiendra de façon plus explicite ce que le psycho logisme présente en lui de justifié). (Phases trg. 40-41).

Dầu sao, mặt trận phản công đối với Duy tâm lý trong phần I quyển « Những nghiên-cứu luận lý » chiếm phần lớn.

Theo phân tích của phần này, luận lý và toán học lại được coi là những khoa học thuần- không thể bị lệ thuộc ý-thức tâm-.

Sau đây là mấy nguyên tắc nòng cốt được Husserl viện dẫn đề chống đối Duy tâm lý:

1.– Tâm-lý-học chỉ nghiên-cứu những sự kiện lẻ tẻ tản mát; do đó những lập luận của nó đều có tính cách thường nghiệm ví dụ khi thấy học vui thì bảo rằng: thời giờ sao mau quá? trái lại khi thấy học buồn thì than: thời giờ sao lâu quá?

Do đó, với ý-thức tâm-lý, mỗi lúc mỗi khác, thời gian có dài, có ngắn, cả co, có giãn. Những lập luận theo từng lúc như thế là lập luận chỉ đúng cho mỗi lúc, mỗi hoàn cảnh, do đó không có lúc nào hay hoàn cảnh nào giống nhau.

Như thế không bao giờ những lập luận của Tâm-lý học có thể thành những ý niệm tồng-quátchung cho nhiều trường-hợp và nhiều hoàn cảnh khác nhau. Do đó chúng không bao giờ trở thành những định luật khoa học, vì thiết yếu những định luật khoa-học đòi hỏi một sự thường hằng giữa những sự việc xẩy ra.

Ví dụ về ý niệm thời gian, nếu theo sự thăng trầm của ý thức thường nghiệm thì thời gian có dài có ngắn nên chỉ có thời gian của mỗi lúc, của riêng mỗi người trái lại thời gian của luận-lý, của khoa-học, phải có tính cách đồng đều nhau, từ giây phút này sang giây phút khác, mỗi khoảnh khắc đều giống hệt nhau, xa cách đều nhau giống hệt những chấm đen trên một đường thẳng, điểm nào cũng giống như điểm nào và xa cách đều nhau. Có thế mới áp dụng cho mọi nơi và mọi thời được.

Đó là ví dụ cho những định-luật khoa-họcnhững quy luật luận-lý vì thiết yếu chúng phải có tính cách tổng quátthường hằng, đề có thể làm thước đo, làm mẫu mực chung cho mọi kiến-thức.

Như thế, những lập luận của tâm-lý không thể đồng nghĩa và giá trị khoa học như những định luật luận lý và toán học được, nhất là chúng không thể là nguồn suối phát sinh những chân lý luận lý được.

2.– Những lập luận của tâm-lý là những lập luận thường nghiệm, mà những lập luận của Duy nghiệm thường chỉ có tính cách cái nhiên (probable) và sự hiển nhiên của chúng có thể sai thù một khi có thể chứng minh cách khác.

Trái lại những lập luận của luận lý là những chân lý tất yếu ví dụ nguyên tắc luận lý theo cách thái gọi là modus ponens như: Giả thiết rằng nếu p, rồi q là đúng thì « p » cũng đúng, « q » cũng đúng. Đó là một mệnh đề và lập luận « thành » (valide) chứ không có tính cách « có lẽ đúng » (cái nhiên) như trong lập luận thường nghiệm của tâm-lý.

3.– Mật thiết liên hệ với điểm 1 và 2 ở trên, nguyên tắc thứ 3 nói rằng: những lập luận của Duy nghiệm đều căn cứ trên luật quy nạp (induction) tức là phải gồm nhiều trường hợp cá biệt lại mới có được định luật,

Trái lại những định luật luận-lý là có tính cách diễn dịch (déduction) ví dụ toàn phần lớn hơn bán phần v.v…

Nói tóm, theo Lyotard trong giải thích sự phản công của Husserl đối với Duy-tâm-lý có tính cách Duy nghiệm thì Duy tâm lý thiết yếu căn cứ trên Duy-nghiệm (empirisme) và Duy nghiệm kỳ cùng số dẫn đến Hoài-nghitoàn diện (scepticisme).

« Một thái độ Hoài-nghi toàn diện như vậy tất nhiên căn cứ trên Duy-nghiệm nhưng như vậy là nó từ mâu thuẫn với chính mình. Quả vậy, định đề nền tảng của mọi Duy nghiệm là khẳng định rằng: kinh-nghiệm thường nghiệm của giác-quan là nguồn suối duy nhất cho chân lý đối với tất cả mọi tri-thức. Nhưng theo Husserl một khẳng định như vậy còn phải được duyệt xét lại bằng kinh nghiệm thực nghiệm.

Mà thực nghiệm chỉ luôn luôn cống hiến duy những dữ kiện ngẫu nhiên và đơn chiếc thì không thể cống hiến cho khoa học một nguyên-tắc có tính cách phổ biến và tất yếu như một khẳng định trên.

Do đó, Duy nghiệm thoạt khi tự xưng là một chủ thuyết qua khẳng định trên là mâu thuẫn với chính mình.

Đằng khác, ta không thể lẫn lộn dòng lưu ly của ý thức gồm những trạng thái chủ quan cảm nghiệm do nhà toán học khi đang lập luận với chính lập luận toán học là những gì có thể định nghĩa được một cách tự nội biệt lập với dòng ý-thức » (J.F. Lyotard: La Phénomenologie, trg 13).

Nói tóm, thái độ chống đối Duy tâm lý để khai triển ra môn Toán học và Luận lý như những môn học thuần lý tự nội là một thái độ rõ rệt.

Nhưng từ Toán học, sự chuyển hướng sang Luận lý học hình như tiến trình tư tưởng của Husserl đã « nhảy cẫng» một bước nghĩa là không có sự liên tục. Nên tư tưởng chuyển hướng ấy hình như vô căn cứ.

Theo Biemel « sự chú trọng đối với luận lý hay sự chuyển hướng (từ tâm lý học) sang luận lý học không phải vô căn cứ mà là kết quả của một tiến trình nhất trí, liên tục.

Số học kỳ cùng là một môn học về ký hiệu (science des signes). Nếu thế từ chỗ định nghĩa số học như môn học về ký hiệu, Husserl dễ dàng chuyển sang luận lý học vì kỳ cùng luận lý học cũng là một môn học về những ký hiệu của tư tưởng.

Có thế, luận lý mới có tính cách thuần-lý tức là biệt lập với dòng ý thức tâm lý và xứng danh là lý thuyết cho khoa học (la logique comme théorie de la science).

C. CÁI SỐNG THỰC

Tuy đã xa với Duy tâm lý, nhưng ngay trong khi muốn phân tích và thiết định những thực tại luận lý thuần lý, hình như luôn luôn Husserl vẫn bị lôi cuốn bởi viễn tượng tâm-lý.

Trong quyển « luận lý mô thức và tiên nghiệm » (Formale und transzendentale Logik) sau này cũng như ở đây, Husserl giảng nghĩa rằng: luận lý học đặt thành vấn đề những khái niệm nền tảng trong lĩnh vực luận lý như thế nào và còn tìm cách khai triển ra nguồn gốc và ý nghĩa của những khái niệm nền tảng ấy nữa.

Nói khác, đây là một khai trin hiện lượng luận về cái sống thực của luận lý (une phónoménologie du véca logique), như Husserl viết: « Hiện tượng luận về những cái sống thực của luận lý có mục đích cống hiến ta một sự am hiểu bằng mô tả những cái sống thực tâm lý đó » (La phénoménologie des vécus logiques a pour but de nous procurer une compréhension descriptive de ces vécus psychiques) (L.U.II, trg 6).

Như thế, một cách rất hợp lý với ý tưởng về « cấu thành » bằng suy diễn ra « liên kết » trong quyển « Triết-lý Toán học », ở đây Husserl cũng định nghĩa công việc nghiên cứu hiện tượng luận như một chiều hướng tư tưởng được thiết định do sự « suy diễn » nghĩa là một khuynh hướng đối lập khuynh hướng Duy nhiên (naturalisme) vì khuynh hướng này chỉ nhắm tới chính những đối tượng tức chính những sự vật biệt lập với ý-thức, trái lại khuynh hướng hiện tượng luận nhằm khai triển, mô tả những tác động nhờ đó những sự vật được cống hiến cho ý thức (car il ne s'agit point de viser les objets mais les actes par lesquels ils sont donnés) (Lyotard: Phéno., trg 9) (Sau này, trong một sơ luận khác nhan đề: « Philosophie als strenge Wissenschaft » (1910) (Triết-lý như một khoa-học chính xác), Husserl đã gọi cả triết-học bằng quan niệm mới đó. Và ông cũng phản đối hai chủ trương đối nghịch khuynh hướng hiện tượng luận là Duy nhiên (naturalsme) và Duy sử (historicisme):

– Duy nhiên chủ trương: những lập luận của những khoa-học hiện hữu là những tiền đề trong lý luận của triết lý.

– Và Duy sử chủ trương: những chân lý của triết lý không có tính cách những chân lý thường hằng mà chỉ là những chân lý tương đi, có liên hệ với những thời kỳ lịch-sử khác nhau.

Đây là chủ trương của Dilthey và những người kế tiếp ông.

Với quan niệm mới áp dụng không những cho « những cái sống thực trong những chân lý luận lý », mà còn cho cả « triết-học nói chung », Ilusserl đã chuyển hướng quan niệm triết-lý xét như thành phần của khoa-học thực nghiệm của khuynh hướng Duy nhiên sang quan niệm triết-lý xét như một khoa-học tiên nghiệm, độc-lập.

Husserl gọi tất cả khuynh hướng mới này là « Hiện tượng luận » (Phenomenologie) nhưng chưa có một ý niệm chính xác, nên trong ấn bản một quyển « Những nghiên cứu luận lý », ông vẫn còn gọi « Hiện tượng luận » là « Tâm lý học mô tả » (Psychologie descriptive) mặc dầu ông đang phản công với Duy làm lý.

Đó chính là điều ông gọi là « việc mô tả » hay « sự am tường bằng mô tả những sống động thuộc tâm lý » tương tự như việc mô tả lại nguồn gốc tâm lý của những chân lý luận lý và toán học trong « Triết lý Toán học ».

Nhưng một điều khác biệt cần được chú ý là trong « Triết lý Toán học », sự mô tả tác động « suy diễn », « cấu thành » ra những liên hệ là một sự mô tả trực tiếp liên hệ đến tâm lý học nội quantương đốithường nghiệm. Do đó, khuynh hướng thiên về Duy tâm lý rất dễ dàng.

D. GIẢN LƯỢC THỂ TÍNH

Trái lại, trong quyển « Những nghiên cứu luận lý » ở đây tuy sự mô tả vẫn còn có thề so sánh với nội quan trong tâm lý học, nhưng đây không còn phải một mô tả trực tiếp (những hoạt động tâm lý như phương pháp nội quan) nữa mà là và phải là một sự mô tả có tính cách trừu tượng hóa, ý tưởng hóa, tức một sự mô tả trong đó phải làm sáng tỏ lên « thể tính » (eidos— essence). (La recherche phénoménologique se distingue de la psychologie «en ce qu'elle ne doit pas se réduire à une description immédiate, qu'elle doit être une description abstravante, idéante, une description où il s'agit de mettre en lumière l'essence, l'eidos) (Biemel: Phases trg 43).

Husserl thường gọi đây là « khoa học về thể tính » (La science edétiqne) hay « Giản lược thể tính » (La réduction eidétique) hay « sự chiêm ngưỡng những thể tính » (La vision des essences = Wesenschau).

Vậy theo Husserl, thể tính là gì?

Lyotard đã tóm tắt quan niệm ấy trong một định nghĩa rút ngắn như sau:

« Thể tính hay eidos của một đối tượng được cấu thành do cái bất biến t tức là cái gì luôn luôn đồng tính qua bao nhiêu biến thiên. » (L’essence on cidos de lobjet est constitué par l'invariant qui demeure identique à travers les variations) (sd, trg 14).

« Bất biến thiên tố » (L’invariant) là ý tưởng mượn trong hình học từ kỹ thuật gọi là « biến thiên bằng tưởng tượng một cách tự do » (variation imaginaire libre = free imaginative variation of examples).

Trong hình học, kỹ thuật biến thiên bằng tưởng lượng một cách tự do là tìm cách loại bỏ những đặc tính phụ thuộc, đặc thù, của những đồ hình đề chỉ giữ lại những đặc tính lý tưởng, thuần lý của những đồ hình, vì qua bao nhiều lần biến thiên (tức lừa lọc) những đặc tính còn lại chính là « những bất biến thiên tố »; chỉ có chúng mới đáng gọi là « những thể tính hiện tượng luận đối với nhà hình học và mới đảng gọi là những chân lý chính xác ».

Những thể tính ấy thường được ghi lại thành mấy loại như sau: 

Những thể tính chất liệu hay những tiên thiên chất liệu (des eidétiques ou des a priori matériels) ví dụ thể tính của màu sắc của thanh âm.

- Hay những tương quan thuần lý giữa những thể tính chất liệu khác nhau ấy ví dụ tương quan thuần lý giữa màu sắc và trương độ.

Những thể tính tổng quát như thể tính của tri giác, của khái niệm, của con số, của chân lý.

- Hay những qui luật thiết định những tương quan của chúng với nhau ví dụ những quy luật về cách thức lý luậnv.v...

Nói tóm, ở đây Husserl đang tìm cách khai triển ra thế giới những thể tính cũng gọi là thế giới của những đối tượng lý tưởng (l’univers des objets idéaux) ví dụ thế giới những con số, những tổng quát tính luận lý ...

Và giá trị của thế giới này không được lệ thuộc những quá trình sinh hoạt tâm lý. 

Có thể Husserl mới hy vọng xây dựng được một khoa học luận lý thuần lý và do đó thoát ly ám ảnh của Duy tâm lý.

Nhưng đồng thời ông vẫn không sao loại bỏ được sự liên hệ tâm lý trong những chân-lý luận-lý, nên đồng thời ông vẫn phải giải quyết khó khăn sau đây:

« Làm thế nào những thể tính kia có thể liên-hệ và liên-hệ như thế nào với chủ tri của chúng? ».

Đó cũng là vấn-đề tương-quan giữa chủ-tri và khách tri (relation sujet-objet) trong tri-thức-luận cũ, mà ở đây lại phải gọi là sự hỗ tương giữa chủ-tri và khách-tri (la corrélation entre sujet et objet).

Nói khác, theo chính ngôn ngữ của Husserl, đây là « một hỗ tương đặc biệt giữa những đối tượng lý tưởng thuộc lãnh vực thuần túy luận lý và một cái sống thực thuộc tâm-lý của chủ tri xét như một tác động cấu thành. Ví dụ một chủ thể tâm-lý là Tôi chẳng hạn, một con người suy tư, tôi thực hiện trong sinh hoạt sống thực tâm lý củatôi một số những tác-động tâm lý (dĩ nhiên đây không phải bất cứ hoạt động nào, mà là những hoạt động trong một länh vực nhất-định rõ-rệt (mais des activités d' cup ordre parfaitement déterminé) » (F I 36, Bl cf.) (Biemel: Phases trg 44-45).

Theo bản văn nhất là câu « Những hoạt động trong một lãnh vực nhất định rõ-rệt », Husserl muốn xác-định một lập trường phản công đối với Duy tâm lý và minh định một lập trường khác hình như cũng liên hệ với tâm lý nhưng theo một nghĩa của hiện tượng luận của triết học tiên nghiệm, nghĩa là theo quan điểm Duy-tâm-lý thì những sinh-hoạt tâm-lý được hiểu là mọi dữ kiện tâm lý đơn chiếc, lẻ tẻ tính cách trực khởi của chúng (chaque donné singulier dans son immédiateté). Trái lại theo quan điểm hình như tâm-lý nhưng lại đầy hiện tượng luận-tính ở đây thì những sinh hoạt sống thực (của ý thức tâm lý) lại thuộc một loại đặc biệt vì ở đây không như ở Duy-tâm lý, không phải chủ tri muốn « cấu thành » bất cứ ý nghĩa nào đối với đối tượng của nó cũng được (nếu thế triết học sẽ trở thành Tương đối thuyết toàn diện) trái lại đây chủ tri chỉ « cấu thành » được những gì hay những sinh hoạt hoàn toàn lệ-thuộc thể-tính của những đối-tượng lý-tưởng.

Nói khác, những tác động cấu thành tức những sống thực của chủ tri ý thức ở đây không thiết định mỗi dữ kiện đơn chiếc theo tính cách trực khởi của chúng mà chỉ thiết định những hỗ-tương thể-tính là những gì cấu thànhmột tư thế sống thực đối với một đối tượng lý tưởng.

Ví dụ trong các động tri-giác nói chung, nếu theo quan điểm Duy-tâm-lý Duy-nghiệm thì chủ tri chú ý tới từng sự vật đơn chiếc, lẻ tẻ, rồi gộp chúng lại thành một sau khi đã quan sát chúng giống nhau theo một số điểm nào đó, trái lại theo quan-điểm luận-lý hiện-tượng-luận hay triết-học tiên-nghiệm của Husserl ở đây, chủ tri hay sinh hoạt tâm lý sống thực của nó không tìm cách thiết-định những dữ-kiện đơn chiếc như vậy mà lại chỉ thiết định những hỗ-tương thể-tính là những gì cấu thành tri-giác nói chung.

E.- GIẢN-LƯỢC HIỆN TƯỢNG-LUẬN

Như thế, rõ-rệt Husserl muốn mô tả khả-năng hoạt-động « cấu-thành » sống thực của một chủ-tri tâm-lý.

- Nhưng mô tả này đòi hỏi một kỹ-thuật đặc biệt thường được Husserl gọi là Phương-pháp Giản-lược theo hiện-tượng-luận (Réduction phénoménologique) hay kỹ-thuật « đặt thế-giới trong ngoặc » (mettre le monde entre parenthèses = Bracketing existence).

Một cách cụ thể, Hiện-tượng-luận không chú ý và không nói gì đến sự hiện-hữu của sự vật ngoài thực tại, biệt-lập với ý-thức, mà chỉ chú ý và nói tới những gì xuất hiện ra với ý-thức trong sự liên hệ hỗ tương giữa ý-thức ý hướng và thể-tính của sự vật.

Do đó, ý-thức không còn được quan niệm như một nội tại tính suông sẻ hay như một cái gì bao chứa những nội dung, trái lại ý-thức bao giờ cũng hướng về những gì khác với nó.

Husserl gọi ý-thức là ý hướng tính (intentionalilé).

Tập II quyển Logische Untersuchungen gồm 6 sơ luận về những khái niệm quan trọng luận lý như « ý-nghĩa »(sens) và « phán quyết » (jugment).

Lần đầu tiên Husserl trình bày về « ý-hướng-tính » một cách tỉ mỉ. Theo Brentano, Husserl chủ trương: tất cả mọi tác-động của ý-thức đều có tính cách ý-hướng-tính nghĩa là luôn luôn ý thức liên hệ với đối tượng thể tínhcủa sự vật.

Như thế, một bên chủ-tri một bên đối-tượng, sau khi « thế giới bị đặt trong ngoặc » thì chủ-tri là ý-hướng-tính «khai mở ra » (ouverture vers) là « liên hệ với » (relation à); nói khác chủ tri ý thức tác động ban bố ý nghĩa cho đối-tượng thể tính (acte signifiant) đối tượng thể tính như một ý nghĩa (objet - signification) (relation entre un acte signifiant et objet signification).

Nói khác, chỉ khi ý thức là ý hướng tính thì mới có thể thực hiện « sự giản lược hiện tượng luận » mà không đánh mất cái nó giản lược, vì giản lược chỉ có nghĩa là biến đổi tất cả những nó giao tiếp với, trong thế giới ngoại tại, thành những thể tính xuất hiện thành hiện tượng đối với ý thức ý hướng.

Như thế, với Husserl, người ta có thể nói tới một thế giới ngoại tại không còn ngoại tại nữa mà là một thế giới tức cùng thế giới đó nhưng đã đi qua « Giản lược thể tính » nên đã được « bao hàm » trong hay kết dệt với ý-thức (une inclusion du monde dans conscience). 

Sự bao hàm ấy muốn nói rằng: những sự vật của thế giới ngoại tại đến với chủ tri không còn là như thể chúnghiện hữu tự chúng mà là như thể chúng được « cấu thành » những ý nghĩa đối với ý thức ý hướng, nhưng ý nghĩa ấy phải được « sống thực » bằng ý thức ý hướng (Lyotard viết: « Le sens du monde est déchiffré comme sens que je donne au monde, mais ce sens est vécu comme objectif, je le découvre, sans quoi il ne serait pas le sens qu'a le monde pour moi) (sd. trg 32).

Đỏ là một liên hệ hỗ tương thường được Husserl gọi là « liên hệ hỗ tương năng tri và sở tri » (corrélat noético noématique).

Nhờ sự liên hệ hỗ tương ấy, con người mới tri thức được sự vật và thiết lập được những khoa học thuần lý có căn bản vững chãi nhất là trên hết một « triết học (tiên nghiệm) như một khoa học chính xác » (Philosophie comme science rigoureuse).

Đó là những chủ đề nòng cốt trong những tác phẩm tiếp sau quyển « Những nghiên cửu luận lý » như quyển «Ý niệm Hiện tượng luận » (Idée de phénomenologie) (1907) và « Những ý tưởng » (Idées I) (1913), “Những suy niệm theo Descartes » (Méditations cartésiennes) (1931).

F – LIÊN CHỦ THỂ TÍNH

Nhưng nếu chỉ dừng lại ở giai đoạn này thì Husserl không khỏi sa lầy trong lập trường « Duy niệm tiên nghiệm » (idéalisme transcendental) (Médit. cartés).

Và bất cứ Duy niệm tiên nghiệm nào hình như đều phải có tính cách « cô đơn (solipsiste) và chủ quan(subjectiviste) nghĩa là nếu ý thức chỉ là hướng tính ban bố ý nghĩa cho mọi sự vật trong thế giới ngoại tại, thí « mỗi chủ tri » chỉ cần hiện hữu có một mình và muốn nghĩ gì về thế giới ngoại tại thì nghĩ tùy theo ý muốn của mình, tuy rằng: ý thức ý hướng về chúng tức những thể tính như những đối tượng lý tưởng « đã được cấu thành » theo ý hướng tính.

Và chính thế giới ngoại tại chỉ là ý niệm về sự nhất trí của tất cả mọi sự vật hợp lại. Nhưng thực sự không bao giờ Husserl đã dừng lại ở giai đoạn « Duy niệm tiên nghiệm cô đơn » này vì 2 lý do:

Một là nếu muốn cho những ý hướng của mình ban bố cho sự vật thành những ý nghĩa thì những ý nghĩa ấy phải có tính cách « khách quan » (objectivité) và bất cứ khách quan tính nào của tri thức cũng cần đến sự đồng ý của nhiều người.

Hai là vì « kẻ khác » không thể xuất hiện với ý thức ý hướng như những sự vật theo thể tính có ý nghĩa do ý thức ý hướng « cấu thành » hay « ban bố » mà mỗi kẻ khác lại xuất hiện ra với ý thức ý hướng qua một kinh nghiệm hoàn toàn mới mẻkhác biệt mọi thể tính sự vật.

Do đó, ý thức ý hướng tính của kẻ khác là một ý-thức ý hướng tính của tôi, tức là mỗi ý thức thiết yếu hiện hữu một cách biệt lập (une existence absolue) không thể giản lược thành « một hỗ tương ý hướng tính » (corrélat intentionnel) của ý thức người khác được.

Vì vậy có thể đặt ra « một cộng đồng giữa nhiều ý thức hướng tính » (une « communauté de pesonnes »).

Cộng đồng này có thể so sánh được với «ý thức công cộng » (conscience colleclive) theo Durkheim hay với «Tinh thần khách quan » (Esprit objectif) của Hegel.

Husserl gọi sự liên hệ giữa các cá nhân này là « Liên chủ thể tính » (intersubjectivité), nghĩa là mỗi ý thức ý hướng tính không còn hiện hữu như một con người  đơn mà lại hiện hữu với hay sống là sống với kẻ khác và trong một thế giới chung, nhưng thế giới chung này không phải thế giới sự vật trước giản lược hiện tượng luận mà là thế giới của cộng đồng con người với nhau.

Đó là thế giới tinh thần gọi là « Xã-hội-học về văn-hóa » (Sociologie culturelle) và cũng là căn bản cho sự liên hệ giữa Phong trào Hiện-tượng luận và Xã-hội-học với các khoa học xã hội.

Nói tóm, một cách rất tổng quát, diễn tiến từ tưởng của Husserl gồm 3 giai đoạn liên tiếp nhau dành đấu bằng 3 Giản lược khác nhau: thứ nhất là giai đoạn khai triển những thể tính từ những sự vật hiện hữu thường nghiệm. Giai đoạn này được đánh dấu bằng Giản lược thể tính.

Thứ hai là giai đoạn khai triển Ngã tiên nghiệm như một ý-thức ý-hướng-tính để làm căn bản bất kháng cho trithức con người.

Nhưng muốn khai triển ra được Ngã tiên nghiệm ấy thì phải dùng phương pháp Giản lược hiện tượng luận đượcđịnh nghĩa như một sự tiến từ thái độ tự nhiên nhìn thế giới và những sự vật ngoại tại không theo kinh nghiệm thường nghiệm nữa mà lại theo kinh nghiệm tiên nghiệm nghĩa là không chỉ nhìn suông mà còn nhìn và biến đổisự vật bằng ý nghĩa mà Ngã tiên nghiệm hay ý thức ý hướng tính ban bố cho chúng.

Thứ ba là giai đoạn vượt Ngã tiên nghiệm  đơn đề khai triển « một cộng đồng Ngã » cùng phong tỏa ý hướng tính lẫn cho nhau và cùng hưởng thụ chung một thế giới tinh thần dĩ vãng và hiện tại như nhau.

Giản lược này được gọi là Giản lược tiên nghiệm.

Với diễn tiến tư tưởng trên, Husserl đã khai mở ra trong cả 3 giai đoạn một Phong trào hùng mạnh mệnh danh là Hiện tượng luận với những nhà tư tưởng trứ danh như Geiger, Pfander, Scheler, và Becker, roi den Heidegger (tuy rằng về sau ông này đã xa với phong trào) và Conrad – Martius.

Phong trào đã truyền bá tư tưởng qua tờ Tạp chí thời danh gọi là « Jahrbuch für Philosophie und phenomenologische Forschung » (Niên giám cho Triết học và nghiên cửa Hiện tượng luận).

II. HIỆN TƯỢNG LUẬN VỚI XÃ-HỘI-HỌC

Với mục tiêu xây dựng căn-bản tuyệt đối cho tri thức con người nói chung, hiện tượng luận đồng thời cũng đặt căn bản cho các khoa học nhân văn như Tâm-Lý-Học và Sử-Học, trong đó phải kể đến Xã-Hội-Học và các Khoa-Học Xã-Hội là điểm ta cần đề cập ở đây.

Như phần trên đã nói sơ qua, kết quả của Giản lược Hiện-Tượng-Luận là Ngã tiên-nghiệm hay ý thức ý hướng tính cô đơn, nhưng ý niệm cô đơn này lại chạm trán với vấn đề « kẻ khác ». Tuy rằng Husserl chưa nêu ra một giải đáp chung cục cho vấn đề ở bài suy niệm thứ 5 trong quyển « Những Suy niệm theo Descartes », và quyển «Ideen II », nhưng ông cũng đã xác định được quan-niệm về « sự sống chung của mỗi cá nhân với tha nhân », vì theo ông « chủ thể tính tiên nghiệm » thiết yếu phải là « liên chủ thể tính ».

Trong sự liên hệ hỗ tương với « kẻ khác », ý thức ý hướng tính nhận thức mình như một kẻ khác đối với « kẻ khác ».

Yếu tố ấy gọi là « yếu tố xã-hội » (le social) theo « Yếu tố xã hội » này, trước khi mỗi cá nhân tự tách rời thànhcá nhân thì mọi người đã cùng sống chung trong một « thế-giới » liên chủ thể tính. « Thế-giới » đó được Husserlgọi là « thế-giới sống-thực » (Lebenswelt). « Thế-giới sống thực » này là căn bản cho những quan niệm thế-giớicủa khoa học  siêu hình học. Với quan niệm « Thế-giới sống-thực » này, Husserl đã tiến sang một giai đoạnHiện tượng luận mời khác hẳn giai đoạn trước như Richard Smith nhận xét.

“Trước kia suy tư hiện tượng luận nhằm khai triển ra những nền tảng cho tri thức khoa-học theo nghĩa « khoa học » rộng rãi.

Nhưng bây giờ Husserl lại phân biệt gắt gao một bên là thế giới tri thức khoa học, một bên là thế giới trong đó ta sống, gọi là « Thế giới sống », nghĩa là theo Husserl (về cuối đời) tri thức khoa học chỉ có thể hiểu được với điều kiện trước hết phải hiểu « Thế giới sống » (Earlier, phenomenological reflection was to have provided the foundations of scientific knowledge (in a large sense of « scientific ») by reflecting about scientific knowlege. Now, Husserl distinguished sharply between the world as known to science and the world in which we live, the Lebenswelt. Scientific knowledge, he now believed can be understood only if we first understand the Lebenswelt) (Xem The Encyclopoedia of Philo, chữ Husserl) (trg 98).

Xã-hội-học xét như một khoa-học kỳ cùng cũng chỉ có thể có được trên căn bản nguyên thủy của « một thế-giới sống thực bằng một cộng đồng nguyên thủy ».

Vậy muốn hiểu được « căn bản nguyên thủy » theo hiện tượng luận cho mọi tri thức xã hội (học) thì phải đặt lại vấn đề về Xã hội học xét như một khoa học.

a. Định nghĩa và nguồn gốc Xã hội học xét như một khoa học.

1) – Auguste Comte là người đầu tiên đã dùng danh từ Xã hội học vào năm 1839 và theo ông, Xã hội học phải là một khoa học có tính cách thực nghiệm nghĩa là một khoa học về những sự kiện và như những thể chế, những lập tục, những tín ngưỡng cộng đồng (la science des faits sociaux c'est-à-dire des institutions, des moeurs, des croyances collectives).

2) – Tuy thái độ suy nghĩ về những sự kiện xã hội đã có từ lâu đời như với Platon và Montesquieu (người thứ nhất đã khẳng định rằng: những sự kiện Xã hội cũng phục tòng những định luật thường hằng) nhưng mãi đến thế kỷ 20 với Comle rồi với Durkheim (1858-1917) Xã hội học mới thành một khoa học.

b. Xã hội học của Durkheim và những phương pháp được gọi là thực nghiệm của nó

Durkheim đã muốn khai triển Xã hội học thành một khoa học khách quan và thực nghiệm giống hệt những khoa học thực nghiệm về vật chất.

Do đó, ông đã nêu ra một nguyên tắc căn bản được ông giải thích một cách tỉ mỉ trong quyển. « Những quy luật cho phương pháp xã hội học » (Les règles de la methode sociologique) như sau:

Phải « quan niệm những sự kiện xã hội như những sự vật » (il faut « considérer les faits sociaux comme des choses »).

Nguyên tắc căn bản trên phải được hiểu một cách cặn kẽ đúng đắn như sau:

Trước hết, nói thế không phải Durkheim muốn cho rằng: những sự kiện xã hội chỉ là những sự vật vật chất, tương tự như lập trường Duy vật hay những định luật chi phối xã hội cũng chính là những định luật chi phối vạn vật vật chất, vì luôn luôn Durkheim chủ trương: sự kiện xã hội là một sự kiện độc đao, đặc biệt nghĩa là những sự kiện xã hội không giống những sự kiện sinh lý hay tâm lý (một đoàn thể có một lối sống khác lối sống của mỗi cá nhân sống riêng rẽ).

Vậy nguyên tắc: hãy coi những sự kiện xã hội như những sự vật không phải là một lập trường lý thuyết mà là một quy luật có tính cách phương pháp luận.

 

Nổi khác, theo nguyên tắc của Durkheim: phải quan niệm những sự kiện xã hội từ bên ngoài: « Sự vật đối lập với tư tưởng không khác gì điều người ta biết từ ngoại tại đối lập với điều người ta biết từ nội tại » (La chose s'oppose à l'idée come ce que l'on connait du dehors à ce que l'on connait du dedans.) (sd, trg XII).

Chúng ta vừa là chứng nhân chứng kiến những sự kiện xã hội từ bên ngoài vừa là tác giả chủ động trong chính những sự kiện xã hội ấy. Do đó, ta khó lòng biết được những sự kiện xã hội ấy một cách khách quan, khoa học.

– Vậy muốn nghiên cứu chúng một cách khoa học, ta phải cứu xét chúng theo những thể hiện có thể quan sát được từ bên ngoài và chỉ nhận làm đối tượng nghiên cứu duy một « nhóm những hiện tượng đã được thiết định bằng những đặc tính ngoại tại chung » (une « groupe de phénomènes préalablement définis par certains caructères extérieurs communs ») ví dụ Durkeim nói: « ta gọi là tội ác tất cả những hành động bị trừng trị và như thế ta coi tội ác định nghĩa như thế là đối tượng cho một môn học gọi « tội trạng học » (Criminologie).

– Hơn nữa, không những chỉ quan sát từ ngoại tại, nhà xã hội học còn phải khai triển ra được những định luật thường hằng về những sự kiện xã hội đã quan sát được. Vậy làm thế nào để thiết định?

Đây không phải môi trường của những sự vật vật lý nên không thể áp dụng phương pháp « thực nghiệm » bằng phòng thí nghiệm, vậy thay vào đó, Durkheim đề nghị « phương pháp thống kê » (méthode statistique) và gọi đó là phương pháp xã hội học lý tưởng, vì sự kiện xã hội là sự kiện lấy cái công cộng làm ưu tiên hơn cái cá biệtđơn chiếc và sự kiện xã hội trong một tập thể là cái gì tồn tại mãi mặc dầu bao nhiêu khác biệt và thay đổi nơi những cá nhân.

Vậy chỉ có « thống kê mới ghi nhận được những thực hiện công cộng ấy ví dụ ta thiết định những thống kê về tương quan giữa tình trạng xã hội có lắm tội ác như giết người hay tự vận với tình trạng thiếu công ăn việc làm: một bên là tỉ lệ những tội ác đối chiếu với một bên là tỉ lệ những người không công ăn việc làm trong một xã hội nào.

Durkheim gọi phương pháp « thống kê » này là một « Vật lý học có tính cách xã-hội » (physique sociale).

Tuy nhiên xã-hội-học này chỉ có tính cách tĩnh chỉ (sociologie statique), nên Durkheim còn mở rộng bằng những lối giảng nghĩa theo lịch sử hay tiến hóa sinh thành (génétique) tức là giảng nghĩa những sự kiện xã hội đã phát sinh như thế nào? ví dụ những thề chế của một xã-hội đã sinh thành làm sao và tác dụng như thế nào trong một tập thể.

Như thế xã-hội học sinh thành còn cần đến những dữ kiện lịch sử nhân sinh, và nhân chủng học đối chiếu.

Nói tóm, Xã-hội-học của Durkheim vừa có tính cách chiều rộng (theo quan điểm nghiên cứu về hoàn cảnh(milieu) vừa có tính cách chiều sâu (theo quan điểm nghiên cứu về sự phát sinh (genèse).

Nhưng dù theo quan điểm nào, xã-hội-học này vẫn còn rập mẫu những khoa-học thực nghiệm vật lý. Do đó luôn luôn giữ thái độ « giảng nghĩa » (expliquer) những sự kiện xã hội từ ngoại tại như nhà khoa-học vật-lý chỉ đứng ngoài những sự kiện vật lý để giảng nghĩa chúng.

c)– Phương pháp giảng nghĩa và phương pháp tham thông.

Dilthey đã nêu ra một phân biệt thời danh làm nguyên tắc một bên cho khoa-học thực nghiệm, một bên cho khoa học nhân văn. Với những đối tượng vật lý thì nhà khoa học có thể dùng thái độ giảng nghĩa, còn đối với những đối tượng nhân văn thì nhà khoa-học phải dùng thái độ tham thông (Die Natur erklaren wir, das Seelenleben verstehen wir = la nature, on l'explique, la vie de l'âme on la comprend):

Giảng nghĩa là đứng ở ngoài những sự kiện mình muốn giảng nghĩa để nhận ra sự liên quan giữa hai sự kiện ví dụ giảng nghĩa sự kiện co giãn bằng sức hấp nóng,

Trái lại, tham thông là từ bên trong tìm ra một ý nghĩa trong lòng sự kiện. Nhà xã-hội-học không thể giảng nghĩa những thể chế và những lối sống trong một xã-hội như những sự vật hay sự kiện thuần túy từ ngoại tại mà hìnhnhư có thể « tham thông » với chúng như những « ý nghĩa », bằng sự thông cảm với, ví dụ một người tình nhân khi yêu một người khác thì không chỉ do những sự bài tiết về hormones (sécrétions hormonales) hay do những kỷ-niệm bị dồn ép (souvenirs refoulés) mà là do một sự thông cảm tự nhiên bằng tình cảm hầu như phi lý và mù quáng, khó lòng giảng nghĩa nổi: « Trái tim cũng có những lý lẽ của nó mà lý trí không hiểu nổi ». (Le coeur a sa raison que la raison ne connait pas)!

Tuy « tham thông » là phương pháp thiết thực hơn « giảng nghĩa » cho các khoa-học Nhân văn, nhưng nó vẫn chỉ là một phương pháp.

Tuy nhiên với nét đặc sắc trong phương pháp của khoa học nhân-văn này, ta mới tiến đến được trọng tâm củanhững vấn đề xã-hội-học ít ra theo như hiện-tượng-luận đề nghị vì chỉ có thể có được một kinh nghiệm thực nghiệm phong phủ về yếu tố xã hội là khi thiết định ra được một thể tính hoàn bị về xã hội tố.

Vậy « thể tính của cái vì được ý thức ý hướng tính chấp nhận như yếu tố xã hội chính là sự tham thông, vì tham thông là sự liên hệ nền tảng giữa cá nhân và cá nhân. Trong tất cả mọi khoa học nhân văn đều ngầm chứa « một định đề » là sự khả dĩ am hiểu được giữa con người và con người. Do đó, giữa người quan sát và người bị quan sát, sự liên hệ là liên hệ giữa anh và tôi, chứ không phải sự liên hệ giữa tôi và  (sự vật).

Nói tóm, trong mọi nhân sinh học nhất là xã-hội-học, tự nó đã ngầm chứa « một xã hội tính nguyên thủy » (une socialité originaire).

Merleau Ponty viết: « Xã-hội tố đã có đó rồi, khi ta biết nó hay phán đoán về nó ... Trước khi có ý thức của ta đụng tới, xã-hội đã ngấm ngầm có rồi và như một sự mời gọi ». (Le social est déjà là quand nous le connaissons ou le jugeons ... Avant la prise de conscience, le social existe sourdement et comme sollicitation) (Phéno. perc. trg 415).

Trong lối đặt vấn đề « Tha nhân » của Husserl,  hội tính nguyên thủy này đã xuất hiện, vì khi tôi nhận thức «tha nhân » thì không phải nhận thức như một đồ vật, mà là như một « người khác », một « kẻ khác ».

Tha nhân thể hiện những thái độ sống mà tôi không thể quan sát từ ngoại tại được, mà phải « thông cảm », « sống thực » với.

 


Nguồn: Lê Tôn Nghiêm. Những vấn đề triết học hiện đại. Nxb. Ra Khơi, 1971, tr. 99-131. Phiên bản điện tử do các bạn Nguyễn Trần Trà Giang và Nguyễn Việt Anh thực hiện.

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt