Triết học Mỹ

Phê phán chủ nghĩa thực dụng (phần 2)

 

PHÊ PHÁN CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG

 

U.K. MEN-VIN

 


U. K. Men-vin. Phê phán chủ nghĩa thực dụng. Tiến Lâm dịch. Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1959.


 
 

Cái gọi là cải tạo trong triết học.

Lần đầu tiên trong lịch sử, Mác và Ăng-ghen đã tự giác đem triết học phục vụ cho sự nghiệp cải tạo thế giới bằng cách mạng. Trong triết học mác-xit, việc nhận thức quy luật của hiện thực và việc cải tạo hiện thực, lý luận và thực tiễn, là thống nhất với nhau như hai mặt của cùng một nhiệm vụ. Nhận thức thế giới là của phát hiện ra những quy luật phát triển khách quan thế giới, những quy luật và phương pháp cải tạo thể giới. Mặt khác, việc cải tạo xã hội theo chủ nghĩa cộng sản là nội dung sử mạng lịch sử của giai cấp vô sản và là một giai đoạn phát triển hợp với quy luật của xã hội, nó đòi hỏi phải nhận thức những quy luật phát triển khách quan, áp dụng và sử dụng một cách tự giác những quy luật ấy.

Trong cuộc đấu tranh chống lý luận cách mạng của để giai cấp vô sản, kẻ thù của chủ nghĩa Mác ra sức phá ấn hoại sự thống nhất của lý luận và thực tiễn, vì sự thống nhất ấy là sức mạnh của chủ nghĩa Mác. Một trong những biện pháp của cuộc đấu tranh đó là tách rời lý luận với thực tiễn, đổi lập tư duy triết học với hành động thực tế, thu hẹp đối tượng của triết học đến mức chỉ nghiên cứu quá trình nhận thức, chỉ nghiên cứu tư duy hay thậm chí chỉ nghiên cứu ngôn ngữ, mà gạt bỏ những vấn đề tối quan trọng của triết học, biến triết học thành lý luận suông.

Hiện nay, phái thực chứng chủ nghĩa mới và phái ngữ nghĩa đang dùng biện pháp ấy một cách đặc biệt rộng rãi; chúng mưu mô thay thế việc nghiên cứu các vấn đề triết học bằng việc « phân tích ngôn ngữ về mặt lô-gich » hay là bằng việc phân tích giả tạo về nghĩa của các chữ.

Còn một biện pháp nữa là tách rời thực tiễn với lý luận, đem những công việc sinh sống thực tế chật hẹp đối lập với sự nhận thức về lý luận, và thủ tiêu lý luận. Đó là biện pháp mà chủ nghĩa thực dụng dùng.

Khi chủ nghĩa thực dụng xuất hiện trên vũ đài triết học thì những kẻ theo chủ nghĩa ấy tuyên bố ầm ĩ rằng họ tiến hành một cuộc “cải tạo trong triết học». Mục đích của sự cải tạo ấy là thay đổi căn bản nội dung và nhiệm vụ của triết học, nêu ra thái độ mới đối với những vấn đề triết học cổ truyền, thay đổi bản thân đối tượng của triết học.

Suốt nửa thế kỷ, Đi-uây «buồn rầu» vì triết học tách khỏi cuộc sống, Đi-uây kêu gọi các nhà triết học bác bỏ những vấn đề triết học cổ truyền mà ông ta cho là đã cũ rích, và hướng về « những vấn đề của con người». Đi-uây viết: « Chỉ khi nào triết học ngừng nghiên cứu những vấn đề của các nhà triết học, và trở thành một phương pháp giải quyết những vấn đề của con người mà các nhà triết học phải xây dựng nên, thì nó mới sửa chữa được khuyết điểm nói trên »[1].

Chỉ có thể hoan nghênh yêu cầu của Đi-uây đòi khắc phục tình trạng triết học tách rời cuộc sống và đòi chú ỷ đến « những vấn đề của con người», nếu như Đi-uây có ý nói đến việc nhận thức thế giới về mặt khoa học và triết học để phục vụ các lực lượng tiến bộ của xã hội và dùng nhận thức ấy để giải quyết những vấn đề bức thiết của xã hội mà quần chúng lao động thiết tha mong đợi.

Nhung lời kêu gọi của Đi-uây đừng nên nghiên cứu "những vấn đề của các nhà triết học" mà ông ta hiểu là những vấn đề của chính triết học, chỉ làm cho người ta phải sửng sốt, vì nó làm người ta nhớ ngay đến lời tuyên bố của phải thực chứng, phái này mượn cớ cự tuyệt những vấn đề «siêu hình» mà họ cho là không thể giải quyết được để mưu mô thực tế thủ tiêu triết học, hòa triết học vào cái gọi là tri thức thực chứng của các khoa học cụ thể.

Đi-uây hiểu đối tượng và nhiệm vụ của triết học như thế nào?

Trong cuốn "Cải tạo triết học" Đi-uây viết: «Tài liệu mà từ đó rốt cuộc triết học xuất hiện, không có quan hệ với khoa học và việc giải thích. Tài liệu ấy... không có nghĩa là xem xét thế giới các sự thật khách quan về mặt trí tuệ... Tài liệu ấy không dính dáng với chân lý hay sự giả dối của khoa học, với tính hợp lý hay tính phi lý của thực tế..."[2]. Như vậy là theo Đi-uây, việc triết học ra đời không có quan hệ với việc giải thích giới hiện thực một cách khoa học, với các vấn đề chân lý hay giả dối, nói một cách khác, không có quan hệ với «thế giới các sự thật khách quan » và sự nhận thức thế giới ấy. Đi-uây muốn người ta hiểu rằng triết học là một cái gì hoàn toàn khác với sự hiểu biết thế giới. Thế giới các sự thật khách quan không thuộc về thẩm quyền của triết học.

Đi-uây khôi phục luận điểm cũ rích của chủ nghĩa thực chứng cho rằng việc nghiên cứu thế giới các sự thật khách quan chỉ là nhiệm vụ riêng của các khoa học cụ thể và «công việc của triết học... không phải là đua tranh giải thích hoàn cảnh thiên nhiên »[3].

Triết học, theo quan niệm của chủ nghĩa Mác (khác với triết học tự nhiên trước kia) không hề nghĩ tới « đua tranh » với khoa học tự nhiên. Trái lại, dựa vào những kết quả và những thành tựu của tất cả các khoa đi học về tự nhiên và xã hội, khái quát kinh nghiệm thực tế của con người, triết học vạch ra những quy luật phát triển phổ biến nhất của thế giới khách quan, do đó mà nêu ra những nguyên tắc của cách nghiên cứu các hiện tượng cụ thể của giới hiện thực xung quanh. Khi phân tích quá trình nhận thức thế giới khách quan, triết học mác-xít nghiên cứu những điều kiện áp dụng những khái niệm và phạm trù chung nhất như tính nhân quả, quy luật, tính tất nhiên, tính ngẫu nhiên v.v... vào quá trình nghiên cứu một cách cụ thể những hình thức vận động phong phú của vật chất. Triết học mác-xít giúp ta tránh được quan điểm siêu hình xem xét những khái niệm khoa học một cách cứng nhắc, nó dạy các nhà khoa học tự nhiên biết cách vận dụng những khái niệm ấy. Triết học có tính chất khoa học, nghĩa là triết học Mác –Lê-nin, bảo đảm cho nhà khoa học có một thế giới quan duy vật rõ ràng và đồng thời vũ trang cho họ một phương pháp đáng tin cậy dùng làm kim chỉ nam trong việc nghiên cứu chuyên môn của mình.

Phủ nhận quyền của triết học được nghiên cứu thế giới xung quanh ta, Đi-uây khẳng định rằng bản thân quá trình nhận thức, theo cách hiểu thông thường, không thể là đối tượng của sự phân tích về triết học. Đi-uây muốn rằng triết học « đừng nghiên cứu những vấn đề của thực tại và của nhận thức nói chung » [4]. Theo như chính Đi-uây đã thừa nhận thì, sở dĩ ông ta chán ghét những vấn đề nhận thức luận là vì lý luận về nhận thức dựa trên “giả định tiên thiên cho rằng sự nhận thức là và phải là quan hệ giữa chủ thể đang nhận thức và khách thể» [5]. Đi-uây chỉ đồng ý nghiên cứu quá trình nhận thức, nếu gạt bỏ quan hệ giữa chủ thể đang nhận thức và khách thể được nhận thức ra khỏi quá trình ấy, nghĩa là gạt bỏ chính cái hợp thành nội dung của quá trình nhận thức!

Nhưng nếu ngăn cấm triết học giải thích « thế giới các sự thật khách quan" và gạt bỏ lý luận về nhận thức ra khỏi triết học, thì thử hỏi còn gì là triết học nữa? Đi-uây tuyên bố rằng triết học phải nghiên cứu ở "những tín điều thực tế của chúng ta, có quan hệ với những giá trị, những mục đích và những ý định chi phối hành động của con người... " [6]. Trong cuốn « Những vấn đề của con người, ống ta viết rằng « triết học trước hết có liên quan với những giá trị, những mục đích mà con người ta hành động để đạt tới» [7]. Rõ ràng là phạm vi những vấn đề mà Đi-uây cho là triết học còn có thể nghiên cứu chỉ hạn chế ở những hành động và ở những mục đích mà người ta hành động để đạt tới.

Đi-uây phát triển đến cùng khuynh hướng xuyên tạc các vấn đề triết học mà chủ nghĩa thực dụng đã có từ đầu. Không phải là ngẫu nhiên mà trong giáo trình lịch sử triết học về chủ nghĩa thực dụng, xuất bản năm 1950 ở Mỹ, người ta đã nói rằng “nhiệm vụ chung của chủ nghĩa thực dụng là cải tạo triết học và những phương pháp của triết học để phục vụ tất cả những cái gì có ích cho cuộc sống của chúng ta [8].

Ý nghĩa thật sự của những "vấn đề của con người" mà phải thực dụng thích nói đến, đó là « cái có lợi cho cuộc sống của chúng ta », là vấn đề nêu ra ý định và thực hiện ý định ấy, là mục đích và những phương tiện để đạt tới mục đích đó. Mục đích, ý định, hành động, sự có lợi; sự thành công đó là những khái niệm của triết học « đã được cải tạo », những khái niệm ấy phải thay thế cho những danh từ « không rõ ràng » và « cũ rích » như nhận thức, thực tại, chân lý.

Khi phân tích quan điểm của Đi-uây, nhà triết học Mỹ R. W. Xen-la đã nói rằng trong chủ nghĩa thực dụng, những vấn đề cổ truyền không được nghiên cứu và giải quyết mà biến thành những vấn đề giả. “Cái đó rất tuyệt, nhưng có phải là triết học không? [9]. Chủ nghĩa thực dụng thật là một sự ngược đời đặc biệt. Đó là một thứ triết học không nghiên cứu những vấn đề triết học, hay ít nhất không nghiên cứu những vấn đề triết học « cổ truyền ». Tất nhiên, cách hiểu ấy về triết học khác nhiều với những quan niệm trước kia về triết học, nó là « sự cải tạo » triết học một cách triệt để, nói đúng hơn là sự thủ tiêu triết học.

Nhưng phải thực dụng không phải chỉ nêu ra những giáo huấn thực tiễn dạy cách cư xử hàng ngày. Mặc dù Đi-nây kêu gọi bác bỏ những vấn đề triết học « đã cũ rích» và từ bỏ việc nghiên cứu thực tại, từ bỏ việc nhận thức, chính phải thực dụng đã lăn vào lĩnh vực ấy với cách giải thích « theo lối mới » của họ về những vấn đề cổ truyền. Những lời tuyên bố của Đi-uây về việc không nghiên cứu những vấn đề của thực tại và của nhận thức, có tính chất giả dối và lừa bịp. Trong thực tế, y không thể trốn khỏi việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, không thể không vạch rõ bản chất của thế giới xung quanh ta, không thể tránh được sự phân tích những vấn đề nhận thức luận. Nhưng sau khi lấy sự ích lợi và sự tính toán những phương tiện và những mục đích làm nguyên tắc chỉ đạo để phân tích vấn đề tư duy lô-gích, vấn đề chân lý, vấn đề phương pháp khoa học v.v.., Đi-uây đã làm cho cách hiểu về sự nhận thức khoa học và triết học trở nên hoàn toàn rắc rối, đã xuyên tạc tất cả những khái niệm cơ bản của khoa học, đã làm cho người ta không thể thảo luận bình thường và giải quyết được những vấn đề triết học.

Cách giải thích của phải thực dụng về triết học và nhiệm vụ của triết học đã phản ảnh một thái độ đối với triết học và khoa học hình thành trong xã hội tư sản của Mỹ, thái độ ấy đã làm cho hình thức đó của chủ nghĩa duy tâm chủ quan có một màu sắc riêng.

Cứ mỗi một năm trên thị trường sách báo các nước tư bản chủ nghĩa người ta lại thấy mọc ra những cuốn mạnh sách mới về triết học « phổ cập ». Đôi khi những cuốn sách ấy mang những đầu đề rất kêu như « Làm thế nào mặc để thành công trong cuộc sống». Đôi khi những cuốn in sách ấy mang những đầu đề nghiêm khắc hơn, có tính chất học viện. Về những loại sách này, có thể kể ra in cuốn sách của nhà triệu phú Mỹ là Béc-na Ba-rút « Triết học đối với thời đại chúng ta" và cuốn sách của tên quý tộc Bi-véc-bơ-rúc « Đừng hy vọng thành công dễ dàng» xuất bản năm 1951; bên cạnh những lập luận về tình hình chính trị của thời đại ngày nay và những trên lời lẽ dạy đạo đức, hai cuốn sách ấy còn bao hàm những bài học thực tế, những lời khuyên nhủ thanh niên v.v...

Cái lối nói triết lý về cuộc sống đó thực ra là nòng cốt của chủ nghĩa thực dụng. Bọn lái buôn, chủ xí nghiệp Mỹ chính là cần thứ triết học như thế. Ngay những kẻ theo thủ triết học ấy cũng không giấu giếm quan hệ trực tiếp giữa chủ nghĩa thực dụng với tinh thần kinh doanh và buôn bán. Ví dụ, trong cuốn « Tư tưởng nước Mỹ » nhà sử học Mỹ Com-mét-gie đã vạch rõ thái độ của xã hội tư sản Mỹ đối với chủ nghĩa thực dụng như sau:

« Lý luận và lập luận trừu tượng làm cho người Mỹ bực tức, và người Mỹ tránh những học thuyết triết học tối tăm.. như người khỏe tránh thuốc... Không có một thứ triết học nào vượt ra khỏi giới hạn của lý trí mà thật lại làm cho người Mỹ có hứng thủ, cho nên họ cải tạo một cách không thương tiếc siêu hình học trừu tượng thành luân lý học thực tế... Người Mỹ vẫn là người theo chủ nghĩa ích lợi và hoàn toàn hiển nhiên rằng triết học của chủ nghĩa công cụ là thứ triết học duy nhất có thể gọi là thật sự của Mỹ... [10].

« Chủ nghĩa thực dụng thực tiễn, dân chủ, cá nhân chủ nghĩa, cơ hội chủ nghĩa (!), chan chứa hy vọng, thật là thích hợp với tình hình của người Mỹ hạng trung... Trên thực tế, người Mỹ bao giờ cũng là người theo chủ nghĩa công cụ... Không lấy làm lạ rằng mặc dù nhiều nhà triết học đáng sợ chửi bới và trách móc rất nhiều, chủ nghĩa thực dụng vẫn đạt tới chỗ trở thành triết học hầu như chính thức của châu Mỹ »[11].

Chủ nghĩa thực dụng theo cách miêu tả của Com-mét-gie, một kẻ say sua sùng bái nó, là một thứ « triết học về sự ích lợi», « triết học thực tế như sở môn bài», «triết học duy ý chí luận », « triết học xoay xở », « triết học lựa chọn những chân lý của mình ở những nơi khó tin nhất», bác bỏ lý luận và sự trừu tượng, đặt sự thành công và « năng lực làm việc » cao hơn hết. Nhưng trong khi nhiệt liệt ca ngợi chủ nghĩa thực dụng, Com-mét-gie không nhắc đến thái độ của chủ nghĩa thực dụng đối với thế giới bên ngoài, không nói xem chủ nghĩa thực dụng hiểu giới hiện thực xung quanh có đúng không, chủ nghĩa thực dụng có đem lại tri thức chân chính về thế giới không.

Vì chủ nghĩa thực dụng là triết học về cuộc sống hàng ngày nên “người Mỹ hạng trung bình» đúng là có thể rút ra từ thứ triết học ấy một số giáo huấn có ích cho họ. Chẳng hạn như nguyên tắc của Pớc-xơ, khi được áp dụng trong đời sống, đã có ý nghĩa gần giống với giáo huấn nêu ra trong câu cách ngôn cổ: « người ta biết nó theo kết quả của nó ». Nguyên tắc ấy được tiếp nhận là phương hướng để cho người ta thấy rằng cần phải tính đến hậu quả của mọi hành vi và cần phải căn cứ vào việc làm mà kiểm tra lời nói của người ta.

Khi Giê-mo khẳng định rằng “nghĩa vụ của chúng ta là làm những cái có thể bù đắp lại được», thì người Mỹ thực tế tiếp thu luận điểm đó như là một sự ngăn ngừa chống mọi sự lãng phí thời gian và sức lực một cách vô ích. Chủ nghĩa thực dụng trong biểu hiện ấy của nó là tinh hoa của những giáo huấn tư sản, là sự tái bản của chủ nghĩa vị lợi.

Nhưng đó chỉ là một mặt của chủ nghĩa thực dụng, chưa nói hết được nội dung của nó. Ai cũng biết nguyên lý của chủ nghĩa Mác nói rằng trong mỗi một xã hội, tư tưởng của giai cấp thống trị bao giờ cũng là những tư tưởng thống trị. Và sở dĩ chủ nghĩa thực dụng đã trở thành thứ triết học hầu như chính thức của giai cấp tư sản đế quốc chủ nghĩa Mỹ, là không những chỉ vì nó có một cái gì phù hợp với quan điểm và tâm trạng những viên thư ký hiệu buôn, những kẻ làm môi giới cho sở giao dịch hay những chủ hiệu buôn nhỏ, mà chính vì nó đã có thể trở thành hệ tư tưởng của tên lái buôn lớn, của bọn tư bản lũng đoạn đầu sỏ, trở thành thế giới quan của những ông chủ trong thể giới từ bản chủ nghĩa, nói một cách khác, chính vì nó đã trở thành triết học của giai cấp thống trị – giai cấp tư sản đế quốc chủ nghĩa.

Khi chủ nghĩa thực dụng được coi là lương tri của « người Mỹ hạng trung" hay nói một cách khác, của người tư sản hạng trung, thì nó là một thứ triết học của chủ nghĩa thực tế chật hẹp, triết học của người kinh doanh, triết học sinh sống của những người làm ăn. Nhưng khi nó là thế giới quan giai cấp của giai cấp đại tư sản đế quốc chủ nghĩa, thì chủ nghĩa thực dụng hiện ra dưới một bộ mặt hoàn toàn khác, có màu sắc chính trị đặc biệt.

«Kinh doanh» và «làm ăn thiết thực » biến thành những cái bào chữa cho chính sách xâm lược của bọn lượng tư bản lũng đoạn; «tính dân chủ» trở thành lý luận về « những khả năng ngang nhau », che dấu sự độc tài thực tế của bọn tư bản tài chính; “chủ nghĩa cá nhân" chỉ được thừa nhận đối với đại biểu của « 60 gia đình », còn quần chúng lao động thì bị coi là một đám toàn màu xám; “chủ nghĩa lạc quan" bị quy thành những kế hoạch rộng lớn nhằm "lãnh đạo" thế giới; "chủ nghĩa cơ hội" là tính chất võ nguyên tắc và tính chất tráo trở trong việc lựa chọn những phương tiện để đạt đầu tới mục đích. Nói chung, chủ nghĩa thực dụng là triết học về sức mạnh, bào chữa cho bất cứ hành vi và hành động nào của bọn đại tư bản.

Nhưng dù tất cả những đặc điểm ấy có phù hợp với tinh thần của chủ nghĩa đế quốc như thế nào đi nữa, thì muốn cho chủ nghĩa thực dụng có thể giữ vai trò là triết học chính thức của giai cấp tư sản Mỹ, còn cần phải có một cái gì nữa.

Trong thời kỳ mà những mâu thuẫn giai cấp và tất cả các hình thức đấu tranh giai cấp trở nên sâu sắc đi tột bậc, giai cấp tư sản Mỹ cần có một thứ triết học không những bào chữa cho hành động của nó và dùng làm kim chỉ nam cho chính sách của nó, mà còn có thể tiến hành cuộc đấu tranh về mặt lý luận chống lý luận cách mạng của giai cấp vô sản. Vì vậy chủ nghĩa thực dụng không thể chỉ là triết học thực tế, triết học của sự kinh doanh hay không thể chỉ là triết học về chính trị của bọn tư bản lũng đoạn.

Nó phải vượt ra khỏi khuôn khổ việc dạy đạo đức hàng ngày và bước vào lãnh vực những vấn đề triết học. Nó không những phải kiếm chỗ trong các phái triết học đua tranh với nhau, mà còn phải chèn lấn những phải triết học ấy bằng cách chứng minh rằng nó tiện lợi hơn những phái triết học ấy. Sau cùng, điều chủ yếu là chủ nghĩa thực dụng cần phải tham gia cuộc đấu tranh của chủ nghĩa duy tâm chống chủ nghĩa duy vật và phải giành lấy uy tín là một công cụ tư tưởng đáng tin cậy hơn của thế lực phản động. Vì vậy, mặc dù chủ nghĩa thực dụng chán ghét những vấn đề triết học, nó vẫn đi sâu vào những vấn đề ấy; trong khi bác bỏ lý luận về nhận thức, nó bắt buộc phải nghiên cứu lý luận ấy ; trong lúc không muốn là một thứ triết học về lý luận, nó lại phải trở thành thứ triết học đi như thế.

Người ta thấy ngay rằng quan niệm của chủ nghĩa thực dụng về triết học giống với chủ nghĩa vị lợi cũ. Chủ nghĩa thực dụng thể hiện truyền thống vị lợi, thực dụng, đã có trong hệ tư tưởng của giai cấp tư sản Anh và của cả giai cấp tư sản Mỹ hồi thế kỷ XIX. Nhưng chủ nghĩa vị lợi cũ, chẳng hạn chủ nghĩa vị lợi của Ben-tam, chủ yếu là một học thuyết luân lý. Còn phải thực dụng thì mở rộng chủ nghĩa vị lợi vào cách hiểu cho tất cả những vấn đề triết học. Phái thực dụng đem vào lĩnh vực lý luận của triết học những quan niệm rút ra từ lối kinh doanh thực tế của chủ nghĩa tư bản, những quan niệm ấy biểu hiện ý thức thông thường của giai cấp tư sản, nhưng chúng làm cho người ta tưởng là ý thức thật sự có tính chất triết học.

« Giá trị trước mắt », « tính chất có thể bù đắp lại », « tính chất có ích », « tín dụng», « giao dịch » và những danh từ khác dùng trong lối buôn bán hàng ngày bỗng nhiên có một ý nghĩa về lý luận và trở thành những phạm trù của nhận thức luận. Như Ha-ri U-en-xơ, một người Mỹ theo chủ nghĩa Mác, đã nhận xét, « tính chất có ích và tính chất có lợi vốn là những danh từ thực tế giản đơn đã được sửa đổi thành những « nguyên tắc » triết học rộng rãi, thành cơ sở của toàn bộ hệ tư tưởng" [12].

Vì trong nước không có những truyền thống vững chắc về lý luận và không có nền văn hóa về triết học, nên chủ nghĩa thực dụng ở Mỹ có cơ hội thành công. Những điều nói ở trên không có nghĩa là quan điểm về thế giới của giai cấp tư sản đế quốc chủ nghĩa Mỹ do chủ nghĩa thực dụng thể hiện tự nó đã mất những tiền đề triết học, và những tiền đề ấy tựa hồ như được đưa từ ngoài vào cho một cách giả tạo. Không có và không thể có thế giới quan nào không dựa vào những nguyên lý triết học nhất định. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan và duy ý chí luận là những tiền đề về triết học của thế giới quan của giai cấp tư sản đế quốc chủ nghĩa Mỹ. Dù phái thực dụng chủ nghĩa muốn lẫn tránh những vấn đề cơ bản của triết học, chúng cũng không thể nào tránh được, mà chỉ lắp lại tất cả những giáo điều cũ rích của triết học phản động, dùng những giáo điều ấy đấu tranh chống chủ nghĩa duy vật và chống khoa học.



[1] Dẫn theo sách của Morton G. White, Social thought in America, New York 1949, tr. 136.

[2] John Dewey, Reconstruction in Philosophy, New York 1920, tr. 6-7.

[3] Philosophy of John Dewey », Ed. by P. Schilpp, 1939, tr. 533.

[4] John Dewey, The Quest for Certainty. A Study of the Relation of Knowledge and Action, New York 1929, tr. 10.

[5] John Dewey, Problems of Men, New York 1946, tr. 342.

[6] John Dewey, The Quest for certainly, tr. 16.

[7] John Dewey, Problems of Men, tr. 165.

[8] A History of Philosophical Systems », Ed by V. Ferm, New York 1950, tr. 387.

[9] R. W. Sellars Dewey on Materialism, «Philosophy and Phenomenological Resarch », June 1943.

[10] Commager H.S., The American Mind, 1950, tr. 8-9

[11] Commager H.S., The American Mind, 1950, tr. 98.

[12] Harry K. Wells, Pragmatism - Philosophy of Imperialism, London 1951. tr. 17

 


 

3. Cao vọng khắc phục "nhị nguyên luận"
1. Tiền đề xã hội và lịch sử của chủ nghĩa thực dụng

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt