Thomas Aquino Quyển II - Phần 1 - Tập 5: Vinh phúc Từ câu hỏi 90 đến câu hỏi 144
CÂU HỎI 91 CÁC THỨ LUẬT (6 Tiết) Giờ đây chúng ta nghiên cứu các thứ luật. 1. Có luật vĩnh cửu? 2. Có luật tự nhiên? 3. Có luật nhân loại? 4. Có luật Thiên Chúa? 5. Phải chăng luật Thiên Chúa chỉ có một duy nhất? 6. Có luật của tội không?
Tiết 1 CÓ LUẬT VĨNH CỬU? VẤN NẠN: Xem ra không có luật vĩnh cửu. 1. Mỗi luật đặt ra bắt buộc một kẻ nào. Mà từ vĩnh cửu không có kẻ nào để mà luật bắt buộc họ, bởi vì duy Thiên Chúa hiện hữu từ vĩnh cửu mà thôi. Vậy không có luật vĩnh cửu. 2. Sự công bố thuộc về yếu tính của luật. Mà sự công bố không thể có từ vĩnh cửu, bởi vì không có ai để luật được công bố cho họ từ vĩnh cửu. Vậy không có luật vĩnh cửu. 3. Luật bao hàm trật tự đến mục đích. Mà không cái gì được sắp đặt đến mục đích mà lại vĩnh cửu, vì duy cùng đích là vĩnh cửu. TRÁI LẠI: Thánh Augustino nói: "Luật mà người ta gọi là trí năng tối cao, không thể không được coi là bất biến và vĩnh cửu đối với mọi hữu thể có trí năng" (De Lib. Arb. 1,6). TRẢ LỜI: Như chúng ta đã nói ở trước, luật chỉ là giới mệnh của trí năng thực tiễn ở nơi người ta công nhận vũ trụ được sự quan phòng Thiên Chúa thống trị, toàn thể cộng đoàn vũ trụ được trí năng Thiên Chúa thống trị. Do đó, trí năng làm nguyên lý thống trị mọi sự vật, được xem xét ở nơi Thiên Chúa như ở nơi kẻ đứng đầu tối cao của vũ trụ, có yếu tính của luật. Và bởi vì trí năng Thiên Chúa không quan niệm cái gì trong thời gian, nhưng có quan niệm vĩnh cửu như sách Cách ngôn nói(Cn 8,23), luật được công bố là vĩnh cửu. GIẢI ĐÁP: 1. Các vật không hiện hữu trong chính mình, đã hiện hữu nơi Thiên Chúa theo tư cách chúng nó được hiểu biết và được sắp đặt trước bởi Ngài theo lời ghi chép: "Ngài gọi những vật không như các vật đã hiện hữu" (Rm 4,17). Chính như vậy mà quan niệm vĩnh cửu về pháp luật Thiên Chúa có yếu tính pháp luật vĩnh cửu, bởi vi nó được sắp đặt để thống trị các vật Ngài hiểu biết trước. 2. Sự công bố có thể thực hiện bằng lời nói và bằng văn tự. Do hai thể cách này, luật vĩnh cửu lãnh nhận sự công bố của mình; trước tiên từ Thiên Chúa là Đấng công bố luật vĩnh cửu bởi vì Ngôi lời vĩnh cửu, và điều gì biết ở sách Hằng sống thì vĩnh cửu. Tuy nhiên, Ở phía thụ tạo nghe và thấy, không có sự công bố vĩnh cửu. 3. Khái niệm về luật bao hàm sự định hướng hoạt động về mục đích, bởi vì vai trò của nó là sắp đặt ở đó một ít phương tiện, không phải theo thể cách thự động, theo ý nghĩa này là chính luật được sắp đặt đến mục đích bên ngoài, trừ phi do ngẫu trừ nó được đặt ra bởi sự thống trị có mục đích ở ngoài mình. Trong trường hợp này, nó một cách tất yếu sắp đặt luật về mục đích này. Mục đích mà sự thống trị Thiên Chúa theo đuổi, là chính Thiên Chúa, và luật của Ngài là chính Ngài. Như vậy, luật vĩnh cửu không được sắp đặt về mục đích nào khác ngoài về chính nó.
Tiết 2 CÓ LUẬT TỰ NHIÊN? VẤN NẠN: Xem ra không có luật tự nhiên. 1. Con người được thông trị đã đủ do luật vĩnh cửu. Thánh Augustinô viêt: "Luật vĩnh cửu là luật mà mọi sự được sắp đặt cách hoàn hảo theo sự công chính" (De Lib. Arb. 1,6). Mà bản tính không tạo nên các hữu thể dư thừa và cũng không thiếu trong điều cần thiết. Vậy không có luật tự nhiên đối với con người. 2. Chính nhờ luật mà con người được sắp đặt đến mục đích của mình nhờ các hành động của minh. Mà sự sắp đặt các hành vi nhân linh đến mục đích của chúng nó không do bản tính, như trường hợp các thụ tạo không có lý trí chỉ hành động vì mục đích do bản năng tự nhiên; con người hành động vỉ mục đích do lý trí và ý chí. Vậy không có luật tự nhiên đối với con người. 3. Người ta cảng tự do thì càng ít phục tùng luật. Mà con người tự do nhất trong các sinh vật do tự do ý chí họ chiếm hữu do đặc ân trên mọi thú vật. Vậy nếu các thú vật không phục tùng luật tự nhiên, con người cũng không. TRÁI LẠI: Chúng ta đọc trong thư gửi tín hữu Roma: "Các dân ngoại không có luật, hoàn thành do bản tính cái gì là đối tượng của luật" (Rm 2,14). Và sách Chú giải xác định: "nếu họ không có luật viết bằng văn thư, họ vẫn có luật tự nhiên mà theo đó mỗi người ý thức về cái gì tốt và cái gì xấu" TRẢ LỜI: Người ta mới nói (q.90, a.1, sol.1), luật lả qui tắc và là chừng mực, có thể gặp ở nơi người nào theo hai thể cách: Trước tiên ở nơi kẻ thiết lập qui tắc và chừng mực, và thứ đến ở nơi kẻ phải phục tùng qui tắc và chừng mực, bới vi kẻ phải phục tùng này được sắp đặt và đó lường theo mức độ họ tham dự vào qui tắc và chừng mực theo thể cách nào đó. Do đó, bởi vì mọi vật phải phục tùng sự quan phòng Thiên Chúa được sắp đặt và đo lường bởi luật, bởi luật vĩnh cửu theo các sự giải thích đã đưa ra ở trước (De Lib. Arb. 1,6), rõ ràng các vật này theo thể cách nào đó tham dự vào luật vĩnh cửu do sự kiện một khi lãnh nhận sự in sâu luật này vào trong chúng nó, chúng nó chiếm hữu các khuynh hướng thúc đẩy chúng nó đến các hành động và các mục đích riêng của chúng nó. Mà trong mọi vật, thự tạo có trí năng phải phục tùng sự quan phòng của Thiên Chúa theo một thể cách hoàn hảo hơn do sự kiện nó tham dự vào sự quan phòng này bằng cách quan phòng cho chính mình và cho các kẻ khác. Vậy trong thụ tạo có sự tham dự vào trí năng vĩnh cứu mà do trí năng vĩnh cửu nó có khuynh hướng tự nhiên đối với thể cách hành động và đối với mục đích phải có. Chính sự tham dự như thế vào luật vĩnh cửu ở trong thụ tạo có trí năng được gọi là luật tự nhiên. Do đó, thánh vịnh (4,6) khi nói: "Hãy dâng lễ tế của sự công chính", thì dường như đối với những người gọi các việc công chính thể nào, đã nói thêm: Nhiều người nói: "Ai sẽ chỉ cho chúng ta biết sự tốt?" và đã đưa ra lời giải đáp: "Lạy Chúa, chúng con có sự sáng của trí năng tự nhiên của chúng ta, làm cho chúng phân biệt cái gì tốt và cái gì xấu, đó chỉ là sự in sâu sự sáng Thiên Chúa vào trong chúng ta. Vậy rõ ràng luật tự nhiên chỉ là một sự tham dự vào luật vĩnh cửu ở trong thụ tạo có trí năng. GIẢI ĐÁP: 1. Chứng cứ này hẳn có giá trị giả như luật tự nhiên là cái gì phân biệt với luật vĩnh cửu; nhưng nó chỉ một sự tham dự vào luật vĩnh cửu như chúng ta mới trình bày. 2. Mọi hành động của trí năng và của ý chí đều phát xuất ở nơi chúng ta bởi cái gì phù hợp với bản tính chúng ta như người ta đã nói (q.10, a.1). Vì mọi suy luận có nền tảng trên các nguyên lý được hiểu biết cách tự nhiên, và mọi ước muốn quan hệ với những phương tiện chung hướng một mục đích, thì phát xuất bởi sự lôi cuốn tự nhiên đến cùng đích. Như vậy, phương hướng đầu tiên các hành động chúng ta đến mục đích của chúng nó được đảm bảo bởi luật tự nhiên. 3. Chính các thú vật là những vật không có trí năng, như bản tính có trí năng đều tham dự vào tư tưởng vĩnh cửu, nhưng theo thể cách của chúng nó. Và bởi vì thụ tạo có trí năng chiếm hữu sự tham dự này theo thể cách trí năng, do đó mà ở nơi thụ tạo có trí năng sự tham dự vào luật vĩnh cửu bằng một cách riêng biệt đáng tên luật; vì luật lệ thuộc vào trí năng như người ta đã nói ở trước (q.90, a.1). Còn ở nơi thụ tạo không có trí năng, sự tham dự này không hiện hữu theo thể cách có trí năng; vậy nó được gọi là luật cách loại suy.
Tiết 3 CÓ LUẬT NHÂN LOẠI? VẤN NẠN: Xem ra không có luật nhân loại. 1. Luật tự nhiên là sự tham dự vào luật vĩnh cửu như chúng ta mới minh chứng. Mà do luật vĩnh cửu mọi sự vật, theo lời nói của thánh Augusitno, được sắp đặt cách hoàn hảo (De Lib.Arb. 1,6). Vậy luật tự nhiên đủ để sắp đặt mọi sự của nhân loại; như vậy luật nhân loại không cần thiết. 2. Ý niệm về luật bao hàm ý niệm về chừng mực như người ta đã nói (q:90, a.1). Mà trí năng nhân loại không phải là chừng mực của các sự vật chút nào, nhưng là ngược lại, như Triết gịa chủ trương (Metaph. 9,1). Vậy không luật nào có thể phát xuất bởi trí năng nhân loại. 3. Chừng mực phải chắc chắn tột bực theo lời nói của Triết gia (Metaph. 9,1). Mà giới mệnh của trí năng nhân loại quan hệ điều phải làm thi không chắc chắn theo lời ghi chép: "Các tự tưởng của các kẻ hay chết thì lưỡng lự, và các sự đoán trược của chúng ta thì không chắc chắn" (Kn 9,14). Vậy không luật nào phát xuất bởi trí năng nhân loại. TRÁI LẠI: Thánh Augustino phân biệt hai luật: Luật vĩnh cứu và luật thuộc về thời gian (De Lib. Arb. 1,6); và luật thuộc về thời gian được thánh nhân gọi là luật nhân loại. TRẢ LỜI: Do những điều đã trình bày ở trước (q.90, a.1, sol.2), chúng ta biết luật là giới mệnh của tri năng thực tiền. Mà người ta có thể gặp thấy một tiến trình tương tự trong trí năng thực tiễn và trí năng suy lý. Cả hai tri năng này đều tiến hành từ vài nguyên lý nào đó để đạt tới một số kết luận, như chúng ta đã trình bày (q.90, a.1, sol.2). Vậy chúng ta phải nói điều này: Cũng như trong trí năng suy lý các kết luận của những khoa học khác nhau, là những kết quả của các nguyên lý không minh chứng được mà các kết luận này không phải là bẩm sinh trong chúng ta, nhưng là kết quả do hành động của trí năng; cũng vậy, trí năng nhân loại một cách cần thiết đi từ các giới mệnh của luật tự nhiên là những nguyên lý tổng quát và không minh chứng được mà đạt tới các sự sắp đặt đặc thừ hơn. Các sự sắp đặt đặc thủ này do trí năng nhân loại khám phá ra được gọi là những luật nhân loại, từ lúc chúng ta gặp lại được trong chúng nó những điều kiện khác làm cho nguyên tuyền ý niệm về luật tùy theo các sự giải thích đã trình bày (q.90). Do đó, Cicéron công bố: "Nguồn gốc đầu tiên của luật được sản xuất bởi bản tính; rồi đến, một số sự sắp đặt trở thành các thói quen do trí năng phán đoán chúng nó hữu ích; cuối cùng, cái gì đã được bản tính thiết lập và đã được thói quen tán thành, thì đã được thừa nhận bởi sự sợ và sự tôn trọng luật" (Rhet. 2,53). GIẢI ĐÁP: 1. Trí năng nhân loại không thể tham dự vào trí năng Thiên Chúa tùy theo sự sung mãn quyền năng Ngài, nhưng tùy theo thể cách mình và tùy theo thể cách hoàn hảo. Do đó, trong lĩnh vực của trí năng suy lý, ở nơi chúng ta do một sự tham dự tự nhiên vào sự khôn ngoan Thiên Chúa, có sự hiểu biết một số nguyên lý tổng quát, nhưng không có sự hiếu biết riêng về bất cứ chân lý nào ở trong sự khôn ngoan Thiên Chúa. Cũng vậy, trong lĩnh vực trí năng thực tiễn, nhân loại một cách tự nhiên tham dự vào luật vĩnh cửu tùy theo một số nguyên lý tổng quát, tuy nhiên không phải do sự hiểu biết chi tiết về các giới mệnh đặc thù nhắm các trường hợp cụ thể, mặc dầu các giới mệnh này được chứa đựng trong luật vĩnh cửu. Như vậy, trí năng nhân loại cần phải đạt tới các sự sắp đặt luật nhắm những trường hợp đặc thù: 2. Trí năng nhân loại do chính mình, không phải là qui tắc của các sự vật; nhưng các nguyên lý bẩm sinh trong nó là các qui tắc và các chừng mực phổ quát của tất cả các cái gì người ta phải làm. Và yếu tính tự nhiên là qui tắc và chừng mực của hành động nhân loại; chứ nó không phải là qui tắc và chừng mực của cái gì là công việc của bản tính. 3. Trí năng thực tiễn có đối tượng là hành động của nhân loại, đặc thù và bất tất, chứ không phải là các thực tại tất yếu, vì đó là đối tượng của trí năng suy lý. Do đó, các luật nhân loại không thể chiếm hữu tính không sai lầm mà các kết luận minh chứng của các khoa học chiếm hữu. Lại nữa, không cần thiết mọi chừng mực phải tuyệt đối không thể sai lầm và phải chắc chắn, tùy theo điều đó có thể có được theo loại của mình, thì đã đủ.
Tiết 4 CÓ LUẬT THIÊN CHÚA? VẤN NẠN: Xem ra luật Thiên Chúa không cần thiết. 1. Luật tự nhiên như chúng ta đã nói (a.2), là sự dự phần vào luật vĩnh cửu. Mà luật vĩnh cửu, đó là luật Thiên Chúa (a.1). Vậy ngoài luật tự nhiên và các luật nhân loại phát xuất bởi nó, không cần thiết phải có luật Thiên Chúa. 2. Có lời ghi chép: "Thiên Chúa trao con người cho sự xét đoán riêng của nó" (Hc 15,14). Mà sự xét đoán là hành động của trí năng như chúng ta biết (q.14, a.1). Vậy con người được trao cho sự thống trị của trí năng riêng của mình. Mà sự quyết định của trí năng nhân loại, đó là luật nhân loại. Vậy nhân loại không cần được thống trị bởi luật khác mà người ta gọi là luật Thiên Chúa. 3. Bản tính nhân loại tự túc cho chính mình cách hoàn hảo hơn là các thụ tạo không có trí năng. Mà các thụ tạo không có trí năng không có luật nào khác ngoài khuynh hướng tự nhiên bẩm sinh trong chúng nó. Vậy thụ tạo có trí năng càng ít cần có luật Thiên Chúa ngoài luật tự nhiên. TRÁI LẠI: Đavít xin Thiên Chúa ban cho mình một luật: "Lạy Chúa, xin ban cho con luật của Chúa trên con đường công chính" (Tv 119,33). TRẢ LỜI: Để hướng dẫn đời sống nhân loại, cần thiết phải có luật Thiên Chúa ngoài luật tự nhiên và luật nhân loại. Sự xác định này có nền tảng trên bốn lý do. - Thứ nhất, chính nhờ luật mà con người được hướng dẫn để hoàn thành các hành động riêng của mình bằng cách sắp đặt chúng nó đến cùng đích. Vậy, giả như con người chỉ được sắp đặt đến mục đích cân xứng với năng lực tự nhiên của mình hẳn họ về phía trí năng của minh không cần lãnh nhận nguyên lý hướng dẫn ở trên luật tự nhiên và luật nhân loại phát xuất bởi đó. Mà, bởi vì họ được sắp đặt đến mục đích hạnh phúc vĩnh cửu vượt qua mọi khả năng tự nhiên của các năng lực nhân loại, như người ta đã nói (q.5, a.5), nền cần thiết ở trên luật tự nhiên và luật nhân loại, phải có luật được Thiên Chúa ban cho để hướng dẫn họ đến mục đích của họ. - Thứ hai, sự phán đoán của nhân loại không chắc chắn, nhất là đối với các sự vật bất tất và đặc thù; do đó, nhiều người đưa ra những sự phán đoán khác nhau về các hành vi nhân linh; do đó cũng xuất hiện nhiều luật khác nhau và tương phản nhau. Vậy để nhân loại có thể biết chắc chắn điều mình phải làm và điều mình phải tránh, đối với họ tất nhiên phải được hướng dẫn trong các hành vi riêng mình bởi luật do Thiên Chúa ban cho, vi chắc chắn luật như thế không thể sai lầm. - Thứ ba, bởi vì nhân loại có thể lập nên luật trong các vấn đề mà họ có khả năng phán đoán. Mà không có thể phán đoán các sự chuyển động bên trong là những sự chuyển động ẩn khuất kín đáo, nhưng họ chỉ có thể phán đoán các hành vi bên ngoài có thể quan sát được; nhưng để đạt tới sự hoàn hảo của nhận đức, họ tất nhiên phải ăn ở sống động ngay thẳng tốt lành theo cả hai loại hành vi này. Do đó, luật nhân loại không đủ để chế ngự và hướng dẫn các hành vi bên trong, và để đạt được mục đích này, nhân loại cần thiết phải có sự can thiệp của luật Thiên Chúa. - Thứ tư, như thánh Augustinô nói, bởi vì luật nhân loại không thể phạt hoặc cấm mọi hành vi xấu: nó muốn trừ tuyệt các sự xấu, thì đồng thời làm mất nhiều sự tốt và ngăn trở sự tiến triển của sự tốt công cộng vốn cần thiết cho đời sống nhân loại. Do đó, để không còn sự xấu nào ẩn khuất và không bị phạt, luật Thiên Chúa cần can thiệp vào và do đó mọi sự xấu đều bị cấm. Và bốn nguyên nhân này được đề cập đến ở thánh vịnh 18,8, vì có lời ghi chép: "Luật Thiên Chúa trọn hảo", nghĩa là, không cho phép tội lỗi xấu xa nào; "cải tạo các linh hồn", nghĩa là, nó hướng dẫn không những các hành vi bên ngoài, mà còn các hành vi bên trọng; "băng chứng của Thiên Chúa thì trung thành", nghĩa là điều thật và ngay thẳng thì chắc chắn; "ban sự khôn ngoan cho những người bé mọn", bằng cách hướng dẫn nhân loại đến mục đích siêu nhiên và thuộc về Thiên. Chúa. GIẢI ĐÁP: 1. Do pháp luật tự nhiên, luật vĩnh cửu được tham dự tùy theo khả năng của bản tính nhân loại. Mà nhân loại phải được hướng dẫn đến cùng đích siêu nhiên của mình tùy theo thể cách cao hơn. Do đó, luật Thiên Chúa được ban thêm cho, và nhờ nó luật vĩnh cửu được tham dự theo thể cách cao hơn. 2. Sự xét đoán là một thứ tìm kiếm; vậy nó phải đi từ vài nguyên lý nào đó. Nó không đủ nếu chỉ đi từ các nguyên lý bẩm sinh cách tự nhiên, như các nguyên lý của luật tự nhiên, như người ta mới nói. Còn phải có những nguyên lý khác thêm vào, tức là các giới mệnh của luật Thiên Chúa. 3. Các thụ tạo không có trí năng không được sắp đặt đến mục đích cao hơn mục đích cân xứng với các năng lực tự nhiên chúng nó. Do đó, sự so sánh không giá trị.
Tiết 5. PHẢI CHĂNG CHỈ CÓ MỘT LUẬT THIÊN CHÚA? VẤN NẠN: Xem ra chỉ một luật Thiên Chúa mà thôi, 1. Trong một quốc gia, và đối với một nhà vua, chỉ có một luật. Mà toàn thể nhân loại được xem xét trong các mối tương quan với Thiên Chúa dường như Thiên Chúa là vua duy nhất của họ theo lời ghi chép: "Thiên Chúa là vua cả và trái đất" (Tv 48,8). Vậy chỉ có một luật Thiên Chúa. 2. Mọi luật được lập ra vì mục đích mà người lập pháp dự định cho những kẻ mà ông bắt buộc tuân theo luật. Mà Thiên Chúa dự định cũng một mục đích duy nhất cho tất cả mọi người theo lời ghi chép: "Thiên Chúa cho mọi người được cứu rỗi và hiểu biết được chân lý" (1Tm 2.4). Vậy chỉ có một luật Thiên Chúa. 3. Luật vĩnh cửu thì duy nhất. Mà luật Thiên Chúa tương tự với nó hơn với luật tự nhiên, bởi vìsự mặc khải ơn Thiên Chúa cao trọng hơn sự hiểu biết của bản tính. Mà luật tự nhiên duy nhất cho mọi người. Vậy luật Thiên Chúa càng duy nhất hơn nữa. TRÁI LẠI: Thánh Phaolô viết: "Vì một khi tế vụ đổi thay thì nhất thiết cũng có sự thay đổi luật" (Dt 7,12). Mà tế vụ có hai thứ, như có lời ghi chép cũng ở đoạn văn ấy: Tế vụ Lêvi và tế vụ của đức Kitô. Vậy luật Thiên Chúa cũng có hai thứ: luật cũ và luật mới. TRẢ LỜI: Đã nói trong Quyển I, sự phân biệt là nguyên nhân của số. Mà người ta gặp được hai thể cách mà các sự vật được phân biệt nhau. Thể cách thứ nhất quan hệ với các sự vật hoàn toàn khác loại nhau như con ngựa và con bò. Thể cách thứ hai gặp thấy ở nơi cái gì hoàn hào và cải gì bất hoàn hảo trong cũng một loại như người lớn và trẻ con. Chính như thế mà luật Thiên Chúa chia ra làm hai thứ cũ và mới. Do đó, trong thư gửi giáo đoàn Galata (3,24), thánh Phaolô so sánh tình trạng của luật cũ với tình trạng của đứa con nhỏ bé còn sống với người trông nom trong khi thánh nhân đồng hóa tình trạng của luật mới với tình trạng con người đã trưởng thành không còn sống nhờ sự giám hộ của kẻ trông nom. Mà người ta có thể xem xét ba tình trạng của sự hoàn hảo tùy theo ba chức phận của luật mà chúng ta đã để cập đên ở trước. Thứ nhất, luật phải được sắp đặt đến sự tốt công cộng là mục đích của minh (q.90, a.2). Điều đó thể hiện ở hai bình diện. Bình diện của sự tốt khả giác và trần thế; chính về bình diện này mà luật được trực tiếp sắp đặt: như vậy, người ta trông thấy ngay từ đầu, luật Môsê (Xh 3,17), dân Do Thái được mời gọi trước tiên để chiếm quốc gia trần thế Canaan. Và có sự tốt công cộng thiêng liêng và thuộc về thiên quốc mà luật mới hướng về đó. Do đó, Chúa Giêsu ngay từ đầu giảng dạy, đã kêu mới nhân loại đến Nước Trời, khi Ngài nói: "Hãy ăn năn tội, Nước Trời đã đến gần" (Mt 4,17). Do đó, thánh Augustinô nói với chúng ta: "Các lời hứa về các sự tốt trần thế được chứa đựng trong Cựu ước được gọi là cũ vì lý do này; còn lời hứa về sự sống vĩnh cửu thuộc về Tân ước" (Contra Faust. 4,2). 2. Luật có chức phận sắp đặt các hành vi nhân linh theo trật tự của sự công chính. Về phương diện này, luật mới hơn luật cũ, nó làm cho ngay thẳng chính các hành vi bên trong của tâm hồn, theo lời ghi chép: "Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các Kinh sư và người Pharisiêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời" (Mt 5,20). Như vậy người ta nói luật cũ là cái thẳng cho cái tay, còn luật mới là cái thắng cho tinh thần. 3. Luật theo bản tính mình hướng dẫn nhân loại tuân giữ các giới mệnh. Luật cũ dùng sự sợ hãi hình phạt mà làm cho họ tuân theo các giới mệnh: còn luật mới làm như vậy bằng tình yêu được phú nhập trong tâm hồn bởi ơn đức Kitô; ơn đức Kitô được ban do luật mới, nó chỉ đã được tượng trưng bởi luật cũ. Do đó, thánh Augustinô. còn nói: "Có sự dị biệt nhỏ giữa luật cũ và phúc ảm, đó là giữa sự sợ hãi và tình yêu". GIẢI ĐÁP: 1. Cũng như người cha gia đình ở trong nhà mình, đưa ra những giới mệnh cho con cái còn nhỏ và cho con cái trưởng thành; cũng vậy Thiên Chúa, là vua duy nhất của nước duy nhất của mình, đã công bố một luật cho những người con bất hảo và một luật khác hoàn hảo hơn cho những người đã được hướng dẫn bởi luật thứ nhất đến khả năng cao hơn để lãnh nhận cái thuộc về Thiên Chúa. 2. Sự cứu rỗi nhân loại chỉ được bảo đảm bởi đức Kitô, theo lời ghi chép: "Dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban xuống cho nhân loại để phải nhờ vào đó mà chúng ta trông được ơn cứu rồi" (Cv 4,12). Do đó, luật dẫn đưa tất cả mọi người một cách hoàn hảo đến sự cứu rồi chỉ có thể được ban cho sau khi đức Kitô đã đến trong thể gian. Trước đó, phải ban cho dân Do Thái mà do đó đức Kitô, và luật này phải bao gồm một số yếu tố đầu tiên của sự công chính mà sự công chính này sẽ cứu rồi họ. 3. Luật tự nhiên hướng dẫn nhân loại theo một giới mệnh chung cho những người hoàn hảo và những người bất hoàn hảo; như vậy luật duy nhất cho mọi người. Còn luật Thiên Chúa hướng dẫn nhân loại cũng tùy theo một số sự sắp đặt đặc thù mà những người hoàn hảo và những người bấthoàn hảo không quan hệ với các sự sắp đặt này theo cũng một thể cách. Do đó, luật Thiên Chúa phải có hai thứ như chúng ta mới giải thích.
Tiết 6 CÓ LUẬT CỦA SỰ HAM MUỐN HAY CỦA TỘI KHÔNG? VẤN NẠN: Xem ra không có pháp luật của sự ham muốn. 1. Thánh Isidôrô de Séville viết: "Luật là công việc của trí năng" (Etymol. 5,3). Mà sự ham muốn không phải công việc làm của trí năng, nó là sự lệch lạc của trí năng. Vậy sự ham muốn không có yếu tính của luật. 2. Mọi luật thì bắt buộc, đến nỗi những kẻ không tuân giữ nó bị gọi là những người phạm pháp. Mà sự ham muốn không làm cho ai trở thành người phạm pháp vì họ không tuân theo nó; nhưng họ trở nên người phạm pháp vì tuân theo nó. Vậy sự ham muốn không phải là luật. 3. Luật sắp đặt đến sự tốt công cộng, như người ta đã minh chứng (q90, a.2 Mà sự ham muốnkhông hướng đến sự tốt công cộng, nhưng đến sự tốt đặc thù. Vậy sự ham muốn không có yếu tính của luật. TRÁI LẠI: Thánh Phaolô nói: "Tôi thấy một luật khác nơi chi thể mình tôi, cự lại luật pháp của trí năng tôi" (Rm 7,23). TRẢ LỜI: Người ta đã nói trước (a.2), luật ở cách thuộc yếu tính trong kẻ thiết lập qui tắc hay sự chừng mực; và ở theo thể cách tham dự trong kẻ mà qui tắc này hay sự chứng mực này được ứng dụng. Do đó, mọi khuynh hướng hay mọi sự sắp đặt mà người ta gặp thấy trong các vật phải tuân theo một luật, được gọi là luật do sự tham dự. Mà trong các vật phải tuân theo một luật, có thể có khuynh hướng phát xuất bởi nhà lập pháp theo hai thể cách. Thứ nhất, nhà lập pháp này có thể một cách trực tiếp hướng các người phục tùng đến một mục đích; nhà lập pháp bắt buộc các hành động khác đối với các kẻ tùng phục khác nhau: như người ta có thể nói các luật khác đối với những quân nhân và đối với các thương gia. Thứ đến, thể cách thứ hai gián tiếp bắt buộc một khuynh hướng;khuynh hướng này phát xuất bởi nhà lập pháp cách chức kẻ nào trong các kẻ phục tùng mình và do đó khiến họ qua một trật tự mới và dường như đến với một luật mới; thí dụ, nếu một quân nhân bị giải ngũ, họ đi vào luật các người nông dân hoặc các người buôn bán. Như vậy, dưới sự thống trị của Thiên Chúa, Đấng lập pháp các thụ tạo khác nhau có những khuynh hướng tự nhiên khác nhau, đến nỗi điều đối với vật này là luật, thì với vật kia là trái ngược luật; dường như tôi nói việc nổi cơn dữ tợn là luật của chó, nhưng trái ngược luật của con chiên cái hoặc con vật hiền hòa nào khác. Vậy luật nhân loại mà họ lãnh nhận do sự sắp đặt của Thiên Chúa, đã được thích nghi với điều kiện riêng của họ, là họ hành động tùy theo trí năng mình. Luật rất thế lực trong tình trạng nguyên thủy đến nỗi không cái gì có thể đến thình lình với con người, mà thoát khỏi trí năng của họ hoặc trái ngược với họ. Còn khi con người đã ra xa khỏi Thiên Chúa, ngã vào tình trạng bị lôi cuốn bởi tính hung hăng của nhục cảm tính; điều đó xảy đến cho mỗi người trong chúng ta cách đặc thứ riêng biệt theo mức độ mà nó không tuân theo trí năng nữa và theo một thể cách nào đó nó đồng hóa với các thú vật bị lôi cuốn bởi sự hăng hái của nhục cảm tính theo lời ghi chép: "Nhân loại bị xếp vào loại thú vật không có trí năng và họ trở thành tương tự với chúng" (Tv 49,21). Tóm lại, khuynh hướng của nhục cảm tính mà người ta gọi là sự ham muốn, thì ở nơi thú vật, một cách tuyệt đối có yếu tính của luật theo mức độ chúng ta coi là luật cái gì có khuynh hướng phục tùng luật. Nhưng ở nơi nhân loại, nó không có yếu tính của luật theo thể cách này, có thể đó là sự lệch lạc ngoài luật của trí năng. Nhưng bởi vì do sự phán quyết công bình của Thiên Chúa, nhân loại đã mất sự công chính nguyên thủy, và trí năng của họ bị mất hết sức mạnh của mình, thì sự thúc giục của nhục cảm tính mà họ bị lôi kéo, có yếu tính của luật theo mức độ nó là hình phạt theo sau luật Thiên Chúa làm cho nhân loại mất chức vị cao trọng riêng của họ. GIẢI ĐÁP: 1. Chứng cứ này xem xét sự ham muốn tại sự là xúi giục đến sự xấu. Như vậy nó không có yếu tính của luật, như chúng ta đã xác định ở trước, nhưng nó có yếu tính luật tùy theo nó phát xuất bởi đức công chính của Thiên Chúa, đường như việc quí tộc, vì tội lỗi mình, bị bắt buộc làm các công việc của kẻ nô lệ, đó là luật. 2. Chứng cứ này xem xét luật theo sự sáng của qui tắc hoặc của sự chừng mực; vì chính theo ý nghĩa này mà những kẻ đi lệch ngoài luật trở nên những người phạm pháp. Nhưng sự ham muốn không phải là luật theo phương diện này, nhưng nó là luật theo ý nghĩa tham dự, như chúng ta đã nói ở trên. 3. Chứng cứ này xem xét sự ham muốn ở trong khuynh hướng riêng của nó, chứ không ở trong nguồn gốc của nó. Tuy nhiên, chúng ta xem xét khuynh hướng của nhực cảm tính trong các thú vật, nó được sắp đặt cho sự bảo tồn bản tính trong loại hoặc trong cá thể. Điều này cũng là sự thật đối với nhân loại theo mức độ nhục cảm tính phục tùng trí năng. Nhưng nó được gọi là sự hạm muốn theo mức độ nó rời bỏ trật tự của trí năng.
Lm. Jos. Trần Ngọc Châu dịch Lm. Lud. Nguyễn Văn Hạnh hiệu đính |
Ý KIẾN BẠN ĐỌC