Trong phạm vi bài nghiên cứu này, chúng tôi không có ý mở một cuộc thảo luận rộng rãi đến thế. Đây chỉ nhằm đi đến một nhận định cụ thể về giá trị bài Hịch tướng sĩ. Dù có được kể vào văn học Việt nam hay không, bài ấy cũng đánh dấu một bước quyết định trong cuông cuộc xây dựng tinh thần dân tộc, phản ánh một thời đại vinh quang trong lịch sử Việt nam. Vậy chúng ta hãy nhận đây là một tác phẩm thiên tài của văn hoá dân tộc, và đi vào nội dung cụ thể.
Trong bối cảnh triết học bị các môn học khác lấn át như hiện nay, đã đến lúc các triết gia cần giải thích cho giáo viên và các nhà sư phạm thấy được cái gì là quan trọng và có giá trị trong cách tiếp cận triết học. Triết học không đơn giản chỉ giúp đỡ giáo viên, mà còn đóng một vai trò quan trọng trong giáo dục trẻ em, là một phương tiện (công cụ) của quá trình kiến tạo ý nghĩa; triết học là cái (“vốn”, “tài sản”) chung tốt nhất giữa các giảng viên và học sinh ở mọi lứa tuổi.
Những tín đồ của Phật giáo Đại thừa, chính họ đã xác nhận bằng sự tương phản với Phật giáo Tiểu thừa về sự thành lập một nguyên lý cao siêu, đặc biệt hơn ngay trong chính họ, đó là niềm tin qua lời phát biểu của Sarvam Tathātvam: “Tất cả là như vậy”. Song, nguyên lý này không phải là tiêu điểm trong bất cứ sự mới lạ nào. Bởi vì, lý lẽ hợp nhất sẽ đưa đến kết luận xác thực về ba nguyên lý trình bày ở trên, mà niết-bàn là tối thắng. Trong tất cả kinh điển thường đề cập đến “Tất cả là khổ”, vấn đề này cũng được xem như là tiêu điểm đầu tiên trong cuộc sống.
Theo cách đọc này, tác phẩm của Kafka “tháo dỡ” mọi định chế, mọi quyền uy, mọi hình thức của sự áp bức, đè nén, tức tất cả những gì muốn đẩy lùi sự khao khát, muốn “tái lãnh thổ hóa”, muốn cắt đứt những sự liên kết của ông. Tiểu thuyết “Le Procès” (1925) thành công nhất trong nỗ lực này, bởi ở đây, nhân vật Joself K. cho thấy mình đã không còn chịu trói buộc bởi cái vỏ rỗng của “luật pháp” đã “bắt nhốt” mình, trái lại, theo tiếng gọi của sự khao khát, đưa mình đi từ hoàn cảnh này sang hoàn cảnh khác, trong một sự kết chuỗi vô tận của những trạng thái và những cấp độ “tăng cường” của bộ máy.
Vấn đề con người đang xuất hiện trên sách báo thế giới với tần số rất cao, nếu không phải là cao nhất, trong lịch sử tư tưởng thế giới. Dường như mỗi lần loài người đứng trước ngưỡng cửa một giai đoạn văn minh mới, vấn đề con người lại được đặt ra bức xúc, gay cấn với vô số những ý kiến khác nhau, đối lập nhau. Ít ra, chúng ta cũng thấy như vậy trong thời kì Phục hưng ở châu Âu, trong thế kỷ Khai sáng cũng ở châu Âu và hiện nay.
Loài người chúng ta có chung một trời che, chung một đất chở, chung một mặt trời chiếu, chung một mặt trăng soi, một không khí đầy tràn, một hơi nóng ấm áp, một thứ nước thấm nhuần, một ngọn gió mát mẻ, do một lý chi phối tất cả, do một tính chất đồng như nhau tất cả… buổi đầu do một mà sinh ra, cuối cùng lại hợp lại làm một mới thành tựu cái công dụng to lớn của cả trời đất.
Bài viết trình bày một cách khái lược triết học Mỹ đương đại. Theo tác giả, các học phái triết học Mỹ rất phong phú và đa dạng, thể hiện rõ nét tính đa nguyên cũng như cục diện đối kháng giữa chủ nghĩa khoa học và chủ nghĩa nhân văn trong triết học phương Tây hiện đại. Trong đó, tác giả tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu, như triết học hậu phân tích, triết học khoa học, triết học nhân văn châu Âu tại Mỹ và học thuyết luân lý xã hội. Đồng thời, nhấn mạnh rằng, sự tăng cường nghiên cứu và trao đổi học thuật về triết học Mỹ hiện đại có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện.
Không có dấu vết nào ở đây của chủ nghĩa cá nhân đích thực, cái học thuyết cho rằng có những giá trị cá nhân – niềm vui, hay hiểu biết, hay tình bạn, hay đức hạnh, hay tự thể hiện mình trong nghệ thuật hay trong cuộc sống – mà so với chúng các quy định chính trị và xã hội phải được xem là thứ yếu, bởi chính vì những giá trị ấy mà các quy định nói trên tạo ra một bệ đỡ, một phương tiện dù có là không thể thay thế được đi nữa, nhưng vẫn chỉ là phương tiện.
Bertrand Russell thường ví triết học như một bà mẹ có cái dạ con rất lớn, bao chứa hết mọi ngành khoa học, nuôi lớn chúng, rồi cho chúng ra ở riêng với món hồi môn hậu hĩnh. Còn bà mẹ vẫn mãi mãi chỉ còn là bà mẹ với chiếc dạ con ngày càng trống rỗng! Càng trống rỗng, nó càng có thể tiếp tục bao chứa nhiều hơn! Vậy, chắc có lẽ nó không bàn về những đối tượng ấy theo nghĩa hẹp mà chỉ bàn về những nguyên lý thôi: nguyên lý của tồn tại, nhận thức và hành động, về mọi nguyên lý, thậm chí về nguyên lý tối cao! Nhưng, đó có phải là chủ đề trung tâm của nó không?
Yêu cầu “hãy tự-biết mình!” thoạt đầu hướng đến việc nhận ra sự giới hạn và yếu đuối của con người (so với thần linh). Con người ở đây hiểu theo nghĩa giống loài, và lời răn không chỉ muốn nói đến những giới hạn con người không thể vượt qua được, mà còn là lời cảnh cáo trước sự kiêu ngạo và tự đánh giá quá cao năng lực của chính mình.
Từ trong lòng Tánh Không luận đi ra, người ta thử thay đổi các bình diện biểu lộ của nó, rồi qua những gì sẽ đạt được, trong lãnh vực suy lý cũng như trong lãnh vực sinh hoạt thực tế, luôn luôn có những tiếng nói nghe ra như những cơn gió rì rào giữa các sa mạc của hư vô: ý nghĩa của một cứu cánh nào đó - cũng suy lý hay của đời sống - như một ngôi sao trên bầu trời của sa mạc.
Thật sự là cực kì khó để tránh khỏi triết học, ngay cả với một nỗ lực có ý thức. Hãy thử xét trường hợp những ai khước bác nó, nói với chúng ta rằng ‘Triết học vô dụng’. Trước nhất, nói thế, hiển nhiên là họ so sánh nó với một hệ thống giá trị nào đó. Thứ hai, khi họ sẵn sàng để nói dù ngắn gọn và võ đoán rằng tại sao nó vô dụng, là họ nói về tính không hiệu quả của vài loại tư duy, hoặc về việc con người không có khả năng xử lí một số loại vấn đề nào đó
Trần Đức Thảo là hiện tượng tiêu biểu của người trí thức Việt Nam thế kỷ XX, người vừa là sản phẩm vừa là nạn nhân của thời đại, đồng thời cũng là người góp phần tạo ra thời đại. Đó là thời đại mà, nói như nhà thơ Trần Dần, “nạn hữu”một thời với ông, khi thì “có chân trời nhưng không có người bay”, khi thì “có người bay nhưng không có chân trời”. Ông không thể thành một thiên tài mà chỉ là một “thần đồng triết học”(như cách gọi của một số người), vì ông đã chấp nhận thân phận một trí thức hiến tế của cách mạng.
Hiện nay trên thế giới có hiện tượng những cô gái nhà giàu xinh đẹp đua nhau học triết, học nghệ thuật. Họ không còn thiếu gì về vật chất nữa, mà cảm thấy mình còn nghèo nàn tinh thần, chưa có cái đẹp bên trong tâm hồn. Nhìn các cô ngồi trên băng ghế đá trầm tư, có lúc nhăn trán nhíu mày, thấy vẫn đẹp mê hồn; có lẽ vì cái đẹp bên ngoài và bên trong họ đang hòa quyện, có người đã hòa quyện đến độ chín muồi; chứ không như các cô gái Việt đẹp của ta, một trăm cô chụp hình thì gần một trăm cô đưa hai ngón tay làm hình chữ V lên, ngoài ra chẳng biết “triết lý” gì với người nhìn mình.
Triết lý không chỉ là lời nói. Đôi khi im lặng, không tham gia bàn cãi gì về triết học cũng là một lập trường triết học. Một ngưởi trẻ bỏ cả buổi chiều để ngồi cắm cúi với các thiết bị số của mình trong quán cà phê, thì rõ ràng là không triết lý gì, nhưng trước đó anh ta/cô ta đã triết lý rồi: không lăn tăn gì cả, sống cái đã. Ít nhất họ cũng ngang hàng với rất nhiều người vận dụng bao nhiêu triết thuyết, giáo pháp để cuối cùng có thể sống vô tư bất chấp hoàn cảnh chung quanh.
Mình đang ngồi dịch sách bỗng ngửi thấy mùi cháy khét. Nhìn sang buồng thầy Thảo, thấy khói tuôn ra các ngách cửa. Mình hốt hoảng xô cửa vào. Cả gian buồng mờ mịt khói. Lạ lùng nhất là thầy Thảo đang đứng bên cửa sổ, giữa đám khói, hai tay vung vẩy, miệng lẩm bẩm độc thoại, như đang trình bày một vấn đề gì đó với cả đám đông vô hình trước mặt