FLIER A JA | Lê Sơn dịch || Điều chủ yếu là ở chỗ tôi đưa ra ba luận cứ rất quan trọng để chống lại luận điểm coi văn hoá là một thứ hình thái sở hữu riêng của đời sống con người
Phê phán văn hóa bao giờ cũng nhằm bảo vệ và phát huy văn hóa. Nhưng khi nhân danh tự nhiên hay lấy tự nhiên làm chuẩn mực để phê phán văn hóa (ta gọi là “tự nhiên luận”), thì thành quả văn hóa lại chỉ có thể có được bằng cách thoát ly khỏi tình trạng tự nhiên thô lậu.
Con người sống trong lòng tự nhiên và giữa thế giới văn hóa. Không có gì rộng lớn mà gần gủi, thiết cận hơn hai thực tại ấy. Nhưng nếu hiểu văn hóa là những gì do con người sáng tạo và tái tạo thì nó khác và thậm chí đối lập lại với tự nhiên. Do đó, nhận thức tự nhiên và phê phán văn hóa hầu như là hai công việc thường xuyên trong lịch sử
Trong viễn tượng triết học, liên-văn hóa là một thái độ, một tinh thần và một sự thức nhận rằng mọi thành tựu của tư tưởng nhân loại đều là những biến thái của một philosophia perennis (“triết học vĩnh cửu”), trong đó sự tương đồng giữa các câu hỏi quan trọng hơn sự dị biệt giữa các câu trả lời
Không một thời đại nào trước đây biết đến sự chú ý đối với ngôn ngữ như thời đại chúng ta. Con người đã suy nghĩ về bản chất của ngôn ngữ rất nhiều và từ lâu, ít nhất là từ thời cổ đại, nhưng đến thế kỷ XX trong sự phát triển của văn hóa châu Âu đã xảy ra cái có thể gọi là “bước ngoặt ngôn ngữ học"
Trong thế giới mở, phức tạp, với nhiều nền văn hóa khác nhau như ngày nay, liệu còn có điều gì thực sự mang tính phổ quát? Đó là câu hỏi có muôn vàn đáp số tùy thuộc vào vị trí, tầm nhìn, cách tiếp cận của mỗi người, mỗi ngành khoa học. VHNA đi tìm một câu trả lời từ nhà triết học Bùi Văn Nam Sơn. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Sở dĩ những triết gia không thừa nhận quyền lực của tập quán là vì họ tôn vinh những nguyên lý trừu trường và phi thời gian. Sở dĩ họ không sợ “giẫm lên thành kiến, truyền thống, thâm niên, sự đồng tình của nhân dân, uy quyền, tóm lại tất cả những gì thống trị đám đông trí tuệ”, ấy là vì họ đặt cái Thiện lên trên mọi thứ tồn tại.
Tinh thần nhân văn trong xã hội có giai cấp, trước hết, là một tinh thần tranh đấu ở Tây Âu, dưới thời kỳ Văn hóa phục hưng, chủ nghĩa nhân văn là một phong trào chống chế độ phong kiến, do tư tưởng tư sản phát động. Tranh đấu cho giai tầng tư sản các thành thị chống với phong kiến. Tranh đấu cho dân tộc Ý chống với cuộc xâm lăng của những dị tộc. Trên lập trường tư tưởng chống phong kiến, chủ nghĩa nhân văn bao hàm hai yếu tố chính: yếu tố tri thức và yếu tố luân lý.
Theo cách đọc này, tác phẩm của Kafka “tháo dỡ” mọi định chế, mọi quyền uy, mọi hình thức của sự áp bức, đè nén, tức tất cả những gì muốn đẩy lùi sự khao khát, muốn “tái lãnh thổ hóa”, muốn cắt đứt những sự liên kết của ông. Tiểu thuyết “Le Procès” (1925) thành công nhất trong nỗ lực này, bởi ở đây, nhân vật Joself K. cho thấy mình đã không còn chịu trói buộc bởi cái vỏ rỗng của “luật pháp” đã “bắt nhốt” mình, trái lại, theo tiếng gọi của sự khao khát, đưa mình đi từ hoàn cảnh này sang hoàn cảnh khác, trong một sự kết chuỗi vô tận của những trạng thái và những cấp độ “tăng cường” của bộ máy.
Sự cần thiết phải xây dựng Triết học liên văn hoá xuất phát không chỉ từ nội tình của triết học, mà còn có những yếu tố ngoại tại khác: (a) Sự phổ biến của triết học phương Tây, ở một mức độ nhất định, đi liền với sức mạnh kinh tế và chính trị to lớn của các quốc gia phương Tây cũng như với lịch sử của chủ nghĩa thực dân,
Tại sao Liên hợp quốc ra tuyên bố về Thập niên văn hoá này? Chúng ta sẽ tìm thấy câu trả lời trong các văn kiện của UNESCO được dự thảo từ đầu thập niên 80 của thế kỷ XX. Khi xem xét những văn kiện sớm của UNESCO liên quan đến vấn đề Thập niên văn hoá này, chúng ta thấy
Những lý thuyết đạo đức lý tưởng cao vời vợi không ngăn chặn nổi con người chớ sống một đời sống gần như hoàn toàn vô giá trị đạo đức. Những yêu cầu to lớn quá cỡ chứa đựng tràn ngập trong các lý thuyết về nhà nước, nghệ thuật, trong các sở thích ưu tiên, nhưng không ai có thể thực hiện nổi, thậm chí niềm cảm hứng về các yêu cầu này cũng biến mất từ hàng thế kỷ nay.