Thomas Aquino Quyển II - Phần 1 - Tập 5: Vinh phúc Từ câu hỏi 90 đến câu hỏi 144
LỀ LUẬT VÀ ÂN SỦNG
Giờ đây chúng ta sắp nghiên cứu các nguyên lý bên ngoài của hành vi nhân linh. Nguyên lý bên ngoài quan hệ với hành vi xấu, đó là ma quỉ; chúng ta đã nói đến việc cám dỗ của ma quỉ trong Quyển I (q.114). Nguyên lý bên ngoài làm cho chúng ta hành động, đó là Thiên Chúa, hoặc Ngài dạy dỗ chúng ta nhờ luật của Ngài; hoặc Ngài nâng đỡ chúng ta bằng ơn của Ngài. Như vậy chúng ta tìm hiểu luật (q.90-108) và ơn Thiên Chúa (q.109-114). Về luật, chúng ta nghiên cứu luật tại sự cách tổng quát (q.90-97); sau đó chúng ta nghiên cứu các phần của luật (q.98-108).
CÂU HỎI 90 YẾU TÍNH CỦA LUẬT (4 Tiết) 1. Luật là cái gì thuộc về trí năng? 2. Mục đích của luật?: 3. Nguyên nhân của luật? 4. Sự công bố luật?
Tiết 1 LUẬT LÀ MỘT CÁI GÌ THUỘC VỀ TRÍ NĂNG? VẤN NẠN: Xem ra luật không thuộc về trí năng 1. Thánh Phaolô nói: "Nhưng tôi thấy luật khác nơi các chI thể mình tôi..." (Rm-7,23). Mà không cái gì thuộc về trí năng mà lại ở trong các chi thể; trí năng không sử dụng cơ quan hữu hình nào cả. Vậy luật không phải công việc của trí năng. 2. Trong trí năng, chỉ có năng lực, tập quán và hành động. Luật không phải là chính trí năng; nó cũng không phải là tập quán thuộc trí năng; vi các tập quán của trí năng là các trí đức mà chúng ta đã đề cập đến ở trước (q.75). Nó cũng không phải là hành động của trí năng, bởi vì trong trường hợp này luật không còn hiện hữu khi hành động của trí năng ngưng, thí dụ, ở nơi những kẻ ngu. Vậy luật không phải là công việc của trí năng. 3. Luật làm cho những kẻ phục tùng mình hành động. Mà làm cho hành động là việc làm riêng biệt của ý chí, như chúng ta đã trình bày ở trước (q.9, a.1). Vậy luật không bị lệ thuộc vào trí năng, nhưng vào ý chí; như vậy, Giustinianô công bố: "Cái gì nhà vua đã quyết định có sức mạnh của luật" (Dig. 1,4). TRÁI LẠI: Chính luật ra lệnh hoặc cấm đoán. Mà ra lệnh thuộc về trí năng, như người ta đã thấy (q.17, a.1). Vậy luật lệ thuộc về trí năng. TRẢ LỜI: Luật là qui tắc hành động và là chừng mực của các hành động chúng ta mà do đó người ta được xui giục để hành động hoặc không hành động. Từ ngữ luật dịch tiếng latinh lex; tiếng lex phát xuất bởi động từ ligare: và ligare có nghĩa là ràng buộc, bắt buộc; luật bắt buộc người ta hành động và ràng buộc tác nhân với thể cách hành động nào đó. Mà cái gì sắp đặt và đo lường các hành vi nhân linh, đó là trí năng, vì chính trí nằng là nguyên lý thứ nhất của các hành vi nhân linh, như chúng tạ minh chứng ở trước (q.1, a.1). Thực thế, chính trí năng do bản tính mình sắp đặt một cái gì đó vì mục đích; và mục đích là nguyên lý thứ nhất của hành động, như Triết gia chủ trương (Phys. 2,9). Nhưng trong mỗi giống hữu thể, cái gì là nguyên lý, đồng thời là quy tắc và chừng mực của giống này: như đơn nhất tính trong giống của các số và sự chuyển động đầu tiên trong giống của các chuyển động. Do đó mà luật lệ thuộc về trí năng. GIẢI ĐÁP: 1. Bởi vì luật là qui tắc và là chừng mực, có thể xem xét ở hai phương diện. Trước hết, người ta xem xét nó ở nơi kẻ đặt ra nguyên tắc hay thiết lập sự chừng mực. Vì các hành động này là những hành động của trí năng, trong trường hợp này, luật chỉ ở trong trí năng mà thôi. Thứ đến, người ta xem xét luật ở nơi kẻ phục tùng qui tắc và chừng mực. Như vậy, luật gặp được ở nơi mọi sự vật có khuynh hướng về một cái gì do một luật nào đó. Và bởi vì mỗi khuynh hướng để hành động giả định một luật nào đó, chính nó có thể gọi là luật, không phải bằng cách yếu tính, nhưng dường như bằng cách tham dự. Và theo thể cách này, chính khuynh hướng để ham muốn được gọi là luật của các chi thể. 2. Trong các hành động của chúng ta được biểu hiện bên ngoài, chúng ta phải phân biệt chính sự hành động và kết quả được thực hiện, thí dụ, hành động xây cất tòa nhà; cũng vậy, trong các hành động của trí năng, chúng ta phải phân biệt chính các hành động của trí năng là tư tưởng, suy luận, và kết quả của các hành động này. Trong trật tự suy lý, kết quả này gọi là sự định nghĩa, mệnh đệ, tam đoạn luận hay sự minh chứng. Còn trí năng thực tiễn, theo Triết gia (Eth. 7,3), cũng sử dụng tam đoạn luận trong các hành động mình như chúng ta đã nói ở trước (q.13, a.3). Do đó, chúng ta gặp được trong trí năng thực tiễn một cái gì đóng cũng một vai trò đối với các hành động như ở trong trí năng suy lý đó là nguyên lý đối với các kết luận. Những mệnh để phổ quát như thể của trí năng thực tiễn được hướng dẫn đến các hành động, thì có yếu tính của luật. Và các mệnh để này đôi khi được chúng ta xem xét cách hiện tại, trong khi chúng nó đôi khi được giữ lại trong trí năng bằng cách tập quán. 3. Trí năng có năng lực làm chuyển động do ý chí, như chúng ta đã nói ở trước (q.17, a.t), vị do sự kiện người ta muốn mục đích, trí năng ra lệnh về những điều được sắp đặt đến mục đích. Mà đối với những điều được ra lệnh mà có yếu tính luật, ý chí phải phù hợp với trí năng. Và theo ý nghĩa này, chúng ta hiểu lời nói điều gì được ý chí ra lệnh, thì có yếu tính của luật; nếu cách khắc, thì sự ra lệnh của ý chi là sự phi pháp hơn là lưật.
Tiết 2 MỤC ĐÍCH CỦA LUẬT VẤN NẠN: Xem ra luật không luôn luôn hướng đến công ích như là mục đích của mình. 1. Bản tính của luật là ra lệnh và cấm đoán. Mà các lệnh được hướng đến những sự tốt cá nhân nào đó. Vậy mục đích của luật không luôn luôn hướng đến công ích. 2. Luật hướng dẫn con người trong các hành động của họ. Mà các hành động của nhân loại quan hệ với các vấn đề đặc thù. Vậy luật hướng đến sự tốt đặc thù. 3. Thánh Isidôrô de Séville viết: "Nếu luật có nền tảng trên trí năng, bất cứ cái gì có nền tảng trên trí năng đều là luật" (Etymol. 2,10). Mà trí năng là nền tảng không những của cái gì được sắp đặt cho sự tốt cá nhân. Vậy luật không những được sắp đặt cho sự tốt của mọi người, mà còn được sắp đặt cho sự tốt riêng của cá nhân. TRÁI LẠI: Thánh Isidôrô de Séville nói: "Luật được ban hành không phải vì lợi ích cá nhân, nhưng vì lợi ích chung của các công dân" (Etymol. 5,21). TRẢ LỜI: Như chúng ta đã nói ở trước, luật thuộc về cái gì là nguyên lý của các hành vi nhân linh; vậy chính trong trí năng có cái gì là nguyên lý cho tất cả mọi cái còn lại. Do đó, luật một cách chủ yếu phải quan hệ với nguyên lý này. Mà nguyên lý thứ nhất trong các vấn đề thực tiễn làm đối tượng của trí năng thực tiễn là cùng đích của đời sống nhân loại và cùng đích của đời sống nhân loại là hạnh phúc như chúng ta đề cập ở trước (q.2, a.7; q.3, a.1). Do đó, luật một cách tất yếu phải quan hệ cách chủ yếu với trật tự hướng đến hạnh phúc. Hơn nữa, bởi vì mỗi phần được sắp đặt với toàn thể như cái bất hoàn hảo đổi với cái hoàn hảo, và bởi vì mỗi người là một phần của đoàn thể, luật phải quan hệ cách chủ yếu với trật tự hướng đến hạnh phúc công cộng. Do đó, Triết gia, trong lời định nghĩa về Luật đã nói đến sự hạnh phúc và đoàn thể chính trị bởi vì ông nói các sự sắp đặt công bình thuộc về luật là những sự sắp đặt thích nghi để tạo nên và bảo tồn hạnh phúc và những gì tham dự vào hạnh phúc do sự liên đới chính trị (Eth. 5,1); vì quốc gia là toàn thể hoàn hảo, như ông chủ trương (Wristote, Polit. 1,1). Mà trong mỗi giống, vật gì một cách chủ yếu thuộc về nó, là nguyên lý của các vật khác, và các vật khác này thuộc về giống này tùy theo một trật tự nào đối với vật ấy. Như lửa là vật chủ yếu trong các vật nóng, là nguyên nhân của sự nóng trong các vật thể hỗn hợp, và các vật thể được nói là nóng theo mức độ tham dự vào sự nóng. Do đó, bởi vì luật một cách chủ yếu được sắp đặt đến sự tốt công cộng, bất cứ giới mệnh nào khác đổi việc làm của cá nhân nào, một cách tất nhiên không có yếu tính của luật trừ phi theo mức độ nó quan hệ với sự tốt công cộng. Vậy mọi luật đều được sắp đặt đến sự tốt công cộng. GIẢI ĐÁP: 1. Giới mệnh biểu thị sự ứng dụng luật cho những vấn đề được luật qui định. Mà trật tự đối với sự tốt công cộng do luật ấn định, có thể ứng dụng cho các mục đích đặc thù. Như vậy các giới lệnh được đưa ra cho các vấn đề đặc thù. 2. Các hành động một cách dĩ nhiên quan hệ với các vấn đề đặc thủ, nhưng các vấn đề đặc thủ đó có thể quan hệ với sự tốt công cộng, không phải như với giống chung hoặc loại chung, nhưng như với nguyên nhân mục đích chung tùy theo sự tốt công cộng là mục đích chung. 3. Cũng như không cái gì đứng vững tùy theo trí năng suy lý trừ phi cái gì được người ta quy về các nguyên lý sơ thủy không: thể minh chứng. Cũng vậy, không cái gì đứng vững tùy theo trí năng thực tiễn, trừ phi cái gì được người ta quy về cùng đích tức là về sự tốt công cộng. Mà bất cứ cái gì đứng vững đối với trí năng theo ý nghĩa này, thì có yếu tính của luật.
Tiết 3 TRÍ NĂNG CỦA BẤT CỨ AI ĐỀU CÓ THỂ LẬP LUẬT KHÔNG (NGUYÊN NHÂN CỦA LUẬT) VẤN NẠN: Xem ra trí năng bất cứ ai cũng có thể lập luật. 1. Thánh Phaolô công bố: "Ví thử dân ngoại không có luật, nhưng một cách tự nhiên họ làm những điều thuộc về luật, chính họ là luật của mình" (Am 2,14). Mà các lời ứng dụng cách phổ quát cho mọi người. Vậy mỗi cá nhân có thể tự lập luật cho chính mình. 2. Triết gia nói: "Mục đích kẻ lập luật là đem con người đến nhân đức" (Eth. 2,1). Mà bất cứ cá nhân nào cũng có thể thúc giục kẻ đồng loại đến nhân đức: Vậy trí năng của mọi người cũng có thể lập luật. 3. Cũng như Quốc trưởng của một quốc gia là kẻ thống trị quốc gia đó; Cũng vậy, người chủ gia đình đối với nhà mình. Mà quốc trưởng của một quốc gia lập luật cho quốc gia mình. Vậy mọi người cha gia đình có thể lập luật cho gia đình mình. TRÁI LẠI: Thánh Isidôrô de Séville nói: "Luật là hiến pháp của một dẫn tộc mà theo đó những người quí tộc cùng với các kẻ thứ dân thừa nhận một số quyết nghị (Etymol. 5,10). Vậy tất cả mọi người không có quyền lập luật. TRẢ LỜI: Chúng ta hãy nhớ luật cách trước tiên và với tư cách là nguyên lý, nhằm trật tự đưa tới sự tốt công cộng. Ra lệnh một cái gì cho sự tốt công cộng thuộc về toàn thể dân chúng hoặc thuộc về người nào đó đại diện dân chúng. Vậy quyền lập pháp thuộc về toàn thể dân chúng hoặc thuộc về một nhân vật có chức phận chính thức lo cho toàn thể dân chúng; vì ngay trong mọi vấn đề khác, việc sắp đặt đến mục đích thuộc về kẻ mà mục đích này là riêng của họ. GIẢI ĐÁP: 1. Người ta đã nói ở trước (a.1, sol.1), luật hiện hữu ở nơi người nào không những như ở trong tác giả của qui tắc, mà còn theo thể cách tham dự như ở trong kẻ phục tùng qui tắc. Chính như vậy mà mỗi người là luật của mình cho chính mình, trong tư cách họ tham dự vào trật tự đã thiết lập bởi kẻ đã đặt ra qui tắc. Do đó thánh Phaolô cũng ở đoạn văn ấy xác định: "Những người như thế cho thấy rằng việc luật dạy đã được viết trong lòng họ" (Rm 2,15). 2. Một tư nhân không thể dẫn dụ nhân đức một cách có hiệu nghiệm. Họ chỉ có thể chỉ giáo, nhưng nếu sự chỉ giáo không được chấp nhận, họ không có phương tiện nào để cưỡng chế, mà điều này được bao hàm trong luật, ngõ hầu một cách hiệu nghiệm đem các kẻ phục tùng thi hành sự tốt, như Triết gia chủ trương (Eth. 10,9). Quyền lực cưỡng chế này thuộc về xã hội hoặc thuộc về kẻ sắp đặt quyền lực công cộng để thi hành các sự trừng phạt, như người ta sẽ giải thích sau (q.93, a.2, sol. 3). Vậy chỉ kẻ đó có quyền lập pháp. 3. Nếu con người là thành phần của gia đình, gia đình là thành phần của xã hội chính trị, và xã hội chính trị tạo nên xã hội hoàn hảo như Triết gia khẳng định (Polit. 7,1). Do đó, cũng như sự tốt của một cá nhân duy nhất không phải là cùng đích, nhưng nó được sắp đặt đến sự tốt công cộng; cũng vậy, sự tốt của một gia đình được sắp đặt đến sự tốt quốc gia là xã hội hoàn hảo. Như vậy kẻ thống trị một gia đình có đặt ra một số mệnh lệnh hay một số sắp đặt, nhưng các điều này không có bản tính của luật.
Tiết 4 SỰ CÔNG BỐ THUỘC VỀ YẾU TÍNH CỦA LUẬT? VẤN NẠN: Xem ra sự công bố không phải là thành phần yếu tính của luật. 1. Luật xứng đáng nhất cái tên này, là luật tự nhiên. Mà luật tự nhiên không cần sự công bố. Vậy việc được công bố không thuộc về yếu tính của luật. 2. Việc bắt buộc phải làm hoặc không được làm một cái gì không phải là đặc tính của luật. Mà tất cả mọi người đều bị bắt buộc tuân theo luật, không những những kẻ hiện diện trong lúc công bố luật, mà còn mọi kẻ khác. Vậy sự công bố không thuộc về yếu tính của luật. 3. Sự bắt buộc quan hệ với tương lai, bởi vì luật cưỡng chế các công việc tương lai. Mà sự cộng bố chỉ ảnh hưởng với các người hiện tại. Vậy nó không thuộc về yếu tính của luật. TRÁI LẠI: Có lời xác định: "Các luật được lập ra khi được công bố" (Gratien decret, P.1 dist.4). TRẢ LỜI: Như chúng ta đã nói, luật bắt buộc các kẻ khác theo thể cách qui tắc và chừng mực. Qui tắc và chừng mực bắt buộc do sự kiện người ta ứng dụng nó cho cái gì được sắp đặt và được đo lường. Như vậy, để luật có sức bắt buộc mà điều này là riêng của luật, phải được ứng dụng cho những người phải được nó sắp đặt. Mà sự ứng dụng như thế được thể hiện do sự kiện luật được đưa ra cho sự hiểu biết của những kẻ có liên quan bằng sự công bố. Vậy sự công bố cần thiết để luật có mọi sức mạnh của mình. Như vậy, do bốn tiết đi trước, người ta có thể súc tích lời định nghĩa luật: sự sắp đặt của trí năng vì sự tốt công cộng, được công bố bởi kẻ có chức phận đối với cộng đoàn. GIẢI ĐÁP: 1. Sự công bố luật tự nhiên hiện hữu bởi sự kiện Thiên Chúa đã đưa vào tinh thần nhân loại đến nỗi nó có thể hiểu được cách tự nhiên. 2. Những kẻ không tiếp nhận cách trực tiếp sự công bố luật phải những sự bắt buộc mà luật bao hàm theo mức độ mà sự hiểu biết về các sự sắp đặt của luật đến với họ nhờ các kẻ trung gian hoặc luật có thể đến với họ do chính luật đã được công bố. 3. Sự công bố hiện tại mở rộng đến tương lai do sự cố định của bản văn đã viết, vì bản văn đã viết công bố luôn mãt theo một thể cách nào đó. Như vậy thánh Isidôrô de Séville nói: "Luật dịch tiếng latinh lex. Và tiếng lex phát xuất bởi động từ legere (đọc), bởi vì pháp luật đã được viết ra.
Lm. Jos. Trần Ngọc Châu dịch Lm. Lud. Nguyễn Văn Hạnh hiệu đính |
Ý KIẾN BẠN ĐỌC