Sở dĩ những triết gia không thừa nhận quyền lực của tập quán là vì họ tôn vinh những nguyên lý trừu trường và phi thời gian. Sở dĩ họ không sợ “giẫm lên thành kiến, truyền thống, thâm niên, sự đồng tình của nhân dân, uy quyền, tóm lại tất cả những gì thống trị đám đông trí tuệ”, ấy là vì họ đặt cái Thiện lên trên mọi thứ tồn tại.
Khi bàn về những giòng tư tưởng cơ bản hình thành nên nền văn hóa Việt Nam và con người Việt Nam ngày nay, người ta thường chú ý vào những bộ phận cấu thành sau đây: giòng tư tưởng bản địa, tư tưởng Phật, Nho, Lão, các giòng tư tưởng của phương Tây du nhập vào nước ta
Triết học không phải là sản phẩm ngẫu nhiên của những thiên tài cô độc, không phải là những “định luận” bất biến, mà là nỗ lực suy tư không ngừng nghỉ của nhiều thế hệ kế tiếp nhau, là một cuộc đối thoại có thể tái hiện được
Thấu hiểu thực sự thế giới là hiểu được rằng mọi thứ trong thế giới đều là tất yếu cả, và cái mà anh gọi là điều ác là một yếu tố không thể thiếu được trong một sự hài hòa rộng lớn hơn.
Trong quyển sách cuối cùng của mình, Nhân học hiện sinh, ông khảo sát ý niệm về sự kiểm soát, bằng cách phát biểu rằng con người nhân hình hóa các vật thể vô tri vô giác xung quanh họ để đi vào mối quan hệ liên nhân với chúng. Theo cách này, con người có thể cảm nhận như thể họ kiểm soát mọi hoàn cảnh
Nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa đã phổ quát hoá lôgíc của tính hiệu quả và sự kiểm soát xã hội. Ranh giới giữa công cộng và riêng tư, giữa cá nhân và xã hội, giữa hệ thống và thế giới cuộc sống trở nên nhập nhằng: hệ thống ngày càng khống chế và “ thuộc địa hoá ” thế giới cuộc sống, các đảng phái và các nhóm lợi ích thay chỗ cho nền dân chủ tham dự, xã hội ngày càng được quản lý tinh vi, vượt ra khỏi năng lực nắm bắt của những người công dân.
Khổng Tử là một người áo vải thế mà truyền hơn mười đời, các học giả đều tôn làm thầy, từ thiên tử tới vương hầu ở Trung Quốc hễ nói đến lục nghệ đều lấy Khổng Tử làm tiêu chuẩn. Có thể gọi là bậc chí Thánh vậy
Tinh thần nhân văn trong xã hội có giai cấp, trước hết, là một tinh thần tranh đấu ở Tây Âu, dưới thời kỳ Văn hóa phục hưng, chủ nghĩa nhân văn là một phong trào chống chế độ phong kiến, do tư tưởng tư sản phát động. Tranh đấu cho giai tầng tư sản các thành thị chống với phong kiến. Tranh đấu cho dân tộc Ý chống với cuộc xâm lăng của những dị tộc. Trên lập trường tư tưởng chống phong kiến, chủ nghĩa nhân văn bao hàm hai yếu tố chính: yếu tố tri thức và yếu tố luân lý.
Vô cầu là đắc đạo rồi. Nhưng làm thế nào để Vô cầu? Theo đuổi sự vô cầu mà không phù hợp với tâm tính và sở nguyện của ta thì mong muốn Vô cầu lại thành ra một thứ cầu vô cùng khó đạt và có khi đó là nguồn của một cái khổ lớn. Làm phàm nhân ở đời chắc vẫn phải cầu thôi
Xã hội người là ở chỗ con người ta tham gia vào sự tương tác biểu trưng. Các nhà tương tác luận khác với các nhà xã hội học khác trong quan niệm của mình về xã hội và mối quan hệ giữa xã hội với cá nhân. Theo Blumer, các nhà tương tác luận quan niệm xã hội như là một quá trình hay thay đổi nhưng được cấu trúc hóa
ABRAHAM MANSBACH | ĐINH HỒNG PHÚC dịch || Heidegger là một trong số rất ít các nhà tư tưởng Tây phương thành công trong việc vượt qua truyền thống triết học Tây phương. Vì người ta tin là sự phê phán triệt để của ông đã tạo nên những nền tảng của triết học hiện đại,
Sau khi học triết học và luật học tại Universités de Paris [Viện Đại học Paris] (1927-1932), Lévi-Strauss đi dạy học ở một trường trung học ở Pháp, rồi sau đó được bổ nhiệm làm giáo sư xã hội học Viện Đại học São Paulo, Brazil (1934–37), và trên cương vị này, ông chuyên nghiên cứu về các các cộng đồng dân tộc bản địa ở Brazil.
Triết học thì dùng làm gì? Vấn đề không phải là để biết nhiều hệ thống tư tưởng Đông - Tây, vì giữa các môn phái có thể có nhiều cái khác nhau và mâu thuẫn nhau. Nhồi sọ như thế, ngoài mục đích dạy học, thì có lẽ là vô ích đối với cá nhân, mà còn có thể sa vào cái bệnh “ngộ chữ”.
Những nhận xét này chí ít cho phép chúng ta xem xét các vấn đề cho tiểu luận này nhan đề của nó. Các cuộc cách mạng khoa học là gì, và chức năng của chúng là gì trong sự phát triển khoa học? Phần lớn câu trả lời cho các câu hỏi này đã được thảo luận trước ở các mục trên.
Con người là một hệ thống, thống nhất biện chứng nhiều phân hệ, tức là nhiều hàng bản chất riêng, liên hệ hỗ tác với nhau từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới, do đấy mà tất cả những cái riêng liên hệ với nhau như thế thì cấu thành cùng một cái chung cụ thể, cái hệ thống chung của con người.
Đối diện với các học thuyết thực hành, phương pháp của chúng tôi cho phép có sự độc lập như vậy và kiểm soát sự độc lập ấy. Xã hội học được hiểu như vậy không phải là [một thứ lý thuyết] cá nhân chủ nghĩa, cộng đồng chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa theo nghĩa mà người ta thường gán cho các từ này. Về nguyên tắc, nó sẽ không bỏ qua các lý thuyết ấy, vốn là những lý thuyết mà nó không thể thừa nhận là có giá trị khoa học, vì chúng trực tiếp hướng đến việc tổ chức lại các sự kiện chứ không phải diễn tả các sự kiện