Trước hết chữ « học phiệt » đó của tiên sinh tự đặt ra nghĩa là gì? Tiên-sinh cho nước ta có một bọn « học-phiệt » tức cũng như nước Tàu có bọn « quân phiệt », là một hạng người cũng sao có học vấn, có tư-tưởng, nhưng phải cái tánh tự-cao, tự phụ quá, dường như muốn chuyên chế dư-luận chỉ lên mặt làm thầy người ta, chớ không chịu người ta chỉ trích đến mình.
Sau khi tôi đọc bài của Trần Trọng Kim tiên sanh bàn với tôi về sự phê bình cuốn sách « Nho giáo », đăng ở Phụ nữ tân văn số 60, tôi rất lấy làm phục cái nhã độ của tiên sanh. Tôi lấy làm phục tiên sanh bao nhiêu, thì tôi càng mừng cho học giới nước ta có cơ khai phóng bấy nhiêu!
Rộng xét năm châu, trải xem lịch-sử, dọc ngang mấy vạn dặm, trên dưới mấy nghìn năm, từ đông đến tây, từ xưa đến nay, hễ nước nào khi vận nước cường tất là khi ấy trong nước chính-học sáng rệt, nước nào khi vận nước suy đốn, tất là khi ấy trong nước tà-thuyết lưu hành
Nước yếu dân hèn là do tư tưởng học thuật sai đường mà muốn cải biến tình hình thì phải bắt đầu từ giáo dục. Đó là một tư trào khải mông. Cùng với đòi hỏi thay đổi nền giáo dục, các nhà Nho duy tân đưa ra yêu cầu giải phóng trí tuệ, đòi tự do tư tưởng
trong báo Phụ nữ số 54 vừa rồi ông Phan Khôi có đăng một bài phê bình quyển Nho giáo của tôi. Ông lấy lời rất thanh nhã và thành thực mà bày tỏ cái ý kiến của ông và chỉ bảo những điều mà ông cho là tôi đã lầm, thật tôi lấy làm cảm tạ lắm.
Trong mấy chục năm đầu đời Nguyễn, các vua hạ lệnh biên soạn nhiều côn trình địa lý, lịch sử, giáo khoa khá đồ sộ. Ngoài ý nghĩa đóng góp lớn cho học thuật, tư tưởng của các bộ sách ấy là đề cao nội dung Đạo Lý Tống Nho.
Khi thử đặt Bùi Giáng vào trong mối quan hệ mật thiết với Heidegger và Hölderlin, qua đó soi sáng phần nào hành trạng, suy tư và sáng tác của ông, ta thấy Bùi Giáng là một trường hợp khá đặc biệt, hiếm có: không chỉ tiếp thu nguồn thi ca, tư tưởng vốn xa lạ theo nghĩa thâm cảm, tri kỷ mà còn tự dấn mình thực hiện trọn vẹn như một biểu trưng: “Trút linh hồn dường như thể như thân”. “Biết ít, vui nhiều, ấy là tặng vật, cho người phù du”
Khổng giáo ở nước ta trong khi gặp văn minh Âu châu, hình như nó nằm sát rạt xuống, vừa khóc vừa rên, vừa ngửng đầu lên coi chánh phủ. Chánh phủ có để khoa cử thì cứ thi đậu làm quan chơi ; chánh phủ bỏ khoa cử thì cũng đau lòng mà khóc rên chút đỉnh ; nhưng đến khi chánh phủ lập trường ra bắt học chữ Pháp thì lại lau nước mắt mà cứ việc học, mong cho tốt nghiệp đặng làm quan.
Cứ xem hiện trạng thì Khổng giáo (đạo của Khổng Tử) ở nước ta ngày nay chừng như không có thế lực gì nữa. Các sách Tứ thơ, Ngũ kinh không được đem dạy ở các nhà trường. Các hội Tư văn, Văn chỉ cũng không còn thạnh hành mấy ở dân gian.
Nước Nam ta mấy mươi thế kỷ theo học nước Tàu, chỉ mới là một người học trò khá, chưa hề thấy dám thoát cửa thầy mà lập nên môn hộ riêng. Không những thế, lại cũng thường không lọt được ra ngoài vòng "giáo khoa" mà bước lên tới cõi "học thuật" nữa. Như vậy thì làm sao cho có quốc học được?
Từ hồi nào đến giờ, chúng ta chưa hề có một phen bạo dạn và mạnh mẽ tuyên truyền tư tưởng mới, đánh đổ tư tưởng hủ bại của nhà nho; thứ tư tưởng này nó đâm rễ mọc mầm trong đầu người ta đã sâu rồi thì tự nhiên nó còn vững chãi lắm, dẫu là khi nho giáo đã điêu linh.
Nếu không có sách vở bằng tiếng Việt, viết theo lối chữ Nôm, hay lối chữ quốc ngữ dùng mẫu tự La-tinh, thì thiết tưởng tư tưởng Việt Nam khó mà phát triển được cái quốc học, như trong thế kỷ XX. Ý kiến của cha Cadière ...
Cách nói nhún nhường lễ nhượng này của Ưng Trình khiến cho người đọc tưởng rằng: trong mong muốn, nguyện vọng của tác giả thì việc viết Luận ngữ tinh hoa còn có một mục đích là để thâm nhập sâu hơn vào thế giới của Khổng tử, của Thánh đạo.
Hệ tư tưởng của dòng thiền Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập, như thế đã giải quyết một loạt các vấn đề đặt ra cho Phật giáo Việt Nam vào thời đó nhằm cơ bản thỏa mãn được các đòi hỏi của dân tộc, mà trước đó chưa được thỏa mãn. Hệ tư tưởng này đã được chứng minh là xuất phát từ thực tiễn của Đại Việt và có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề do thực tiễn này phát sinh.
Đặng Huy Trứ cho rằng: “Tạo hóa sinh ra ta không phải để ngồi không, đối với cái lợi, cái hại của dân sớm đã có quan hệ. Văn chương, sớ tấu tầm thường đâu phải là vàng ngọc. Trăm vạn dân đen há là cỏ rác ? Muốn được làm dòng nước nhỏ chảy về biển cả và đâu chịu tay không mà xuống núi cao ?
Khi bàn về những giòng tư tưởng cơ bản hình thành nên nền văn hóa Việt Nam và con người Việt Nam ngày nay, người ta thường chú ý vào những bộ phận cấu thành sau đây: giòng tư tưởng bản địa, tư tưởng Phật, Nho, Lão, các giòng tư tưởng của phương Tây du nhập vào nước ta