công việc của chúng ta không phải đi cung cấp thực tại, nhưng sáng tác những ám thị cho cái chi có thể nhận thức (mà lại) không thể trình bày (diện) được. Và không nên chờ đợi cho rằng cái nhiệm trách này sẽ...
Jacques Derrida là kẻ vừa hấp dẫn vừa gây khó chịu. Lý thuyết “giải cấu trúc” của ông, qua việc công kích nền tảng lý luận phương Tây, đã được xem như một hành động phê bình cấp tiến. Mười năm sau khi mất, Derrida còn lại gì?
Derrida đã bác bỏ toàn bộ lịch sử Siêu hình học Phương Tây, thứ Siêu Hình học dựa trên cách thức vận hành của các cặp đối lập. Ông đã khởi xướng thuyết Giải Kiến Tạo các diễn ngôn. Lý thuyết này phủ định tính bất biến của cấu trúc, nó khẳng định sự vắng mặt (hoặc sự biến đổi liên tục )của cấu trúc , của hạt nhân và của những ngữ nghĩa đơn trị trong các diễn ngôn.
Triết gia Jacques Derrida vốn là một kẻ gây rối. Ông là một người không nhiều người hiểu, thậm chí bị gièm pha tại Pháp, nơi ông trở nên nổi tiếng nhờ có lập trường chính trị rõ ràng, nhờ công khởi xướng giải kiến tạo luận, một lý thuyết cố gắng làm cho cái tiềm ẩn trong văn bản nổi lên bề mặt. Mặc dù thế, trên bình diện quốc tế, ông rất được nhiều người quan tâm.
Trong thời đại chúng ta, khi một nhật báo đặt ra một vấn đề với độc giả, chính là muốn hỏi ý kiến của họ về một chủ đề mà mỗi người đã có tư kiến riêng: không cần học hỏi điều gì mới. Vào thế kỷ 18, người ta ưa hỏi công chúng về những vấn đề thực sự chưa có giải đáp. Tôi không rõ điều đó có hiệu quả gì hơn, nhưng quả là rất thú vị.
Sau khi Martin Heidegger, cây đại thụ của triết học Đức, qua đời vào cuối thập kỷ 60 thế kỷ trước, người ta hay nói đùa rằng “Tinh thần thế giới” đã đổi chỗ ở: sau khi rời quê hương của Đại Cách mạng Pháp dọn sang nước Đức của Kant, Hegel từ cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, và ở mãi đấy cho đến lúc… Heidegger qua đời, thì bây giờ nó lại quay về tả ngạn sông Rhin, và Paris trở thành mảnh đất tư tưởng giàu tinh thần sáng tạo nhất!