DANH MỤC TÁC GIẢ

Tuyên ngôn Đảng Cộng sản

 

C. MÁC VÀ PH. ĂNG-GHEN

______________

 

 

 

TUYÊN NGÔN

CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN

 

 

 

"Tuyên ngôn của Đảng cộng sản"-văn kiện có tính cương lĩnh vĩ đại nhất của chủ nghĩa cộng sản khoa học. "Cuốn sách nhỏ ấy có giá trị bằng cả một pho sách lớn: tinh thần của nó cho tới nay còn cổ vũ và thúc đẩy toàn bộ giai cấp vô sản có tổ chức và chiến đấu của thế giới văn minh" (Lê-nin). "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" do C. Mác và Ph. Ăng-ghen viết với tính cách là cương lĩnh của Liên đoàn những người cộng sản, được công bố lần đầu ở Luân Đôn vào tháng Hai 1848 thành một bản in riêng gồm 23 trang. Vào tháng Ba - tháng Bảy 1848, "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" được đăng trên cơ quan ngôn luận dân chủ của những người lưu vong Đức là tờ "Deutsche Londoner Zeitung" ("Báo Đức ở Luân Đôn"). Bản tiếng Đức của tác phẩm này được tái bản trong cùng năm 1848 ở Luân Đôn dưới dạng một cuốn sách lẻ gồm 30 trang, trong đó một số chỗ in sai của lần xuất bản đầu tiên được đính chính và những dấu chấm, phẩy được hoàn thiện hơn. Bản này về sau được Mác và Ăng-ghen lấy làm cơ sở cho những lần xuất bản sau này có sự đồng ý của tác giả. Năm 1848 "Tuyên ngôn" cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng châu Âu (Pháp, Ba Lan, I-ta-li-a, Đan Mạch, Phla-măng và Thụy Điển). Tên của các tác giả cuốn "Tuyên ngôn" không được nêu lên trong các bản in năm 1848; tên của các tác giả được nêu lên lần đầu trên báo chí vào năm 1850 khi bản dịch tiếng Anh của "Tuyên ngôn" được đăng trên cơ quan ngôn luận của phái Hiến chương là tờ "Red Republican" ("Người cộng hòa đỏ") trong lời tựa do tổng biên tập của tạp chí đó là Gi. Hác-ni viết.

Năm 1872, một bản in mới của "Tuyên ngôn" bằng tiếng Đức với những chỗ sửa chữa nhỏ của tác giả và với lời tựa của Mác và Ăng-ghen đã ra mắt. Trong lần xuất bản này, cũng như trong các lần xuất bản bằng tiếng Đức tiếp theo vào năm 1883 và 1890, sách được ra với nhan đề là "Tuyên ngôn cộng sản".

"Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" được xuất bản bằng tiếng Nga lần đầu vào năm 1869 ở Giơ-ne-vơ theo bản dịch của Ba-cu-nin là người đã xuyên tạc nội dung của "Tuyên ngôn" ở nhiều chỗ. Những thiếu sót của lần xuất bản đầu tiên được khắc phục trong lần xuất bản năm 1882 ở Giơ-ne-vơ theo bản dịch của Plê-kha-nốp. Bản dịch của Plê-kha-nốp đã đặt cơ sở cho việc truyền bá rộng rãi những tư tưởng của "Tuyên ngôn" ở nước Nga. Mác và Ăng-ghen coi việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác ở Nga có ý nghĩa lớn lao nên đã viết lời tựa riêng cho lần xuất bản này.

Sau khi Mác mất, "Tuyên ngôn" đã được xuất bản nhiều lần, và đều được Ăng-ghen xem lại: năm 1883 xuất bản bằng tiếng Đức với lời tựa của Ăng-ghen; năm 1888 xuất bản bằng tiếng Anh theo bản dịch của X. Mu-rơ, do Ăng-ghen hiệu đính và bổ sung thêm lời tựa cùng với các chú thích của ông; năm 1890 xuất bản bằng tiếng Đức với lời tựa mới của Ăng-ghen. Ăng-ghen cũng viết một số chú thích cho lần xuất bản này. Năm 1885, báo "Socialiste" ("Người xã hội chủ nghĩa") đã đăng bản dịch tiếng Pháp của "Tuyên ngôn" do con gái của Mác là Lô-ra La-phác-gơ dịch và được Ăng-ghen xem lại. Ăng-ghen đã viết lời tựa cho lần xuất bản bằngtiếng Ba Lan năm 1892 và cho lần xuất bản bằng tiếng I-ta-li-a năm 1893 của "Tuyên ngôn".

 

MỤC LỤC

Dẫn nhập

§I. Tư sản và vô sản

§II. Những người vô sản và những người cộng sản

§III. Văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa

1. Chủ nghĩa xã hội phản động

a) Chủ nghĩa xã hội phong kiến

b) Chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản

c) Chủ nghĩa xã hội Đức hay chủ nghĩa xã hội "chân chính"

2. Chủ nghĩa xã hội bảo thủ hay chủ nghĩa xã hội tư sản

3. Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản không tưởng-phê phán

§IV. Thái độ của những người cộng sản đối với các đảng đối lập

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt