DUY THỨC NHỊ THẬP LUẬN THUẬT KÝSỐ 1834
Sa-môn Khuy Cơ soạn
QUYỂN THƯỢNG
Duy Thức Nhị Thập luận do Bồ-tát Phiệt-tô-bạn-đồ tạo. Tiêu đề nêu bản tông có hai mươi bài tụng, giản lược từ Tam Thập tụng, lấy đó đặt tên. Xưa Pháp sư Giác Ái triều Ngụy nương ba tạng sáng dịch, đời Trần dịch lại. Nay Hòa thượng của ta là Tam tạng Pháp sư Huyền Trang so sánh các Phạm bản xem bản dịch lại trước đây, biết các bản kia chưa thông lý huyền, nghĩa thì phần nhiều nhầm thiếu, không thấu tỏThanh minh, ngôn từ rườm rà quê kệch, chẳng phải chỉ một điều, khó trình bày hết. Cho nên xưa thông học nghe mà chẳng cần nghiên cứu, cho nên vào niên hiệu Long Sóc năm đầu thời Đại Đường nhằm ngày mồng một tháng sáu năm Tân Dậu, ở điện Ngọc Hoa Khánh Phước phiên dịch luận này. Cơ tôi nhận chỉchấp bút, ngày mồng tám tháng đó ra công dịch xong, chỉnh sửa chỗ nhầm, thêm đủ chỗ thiếu, bản dịch hoàn thành, mới cảm thấy ngang bằng Thế Thân. Thánh chỉ sáng khởi nơi Chi-na, thần dung lại sinh nơi tượng quý, quân tử minh triết, ắt tự rõ thôi. Nhưng bản luận này lý thì phong phú, văn thì giản lược, chú thích bên Tây Vức có đến hơn mấy mươi nhà, căn bản thì có đệ tử Thế Thân là luận sư Cù-ba, sau cùng có Bồ-tát Hộ Pháp, tác phẩm của Hộ Pháp đặt tên là Duy Thức Đạo luận. Ấn Độ lấy làm vật báu của từ nghĩa, thậm chí dị đạo cũng nếm vị luận bàn. Thầy ta không ngại quê mùa ngu dốt, muốn khiến cờ pháp bay cao nên tùy chỗ dịch nhận ý chỉ, chép làm thuật ký. Còn những nghĩa lý quanh co, khúc chiết dễ nhầm; những đoạn văn nêu tông, về cội, diệu nghĩa hợp giải thích để hoàn bị cho việc dẫn dắt, lại đợi ngày khác mới mong phiên dịch. Nhưng công việc chưa thành, kết quả chưa trọn đã vội quy tây, bèn khiến nguồn huyền bị ngập mà không được mở ra, lý mầu lu mờ mà mãi bị che lấp, có thể nói Liên thành dễ gá, Pháp bảo khó nhìn, nghĩa cạn văn thô từ đây tuyệt dứt. Tiếng Phạm là Tỳ-nhược-để Hán dịch là Thức, Ma-đát-lặc-đa Hán dịch là Duy, Bằng-thỉ-ca Hán dịch là Nhị Thập, Xà-tát-trớ-la Hán dịch là Luận, thuận ngôn ngữ phương này gọi là Duy Thức Nhị Thập luận. Duy nghĩa là riêng lựa chọn, Thức là nghĩa liễu biệt toàn bày, chỉ có nội tâm, không cảnh ngoài tâm, lập tên Duy thức, đến sau sẽ giải thích. Thức tức là Duy cho nên nói Duy thức, là Trì nghiệp thích. Lại nói hai mươi là tên số bài tụng hợp gọi là Duy Thức Nhị Thập luận, đây là Đới số thích. Luận như giải thích thông thường có giải thích nghĩa và vặn hỏi, đến văn ấy sẽ nêu bày. Cựu luận chỉ gọi là Duy Thức luận là người dịch lược bớt. Luận: An lập Đại thừa ba cõi duy thức. Thuật rằng: Trước khi giải thích bản văn, dùng ba môn để biện: I. Hiển giáo thời cơ giáo nhiếp phần.
Trong phần thứ nhất hiển giáo thời cơ giáo nhiếp phần, có ba đoạn:
Thứ nhất là biện về thời: Như Lai thuyết giáo gồm có ba thời, ban đầu ở Lộc uyển nói A-cấp-ma, có giáo bốn Đế, phá chấp ngã. Kế đến ở non Linh Thứu nói Đại Bát-nhã, giáo không hai thủ phá chấp pháp, tuy không có giáo mà có thể lìa đoạn thường, nhưng chưa tột lý, khế hợp Trung đạo. Sau cùng ở bảy xứtám hội mới nói ba cõi duy tâm, lìa cả có không, khế hợp giáo Trung đạo, tức là Hoa Nghiêm, Giải Thâm Mật v.v… hai chấp ngoài không tâm. Trước phá chấp có, có nội thức một tâm, khiển chấp không ở sau. Cho nên nay luận này chánh ở Trung đạo, đây là thời thứ ba Thắng nghĩa giáo, như các thuyết Giải Thâm Mật, Du-già… Lúc trước nói một thời, năm thời, đều không có kinh giáo, không thể nương, như trong Biệt chương đã rộng giải thích. Thứ hai là biện về cơ: Căn tánh hữu tình gồm có năm hạng, nghĩa là ba định tánh, một bất định tánh, một tổng vô tánh. Trong năm hạng này chỉ có Đại thừa định và bất định tánh có thể nghe nhận, chẳng phải Thanh văn, Độc giác có thể tin nhận. Thành Duy Thức ghi: “Vô tánh hữu tình không thể cùng tận, chủng tánh thú hướng tịch không thể thông đạt, giáo lý sở biện là vô thượng thừa, nói chỉ có nhất tâm, không có cảnh ngoài tâm, Xá-lợi-phất v.v… như đui như điếc”. Như trong Thành Duy Thức Nghĩa sớ giảng nói. Thứ ba là biện về giáo nhiếp: Trong ba tạng, thuộc về Đối Pháp tạng, trong hai tạng thì thuộc về Bồ-tát tạng, trong mười hai phần giáo thì thuộc về Luận nghị, trong năm thừa, thì thuộc về Đại thừa. Các giáo lý này như Biệt chương giải thích. Trong phần thứ hai nêu tông thể của luận và lý do tạo luận, cũng có ba đoạn:
Thứ nhất biện về tông: Nói Duy thức tức là lấy Duy thức làm tông, lìa lý này thì không có tông. Thứ hai biện về thể: Thể có bốn loại, như các chỗ khác nói Nhiếp tướng quy tánh, Chân như làm thể. Nhiếp cảnh quy thức dùng tâm làm thể. Nhiếp giả về chân lấy thanh làm thể. tánh tướng luận riêng thì có hai loại: Một là tăng thượng duyên, thừa nhận Phật nói pháp, bởi thanh danh cú vô lậu của Phật làm giáo thể. Lúc Phật không nói pháp, lấy trí tuệ đại định làm giáo thể. Hai là thân nhân duyên, tùy Phật nói hay không nói nhưng đối với người nghe, trên tai và ý thức chỗ biến ra tiếng làm giáo thể. Nay bản luận nghĩa là kinh Phật, cho nên nêu ra thể, nên như kinh nói. Nhưng chủ tạo luận chỉ có nói pháp là tăng thượng duyên, khiến người nghe thay đổi, tổng hợp sơ thân sở duyên duyên làm luận, đều dùng thanh, danh, cú, văn làm thể. Thập Địa luận nói, nói nghe đều do hai việc rốt ráo: một là âm thanh, hai là ngôn từthiện. Văn dưới này gọi là “sức triển chuyển tăng thượng, hai thức thành quyết định”. Thành Duy Thức ghi: “Pháp và ngôn từ cả hai không ngại giải thích, cảnh có sai khác v.v..”, rộng dẫn giáo lý để biện rõ thểtánh này, như các chỗ khác giảng nói. Thứ ba là biện về lý do tạo luận: Nhưng ở đây không có văn, chuẩn theo các luận nói “khiến pháp trụ lâu dài lợi ích hữu tình, cho nên tạo luận; hoặc vì khiến người biết thời giáo thứ ba, khế hội Trung đạo nên tạo luận này; hoặc chấp cảnh ngoài như tâm là có, như sư Tát-bà-đa v.v…; hoặc chấp nội tâm như cảnh là không như Không kiến ngoại đạo v.v…; hoặc chấp các thức dụng riêng thể đồng, như Nhất Loại Bồ-tát v.v…; hoặc chấp lìa tâm không riêng tâm sở như Kinh bộ v.v…; hoặc chấp ngục tốt… chẳng phải thật hữu tình, nghiệp sinh đại chủng, đại chủng khác nhau, như tát Tát-bà-đa v.v…; hoặc nói ngục tốt… tuy chẳng phải hữu tình nhưng huân tập sở khởi, chẳng phải là thức biến, như Kinh bộ v.v…; hoặc chấp cảnh ngoài thể là một vật như sư Phệ-thế v.v…; hoặc chấp cảnh nhiều niệm, tâm chỉ một sát-na, như Chánh lượng bộ v.v…; hoặc chấp cực vi có tướng giúp tướng là cảnh năm thức như sư Chúng Hiền v.v… Các luận sư này đều do tà tri vô tri hai loại, đối với nghĩa không rõ nên đối với hai quả che chướng không chứng. Nay vì ngăn vô số dị chấp này, khiến đối với lý sâu xa nhiệm mầu của Duy thức được hiểu nhưthật, cho nên làm luận này”. Tùy trong phần phá ở sau, mỗi mỗi nêu riêng, cho nên không giải thích trước. Hỏi: Đây cùng tam thập tụng ý có gì sai khác, bèn khiến tạo luận để rõ Duy thức? Đáp: Tam Thập luận kia rộng hiển tự tông. Trong này hai mươi bài tụng rộng phá người ngoài vặn hỏi. Tuy đều rõ Duy thức mà hai luận có khác. Lại Tam Thập Tụng kia rộng hiển chánh nghĩa, trong này NhịThập rộng giải thích người ngoài vặn hỏi. Lại Tam Thập kia là. Thiên Thân sau (tức ngoài Thế Thân) tạo, có tụng không giải thích. Trong này Nhị Thập là Thiên Thân trước (tức Vô Trước) tạo, có tụng không giải thích. Lại rõ Duy thức hai luận tuy đồng mà khai lập ngàn môn khiến tùy một nhập, cho nên cần riêng tạo hai bộ luận. Lại diệu lý sâu mầu nói nhiều lần mới hiển bày, tông thú tuy một, hai luận nói rõ lại, đây gọi là duyên khởi hai luận đều khác. Trong phần thứ ba y luận nói phán phân văn giải thích riêng: Bồ đề-hạc-lộ-chi, Hán dịch là Giác Ái, trước dịch là Giác Hỷ tức Pháp sư Bồ-đề-lưu-chi thời Ngụy. Hoặc nói thời Ngụy có cư sĩ tên Bát-nhã-lưuchi, Hán dịch là Tuệ Ái, cuối nhà Lương đầu nhà Trần có Câu-na-latha, Hán dịch là Gia Y hay Thân Y cũng được, tức Tam tạng Chân Đế, đều dịch Duy Thức Nhị Thập này. Pháp sư Giác Ái văn nhiều tụng ít, Tam tạng Gia Y văn ít tụng nhiều, nay phiêm dịch văn tụng như nhau. Vả lại pháp sư Giác Ái có hai mươi ba bài tụng, mười tám tờ. Pháp sư Gia Y có hai mươi bốn bài tụng, gồm có chín tờ. Nay bản dịch mới có hai mươi mốt bài tụng, gồm tám tờ. Bản dịch của ngài Giác Y hai bài tụng đầu là kệ quy kính, còn hai bản kia thì không có, cho nên biết là các dịch gia lấy thêm văn giải thích, dịch với bản luận. Bài kề lập tông đầu tiên trong đó, hai bản luận cũ thì có, chỉ luận mới là không. Xét ba Phạm bản và đề mục đều không nên có, làm sao gọi là Duy thức Nhị Thập? Giác Ái thêm một bài tụng đầu và kệ thứ hai mươi mốt, Gia Y thêm ba bài tụng đầu, cho nên biết hai mươi mốt bài tụng khác ba luận đều có, đây là văn căn bản, dùng hai mươi bài tụng hiển xướng Duy thức, cho nên gọi là Duy Thức Nhị Thập. Một bài tụng sau cùng kết khen quy năng chứ không phải luận về nghĩa tông. Do đây ở trong văn gồm có hai: Trước là chánh biện bản tông, phá chấp giải thích vặn hỏi, sau là tổng kết những gì đã tạo, khen ngợi và suy tôn Phật. Trong phần đầu, toàn văn có hai đoạn: Thứ nhất là lập luận tông Đại thừa ba cõi chỉ có có thức chứ không có cảnh. Thứ hai tức ở nghĩa này có lập lời vặn hỏi, giải thích người ngoài vặn hỏi, rộng phá dị chấp. Trong phần lập tông, văn kia có bốn đoạn: Thứ nhất, lập tông luận, các pháp chỉ có thức. Thứ hai, hiển do kinh nói, dùng kinh làm chứng, nay nói Duy thức chỉ thành nghĩa Duy thức Đại thừa, hoặc hiển luận nói làm thành nghĩa kinh, thành lập Đại thừa, đây là lời Phật nói về Duy thức không dối. Thứ ba, giải thích người ngoài vặn hỏi, chọn lựa nói duy. Thứ tư, nói về nghĩa Duy thức, nêu dụ để hiển. Hoặc chia làm ba: Một là lập tông luận, hai là lập nhân dùng kinh thành luận, ba là nêu dụ. Môn thứ ba ở trước nhiếp nhập lập tông làm giản lược mà không lỗi. Nay ở đây nói an lập Đại thừa ba cõi Duy thức, tức là lập tông. Phàm có ba ý: 1. Giáo Duy thức trong an lập Đại thừa: Các tông không tin lời Phật nói, rộng dẫn giáo lý như Thành Duy Thức chẳng phải là điều ở đây nói, tỷ lượng rằng: Ta nói Đại thừa là Phật nói, thừa nhận đủ ba pháp ấn thuộc về Khế kinh, như Tăng Nhất v.v… Nay nói ba cõi Duy thức tức hiển giáo năng thuyên Duy thức. 2. Trong an lập Đại thừa nói lý ba cõi Duy thức: Các tông nói có cảnh ngoài tâm, không tin lý ba cõi chỉcó tâm, cho nên nay thành nói Đại thừa ba cõi Duy thức, tức hiển lý Duy thức sở thuyên. 3. An lập các giáo Đại thừa và lý Duy thức: Đối với giáo lý đều không tin, tùy văn phối thuộc. An lập nghĩa là thành lập, ý nói luận này thành lập Đại thừa ba cõi Duy thức tức dùng nhân để dụ. Thành lập nghĩa tông gọi là an lập. Lại an lập nghĩa là thi thiết, vì mở rộng đạo lý, thi thiết Duy thức lược lý thú. Hoặc an lập nghĩa là khai diễn, diệu nghĩa chưa nói, nay nói gọi là lập, diệu nghĩa đã nói, nay mở rộng gọi là an. Lại an là có thể, giáo lý xứng nhau; lập là kiến lập, pháp tánh ly ngôn, nay nói gọi là lập, thuận lý cho nên gọi là là an. Trần Na giải thích rằng: “Năng lập năng phá đều gọi là an lập”, nghĩa là hay lập từĐại thừa Duy thức, hay phá các tông có cảnh của người khác, cho nên gọi là an lập. Nói Đại thừa, phẩm Vô Thượng Thừa của luận Biện Trung Biên nói do ba nghĩa gọi là Vô thượng thừa: Một là chánh hành vô thượng, hai là sở duyên vô thượng, ba là tu chứng vô thượng. Chánh hành vô thượng có sáu, nghĩa là tối thắng, tác y, tùy pháp, lìa nhị biên, sai biệt và vô sai biệt. Trong đó mỗi mỗi đều có nhiều môn. Sở duyên có mười hai, nghĩa là an lập, pháp giới, sở năng lập, nhậm trì, ấn, nội, trì, thông đạt, tăng, chứng, vận, tối thắng. Tu chứng có mười, nghĩa là vô khuyết, bất hủy, động, mãn, khởi, kiên cố và điều nhu, bất trụ, không hai chướng, không dứt. Tức do giáo này biện ba nghĩa ấy gọi là Đại thừa. Hoặc Tạp Tập luận quyển 11 ghi: “Tánh tướng bảy đại nên gọi là nghĩa Đại thừa, đó là cảnh, hạnh, trí, tinh tấn, phương tiện thiện xảo, chứng đắc, nghiệp đại tánh”. Cảnh đại là lấy đại giáo rộng lớn làm sởduyên. Hạnh đại là tự lợi và lợi tha. Trí đại là hai trí vô ngã. Tinh tấn đại là trong ba đại kiếp tu vô lượng các hạnh khó làm. Phương tiện thiện xảo đại là được đạo không trụ. Chứng đắc đại là chứng các công đức ở mười phương. Nghiệp đại là cùng tận bến bờ sinh tử, kiến lập Phật sự. Lại do giáo này biện bảy nghĩa ấy cho nên gọi là Đại thừa. Lại Nhiếp luận ghi: “Hoặc nương Đại tánh là Hữu tài thích, vừa thừa vừa cũng đại là Trì nghiệp thích gọi là Đại thừa” Nói ba cõi nghĩa là dục, Sắc giới và Vô sắc giới. Thế Thân giải thích rằng: “Hay giữ tự tướng cho nên gọi là giới”. Hoặc giới là nghĩa chủng tộc, Dục là nghĩa đoàn thực, thùy, dâm dẫn tham muốn, dục thuộc giới cho nên gọi là Dục giới. Biến ngại thị hiện gọi là Sắc, sắc thuộc giới cho nên gọi là Sắc giới. Ở trong cõi kia sắc chẳng phải có cho nên gọi là Vô sắc, thể kia chẳng có sắc nên lập tên Vô sắc, chẳng phải nó chỉdùng sắc không làm thể, cõi thuộc về Vô sắc, nên gọi là Vô sắc giới. Lược bỏ lời giữa cho nên nói lời này, như ăn hồ tiêu, như vòng kim cương. Lại cõi của dục gọi là Dục giới, do cõi này hay giữ gìn dục. Sắc và Vô sắc nên biết cũng như vậy, thểthông năm uẩn, đều là Y sĩ thích. Vô Tánh giải thích rằng: Nghĩa là cùng với dục v.v… ái kết tương ưng, đọa nơi ba cõi. Nói Duy thức, sư Cù-ba nói: “Do có ba đức cho nên nay an lập: Một là Bản hữu đức bản tánh tịnh ý nói thức tánh; hai là Trung hữu đức, tức y Duy thức tu hành vạn hạnh, ba kiếp có thể đoạn da thịt v.v… tất cảthô trọng; ba là Vị hữu đức, tức đến vị Phật, phước trí tròn sáng, khó gặp, một mình thị hiện. Duy là nghĩa riêng lẻ. Thức là nghĩa liễu biệt. Thể tức năm pháp tâm tâm sở, vì sao? Vì tổng nói các pháp lược có ba tánh, nghĩa là tức Biến kế sở chấp tánh, hư vọng Duy thức; Y tha khởi tánh, chẳng có mà dường như có, nhân duyên sở sinh, nhân duyên Duy thức, tức là thức tướng; Viên thành thật tánh, là trên y tha khởi lý biến kế sở chấp trống không, chân thật Duy thức tức là thức tánh. Các dị sinh v.v… mê Viên thành thật, chấp Y tha v.v.. là một là khác, nghĩa là lìa ngoài tâm nhất định có pháp, do tâm chấp lấy, do vô minh che nên chánh trí không sinh. Nay vì hiển bày điều họ nói lìa tâm biến kế sở chấp thật pháp chẳng phải có, hưvọng thức hiện, chỉ có hữu vi y tha thức tướng, nhân duyên Duy thức và có không là Viên thành thức tánh, chân thật Duy thức. Cho nên nay tổng nói các pháp Duy thức khiến họ biết có không chứng chuyển y quả. Đây thì tánh tướng đều riêng thể mà nói. Nếu nhiếp các cảnh đều từ nơi tâm gọi là Duy thức, Chân như đã là thật tánh của thức cũng gọi là Duy thức. Đây căn cứ ba tánh, nếu y hai Đế nói cũng có sai khác, bốn lớp đều riêng. Một là hhông hữu thức, hai là sự lý thức, ba là biệt tổng thức, bốn là thuyên chỉthức, như trong Thành Duy Thức thuật ký nói. Đối y tha khởi chỉ có thức, nghĩa này có thuyết nói, Duy thể của thức Tự chứng phần, không có Kiến tướng phần, do thánh giáo nói năng thủ sở thủ là sở chấp, đều là tánh chẳng phải có, gọi là Duy thức. Ý sư này nói tám thức hữu lậu, Hữu học Bồ-tát và Nhị thừa v.v.. các tâm vô lậu đều có kiến tướng, vì có kiến tướng nên đều có pháp chấp, Phật thì không như vậy, đến đoạn sau sẽ biết. Hoặc nói chỉ có Tự chứng, Kiến phần và Tự tướng phần, ngoài những điều này ra, sở chấp hai thủ gọi là Duy thức vì Kiến tướng phần này không lìa thức. Ý sư này nói chỉ có Thức thứ sáu và Thức thứ bảy hay khởi pháp chấp, chẳng phải các thức khác, đến đoạn sau trong dụ sẽ rộng phân biệt. Trong này ý nói, nghĩa là nay luận này trong thi thiết Đại thừa sở lập ba cõi pháp đều chỉ có thức. Hỏi: Pháp lìa trói buộc là Duy thức chăng? Đáp: Đây cũng là Duy thức. Hỏi: Vì sao trong này chỉ nói ba cõi? Đáp: Vả lại nêu vọng pháp do dị sinh sở thành chỉ có lý thức. Nhưng nói ba cõi chẳng phải pháp vô lậu không có nghĩa Duy thức, đây là lý giải thích, hoặc vì do giáo. Luận: Do Khế kinh nói ba cõi Duy tâm. Thuật rằng. Đây là phần thứ hai hiển bày do kinh nói. Nay nói Duy thức, do kinh thành luận, khiến dễsinh lòng tin. Do thức thứ năm chuyển cùng chữ “cho nên” đồng, nghĩa là Hoa Ngiêm v.v.. trong Khếkinh nói các pháp trong ba cõi duy tâm, đây là trong Thập Địa luận quyển 8, trong địa thứ sáu có nói, nay mới thành lập nghĩa Duy thức. Tiếng phạm là Tố-đát-lãm, Hán dịch là Khế kinh, khế là hợp, kinh giải thích như thường, thường hợp chánh lý, khế ứng vật cơ, cho nên gọi là Khế kinh. Do trong kinh Phật nói chỉ duy tâm, ở đây nói Duy thức, do kinh thành luận. Hoặc lý mà ở đây nói chỉ có thức, vì Khế kinh nói chỉ có tâm, cho nên nay luận này lập lý thành kinh. Hoặc nay nói Duy thức, lấy gì làm chứng? Do Khếkinh nói chỉ có tâm. Hỏi: Kinh nào chỉ nói ba cõi duy tâm? Đáp: Sư Kinh bộ v.v… duyên vô tâm khởi cũng chỉ có tâm, nhưng chẳng phải tất cả. Nay ngăn lý ấy cho nên nói ba cõi Duy thức. Vô Tánh giải thích rằng: Đây nói Duy thức, thành lập chỉ có các tâm, tâm sở, không có ba cõi hoành chấp sở duyên. Đây nói không làm Chân như sở duyên, y tha sở duyên, nghĩa là Đạo đế nhiếp. Căn bản và Hậu đắc hai thứ sở duyên, do nó không bị ái chỗ chấp, vì chẳng phải sở trị, vì chẳng phải mê loạn, chẳng phải thuộc về ba cõi, cũng không lìa thức cho nên không đợi nói. Đã do trong năng duyên của ba cõi có năng biến kế, trong sở duyên có sở biến kế, trong hữu lậu tụ có hoành chấp, vì ngăn chấp này chỉ nói duy tâm, chẳng phải pháp vô lậu, chẳng phải chỉ có Duy thức. Phần sau sẽ nói rộng. Hỏi: Dục giới, sắc giới là có sắc, ngăn đây nói chỉ có tâm, Vô sắc giới không có sắc nên không nói Duy thức? Đáp: Vặn hỏi này không đúng, sở chấp thật đều không, ngăn đây gọi là Duy thức, chẳng phải chỉ ngăn có sắc mà nói ba cõi chỉ có tâm, cũng không có sở chấp Duy thức và các pháp hư không… khác, vì tất cảcảnh. Lại sư Kinh bộ nói các tâm, tâm sở của Vô sắc giới là tướng Vô sắc, không có tự thể, không có thật cảnh thật thủ, hiển hiện sở y, sợ họ chấp là chẳng phải tâm, tâm sở, cho nên nói ba cõi đều chỉ có tâm. Hỏi: Nếu vậy kinh nào làm chứng? Đáp: Lại có các kinh khác như Giải Thâm Mật nói Duy thức sở hiện. Lại nói các pháp đều không lìa tâm. Lại nói hữu tình tùy tâm cấu tịnh. Lại nói thành tựu bốn trí, Bồ-tát có thể tùy ngộ nhập Duy thức không có cảnh. Nhẫn đến rộng nói như Nhiếp Đại Thừa quyển và Thành Duy Thức quyển . Lại kinh Hoa Nghiêm quyển ghi: “Tâm như người thợ vẽ, vẽ các thứ năm ấm, trong tất cả thế giới, không pháp nào không tạo, như tâm Phật cũng vậy, Phật chúng sinh cũng vậy. Tâm Phật và chúng sinh, cả ba không sai khác”. Hỏi: Vì sao luận này chỉ nói một kinh? Đáp: Vả lại nêu một kinh để thành giáo thành lý, đâu phải nhiều kinh lý kia mới hiển. Hỏi: Vì sao luận nói chỉ có thức, các kinh nói bèn gọi chỉ có tâm? Nêu tâm chứng thức nghĩa làm sao thành? Luận: Tâm, ý, thức, liễu gọi là sai biệt. Thuật rằng: Từ đây trở xuống đoạn thứ ba giải thích người ngoài vặn hỏi chọn lựa mà nói chỉ có, trong đó có hai: một là giải thích vặn hỏi, giải thích chữ “thức”, hai là giải thích nói “duy”. Đây là phần đầu. Vặn hỏi như trước nói, đây tức là đáp, nghĩa là các kinh luận nói, tâm ý, thức và liễu biệt, bốn tên này thể của nó không khác nhưng tên sai khác. Tâm là nghĩa tích tập. Ý là nghĩa tư lương. Thức là nghĩa liễu biệt, rõ thức đạt nghĩa nên gọi là liễu biệt. Trong đây nói lược chỉ nói là liễu. Cựu luận nói “vân vân”, “vân vân” tức là liễu. Tích tập có hai: một là tập hành tướng, hai là tập chủng tử, loại trước thông các thức, loại sau chỉ có Thức thứ tám. Tư lương có hai: một là Vô gián ý, hai là hiện tư lương, loại trước thông các thức, loại sau chỉ có thức thứ bảy. Liễu biệt có hai: một là tế, hai là thô, loại trước thông các thức, loại sau chỉsáu thức trước. Đây tức tám thức đều có bốn tên, do sợ nhiếp không hết nghĩa nên nói “vân vân”, chẳng phải tên chung của tám thức, đâu cầm phải nói “vân vân”, cho nên như Phạm bản lẽ ra gọi là liễu. Vô Tánh giải thích rằng: Tâm, thức là một, tám thức đều không có cảnh lìa tâm, đều gọi là Duy thức, cho nên kinh nói tâm không trái luận nói là tên khác. Lại có giải thích khác như chương Duy thức nói. Hỏi: Trong tám thức, nếu đều được tên tâm, ý, thức, vì sao các chỗ nói Thức thứ tám là tâm, Thức thứbảy là ý, sáu thức còn lại là thức? Đáp: Thành Duy thức luận quyển 5 ghi: “Ba nghĩa như vậy tuy thông tám thức mà tùy thù thắng hiển bày. Thức thứ tám gọi là tâm, vì nhóm họp các pháp chủng, khởi các pháp. Thứ bảy gọi là ý, vì hằng thẩm tưlương làm ngã. Sáu thức khác gọi là thức, vì thô động gián đoạn liễu biệt chuyển, đều tùy thù thắng hiển bày. Riêng được một tên là căn cứ thật mà nói, đều được gọi chung là căn cứ chung mà làm luận, cũng không trái nhau. Hỏi: Nếu thể tám thức mỗi mỗi gọi là duy, vì sao nói một tâm làm ra? Đáp: Y cứ Phạm bản, không nói chữ “một”, chỉ nói duy tâm. Nay nghĩa giải thích rằng: “Duy nghĩa là riêng chỉ có, một nghĩa là không có hai”, tên khác nghĩa đồng, nghĩa là không có cảnh ngoài chỉ có tâm cho nên gọi là một tâm, chẳng nói tâm thể chỉ là một vật. Hỏi: Y cứ thật mà nói thể của thức là một hay thể của thức là nhiều? Đáp: Như Nhiếp luận nói “Một loại Bồ-tát nói tám thể của thức chỉ là một vật. Một loại sư nói có nhiều thể”. Nay y nghĩa sau. Thành Duy Thức luận quyển ghi: “Tự tánh tám thức không thể nói nhất định là một, hành tướng, sở y, duyên, tương ưng khác”. Lai khi một diệt, các cái khác không diệt, năng sở huân v.v… tướng đều khác cũng chẳng phải nhất định khác. Kinh nói tám thức như sóng nước vì không sai khác, nhất định khác lẽ ra chẳng phải tánh nhân quả, như việc huyễn v.v… không có tánh nhất định. Y lý thế tục nói có tám sai khác chẳng phải thắng nghĩa chân thật. Trong thắng nghĩa chân thật tâm và ngôn ngữ đã dứt. Đây hiển tám thức, thể chẳng tức chẳng lìa. Kinh Nhập Lăng-già trong phần kệ tụng ghi: “Tâm ý thức tám loại, tục nên tướng có khác, chân nên tướng không khác, vì tướng sở tướng không”. Nếu y một loại nói thể chỉ có một, ở Thế tục đế thể cũng chẳng phải nhiều. Đây nói tục cho nên tướng có khác, y dụng mà nói, trong tâm tám thức các môn phân biệt, như Thành Duy Thức quyển 2, quyển 3 nói. Thức thứ tám dùng mười môn phân biệt, như quyển , quyển 5 nói. Thức thứ bảy cũng lấy mười môn phân biệt như quyển 5, quyển nói. Sáu thức khác dùng chín môn phân biệt. Kinh bộ v.v… hỏi: Đã có Duy thức, lẽ ra không có tâm sở, vì không nói duy? Luận: Trong đây nói tâm, ý gồm cả tâm sở. Thuật rằng: Từ đây trở xuống đoạn thứ hai lựa chọn nói duy. Luận dẫn kinh nói duy tâm là tuy nói chỉ có tâm, nhưng cũng nói cả ý chỉ có các tâm sở. Do duy có tâm sở, nên không có thật sở chấp. Hỏi: Vì sao không nói? Đáp: Vô Tánh giải thích rằng: “Chỉ thanh là trừ cảnh sở thủ, bởi nó không có, năng thủ cũng không. Không ngăn tâm sở, do nó cùng tâm không lìa nhau. Như nói nếu không có tâm sở hữu pháp, tâm chưa từng chuyển, Kinh bộ chuyển chấp, và Thượng tọa bộ nói: “Nếu vậy diệt định vì sao chỉ có tâm?” là lỗi của tông kia. Trong Đại thừa của ta nếu đã có tâm, ắt có các pháp tương ưng tâm sở, nếu không có tương ưng pháp tâm sở thì tâm cũng nhất định không có. Thành Duy thức ghi: “Do tâm thù thắng nên chỉ nói Duy tâm, tâm sở nương thế lực của tâm mới sinh, nên lược không nói”. Cù-ba giải thích rằng: Trong này nói duy là vì hiển nghĩa thù thắng, không vì hiển nghĩa năng, do trong ba cõi tâm là tối thắng, như kinh ghi: “Đạo chỉ hộ căn giới gọi là Sa-môn”. Do thức nên ba cõi sinh cho nên gọi là thù thắng, bèn dẫn tụng rằng: “Các pháp tâm là trước, là thắng và là hiển, nếu người khởi tâm tịnh, nói năng và hành động, vui từba thiện sinh, theo nhau như hình bóng. Các pháp tâm là trước, là thắng và là hiển, nếu người khởi tâm nhiễm, nói năng và hành động, khổ từ ba ác sinh, như xe theo chân trâu”. Vì tâm tương ưng nên nói duy tâm, cũng nhiếp kuôn tâm sở. Hỏi: Thế nào gọi là tâm sở? Đáp: Là sở hữu của tâm, hằng nương tâm khởi, cùng tâm tương ưng, hệ thuộc nơi tâm, cho nên gọi là tâm sở. Như vua có quan, người có tiền tài. Hỏi: Tâm sở và tâm là một hay khác? Đáp: Như Tát-bà-đa v.v… cùng tâm nhất định khác, như Kinh bộ v.v… cùng tâm không khác. Nay Đại thừa, như trong Thành Duy Thức quyển rộng có hỏi đáp biện một và khác kia. Nhưng ý chung là y thế tục nên nói có sai khác, không giống Kinh bộ y Thắng nghĩa nên nói tâm sở cùng tâm chẳng lìa chẳng tức, như mặt trời với ánh sáng, không giống Tát-bà-đa. Hỏi: Nếu y thế tục cùng tâm có khác, khi nó duyên cảnh cùng tâm khác gì? Đáp: Thành Duy Thức luận quyển 5 ghi: “Tâm đối sở duyên chỉ chấp tổng tướng. Tâm sở đối với nó cũng chấp biệt tướng, giúp thành việc của tâm, được tên tâm sở, như thầy trò thợ vẽ, người này phác họa, người kia tô màu. Biện Trung Biên luận, bài tụng thứ nhất ghi: “Tâm tâm sở của ba cõi, là hư vọng phân biệt, tổng rõ cảnh gọi tâm, cũng riêng gọi tâm sở”, tức là tâm sở chấp tướng tổng biệt, tâm vương chỉ có tổng, nhẫn đến rộng nói. Hỏi: Nay có bao nhiêu tâm sở, tâm gì cùng tâm sở gì tương ưng, duyên cảnh giới gì? Nhẫn đến rộng nói tất cả nghĩa môn? Đáp: Như Thành Duy Thức và trong Biệt chương rộng phân biệt đủ, không thể dẫn hết. Hỏi: Trong kinh chỉ nói có tâm, làm sao biết có sở? Luận: Chỉ ngăn cảnh ngoài không trừ tương ưng. Thuật rằng: Vì các ngu phu không biết ngoài tâm không có thật có cảnh tướng lại chấp thật có, khởi các ác nghiệp hai trọng chướng. Kinh nói Duy tâm là ngăn lìa ngoài tâm biến kế sở chấp thật cảnh là có, không vì trừ y tha khởi tánh không lìa nơi tâm và các tâm sở pháp, vì tâm là chủ nói chỉ có tâm, thật lý cũng chỉ có các tâm sở. Hỏi: Thế nào gọi là tương ưng? Đáp: Thành Duy Thức luận quyển 3 ghi: Nghĩa là tâm và tâm sở hành tướng tuy khác mà thời, y đồng sởduyên, sự v.v… cho nên gọi là tương ưng, tức đủ bốn nghĩa, trừ đồng hành tướng nên gọi là tương ưng. Luận kia trái với Du-già và lý có khác, đều như luận kia nói. Hỏi: Nếu ngăn cảnh ngoài, lẽ nào lại không ngăn tự thân các thức đều là sở biến? Đáp: Nay cũng ngăn tướng duyên các thức này, không thể thân chấp, chẳng ngăn thể có, lìa từ ngoại cảnh cũng chẳng phải đều một bề. Ngăn thể đều không, chỉ nói tự tâm không thể thân chấp, tâm thân sở thủnhất định không lìa tâm, nếu lìa tự tâm nhất định không thân thủ. Hỏi: Tâm sở pháp kia duy đã không ngăn, tánh Chân như kia trong kinh không nói thì lẽ ra chẳng phải Duy thức? Đáp: Thành Duy Thức nói, thật tánh của thức vì không lìa thức nên gọi là Duy thức, chẳng phải như tâm sở gọi là chỉ có tâm sở mà không gọi là Duy thức. Chân như cũng vậy, thật tánh tâm sở cũng được gọi là chỉ có tâm sở pháp, vì lý này thông. Cựu luận trong này riêng nói một bài tụng để lập tông luận. Chân Đếtụng rằng: Thật không có ngoại trần. Vì tợ trần thức sinh Dụ như người mắt bệnh Thấy lông, hai mặt trăng. Bồ-đề-lưu-chi nói rằng: Duy thức không cảnh giới Do không thấy hư vọng Như người mắt bị bệnh Thấy lông, thấy mặt trăng. Lý tuy không trái, xét ba Phạm bản đều không có tụng này chỉ do nhà dịch thêm. Luận: Nội thức khi sinh, tợ ngoại cảnh hiện, như mắt có bệnh lòa thấy lông, ruồi v.v… trong đây đều không có chút phần thật nghĩa. Thuật rằng: Từ đây trở xuống là đoạn thứ tư, hiển nghĩa Duy thức nêu dụ để thành. Cựu luận trong này lập làm người ngoài vặn hỏi mới hiển chánh lý, đây là người dịch thêm chẳng phải bản Phạm có. Khi nội thức sinh tợ như ngoại cảnh hiện, trong này đều không có chút phần thật ngã, hiển nghĩa Duy thức, nhưmắt có bệnh lòa thấy tóc, ruồi v.v… trong đây không có chút phần thật nghĩa, là nêu dụ để thành. Hoặc trước tuy dẫn giáo, nay dùng lý thành, như An Tuệ cho là bậc Thánh trước nói nội thức này sinh dường như ngoại cảnh hiện, nghĩa là Duy thức y tha khởi tánh, một tự chứng phần tợ như biến kế sở chấp bên ngoài. Kiến, tướng lấy hiện của cảnh, sở chấp tuy không mà vọng tình là có, vì giống như vọng tình nên gọi là tợ sở thủ. Thành Duy Thức luận quyển 1 ghi: “Hoặc lại nội thức chuyển tợ ngoại cảnh”, quyển ghi: “Hoặc chuyển biến nghĩa là các nội chuyển tợ ngã pháp, tướng ngoại cảnh hiện”. Ý sư này nói “Kiến tướng hai phần là sở chấp không chỉ có tự chứng phần, y tha khởi tánh là có”. Trung Biên v.v… ghi: “Năng thủ sở thủ đều là sở chấp, do tự chứng phần hư vọng huân tập, vì làm nhân duyên khi tự thể sinh tợ như năng sở thủtướng ngoại cảnh hiện.” Trong này hai thủ đều không có chút thật, chỉ có tự chứng giống nó mà sinh, chỉchấp tự chứng cho nên không có chút pháp năng thủ, người ngu không biết cho là lìa thể thức có thật hai phần, cho nên nói Duy thức khiến họ rõ biết, như Hộ Pháp v.v… cho là bậc Thánh sau nói. Nói nội thức sinh dường như ngoại cảnh hiện nghĩa là có y tha tự chứng, kiến, tướng ba phần mà sinh, vì không lìa thức nên gọi là Duy thức. Người ngu y pháp không lìa thức này chấp là lìa tâm có thật cảnh tướng. Thật sở thủ này ngoài tâm hai thủ, thể tánh đều không. Trung Biên v.v… ghi: “Hai thủ chẳng có, y tha hai thủ thể kia chẳng phải không có”. Nhiếp luận v.v… ghi: “Chỉ có hai đẳng, nếu không y tha kiến và tướng hai phần, tức trái Hậu Nghiêm và các Thánh”. Nói chỉ có lượng chỉ có hai, năng sở thủ ràng buộc mà thấy vô số, cho nên nay chỉ có chẳng có tợ có, y tha ba phần nội thức mà sinh, đều không có chút phần lìa ngoài tâm. Biến kế sở chấp thật hai thủ hiện, cho nên không có chút pháp, năng thủ chút pháp, nói Duy thức khiến họ rõ biết không sinh ngu muội, nghĩa là nó có. Thành Duy Thức luận quyển 1 ghi: “Nghĩa là thể của nội thức chuyển tợ hai phần, tướng kiến đều nương tự chứng phần mà khởi, nương hai phần này mà thi thiết ngã pháp, hai thứ đó lìa đây vì không chỗnương”. Quyển ghi: “Ba năng biến thức và các tâm sở đều là năng biến tợ kiến, tướng hai phần” là sưnày nói. Pháp thể tuy vậy, lý còn chưa hiển, cho nên kế nêu dụ để thành tông này. Như có người đời mắt bị bệnh lòa, ý thức bèn ở trong hư không thấy có tóc, ruồi v.v… Nói “vân vân” là đồng chấp hoa đốm trong hưkhông, có sắc vàng, có mặt trăng thứ hai v.v… Mắt lòa là bệnh loạn, ế là bệnh chướng, mắt bệnh là duyên ý thấy tóc v.v… trong này không có chút phần thật nghĩa, do mắt có bệnh, dùng mắt làm cửa, ý thấy ruồi v.v… chẳng phải tức nhãn, thức hay thấy tóc, ruồi v.v… như khi dùng tay che một mắt, ý thức liền thấy mặt trăng thứ hai hiện, chẳng phải tức nhãn thức thấy mặt trăng thứ hai. Ý Thức thứ sáu dùng mắt làm cửa, đồng thời thấy rõ hình trạng như mắt thấy, thật chẳng phải mắt thấy, do trong năm thức không có tuệ chấp. Thành Duy thức luận ghi: “Khi hiện lượng chứng, không chấp làm ngoài, sau ý phân biệt vọng sinh tưởng ngoài, cho nên tự tướng phần vì thức sở biến cũng nói là có, ý thức sở chấp vì vọng so lường nói đó là không có, đây là Hộ Pháp v.v… nói chỉ sáu bảy có chấp là giải thích. Nhiếp Đại thừa nói “hay so lường là ý thức”, lại nói “Chỉ có hai phần nội thức biến tướng, không lìa nơi thức tợ ngoại cảnh hiện, trong này đều không lìa thật vật của thức, như có mắt lòa thấy tóc, ruồi v.v… Như An Tuệ v.v… nói trong tám thức đều có chấp, do những điều này các văn luận làm chứng. Mắt có bệnh lòa thấy mặt trăng thứ hai, mắt tức năng kiến, cho nên nhãn thức v.v… các kiến tướng phần đều là sở chấp, trong này không có chút phần thật nghĩa, ai nói ý thức nương mắt thấy? Nói chỉ có ý thức hay so lường, ý luận kia nói rằng: Khắp tất cả cảnh mà so lường, chỉ có ý thức là năng, ai nói năm thức không có biến kế? Nếu không như vậy ở đây vì sao nói mắt có bệnh lòa thấy tóc, ruồi v.v… Rộng các tranh luận này như Thành Duy Thức. Cù-ba luận sư đồng giải thích như Hộ Pháp, lấy mắt làm cửa, ý thức hay chấp, không có lý năm thức duyên vô phân biệt. Một bề duyên thật, như trong kệ kinh A-tỳđạt-ma ghi: “Không có nhãn v.v.. các thức thì không duyên thật cảnh khởi, ý thức có hai loại, duyên cảnh thật và không có thật”. An Tuệgiải thích văn này rằng, năm thức khởi chấp hẳn nương tợ cảnh thật pháp mà khởi tợ sắc dụng, không giống ý thức duyên lông rùa sừng thỏ, vốn không sinh, không tợ dụng. Không nói năm thức không khởi pháp chấp, chỉ duyên thật cảnh vọng tập nội duyên, ngoại cảnh được thấy đều chẳng thật có, cũng nhưchỗ thấy tóc, ruồi v.v… con rắn sợi dây dụ cũng như vậy. Cho nên Thành Duy Thức ghi: “Như người lo lắng nằm mộng, vì sức lo lắng nằm mộng tâm dường như có các thứ tưởng cảnh ngoài hiện, duyên chấp này rồi cho rằng thật có cảnh bên ngoài”. Tuy có dụ này nhưng lý chưa tỏ, lẽ ra nên lập lượng lại, lượng rằng: “Cực thành nhãn thức, nhất định không thân duyên lìa tự cảnh sắc”. Trong năm thức tùy một nhiếp, như bốn thức khác, các ý thức này cũng không thân duyên lìa tự các pháp, đây là thức tánh, như nhãn thức v.v… bốn thức chặng giữa tỷ lượng chuẩn theo đây. Đây thành cảnh ngoài tâm, chẳng phải duyên của nội tâm, kế đến thành cảnh nội tâm nhất định không lìa thức. Lượng rằng: “Thân sở duyên này nhất định không lìa đây vì hai tùy một, như năng duyên kia. Lại thân sở duyên quyết định không lìa tâm và tâm sở vì là pháp sở duyên, như pháp tương ưng”. Lại quyển 2 ghi: Các pháp sở chấp khác khác tâm và tâm sở, chẳng thật có tánh, vì là sở thủ. Như tâm, tâm sở hay lấy giác kia cũng không duyên nó vì là năng thủ, như duyên giác này. Hỏi: Như các thức thân khác, tuy không thân duyên, đã thừa nhận có tự thể đâu được gọi là Duy thức? Đáp: Thành Duy Thức luận quyển ghi: Chẳng phải nói Duy thức mà nói chỉ một thức, nếu chỉ có một thức, không có tha v.v… thì đâu có nhân quả cao thấp, thánh phàm mười phương sai khác? Vì ai nói pháp gì cầu gì?” cho nên nói Duy thức là có ý thú sâu xa. Nói thức là tổng hiển tất cả hữu tình đều riêng có tám thức, sáu vị tâm sở, sở biến kiến tướng phần vị sai khác và lý không kia hiển Chân như vì thức tự tướng thức tương ưng, hai sở duyên, ba phần vị, bốn thật tánh, các pháp như vậy đều không lìa thức, tổng lập tên thức. Nói Duy là chỉ ngăn sở chấp của ngu phu nhất định lìa các thức thật có sắc v.v… Nếu như vậy biết ý giáo Duy thức liền có thể không điên đảo, khéo đủ tư lương, mau nhập pháp không, chứng Vô thượng giác, cứu giúp sự luân hồi sinh tử của hàm thức, chẳng hoàn toàn bác bỏ, không có ác thủ không, trái với giáo lý hay thành sự này, cho nên nhất định lẽ ra tin tất cả Duy thức, biết Thanh Biện v.v… sở chấp đều sai, do bác Y tha, Viên thành đều không. Trong Trung Biện luận, đức Từ Thị nói: “Hư vọng phân biệt có, đối cả hai đều không, trong này chỉ có không, ở kia cũng có đây, nên nói tất cả pháp, chẳng không chẳng bất không, có không và có này, là khếhợp Trung đạo”. Do đây cho nên biết, nói Duy thức là khế hợp nghĩa Trung đạo. Nay nói Duy thức, chỉnói ba cõi, vả lại lược chỉ y nhiễm y tha mà nói, vọng chấp phân biệt vì chỉ nhiễm ô, thật lý cũng có tịnh phần y tha. Tịnh phần y tha là thuyết khác của Duy thức, đến đoạn sau sẽ nêu. Nhưng tâm tâm sở y Thếtục đế, chẳng phải chân thật có, y tha khởi như huyễn sự v.v… Nếu y Thắng nghĩa, chẳng thật chẳng không có thật vì tâm ngôn đều dứt, y Thanh Biện v.v… phá hữu vi không, chân tánh hữu vi không, vì duyên sinh nên như huyễn, tợ tỷ lượng kia chẳng phải chân tỷ lượng. Như chân tánh ta lìa tâm ngôn, hữu vi chẳng phải không. Như chân tánh ông chẳng cực thành có, vì chỉ là không, cho nên nay nói đối với lý không trái, vì trừ vọng chấp ngoài tâm tâm sở thật có cảnh, nên nói chỉ có thức. Nếu chấp Duy thức chân thật có, như chấp ngoại cảnh cũng là pháp chấp. Hỏi: Tuy biết lìa tâm thật cảnh chẳng có, cảnh trong tâm là như đối với tâm cũng là thật có hay là có khác? Đáp: Thành Duy Thức luận quyển 10 lược có ba thuyết. Sư thứ nhất nói: Nhưng tướng phần v.v… y thức biến hiện, chẳng như thức tánh thật trong y tha, nếu không như vậy lý Duy thức lẽ ra không thành vì thừa nhận cảnh trong thức đều thật có. Sư thứ hai nói: Hoặc thức tướng, kiến v.v… từ duyên sinh đều y tha khởi, hư thật như thức, nói duy là trừngười ngoài, không ngăn cảnh trong, nếu không như vậy Chân như lẽ ra cũng là chẳng thật. Cảnh đã đồng thức, vì sao gọi là Duy thức? Lẽ ra nên gọi là chỉ có cảnh vì hư thật đồng. Thức chỉ bên trong có, cảnh thông bên ngoài, sợ lạm với nó nên chỉ nói Duy thức. Hoặc các ngu phu mê chấp nơi cảnh khởi nghiệp phiền não, sinh tử trầm luân, vì thương xót họ nên chỉ nói Duy thức khiến tự quán tâm, giải thích thoát sinh tử, chẳng nói nội cảnh, như ngoài đều không. Tuy có nội cảnh cũng không bằng tâm, trong đây chỉ nói như tâm thật. Sư thứ ba nói: Hoặc tướng phần v.v… đều thức là tánh, do sức huân tập dường như nhiều phần sinh, Chân như cũng là thật tánh của thức, cho nên trừ thức tánh không riêng có pháp. Sư thứ ba này cùng An Tuệ đồng, hai sư trước nghĩa cùng Hộ Pháp đồng tông. Nhưng có riêng nói, hợp mà luận thì sư thứ hai thù thắng hơn, vì không có lỗi, kẻ thức giả tự biết, nhưng luận Phật Địa chỉ có một thuyết đồng với sư thứ nhất. Luận: Tức đối với nghĩa này có lập vặn hỏi rằng. Thuật rằng: Trước tuy tổng biện, ban đầu lập tông luận, Duy thức không có cảnh. Từ đây trở xuống là phần thứ hai giải thích người ngoài vặn hỏi, rộng phá chấp bên ngoài, ở trong hai mươi bài tụng, toàn văn có bảy đoạn. Từ đây xuống là đoạn thứ nhất có mười bốn bài tụng, Tiểu thừa ngoại đạo bốn việc vặn hỏi bàn cảnh không, lại vặn hỏi chấp thật cảnh. Thứ hai, “các pháp do lượng phán định có không” trởxuống có một bài rưỡi, giải thích Tiểu thừa v.v… dùng hiện lượng chứng cảnh có, ngược phá chấp ức trì. Thứ ba, “hoặc như trong mộng tuy không có thật cảnh” trở xuống có nửa bài tụng, giải thích Tiểu thừa ngoại đạo, dùng mộng ví dụ khi thức, nên biết cảnh không mất. Thứ tư, “hoặc các hữu tình do tự tương tục” trở xuống có nửa bài tụng, lại giải thích ngoại đạo vặn hỏi hai thức thành quyết định, ngoại cảnh chẳng phải không mất. Thứ năm, “như trong mộng cảnh tuy không có thật” trở xuống có nửa bài tụng, lại giải thích người ngoài vặn hỏi tâm của mộng và thức không khác, tạo hành quả sai mất. Thứ sáu, “hoặc Duy thức không có thân ngữ v.v..” trở xuống có hai bài tụng, lại giải thích ngoại đạo vặn hỏi không cảnh, giết v.v… là không, ngược bảo lỗi tông khác. Thứ bảy, “hoặc Duy thức, các tha tâm trí” trở xuống có một bài tụng, lại giải thích ngoại đạo vặn hỏi không chiếu tha tâm trí, thức không thành lỗi. Trong đoạn thứ nhất lại có bốn: Ban đầu có một bài tụng, Tiểu thừa ngoại đạo bốn việc vặn hỏi cảnh không, chứng biết chẳng phải chỉ có có thức. Thứ hai, “chẳng phải đều không thành” trở xuống có năm bài tụng, giải thích bốn vặn hỏi phi lý, cho nên biết là Duy thức. Thứ ba, “giáo này chẳng có nhân” trởxuống có ba bài tụng, giải thích pháp hữu tình, hai giáo vô ngã, dẫn giáo vặn hỏi không thành, cho nên biết Duy thức. Thứ tư, “lại làm sao biết Phật y như vậy” trở xuống có năm bài tụng ngược phá người ngoài, cảnh ngoài chẳng thật có, cho nên biết Duy thức. Hoặc chia làm ba, hợp hai đoạn đầu cùng làm một đoạn, vì bốn việc hỏi đáp ngoại cảnh không. Ở trong vặn hỏi ban đầu, trước nêu người ngoài vặn hỏi sau nêu vặn hỏi. Nay tức ở nghĩa này có lập vặn hỏi là nêu ngoài vặn hỏi vậy, nghĩa là chỗ vặn hỏi này không có thật ngoài gạn hỏi, luận chủ giả làm các sư Kinh bộ v.v… vì ý hỏi này cho nên nói lập vặn hỏi. Lại thiết là thi thiết, tức thật Kinh bộ lập vặn hỏi này. Luận: Tụng rằng: Hoặc thức không có thật cảnh, tức xứ thời quyết định, tương tục không quyết định, tác dụng không nên thành. Thuật rằng: Chánh nêu vặn hỏi. Ban đầu lược tụng, sau rộng hỏi. Trong tụng, câu đầu nêu nghĩa Đại thừa, đến câu thứ tư nói không nên thành, là chánh làm lý vặn hỏi, gồm thông bốn vặn hỏi. Nghĩa là hoặc có thức không có thật cảnh, tức xứ quyết định không nên thành v.v… đến đoạn sau sẽ biết. Cựu luận tụng rằng: “Xứ thời đều không nhất định, không tương tục chẳng định, làm việc không nên thành, như Duy thức không trần” ý đủ văn ngược, người tìm tự biết. Luận: Đây nói nghĩa gì? Thuật rằng: Từ đây trở xuống là rộng hỏi. Trước khi diễn vặn hỏi tụng, trước luận chủ khởi vặn hỏi này. Tụng này nói nghĩa lý gì? Luận: Hoặc lìa thức thật có sắc v.v… ngoại pháp sắc v.v… thức sinh không duyên sắc v.v… Thuật rằng: Sau mở rộng bốn vặn hỏi, trong đó có hai: Ban đầu nêu nghĩa Đại thừa, riêng làm bốn vặn hỏi; sau tổng làm bốn vặn hỏi. Trong đoạn đầu cũng có hai: trước là nêu nghĩa Đại thừa, sau chánh nêu vặn hỏi. Đây mở rộng câu tụng đầu, thông với bốn vặn hỏi ở sau. Nói “hoặc” là hoặc sự kia, nghĩa là hoặc Đại thừa. Nói Duy thức không cảnh ngoài tâm, tức là lìa ngoài tâm thật có sắc, thanh… các cảnh, có duyên sắc v.v… thức năng duyên sinh. Khi thức này sinh, không cho lìa tâm, sắc v.v… làm cảnh, đây tức Tiểu thừa ngoại đạo nêu nghĩa Đại thừa. Từ đây trở xuống là chánh vặn hỏi. Luận: Do đâu mà thức này có xứ được sinh mà chẳng phải tất cả xứ? Thuật rằng: Tức vặn hỏi thứ nhất, câu tụng thứ hai, xứ nhất định không thành, nghĩa là đã không có thật cảnh, chấp có thức này sinh, do đâu như duyên thức núi Chung Nam, đối với chỗ của núi này khởi, chỗkhác thì không sinh vì đây và chỗ khác cảnh thật không có. Nghĩa là lập lượng rằng: Chẳng phải duyên xứChung Nam, duyên này thức lẽ ra sinh, chấp thật cảnh không có, vì thức được sinh, như duyên xứ Chung Nam. Đây nói thức hiện lượng, chẳng phải gọi là thức tỷ lượng. Nếu nói thức tỷ lượng, chẳng phải xứnày cũng sinh. Nhưng nay lại là xứ định tỷ lượng, thức này không sinh ngược lại sinh tỷ lượng, nghĩa chuẩn theo đây có thể biết, nhưng không dẫn nhiều phiền phức, sau đều chuẩn theo đây, nói “do đâu”… liền không nên thành. Luận: Vì sao xứ này có thời thức khởi mà chẳng phải tất cả thời? Thuật rằng: Đây vặn hỏi thứ hai, câu tụng thứ ba thời nhất định không thành, nghĩa là đã không có thật cảnh, thừa nhận có thức này sinh, vì sao như duyên xứ núi Chung Nam, thức ở một thời khởi mà chẳng phái tất cả thời sinh, vì thời này thời khác cảnh đều không có. Nghĩa là lập lượng nói chẳng phải duyên thời Chung Nam, duyên này thức nên khởi chấp cảnh thật không có thức này, như duyên thời Chung Nam, đây nói hiện thức như trước đã nói xứ thời có khác, các ý có thể đồng. Luận rằng: Đồng một xứ thời, có nhiều tương tục, vì sao không quyết định tùy một thức sinh? Thuật rằng: Tức vặn hỏi thứ ba, câu tụng thứ ba. Tương tục không quyết định, lẽ ra không thành vặn hỏi. Nói tương tục là tên khác của hữu tình, uẩn trước vừa hết uẩn sau liền sinh, cho nên nói tương tục, hoặc chẳng thường nhất, lựa các ngoại tông cũng nói tương tục. Nghĩa là đã không có cảnh ngoài thừa nhận có thức này sinh. Như đồng một chỗ núi và đồng một thời gian có nhiều tương tục đều cùng duyên thấy, vì sao không quyết định, tùy một tương tục duyên núi thức sinh, các hữu tình khác thức này không khởi? Đây tuy chánh vặn hỏi, lý còn chưa hiển, kế nêu dụ thành. Luận: Như người mắt bệnh lòa thấy tóc, ruồi v.v… chẳng phải không lòa mắt có thức này sinh. Thuật rằng: Đây nêu quyết định ví dụ không quyết định. Đã nói hư vọng phân biệt, do vì làm duyên tợ có ngoại cảnh sinh, thật thì không có ngoại cảnh, như có bệnh lòa mắt thấy tóc, ruồi v.v… không chút thật nghĩa. Duy có thức, như mắt lòa ở đời và Trung hữu che dùng làm duyên, đồng một thời gian ở trong hư không này quyết định thấy có tóc, ruồi, hoa v.v… các thứ vật lạ. Chẳng phải trong mắt người không bị lòa ởthời xứ này chấp có thấy tóc, ruồi v.v… thức sinh. Vì sao ở chỗ đồng một núi và đồng một thời gian, có nhiều tương tục, đều cùng thấy núi chẳng phải là quyết định? Như thấy tóc v.v… tùy một năng kiến hưvọng mắt lòa, Duy thức đã đồng, định tùy một thấy, nghĩa kia nên đồng. Đã thừa nhận nhiều thấy cho nên là tương tục không nhất định. Nghĩa là lập lượng rằng: Có nhiều tương tục đồng một thời gian và ởmột chỗ, nên nhất định thấy một còn các khác không thể thấy, vì chấp Duy thức, như nhiều tương tục đồng một thời gian, ở một tóc v.v… có thấy và không thấy. Luận: Lại có nhân gì các người mắt bệnh lòa thấy tóc v.v… không tóc v.v… các dụng. Thuật rằng: Đây là vặn hỏi thứ tư, câu tụng thứ tư. Tác dụng không thành ở trong có ba vặn hỏi, đây là thứ nhất. Lòa, tóc v.v… là không có thật dụng. Lại nói “có nhân gì” thông ba vặn hỏi và nêu ba vặn hỏi đã xong. Luận nói rằng: “Tóc.. các vật dụng kia chẳng không”. Thông ba vặn hỏi trên, nghĩa là đã không có thật cảnh, thừa nhận có thức này sinh, có lý do gì người có mắt lòa thấy tóc, ruồi v.v… mà không dụng của tóc, ruồi v.v… người mắt không bệnh lòa thấy tóc, ruồi thì có dụng tóc, ruồi v.v… Tóc có dụng búi, ruồi có dụng đậu vào đồ ăn. Lượng rằng: Mắt lòa thấy, nên có thật dụng, chấp không có thật cảnh vì thức này sinh như tóc v.v.. Luận: Trong mộng thấy được uống, ăn, dao, gậy, thuốc độc, y v.v… mà không có dụng uống v.v… Thuật rằng: Trong vặn hỏi tác dụng, đây tức thứ hai. Mộng uống v.v… không có thật dụng, tức bốn sựcùng thân: Uống ăn, y phục, thuốc men, đồng chấp thứ tư là giường nằm. Nhưng ngoài những thứ này thêm dao gậy và thuốc độc. Thuốc thông hai loại: có độc và không độc. Nghĩa là đã không có thật cảnh, chấp thức được sinh, vì sao mộng uống rượu v.v… không có dụng say loạn? Khi khác uống lại bị say loạn? Lượng rằng: Trong mộng uống v.v… lẽ ra có thật dụng, vì chấp không có thật cảnh, thức này sinh, như lúc khác uống v.v… Luận: Tầm hương thành v.v… không có dụng của thành. Thuật rằng: Đây là vặn hỏi thứ ba. Tầm hương thành v.v… tác dụng không thành. Cựu luận nói rằng: Thành Càn-thát-bà là nhầm. Tiếng Phạm là Kiền-đạt-phược, Hán dịch là Tầm hương, nghĩa là trong có năng tầm sẽ sinh xứ hương, tức liền đi đến đó, cũng gọi là Kiền-đạtphược, ở Ấn Độ gọi là Bài-ưu, cũng gọi là Tầm hương, người ở thành này không thờ vương hầu, không nghiệp tác sinh, chỉ tìm mùi thơm thức ăn thức uống của các nhà liền đến nhà ấy làm các kỹ nhạc để cầu ăn uống, có thể làm huyễn thuật, huyễn này làm thành quách, ở trong đó dạo chơi gọi là thành Tầm hương. Huyễn hoặc dường như có mà không có dụng của thành. Hoặc gọi là Dương diệm hóa thành, gọi là Kiền-đạtphược thành, các lái buôn v.v… vào các núi biển phần nhiều thấy ánh nắng mặt trời hóa làm thành, nhà, ở trong đó có trỗi tiếng nhạc. Tây Vức gọi là Tác nhạc, tức tên Tầm hương, cho nên nói Hóa thành này gọi là thành Tầm hương. Nghĩa là đã không có thật cảnh, thừa nhận thức này sinh, vì sao thành này không có thật dụng của thành, chẳng phải thành Tầm hương có thật dụng của thành? Lượng rằng: Thành Tầm hương này lẽ ra có thật dụng, vì thừa nhận không có thật cảnh thức này sinh, như các thành khác v.v… Luận: Các vật tóc v.v… dụng của nó chẳng phải không có. Thuật rằng: Trước nêu ba sự không có thật dụng rồi. Đây thông ba sự để nêu vặn hỏi, nghĩa là đã không có thật cảnh thừa nhận thức này sinh, vì sao mắt lòa thấy không có tác dụng tóc v.v… tóc, ruồi v.v… có dụng của tóc v.v… nhẫn đến thứ ba, như đã nói ở trước. Trong này nêu ban đầu các tóc, ruồi v.v… đồng lấy dụng thứ hai như ăn uống, đến các dụng thứ ba của thành, nhưng Cựu luận mỗi mỗi vặn hỏi sau đều tự nêu ra. Nay sợ dài dòng, cho nên nêu chung. Luận: Nếu thật đồng Vô sắc v.v… cảnh ngoài, chỉ có nội thức dường như cảnh ngoài sinh. Thuật rằng: Từ trước đến đây riêng căn cứ bốn việc, vặn hỏi bốn bất thành. Từ đây trở xuống là đoạn thứhai, ở trong một sự tổng làm bốn vặn hỏi, cũng tổng kết văn trước, đây tức nêu Đại thừa không có cảnh thừa nhận thức khởi. Luận: Định xứ, định thời, không nhất định tương tục, vật có tác dụng đều không nên thành. Thuật rằng: Từ đây trở xuống là văn này chánh bày ý vặn hỏi. Bốn nghĩa như trước, tổng lập lượng rằng: Định xứ thời v.v… đều không nên thành. Nói không có sắc bên ngoài v.v… thừa nhận thức này sinh, nhưcác xứ thời khác, ý lượng ở đây nên chuẩn trên mà biết. Luận: Chẳng phải đều không thành. Thuật rằng: Từ đây trở xuống đoạn thứ hai giải thích bốn vặn hỏi phi lý. Ở trong đó có hai: trước tổng đáp không thành, sau riêng hiển không thành. Đây tức đoạn đầu. Họ nói bốn sự đều không nên thành nay cả bốn đều thành, cho nên luận nói “phẳng phải đều không thành”. Nhưng luận nói đều, hoặc nhiều ít, hoặc nói đều, là nhất định đều từ ba trở lên. Do ba trở lên gọi là nhiều pháp. Kinh luận mới dịch đều chuẩn theo đây để biết. Nay đáp cả bốn đều thành cho nên nói đều. Luận: Tụng rằng: Xứ thời định như mộng, thân không nhất định như quỷ, đồng thấy sông máu mủ, nhưmộng tổn có dụng. Thuật rằng: Từ đây trở xuống là riêng hiển chẳng phải đều không thành. Gồm có năm bài tụng, ở trong đó có hai: trước có hai bài tụng đáp chẳng phải không thành, sau là do đâu không thừa nhận. Lại có ba bài tụng phá người ngoài chống chế. Trong đoạn đầu văn lại có hai: trước có một bài tụng đáp riêng vặn hỏi không thành, sau có một bài tụng đáp tổng vặn hỏi không thành, đây là đoạn đầu. Nhưng văn Cựu luận dùng bốn vặn hỏi riêng đuổi phá, văn tụng làm mấy đoạn giải thích, đến sau sẽ biết. Ban đầu một câu tụng đáp hai vặn hỏi đầu. Câu thứ hai, thứ ba đáp vặn hỏi thứ ba. Câu tụng thứ tư đáp vặn hỏi thứ tư, đến sau sẽ biết. Tụng nói thân là tên khác của tương tục. Luận rằng: Ý nói như mộng, sở thấy như mộng. Thuật rằng: Trong Trường hàng này văn có ba đoạn. Trước là dùng như mộng dụ, hợp giải thích xứ thời hai vặn hỏi, kế đến giải thích vặn hỏi thứ ba, sau cùng giải thích vặn hỏi thứ tư. Trong đoạn đầu văn lại có ba: trước là giải thích tụng nói như mộng, kế đến giải thích lý xứ thời đều định, sau cùng kết hai định chẳng phải không được thành. Đây là đoạn đầu. Nhưng nhà dịch xưa không rõ nghĩa này bèn lược bỏkhông dịch. Tiếng Phạm là Y-phược-phiệt, nay gọi là như mộng, hiển thí dụ này cho nên nói “Ý nói nhưmộng thấy, chẳng phải gọi là có mộng gọi là Y-phược-phiệt”. Hoặc lại có người giải thích mộng là năng duyên thôn vườn kia, sở kiến của mộng, sở hữu của tâm mộng. Nay tụng lược nói dụ như mộng. Hiển mộng thấy là hai định dụ, chẳng phải năng duyên mộng tâm vì xứ thời đồng pháp. Sợ do năng duyên làm đồng dụ, nay giản lược. Luận: Nghĩa là như trong mộng tuy không có thật cảnh. Thuật rằng: Kế đến giải thích lý xứ thời đều định. Dùng một mộng dụ, dụ hai lý thành. Đây trước tiên nói như trong mộng không có thật cảnh. Nhưng nay luận sư giải thích bốn vặn hỏi của người ngoài, chẳng phải vặn hỏi chánh đáng để bỏ nghi ngoài, nêu việc hiện đời, trở lại chất vấn người ngoài, giải thích vặn hỏi trước, cảnh của mộng này không có, Kinh bộ Đại thừa, kia đây cùng chấp, cho nên dùng làm dụ. Luận: Nhưng hoặc có chỗ thấy các vật thôn, vườn, nam, nữ, chẳng phải tất cả chỗ. Thuật rằng: Đây giải thích xứ nhất định thành, giống như trong mộng, mộng loại cảnh tuy không có thật, hoặc ở xứ này thấy có thôn v.v… các chỗ khác không thấy, cho nên tuy tất cả chỗ đều Duy thức, mà ởchỗ này thấy núi Chung Nam chẳng phải chỗ khác. Nên lập lượng rằng: Ông mộng ở chỗ này thấy thôn v.v… nên chẳng phải xứ nhất định, vì cảnh không có thật, như chỗ khác không thấy xứ. Nhưng các chỗkhông thấy xứ ví dụ với chỗ thấy cũng có tỷ lượng, lược không dẫn dài dòng, sau chuẩn có thể biết. Nhưng đây tuy có thế gian trái nhau, đặt nói “ông” cho nên lựa lỗi tông. Kia đây thành rồi lại giải thích vặn hỏi khác. Lượng rằng: Khi chẳng phải mộng, cảnh tuy không có thật nhưng xứ có nhất định, thừa nhận cảnh không có thật như thấy trong mộng, do đây nói thừa nhận nên không có lỗi tùy một. Luận: Tức ở chỗ này, hoặc khi thấy có thôn vườn kia v.v… chẳng phải tất cả thời. Thuận rằng: Đây giải thích thời nhất định. Cảnh mộng tuy không có thật, tức ở xứ này hoặc ở một thời, thấy thôn vườn v.v… chẳng phải tất cả thời đều hằng thấy có. Cho nên ở vị giác tuy không có cảnh thật, có khi thấy núi Chung Nam kia, thức này được sinh chẳng phải tất cả thời định hằng thấy có, thức này được sinh, tỷ lượng chuẩn theo trước, trong xứ có thể hiểu. Luận: Do đây tuy không lìa thức thật cảnh mà xứ thời định chẳng phải không được thành. Thuật rằng: Đây tổng kết hai nhất định chẳng phải không được thành, dùng một dụ này thành xứ thời định. Luận: Nói như quỷ, là hiển bày như ngạ quỷ. Thuật rằng: Từ đây trở xuống đoạn thứ hai giải thích vặn hỏi thứ ba, trong đó có ba: trước là riêng giải thích như quỷ v.v.., kế đến giải thích tương tục không nhất định, sau là tổng kết nghĩa bất định thành. Nay trước giải thích như quỷ. Tiếng Phạm là Phiệt có hai nghĩa như trước đã nói, nay hiển thị dụ chẳng phải hiển nghĩa có, cho nên nói như quỷ. Hoặc lại có người giải thích quỷ có hai loại: một là quỷ phước đức, trụ ở Tây châu này, quả báo đồng cõi trời. Hai là kém phước đức, thấy nước v.v… đều là lửa dữ. Nay dùng loại kém phước đức dụ thân không nhất định, cho nên như ngạ quỷ. Nếu quỷ phước đức dụkhông thành. (Cựu luận không có đoạn này, như trước đã nói). Luận: Trong sông đầy mủ, cho nên gọi là sông mủ, như nói bình tô là trong đó đầy chất tô. Thuật rằng: Giải thích dụng của sông mủ. Trong sông đầy mủ được tên sông mủ, chẳng phải có mủ ít gọi là sông mủ. Như ở Tây Vực người bán tô nói bán bình tô, đầy bình đựng tô và bình, khi nói bán cũng nói bán bình tô, chẳng phải có chút tô nói là bán bình tô, xưa nói hũ tô, sông mủ cũng vậy. Luận: Nghĩa là nghiệp đồng như ngạ quỷ, dị thục nhiều thân cùng nhóm đều thấy sông mủ, chẳng phải ởtrong này nhất định chỉ có một thấy. Thuật rằng: Từ đây trở xuống là chính giải thích tương ưng không nhất định, như nhiều ngạ quỷ đồng vì ác nghiệp, đồng được ác quả. Nhiều chung một chỗ khi tụ tập, đồng thấy sông mủ. Tương ưng không nhất định, chẳng phải ở sông mủ, nhất định chỉ một thấy, một không thể thấy. Như người mắt lòa thấy tóc, ruồi v.v… tuy không có thật cảnh, tương tục bất định, nghĩa kia cũng thành. Ngoại đạo, Tiểu thừa, sưKinh bộ v.v… đều tin ngạ quỷ đồng thấy sông mủ cho nên dùng làm dụ. Lượng rằng: Đồng ở một thời, đồng ở chỗ này tương tục không nhất định, lý kia được thành, vì thừa nhận không có thật cảnh. Như ngạquỷ thấy sông mủ, nhưng tụng sông mủ lại có chữ “đẳng”, đẳng là những pháp gì? Luận: Đồng nói hiển thị hoặc thấy phẩn. Thuật rằng: Do ác nghiệp cho nên thấy nước v.v… đều là phẩn tiểu và các máu mủ. Nhiếp luận ghi: “Quỷ, bàng sinh, trời người, đều tùy chỗ thích ứng kia, những việc khác với tâm, thừa nhận nghĩa chẳng chân thật”, tức là ý này. Luận: Và thấy hữu tình cầm dao gậy ngăn cản giữ gìn, không cho ăn uống. Thuật rằng: Trước giải thích đối với “đẳng”, phẩn, mủ việc riêng. Nay này giải thích đồng tức ở mủđồng, thấy có hữu tình cầm dao gậy ngăn cản ngạ quỷ giữ gìn mủ v.v… không cho ăn được. Quỷ do nghiệp ác vô cùng đói khát, dù thấy máu mủ cũng đến mong có được, bị các hữu tình ngăn không cho ăn, tất cả đồng thấy chẳng phải chỉ một người thấy, cho nên dụ được thành. Luận: Do đây tuy không lìa thức thật cảnh mà nhiều tương tục, nghĩa bất định thành. Thuật rằng: Đây tổng kết tương tục, lý bất định thành. Luận: Lại như trong mộng cảnh tuy không có thật, nhưng có dụng tổn mất tinh máu… Thuật rằng: Từ đây trở xuống là đoạn thứ ba, giải thích vặn hỏi thứ tư, trong đó có hai: trước là chánh giải thích, sau là kết thành. Đây là đoạn trước. Nói như trong mộng, như trước đã nói. Thí như trong mộng, mộng thấy hai người giao hợp, cảnh tuy không có thật, nhưng có các dụng như nam có tổn tinh, nữcó tổn huyết v.v… Nói “vân vân” là gồm luôn các dụng khác như thân thể mệt mỏi, xuất mồ hôi… Mộng được tiền v.v… dụng kia thì không có, cảnh tuy không có thật mà mắt lòa kia thấy tóc, ruồi v.v… không có dụng tóc v.v… còn các chỗ thấy tóc v.v… thì có dụng của tóc v.v… lý kia cũng thành. Lượng rằng: Mắt lòa và chẳng lòa đồng xứ thấy tóc v.v… có dụng không dụng đều thành, vì chấp cảnh không có thật, như mộng mất tinh v.v… Luận: Do đây tuy không lìa thức thật cảnh mà các tác dụng hư vọng thành. Thuật rằng: Đây là tổng kết tác dụng hư vọng cũng thành. Từ trên đến đây giải thích riêng bốn vặn hỏi đã xong. Luận: Như vậy lại nương các thí dụ khác hiển xứ định v.v… bốn nghĩa được thành. Thuật rằng: Trước khi giải thích chung bốn vặn hỏi, trước tổng kết đoạn trước, bốn vặn hỏi đã khác, bốn đáp cũng khác. Luận: Lại nữa tụng rằng: Tất cả như địa ngục, đồng thấy bọn ngục tốt, hay làm việc bức bách, nên bốn nghĩa đều thành. Thuật rằng: Phần sau là tổng đáp. Nói tất cả là nêu tông đã rõ, tổng giải thích bốn vặn hỏi, cho nên nói tất cả, cho nên bốn nghĩa đều thành, đây là tổng kết. Mười ba chữ khác là chánh đáp vặn hỏi. Luận: Nên biết một địa ngục trong này dụ hiển xứ định v.v… tất cả đều thành. Thuật rằng: Trong đó có ba: trước riêng giải thích chữ “tất cả” trong tụng, kế đến chánh giải thích bốn vặn hỏi, sau là tổng kết bốn nghĩa thành. Phối hợp với ba đoạn của tụng. Đây là giải thích chữ “tất cả” trong tụng, dùng một địa ngục giải thích bốn nghĩa được thành. Luận: Nói như địa ngục là hiển bày ở địa ngục chịu khổ bức hại của các hữu tình. Thuật rằng: Từ đây trở xuống là đoạn thứ hai. Tiếng Phạm là Phiệt, có hai nghĩa: một là như, hai là hữu. Nay lấy nghĩa như, không lấy nghĩa hữu. Vì lựa chọn nơi hữu cho nên làm thuyết này. Lại nghĩa hữu, tiếng Phạm là Nại-lạc-ca, Hán dịch là khổ khí, tức là địa ngục, hiển bày như Na-lạc-ca. Thọ khổ địa ngục, chẳng phải như thứ đồ kia, nên nói như địa ngục. Luận: Nghĩa là trong địa ngục tuy không chân thật có hữu tình thường nhiếp ngục tốt… các việc. Thuật rằng: Sau đây là chánh giải thích vặn hỏi. Nhưng trong Đại thừa, ngục tốt kia v.v… ở trong địa ngục, làm sự bức hại, chẳng phải thật hữu tình, đến sau sẽ nói đủ. Họ ném tội nhân vào trong địa ngục, là thật hữu tình cùng Câu xá đồng. Đây đối Tát-bà-đa và Kinh bộ v.v… bày chánh lý kia, không đối Đại thừa. Chánh lượng bộ v.v… bày chánh lý kia, sau chánh giải thích vặn hỏi. Luận: Nhưng hữu tình kia đồng nghiệp sức dị thục tăng thượng. Thuật rằng: Do hữu tình thọ tội ở địa ngục kia nhân quả đồng. Đây là nêu lý do. Luận: Đồng xứ, đồng thời, nhiều tương tục, đều cũng thấy có ngục tốt, chó chim sắt, núi sắt.. các vật đến chỗ kia làm việc bức hại. Thuật rằng: Đồng xứ là hiển nghĩa xứ nhất định. Đồng chỗ này thấy, các chỗ khác thì không. Đồng thời là hiển nghĩa thời nhất định, đồng thời này thấy, thời khác thì không. Nhiều tương tục là hiển tương tục không nhất định, đều cùng thấy. Đến chỗ kia làm việc bức hại là hiển tác dụng thành. Chó là chó loang lổ. Chim là loài chim mỏ sắt mổ tròng mắt. Núi sắt tức hợp nhiều địa ngục, làm các hình trâu dê đến bức hại người tội. Các vật là đồng lấy sắt cứng, rừng cây nhọn, chó cắn, trùng mổ, ý trong này nghĩa là trong địa ngục. Cảnh tuy không có thật, đồng xứ đồng thời, nhiều người chịu tội, đồng thấy ngục tốt cùng đến làm việc bức hại, bốn nghĩa đã thành. Cho nên ở thời khác, cảnh tuy không có thật, xứ kia nhất định v.v… chẳng phải đều không thành. Lượng rằng: Các vị xứ định khác v.v… chẳng phải không được thành, thừa nhận cảnh không có thật nhưng thức này sinh, như người địa ngục v.v… bốn việc này thành. Nhưng trong đoạn người ngoài vặn hỏi đều có lỗi, suy nghĩ tìm có thể biết, cho nên không dẫn dài dòng. Luận: Do đây tuy không lìa thức thật cảnh mà xứ định v.v… bốn nghĩa đều thành. Thuật rằng: Từ đây trở xuống là đoạn thứ ba, tổng kết bốn nghĩa được thành, giải thích câu tụng thứ tư. Nếu nói thức khác thật cảnh nương sắc khác v.v… Đại thừa cũng thừa nhận là thật. Lìa ngoài thức thật có sắc v.v… thì Đại thừa không thành. Cho nên nói lìa thức cảnh không có thật mà định xứ v.v… bốn việc đều thành, do đây mà nói. Luận: Do đâu không thừa nhận ngục tốt v.v… là thật hữu tình? Thuật rằng: Từ trước đến đây hai bài tụng, đáp chẳng phải không thành. Từ đây trở xuống ba bài tụng phá nghĩa người ngoài chống chế, trong đó có ba: một bài tụng đầu phá các nghĩa chống chế của Ma-ha Tăng-kỳ, Độc tử bộ v.v… . Kế đó có một bài tụng phá các nghĩa chống chế của sư ở Tát-bà-đa, sau cùng có một bài tụng phá nghĩa chống chế của sư Kinh bộ. Hoặc một bài đầu phá chống chế như trước, kế có một bài tụng chánh phá Tát-bà-đa và tổng phá nghĩa chống chế của Kinh bộ. Kế có một bài tụng chánh phá Kinh bộ và ngăn Tát-bà-đa khiến có huân tập. Nhưng trong hai cách giải thích, thuyết trước là hơn. Trong đoạn đầu, văn lại có bốn: một là nghĩa chống chế của Đại chúng và Chánh lượng hai bộ; hai là Đại thừa rộng phá, ba là họ lại chống chế; bốn là luận chủ lại phá. Đây là đoạn thứ nhất, nghĩa chống chế của bộ kia. Nhưng xem thế văn, tranh cãi ngục tốt v.v… dường như là nghĩa một bên. Ở dưới trong phần kết, kết quy Duy thức lại là chính nghĩa. Nay ý bộkia ngục tốt, chó v.v… đều là số hữu tình, là dụng hữu tình ở địa ngục, như Na-lạc-ca chấp. Nhưng trong các bộ, Đại thừa Chánh lượng nói: “Ngục tốt v.v… là thật hữu tình”. Tát-bà-đa sư tuy chẳng phải hữu tình nhưng là ác nghiệp sở cảm ngoài tâm tăng thượng đại chủng chuyển biến sinh ra, tạo sắc hình hiển sức của lượng sai khác. Sư Kinh bộ v.v… tuy chẳng phải hữu tình, nhưng là khi tạo nghiệp ngoài tâm chỉhuân nội thức, và họ thọ quả bèn ở ngoài tâm, đại chủng chuyển biến khởi hình loại v.v… Nay ý của Đại thừa cũng chẳng phải hữu tình, khi tạo nghiệp đã ở nội thức, đời chịu quả là ở thức chứ chẳng ở chỗkhác, cho nên nay Đại thừa cùng các bộ khác, như Đại chúng bộ v.v… đối với đây chống chế. Họ ở địa ngục làm nghiệp ném người đặt để địa ngục, là thật hữu tình, các bộ không tranh cãi. Duyên là lý do, người ngoài hỏi rằng: “Có lý do gì không thừa nhận ngục tốt là thật số hữu tình?”, tỷ lượng như trước. Luận: Vì không xứng lý. Thuật rằng. Từ đây trở xuống là luận chủ đáp, trước là chung, sau là riêng, đây là chung. Người ngoài lại hỏi: Vì sao không xứng lý? Luận: Vả lại đây không ứng thuộc về Na-lạc-ca không thọ khổ như họ thọ. Thuật rằng: Từ đây trở xuống là riêng phá, trong đó có hai: trước là phá ngục tốt v.v… chẳng phải đường địa ngục, sau là phá ngục tốt v.v… chẳng phải là đường khác. Trong phá chẳng phải trong đường địa ngục kia, lược có bốn nghĩa, đây là nghĩa thức nhất, tổng phá các đường. Trước phá đường này, nói tóm lược nên nói “vả lại đây”. Vả lại đây không nên là thuộc về Na-lạc-ca, thông bốn nghĩa dưới, ngục tốt v.v… lẽ ra không phải là đường ác kia nhiếp. Đây đồng không thọ khổ như đường ác kia thọ khổ, nếu ngục tốt v.v… thuộc về đường ác, như các ác khác lẽ ra phải chịu khổ kia. Lượng rằng: Ngục tốt kia v.v… chẳng phải ác nhiếp, vì không thọ khổ như họ, như người trời v.v… ngục tốt đồng nên thọ khổ kia, thừa nhận thuộc về Na-lạc-ca. Như người thọ tội kia, Câu Xá quyển 11 ghi: “Nếu là hữu tình quả này chỗ nào?” Họ lại chống chế rằng: “Tức trong địa ngục” Luận kia vặn hỏi thứ tưnày vặn hỏi phá tông kia, nhưng họ chỉ có một nghĩa để phá, nghĩa là lửa lẽ ra cháy, đồng với nghĩa thứ tưở đây. Luận: Bức hại lẫn nhau nên không thể lập Na-lạc-ca kia, ngục tốt này v.v… Thuật rằng: Đây là nghĩa thứ hai. Ngục tốt này v.v… cùng phá người tội bức hại lẫn nhau, hay hại những người tội, nếu đều là cõi kia, lẽ ra không thể nói họ là người thọ tội, là ngục tốt này v.v… lại đều là Na-lạc-ca tức bức hại lẫn nhau, làm sao có thể lập họ là người thọ tội, là ngục tốt này v.v…? Hai ý này, giải thích sau trội hơn. Lượng rằng: Ngục tốt v.v… của ông lẽ ra không thể nói là ngục tốt v.v… vì thừa nhận thuộc về Na-lạc-ca. Như người thọ tội, người thọ tội của ông lẽ ra không thể nói là người thọ tội thuộc vềNa-lạc-ca. Như ngục tốt v.v… hoặc người thọ tội nên có thể bức hại. thuộc về Na-lạc-ca, như ngục tốt v.v… Hoặc ngục tốt v.v… nên không thể bức hại vì thuộc về Na-lạc-ca, như người thọ tội. Bốn tỷ lượng này, có chỗ chọn lỗi, đều không có lỗi, nên mỗi mỗi biết. Luận: Sức hình lượng đã đồng nên không quá sợ nhau. Thuật rằng: Đây là nghĩa thứ ba. Ngục tốt v.v… cùng người thọ tội đều là kia nhiếp, hình lượng lớn nhỏvà cùng khí lực mỗi mỗi đã đồng, người thọ tội kia lẽ ra không quá sợ hãi ngục tốt v.v… này. Lượng rằng: Người thọ tội kia lẽ ra không quá sợ ngục tốt v.v… này vì thuộc về Nalạc-ca nên như ngục tốt v.v… Ngược phá lượng rằng: Ngục tốt v.v… kia lẽ ra cũng có sợ sệt chẳng phải tự loại cõi kia, thừa nhận thuộc về Na-lạc-ca như người thọ tội. Trong đây tông pháp lựa chọn không có lỗi đồng dụ, sở lập không thành, nên biết như vậy. Luận: Nên tự không thể nhẫn chịu khổ đất sắt, lửa mạnh hừng hực hằng thiêu đốt, vì sao ở nơi kia có thểbức hại người khác? Thuật rằng: Đây là nghĩa thứ tư. Nếu ngục tốt v.v… là thuộc về Na-lạc-ca, lẽ ra tự không thể nhẫn chịu khổ đất sắt hằng bị thiêu đốt, đã không thể nhẫn chịu vì sao ở nơi ấy có thể hại các người ác? Người ác ởkia không thể chịu khổ, không thể hại người khác, đây cũng nói đường kia lẽ ra không thể nhẫn chịu khổkia, không thể hại người. Lượng rằng: Ngục tốt v.v… lẽ ra tự không thể nhẫn chịu khổ đất sắt bị lửa mạnh hừng hực hằng thiêu đốt, vì thừa nhận thuộc về Na-lạcca, như các người tạo ác. Nếu ngục tốt v.v… không thể nhẫn chịu khổ, lượng này có lỗi tương phù, nên lại lập lượng rằng: Ngục tốt kia v.v… lẽ ra không thể hại người tạo ác khác, do tự không thể nhẫn chịu nóng của địa ngục kia như các người tạo ác, thì vì sao có thể ở cõi ấy bức hại người khác? Đây cũng tổng kết ba vặn hỏi trên. Câu xá quyển 11 ghi: Họ lại chống chế rằng: “Đây do nghiệp lực ngăn ngại, hoặc cảm đại chủng khác cho nên không bị thiêu đốt”. Ngục tốt v.v… này tạo nghiệp đã đồng các người thọ tội, vì sao riêng do nghiệp mà không bị thiêu hại? Nên lập lượng rằng: Ngục tốt v.v… kia nên bị lửa thiêu hại vì thừa nhận cõi địa ngục như người thọ tội. Cho nên nay tổng nói lẽ ra tự không thể chịu đất sắt v.v… do bốn nghĩa này có rất nhiều tỷ lượng, ngục tốt v.v… kia chẳng phải cõi kia nhiếp, nếu họ chống chế rằng như là cõi kia, có lỗi như vậy, còn là cõi khác, rốt cuộc đâu có lỗi gì. Luận: Chẳng phải Na-lạc-ca thì lẽ ra không sinh cõi kia. Thuật rằng: Từ đây trở xuống là đoạn thứ hai, phá là các cõi khác chẳng phải Na-lạc-ca, người tạo tội ác lẽ ra không sinh trong Nại-lạc-ca cõi kia, vì chẳng phải nghiệp cõi kia như người trời v.v… Luận: Vì sao trên trời hiện có bàng sinh, địa ngục cũng vậy có bàng sinh, quỷ làm ngục tốt? Thuật rằng: Đại chúng bộ, Chánh lượng bộ đã bị phá chẳng phải Nại-lạc-ca nhiếp, lại không thể chống chế, bị phá chẳng phải cõi khác, thứ ba chống chế rằng “Như trên trời xứ xứ tuy là thù thắng vẫn có ác thú, bàng sinh v.v… sinh, dưới địa ngục kia tuy là chỗ ác đâu ngại gì được có bàng sinh quỷ sinh làm ngục tốt v.v… người xứ v.v… kia, các đường sinh chung, lý cực thành lập, chẳng phải cõi trên là đường thù thắng, vả lại nêu cõi trời. Lượng rằng: Trong địa ngục kia lẽ ra có đường khác sinh, vì thừa nhận đường lành ác tùy một nhiếp nhưtrên trời có bàng sinh v.v… Cõi quỷ có bàng sinh, lý cũng không nghi ngờ vặn hỏi, không có lỗi bất định. Ý sư kia nói, ngục tốt là quỷ, chó, chim là bàng sinh, cho nên luận nói là có bàng sinh quỷ làm ngục tốt v.v… Cựu luận không chữ “vân vân”, bèn nói rằng súc sinh, ngạ quỷ riêng loại. Sinh trong địa ngục gọi là ngục tốt, điều này không đúng. Luận: Chống chế này chẳng phải vậy. Thuật rằng. Từ đây trở xuống là đoạn thứ tư, luận chủ lại phá, trước là chung, sau là riêng. Đây là tổng nêu các lỗi. Luận: Tụng rằng: Như bàng sinh trên trời, địa ngục không như vậy, sở chấp bàng sinh quỷ, vì không chịu khổ kia. Thuật rằng: Từ đây trở xuống nêu riêng các lỗi. Hai câu tụng đầu hiển dụ không thành. Hai câu tụng dưới hiển lý không thành, cùng tỷ lượng ngoài, lập trong tông, pháp sai biệt trái nhau. Tông pháp kia nói có các thú sinh khác gọi là pháp tự tướng. Tất cả trên này thọ hay không quả khí kia v.v… là pháp sai khác, nay hễ cùng sai biệt của tông kia là trái. Các đường trong cõi trời chịu quả khí kia, tông ông chấp các đường khác trong địa ngục không thọ quả khí. Luận rằng: Các cõi bàng sinh sinh lên cõi trời, hẳn có thể cảm nghiệp vui kia, sinh cõi kia nhất định thọlạc do khí sinh. Thuật rằng: Giải thích câu tụng đầu. Nếu rồng lân, v.v… sinh trên trời, chỉ ở trời Địa cư của Dục giới. Hạc, phụng v.v… trời Không cư của Dục giới cũng có, những loài này quyết có cộng nghiệp, là khéo cảm nghiệp khí lạc ngoài trời kia, đã có quả sinh thì hay thọ lạc do khí kia sinh. Đây hiển tông khác dụ đồng sai khác, đoạn sau thành sai khác của tông pháp kia. Luận: Chẳng phải ngục tốt v.v… thọ khổ do khí sinh ở trong địa ngục. Thuật rằng. Ngục tốt v.v… kia, khi sinh địa ngục không chịu khổ trong địa ngục, vì sao cùng bàng sinh cõi trời kia đồng? Trước họ lập nhân, đã có thể thành các thú kia sinh địa ngục, như vậy cũng có thểthành ngục tốt v.v… thọ khổ do khí sinh ở trong địa ngục. Lượng rằng: Ngục tốt kia v.v… nên thọ khí sinh quả ngài chỗ ở, thừa nhận đường thiện ác tùy một nhiếp. Như trên trời có bàng sinh v.v… trong này tóm lược nên cần xét biết. Đây giải thích ba câu sau trong bài tụng. Luận: Cho nên không nên thừa nhận bàng sinh quỷ thú sinh Nạilạc-ca. Thuật rằng. Đây là tổng kết giải thích câu tụng câu tụng thứ hai. Nại-lạc-ca, Hán dịch là khổ khí tức địa ngục. Nói địa ngục là thuận cõi này, do vì lý này không nên thừa nhận bàng sinh và quỷ thú sinh trong địa ngục. Nhưng Đại chúng, Chánh lượng vốn chấp ngục tốt v.v… là thật hữu tình, nhưng cõi địa ngục này, nay cho là sai và nói chẳng phải bàng sinh quỷ là lập lời ngăn, hoặc phá chuyển chấp. Họ lại lập vặn hỏi rằng: “Nếu chẳng phải hữu tình, pháp chống chế khéo hiện sở thuyết”, thì làm sao giải thích? Tâm thường ôm độc giận, ưa nhóm các nghiệp ác, thấy người khác khổ vui mừng, chết làm ngục tốt ở Diệm-ma. Nay giải thích rằng, vua Diêm-ma sai các La-sát-bà ném các hữu tình đặt ở địa ngục, gọi là ngục tốt Diêm-ma, thật là hữu tình, chẳng phải trong địa ngục hại hữu tình, cho nên địa ngục tốt chẳng phải thật hữu tình. Luận: Nếu vậy nên thừa nhận nghiệp Na-lạc-ca sức tăng thượng sinh dị đại chủng. Thuật rằng: Từ đây trở xuống là đoạn thứ hai, phá nghĩa chống chế của các sư Tát-bà-đa v.v… trong đó có hai: trước là chống chế, sau là phá, đây là chống chế. Nếu y cựu bản trước hiển văn tụng chánh phá nghĩa ngoài, ở sau Trường hàng mới bày nghĩa ngoài, bày nghĩa ngoài rồi lược giải thích văn tụng. Nay thì không như vậy, trước có chống chế người ngoài, sau nêu tụng để phá, như vậy mới ổn. Tát-bà-đa v.v… nói: “Nếu ngục tốt v.v… chẳng phải hữu tình, lẽ ra thừa nhận người tạo ác, do sức nghiệp tăng thượng trước, nên nay sinh trong này sinh đại chủng sai khác, chẳng phải nội thân nhiếp, chẳng phải sốhữu tình, chẳng phải như vô tình không có tác dụng, đây thật ra là vô tình nhiếp, giống như số hữu tình gọi là dị đại chủng. Luận: Khởi hình thù thắng, sức lượng sai khác, đối với kia thi thiết các tên gọi ngục tốt… . Thuật rằng: Dị đại chủng kia khởi hình sắc thù thắng thân có thể thô tế, khởi hiển sắc thù thắng, hoặc thân đỏ đen, khởi than lượng khác lạ, hoặc dài hoặc ngắn, lực xúc chạm ccủa họ hoặc mạnh hoặc yếu vô số sai khác, hình này hiển đồng mong người thọ tội đều là mạnh lớn cho nên đều gọi là thắng. Hình hiển này đều là nghiệp sở cảm, ở đây đồng trên giả lập các tên ngục tốt, chó, chim.. đối với vật vô tình giả lập tên tình gọi là thi thiết. Đây hiển pháp thể chẳng phải số hữu tình chỉ là nghiệp ngoài tâm sinh, hình do đại chủng khởi giả gọi là thi thiết, là ngục tốt v.v… Từ đây trở xuống là hiển bày lý do có thắng tác dụng này. Luận: Vì sinh sợ sệt kia biến hiện các thứ động tay chân v.v… tác dụng sai biệt. Thuật rằng: Vì người tạo tác khởi sợ sệt, biết nghiệp ác kia chiêu ác quả này. Vật vô tình kia, hình lớn sức đồng do nghiệp chiêu cảm biến hiện chẳng phải một. Động tay chân v.v… tác dụng sai khác, hoặc chém, hoặc chặt, hoặc cắt, đây là nêu bày tác dụng. Kế đến lược hiển sự. Luận: Như con dê núi chợt lìa chợt hợp. Thuật rằng: Địa ngục Chúng Hợp có hai núi, thế dụ như con dê đực, cách nhau hơi xa gọi là lìa. Người tội ở giữa, núi kia bức bách khiến khổ sở, tan xương nát thịt gọi đó là hợp, đã hợp lại lìa, người tội lại sống, như vậy hợp lìa, trải qua thời gian vô lượng, khiến người tội kia chịu các khổ sở, nát rồi lại hợp. Xưa nói là con dê núi, là hiển sắc đen của nó, nay nói con dê đực, là diễn tả cái dáng như đang húc nhau, còn lại thì không giống, chẳng phải con dê đực cũng gọi là dê núi, theo Phạm bản kia chỉ nói là dê đực. Luận: Sắt cứng rừng cây nhọn, hoặc thấp hoặc cao. Thuật rằng: Đây thêm dao nhọn ở giữa. Thứ ba rừng sắt nhọn, nghĩa là trên rừng cây có sắt bén nhọn dài mười sáu ngón tay, người tội bị ép ngặt, nếu khi leo lên cây, gai nhọn xoay xuống, lúc tụt xuống gai nhọn lại chỉa lên, có chim sắt cắn mổ tim gan, tròng mắt của hữu tình rồi tranh nhau mà ăn, đó đều là nghiệp do kẻ tội sinh, đại chủng sai khác chuyển biến. Nhưng rừng cây nhọn này thật là phi tình, chẳng phải điều mà ở đây tranh luận, nhưng tranh ngục tốt v.v… và chim sắt, núi có hình thù dê đực v.v… Nhân nêu đủ khổ, hiển tướng ác kia, chẳng phải rừng sắt nhọn cũng là điều mà ở đây bàn. Từ trên đến đây là tổng chống chế nghĩa của Tát-bà-đa. Luận: Chẳng phải sự toàn không, nhưng không xứng lý. Thuật rằng: Từ đây trở xuống là phá chống chế. Trước tổng nêu sai trái, sau dùng lý bức bách. Nhưng điều ở đây nói nghiệp quả.. các việc, vì việc đều có chẳng phải toàn không. Nhưng nói ngoài thức thật có tự thể, tổng gọi là không xứng lý. Thể dụng ít có gọi là chẳng phải toàn không, chẳng phải nội thức biến nói chẳng phải xứng lý. Luận: Tụng rằng: Nếu nhận do nghiệp lực, có dị đại chủng sinh, khởi chuyển biến như vậy, với thức sao không nhận. Thuật rằng: Từ đây trở xuống là dùng lý bức bách. Ba câu tụng trước, nêu ngoại tông kia, câu tụng thứ tưchính bày nghĩa lý. Tông ông đã thừa nhận nghiệp chiêu đại chủng khởi hình lượng như vậy, có tác dụng chuyển biến đâu không thừa nhận ở thức này chẳng ở chỗ khác? Như vậy, hình hiển lượng sức v.v… chuyển biến là động tay chân, các tác dụng. Hợp hai chủng này gọi là năng sở tạo. Luận rằng: Duyên gì không thừa nhận thức do nghiệp lực, như vậy chuyển biến mà chấp đại chủng. Thuật rằng: Trong đây tổng giải thích đại cương của bài tụng, tổng theo người ngoài, nghĩa như trước nói. Nhưng không có tỷ lượng, nếu là cộng nhân tỷ lượng cũng được. Lượng rằng: Ngục tốt v.v… các vật đều không lìa thức v.v… vì thừa nhận sở tri, như tâm tâm sở. Chân như các pháp không lìa thức mà có, không có lỗi bất định. Từ trước đến đây đã phá Tát-bà-đa xong. Từ đây trở xuống là Kinh bộ vì chiết phục nghĩa chống chế. Tông ta nói kia cũng là phi tình, nhưng lúc tạo nghiệp huân tập chủng tử ở trong thức có thể không lìa thức, khiến khi được quả cùng ngục tốt v.v… đại chủng ngoài thức chuyển biến sai khác. Không ở trong thức cùng tông khác đồng, hoặc lại ngăn Tát-bà-đa khiến có huân tập. Nhưng giải thích trước thù thắng do vì Tát-bà-đa không có huân tập. Luận: Lại nữa tụng rằng: Nghiệp huân tập khác chỗ, chấp chỗ khác có quả, sở huân thức có quả, không thừa nhận vì sao? Thuật rằng: Từ đây trở xuống là rộng phá nêu bày của hai câu tụng trước và vặn hỏi của hai câu tụng sau. Nghiệp huân tập chỗ khác, nghĩa là khi tạo nghiệp huân ở trong thức hoặc trong sắc căn v.v… khi khởi quả không ở trong thức, đây là nghiệp huân thức mong quả khác gọi là chỗ khác. Chấp chỗ khác có quả, quả là ở ngoài thức cùng nghiệp huân xứ sở khác, cho nên nói ông chấp chỗ khác có quả. Chỗ huân thức có quả là nghiệp chỗ huân thức có nghiệp quả này. Không thừa nhận có lý do gì? Nhân nói lý do không thừa nhận quả này, ở nghiệp sở huân trong nội thức có lý do gì? Thức có nhân lẽ ra có quả, nhưng huân tập kia hoặc ở trong căn, hoặc ở thức. Nay lấy tông kia huân tập nội thức cùng mình tương tợ để làm vặn hỏi nên chỉ nói huân thức. Luận rằng: Chấp Na-lạc-ca do sức tự nghiệp sinh ra đại chủng sai khác, khởi hình v.v… chuyển biến. Thuật rằng: Đây nêu bày nghĩa kia. Kinh bộ kia v.v… cùng Tát-bà-đa đồng. Hình v.v… là đồng hiển, chuyển biến là tác dụng. Luận: Nghiệp kia huân tập, lý lẽ ra thừa nhận ở trong thức tương tục không ở chỗ khác. Thuật rằng: Cũng là Kinh bộ chấp. Thức chẳng có thường hay một cho nên nói tương tục. Hoặc tương tục là nghĩa thú hướng không đoạn, nhưng sư Kinh bộ cũng chấp huân sắc căn và thức loại kia, chỉ thừa nhận huân thức do khắp ba cõi, cho nên nói ở thức không ở chỗ khác. Hoặc ngăn Tát-bà-đa khiến nghiệp huân nội thức, quá khứ và vị lai thể chẳng thật có vì chẳng phải hiện nhiếp, như lông rùa v.v… Hiện nhiếp tức là hiện tại Vô vi, vì hiện có tự thể. Nếu nói hiện tại không nhiếp Vô vi, đã không có quá khứ, lại không huân tập, nghiệp trước làm sao có thể chiêu cảm dị thục. Do đây cho nên biết nghiệp huân nội thức không ở chỗ khác có thể chiêu đương quả. Nêu chấp kia rồi, dưới đây chánh bày vặn hỏi. Luận: Có huân tập thức ông liền không thừa nhận có quả chuyển biến, không huân tập xứ ngược lại chấp có quả, đây vì lý do gì? Thuật rằng: Thức có huân tập, ông liền không thừa nhận ở trong thức có quả dị đại chủng hình loại. Tác dụng chuyển biến ở ngoài thức đều không huân tập, khác đối với nghiệp xứ, ngược lại chấp có quả, đây vì lý do gì? Nghiệp huân ở thức, quả ở ngoài thức cho nên nói ngược lại. Lượng rằng: ông nghiệp ác huân tập lẽ ra không ở thức, địa ngục nghiệp quả tùy một nhiếp như địa ngục quả. Quả địa ngục kia ở thức chứ không phải ở chỗ nào khác, chẳng phải nẻo khác vì nghiệp quả nhiếp, hoặc nghiệp quả địa ngục tùy một nhiếp, như nghiệp địa đục. Đây do có lựa chọn nên như lý mà biết. Luận: Có giáo làm nhân. Thuật rằng: Kinh bộ v.v… đáp, có giáo làm nhân chứng biết ngoài thức, có thật sắc v.v… đây là đáp chung. Cựu luận nói rằng: A-hàm là nhân, tức là A-cấp-ma, ngược lại đây là truyện, nghĩa đáng làm giáo. Luận: Nếu Duy thức tợ sắc hiện vô phân biệt sắc, Phật lẽ ra không nói có sắc v.v… xứ. Thuật rằng: Đây hiển giáo nhân. Nếu tất cả pháp chỉ có nội thức, thức này năng biến tợ sắc v.v… nhãn v.v… mười chỗ cùng hiện, không lìa ngoài thức thật sắc các xứ. Thế Tôn trong kinh lẽ ra cũng không nói có sắc v.v… mười thứ xứ, nhãn v.v… sắc v.v… tự thể biến ngại gọi là có sắc v.v… các xứ. Nghĩa là trong kinh nói. “Thế nào là nhãn, nghĩa là bốn đại sở tạo, nhãn thức sở y, tịnh sắc làm tánh”, nhẫn đến rộng nói. Luận: Giáo này chẳng phải nhân có ý riêng. Thuật rằng: Đây là đoạn thứ nhất. Từ đây trở xuống là đoạn thứ ba, kế có ba bài tụng giải thích người ngoài dẫn các giáo có sắc… dẫn giáo chứng không thành, cho nên biết chỉ có thức. Một bài tụng đầu dẫn giáo chứng sắc có ý riêng thành Duy thức. Kế có một bài tụng dẫn giáo chứng sắc có mật ý thành Duy thức. Sau một bài tụng dẫn giáo chứng sắc có lợi ích thù thắng. Nay tổng chẳng phải nói rằng giáo này chẳng phải nhân. Vì sao chẳng phải nhân? Là có ý riêng. Thế nào là ý riêng? Luận: Tụng rằng: Y sở hóa sinh kia, Thế Tôn mật ý thú, nói có sắc các xứ, như hữu tình hóa sinh. Thuật rằng: Ba câu trên hiển ý riêng, câu thứ tư dẫn dụ để thành. Câu thứ nhất hiển cơ nghi, câu thứ hai ý năng hóa, câu thứ ba nói sắc v.v… do sở hóa nghi. Năng hóa của nó là trong mười hai xứ nói có sắc v.v… mười hữu sắc xứ. Như Phật cũng nói hữu tình hóa sinh, tức trong này có vì hóa đoạn hiện. Nói có Trung hữu chẳng phải thật có hữu tình hóa sinh. Kinh bộ có nói như Đại thừa chỉ là giả hữu tình không có thật ngã. Trong này chỗ nói mật ý thú, là ý thú có bốn: một là Bình đẳng ý thú, như Phật nói Ta từng gọi là Thắng quán; hai là Biệt thời ý thú, như nói nguyện sinh cõi Cực Lạc; ba là Biệt nghĩa ý thú, như nói các pháp đều vô tánh; bốn là Chúng sinh ý lạc ý thú, như nói một căn lành, hoặc khi khen ngợi, hoặc khi chê bai, nhẫn đến rộng nói. Nay căn cứ thứ tư Chúng sinh ý lạc ý thú. Nói có sắc v.v… mười chỗ cho nên gọi là mật ý, chẳng phải thừa nhận thật có, nói sắc v.v… các xứ. Luận: Như Phật nói có hữu tình hóa sinh. Thuật rằng: Đây giải thích thứ tư câu dụ năng thành. Có đoạn kiến ngoại đạo nghe nói vô ngã, đến hỏi Phật rằng: Thể của ngã đã không có, ai đến đời sau? Thế Tôn vì đáp người đoạn kiến nói có trong có hữu tình hóa sinh hay đến đời sau, chẳng phải là thật có nói hóa sinh, nếu chẳng thật có Phật vì sao nói? Luận: Nó chỉ nương tâm tương tục không gián đoạn, có thể đến đời sau, mật ý thú nói, không nói thật có hữu tình hóa sinh. Thuật rằng: Do các sắc v.v… đoạn, hoặc không tương tục các chuyển thức v.v… hoặc đoạn, hoặc ẩn, chỉcó tâm Thức thứ tám tương tục là không đoạn, có thể từ đời trước đến đời sau, kết sinh không gián đoạn. Phật quán tâm này mật ý nói có hữu tình hóa sinh, chẳng phải quán thật có hữu tình hóa sinh, nên nói lại. Đây nêu cực thành để dụ pháp không cực thành của hai nhà. Hỏi: Vì sao hóa sinh, biết chẳng phải thật có mà mật ý thú nói? Luận: Nói không có hữu tình, ngã chỉ có pháp nhân. Thuật rằng: Do trong kinh Phật nói không có hữu tình ngã và sinh giả v.v… tám việc, chỉ có pháp kia, chỉcó nhân kia. Từ nhân mà khởi, nhân tức lý do, pháp từ đó sinh, tất cả gọi là nhân đều không có vật thật, cho nên biết hóa sinh là mật ý thú mà nói. Nhưng cựu luận có kệ tụng: “Không chúng sinh và ngã, nhưng pháp có nhân quả” nay xem ba Phạm bản đều không có chữ “quả” nhưng có chữ “cho nên”, do kinh này cho nên biết nói hóa sinh là mật ý giáo, nếu vô cớ lý kia không thành, vì không có nhân thành. Luận: Nói sắc… các xứ, Khế kinh cũng vậy. Thuật rằng: Đây hợp pháp dụ, nếu vậy thì thế nào? Luận: Nương sở hóa sinh nên nhận nó là giáo mật ý thú nói chứ chẳng phải riêng thật có. Thuật rằng: Giải thích ba câu tụng trên, quán nghi nên mật nói chẳng riêng thật có sắc v.v… mười xứ. Cơnghi là thế nào? Chúng sinh sở hóa, chấp có thật ngã, vì phá ngã chấp kia nói có sắc v.v… mười xứ, khiến trừ một thật kiến. Cho nên cựu luận tụng rằng: “Sắc v.v… vào hữu giáo, vì hóa người chấp ngã” tức bài tụng này nói nương sở hóa cơ nghi mà nói sắc v.v… Luận: Nương đâu một ý nói sắc v.v… mười xứ? Thuật rằng: Người ngoài lại hỏi rằng Phật mật ý nói có sắc v.v… là nương mật ý gì? Luận: Tụng rằng: Thức từ tự chủng sinh, tợ cảnh tướng mà chuyển, làm thành nội ngoại xứ, Phật nói nó là mười. Thuật rằng: Đây tức thứ hai nói mật ý tụng. Cựu luận nói rằng: Cho nên Phật nói hai loại này, dùng xứtrong ngoài gọi đó là hai, tợ có sắc xứ cho nên nói là mười cũng không trái nhau. Nghĩa sáu nội thức từ tựchủng tử khi sinh hiện hành, hiện hành thức kia biến tợ sắc các cảnh tướng mà chuyển, chẳng phải bên ngoài thật có sắc v.v… mười xứ. Vì phá thật ngã thành xứ trong ngoài. Thế Tôn nói có sắc v.v… mười xứlà ý trong này. Luận rằng: Đây nói nghĩa gì? Thuật rằng: Đây giải thích văn tụng, cho nên giả khởi hỏi. Luận: Tợ sắc hiện thức từ tự chủng tử duyên hợp chuyển biến sai biệt mà sinh. Thuật rằng: Giải thích hai câu tụng đầu. Tợ sắc hiện thức, nghĩa là nhãn thức năng hiện thức tợ sắc mà chuyển, chứ không có thật sắc, gọi là tợ sắc, thức hiện tợ sắc cho nên nói nhãn thức gọi là tợ sắc hiện thức. Từ tự chủng tử duyên hợp chuyển biến sai biệt sinh, là từ chủng tử thể thức năng sinh của mình, chủng tửnày do cảnh giới… các duyên hợp, đã khác xưa tương tục gọi là chuyển biến. Đây rõ ràng sắc thức từ tựchủng tử, duyên xanh, vàng vô số hành tướng sai khác mà sinh. Luận: Phật nương chủng tử và sở hiện sắc kia như kế đến nói là nhãn xứ sắc xứ. Thuật rằng: Nương nhãn thức chủng nói là nhãn xứ, y nơi nhãn thức sở hiện tợ sắc nói là sắc xứ, chủng gọi là căn, tướng gọi là sắc cho nên nói như kế đến. Luận: Như vậy, nhẫn đến tợ xúc hiện thức từ tự chủng tử duyên hợp chuyển biến sai biệt mà sinh. Thuật rằng. Như vậy là nêu nhãn thức. Nhẫn đến là lược đoạn giữa, nghĩa là lược đoạn giữa ba thức tai, mũi, lưỡi. Nêu trong năm thức, trước sau hai thức để làm pháp kia, còn lại chuẩn theo đây có thể biết. Luận: Phật nương chủng và sở hiện xúc kia như kế đến nói là thân xứ xúc xứ. Thuật rằng: Đây cũng như trước. Ý này tức là năm hữu sắc xứ chủng gọi là nội căn, cảnh gọi là ngoại xứ. Quán Sở Duyên luận cũng nói như vầy: Công năng sắc trên thức gọi là năm căn, xứng lý công năng cùng cảnh sắc từ vô thỉ hỗ tương làm nhân. Công năng tức là tên khác của chủng tử, cũng nói là thể năm căn tức là thức chủng. Thành Duy Thức luận quyển lược có hai thuyết. Có thuyết nói nhãn v.v… năm căn tức năm thức chủng, không hiện sắc v.v… là đều có căn, chỉ có nhân duyên sinh ra chủng tử gọi là nhãn.v.v… liền dẫn bài tụng này và Quán Sở Duyên để làm chứng thật. Quán Sở Duyên ghi: “Trên Thức thứ tám chủng tử năm thức gọi là năm căn”. Lại nói thường cùng cảnh hỗ tương được làm nhân, cảnh ngoài năm căn này thừa nhận có y tha, sắc xứ thì không tranh cãi. Trần Na v.v… y Duy thức này đối với Quán SởDuyên nói như vầy: Có thuyết nói: “Phi lý, nếu năm sắc căn tức năm thức chủng, mười tám giới chủng nên thành tạp loạn. Như vậy lại có mười một lỗi, rộng như thuyết kia”. Nhưng luận sư Hộ Pháp giảnương chấp của Trần Na lại chuyển chống chế rằng: “Hay chiêu cảm năm thức tăng thượng nghiệp chủng gọi là năm sắc căn, chẳng phải làm nhân duyên sinh năm thức chủng”. An Tuệ v.v… lại phá thuyết kia rằng: Lẽ ra năm sắc căn chẳng phải Vô ký, như vậy liền có mười hai lỗi, cũng rộng như thuyết kia. Nhưng Trần Na v.v… liền tùy văn giải thích mà không giải thích khác. An Tuệ v.v… giải thích những văn này rằng: Công năng chủng tử gọi là năm căn, là phá lìa thức thật có sắc, đối với thức sở biến dường nhưnhãn căn v.v… do có phát sinh dụng năm thức, giả gọi là chủng tử và công năng sắc, chẳng gọi là sắc căn, tức nghiệp thức chủng, phá Kinh bộ v.v… nói ngoài tâm thật có sắc, do chưa dựng lập có Thức thứ tám. Nếu không nói chủng làm nhãn… các căn thì nhãn… các căn lại lìa sáu thức mà có, cho nên nói chủng tửlà nhãn… các căn. Cho nên nay ở đây có hai sư giải thích ở trong đó mỗi mỗi lại khai mở nghĩa riêng, như sớ kia giải thích. Luận: Nương mật ý này nói sắc v.v… mười xứ. Thuật rằng: Đây là tổng kết. Y phá đối với ngã, đối với thức chủng tử nói là nhãn v.v… đối với thức sởhiện hiện hành tợ sắc gọi là sắc v.v… chẳng phải lìa thức riêng có nhãn v.v… Nhãn v.v… không lìa Thức thứ tám. Luận: Đây mật ý nói có lợi ích thù thắng gì? Thuật rằng: Từ đây trở xuống đoạn thứ ba biện về lợi ích thù thắng của giáo. Người ngoài lại hỏi: Nhưvậy nói giáo có lợi ích thù thắng gì? Lợi ích thù thắng tức là lợi ích của quả. Luận: Tụng rằng: Y giáo này hay vào, sở thủ thú vô ngã, pháp sở chấp vô ngã, lại y giáo khác vào. Thuật rằng: Hai câu trước nói nhân vô ngã lợi ích thù thắng, hai câu sau nói pháp vô ngã lợi ích thù thắng. Bổ-đặc-già-la gọi là Sổ thủ thú, do thường thường chấp lấy các nẻo, có quả vị cũng lập tên nhân, do không có thật ngã nên thường chấp lấy các thú. Luận rằng: Y đây nói mười hai xứ, người được giáo thọ hay vào Sổ thủ thú vô ngã. Thuật rằng: Đây là giải thích hai câu tụng trên, tổng lập tông, kế đến sẽ rộng giải thích, biết mười hai xứkhông có thật ngã. Người được giáo hóa vào hữu tình vô ngã, nếu nói người thì thú chỉ có một. Luận: Nghĩa là nếu rõ biết từ hai mười hai pháp có sáu thức chuyển đều không thấy, nhẫn đến biết. Thuật rằng: Mười hai pháp tức mười hai xứ. Nội sáu xứ ngoại sáu xứ, nghĩa là căn và cảnh. Do nói mười hai xứ giáo, nếu biết sáu thức từ căn và cảnh mười hai pháp sinh, rõ biết tự thân chỉ có mắt là hay thấy. Đều không thấy, nghĩa là nhẫn đến rõ biết chỉ có ý biết pháp, đều không người thấy. Ở đây, người thấy, ngoại đạo v.v… chấp thật ngã có thể, rõ biết căn cảnh trừ ngã chấp. Luận: Lẽ ra thọ giáo hữu tình vô ngã, lại hay ngộ nhập hữu tình vô ngã. Thuật rằng: Người căn cơ Nhị thừa gọi là lẽ ra thọ giáo hữu tình vô ngã. Do biết chỉ có căn cảnh vì không có thật ngã. Nhị thừa căn lại nhập chánh lý hữu tình vô ngã, trừ chấp ngã chấp được quả Nhị thừa, mật ý đây nói mười hai xứ lợi ích thù thắng của giáo. Luận: Lại y các điều này, các thuyết khác người được giáo hóa Duy thức hay vào pháp sở chấp vô ngã. Thuật rằng: Đây giải thích hai câu tụng dưới, tổng lập tông. Kế đến sẽ rộng giải thích, văn kia có ba: một là giải thích tụng, hai là bày vặn hỏi, ba là chánh đáp. Đây là đoạn đầu. Nói tất cả pháp Duy thức là hữu tình vô ngã, mật ý giáo khác. Người được giáo hóa là có thể nhập tất cả pháp vô ngã. Ngã là nghĩa chủ tể, biết pháp không có chủ tể nên gọi là pháp vô ngã. Luận: Nghĩa là nếu biết rõ Duy thức hiện tợ sắc, các pháp khởi trong này đều không có tướng pháp sắc v.v… Thuật rằng: Do nói giáo Duy thức, nếu biết rõ tất cả pháp Duy thức hiện, tợ sắc v.v… các pháp sinh khởi không có thật sắc v.v… biết rõ trong này đều không có thể dụng tướng pháp của sắc v.v… trừ pháp chấp. Luận: Lẽ ra thọ giáo các pháp vô ngã, liền có thể ngộ nhập các pháp vô ngã. Thuật rằng: Căn cơ Bồ-tát gọi là lẽ ra thọ giáo pháp vô ngã, do biết các pháp Duy thức, Bồ-tát căn, lại có thể ngộ nhập các pháp vô ngã, trừ chấp pháp chấp, được thành quả Phật, các pháp không này chỉ có thức giáo hóa lợi ích thù thắng. Nhưng Phật Thế Tôn có ba thời giáo, Duy thức giáo này nói thời thứ ba, khiến được quả Phật nên chẳng phải mật ý. Hữu tình vô ngã giáo là thời giáo thứ nhất, khiến được quả Nhịthừa cho nên gọi là mật ý nói. Luận: Nếu biết các pháp tất cả chủng không vào pháp vô ngã. Thuật rằng: Người ngoài đã nghe các pháp đều không, nói giáo Duy thức. Từ đây trở xuống là nêu vặn hỏi. Đây bày nghĩa Đại thừa, sau mới nêu chánh vặn hỏi. Đây nêu nghĩa Đại thừa, sau mới bày chánh vặn hỏi. Nếu có thể rõ biết tất cả pháp, tất cả đều không, được vào lý pháp vô ngã. Luận: Đây thì Duy thức cũng rốt ráo không có chỗ nào an lập. Thuật rằng: Đây là chánh vặn hỏi. Đã nói tất cả pháp đều không, đã không có thức, Duy thức đã không, nay luận này chỗ nào an lập để được vào quả Phật? Nói an lập tức nêu luận ban đầu lập tông mà nói. Nghĩa hỏi đồng giải thích trước. Luận: Chẳng phái biết các pháp tất cả chủng không có bèn được tên là nhập pháp vô ngã. Thuật rằng: Từ đây trở xuống là luận sư đáp. Chẳng phải khiến biết tất cả chủng loại Duy thức cũng không có bèn được gọi là nhập pháp vô ngã. Ý còn hai tánh, cho nên nếu chẳng biết tất cả chủng không, khiến biết những gì? Luận: Nhưng hiểu ngu phu biến kế sở chấp tự tánh sai khác các pháp vô ngã, như vậy bèn gọi là nhập pháp vô ngã. Thuật rằng: Nhị thừa dị tánh, các ngu phu v.v… khởi biến kế sở chấp, tự tánh các pháp, sai biệt các pháp, cho là thật có, tức là thể và dụng của các pháp. Nay biết tánh sở chấp này thể dụng đều không, nên gọi là nhập pháp vô ngã, chẳng phải biết chân tục, phàm, thánh v.v… các cảnh cũng đều không mà gọi là nhập pháp vô ngã. Luận: Chẳng phải cảnh ly ngôn của chư Phật pháp tánh cũng đều không cho nên gọi là pháp vô ngã. Thuật rằng: Chánh thể hậu đắc hai trí chư Phật biết các pháp gọi là Y tha tánh, Viên thành thật tánh, hai tánh chẳng không. Hai tánh này, tánh lìa sở chấp ngôn thuyết hý luận, chẳng phải cho là biết hai tánh này cũng không, nhập pháp vô ngã. Tức nơi ba tánh chỉ biết tánh đầu là không, còn hai tánh khác là có gọi là Duy thức, vào các pháp không cũng là cảnh Bồ-tát. Chỉ nói Phật là từ thắng nhân mà nói, đã vậy nếu chấp Duy thức là có nên được vào nơi các pháp vô ngã. Luận: Sở chấp thức khác, tánh Duy thức này thể kia cũng không gọi là pháp vô ngã. Thuật rằng: Nếu chấp Duy thức, cũng chấp sở chấp, trừ nhập pháp không gọi là pháp vô ngã. Nếu khi không chấp, thể Duy thức này tánh nó lìa nói năng, chẳng trừ nhập không. Luận: Nếu không như vậy, sở chấp thức khác cảnh có thì lý Duy thức lẽ ra không được thành. Thuật rằng: Nếu sở chấp Duy thức chẳng phải pháp chấp thì sở chấp này cảnh thể đã chẳng phải không, nên chẳng phải là Duy thức, do thật chấp có vẫn không trái, lý còn chưa hiểu, nghĩa kia thế nào? Luận: Thừa nhận các thức khác có thật cảnh. Thuật rằng: Do chấp chỉ có Thức thức là chấp pháp thức, các thứ này đã có thật cảnh vì sao gọi là Duy thức? Nhưng trong tông của ta, thức không có cảnh thật ở ngoài tâm, cho nên chấp Duy thức cũng là chấp pháp. Thành Duy thức ghi: “Nếu chấp Duy thức cũng là pháp chấp”. Luận: Do lý này nói lập Duy thức giáo khắp khiến ngộ nhập tất 50 cả pháp vô ngã. Thuật rằng: Đây là tổng kết hai giáo kinh luận. Do ở trong này tất cả đạo lý, Phật nói giáo Duy thức, ta lập giáo Duy thức khắp khiến hữu tình nhập pháp vô ngã, hoặc ta nói ngã lập cả hai đều cùng kết, gọi là nói lập, chẳng nói là kinh. Luận: Chẳng phải tất cả chủng bác có tánh. Thuật rằng: Do có Duy thức không chấp sở chấp, nhập pháp vô ngã, chẳng phải là tất cả chủng, Duy thức v.v… cũng không, khéo nhập pháp vô ngã, vì sao? Vì bác có tánh. Y tha, Viên thành hai tánh là có. Nếu nói là không lại là tà kiến. Bác đối với có tánh cho nên đây không thể chấp pháp vô ngã, thừa nhận có Duy thức, không thừa nhận sở chấp gọi là chánh kiến. Nhập pháp vô ngã không bác đối với có gọi là ởTrung đạo, khế lý chân chánh, ý này liền trái với Thanh Biện v.v…
Nguồn: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, T158, LS 13 (21), Duy thức nhị thập luận thuật ký, Quyển thượng | Bản chữ Hán: Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh,
|
Ý KIẾN BẠN ĐỌC