LUẬN THÀNH DUY THỨC BẢO SANH
(Nhị Thập Duy Thức Thuận Thích Luận)
SỐ 1591
QUYỂN 02
Tác giả: Hộ Pháp Bồ-tát, phụng chế dịch Phạn-Hán
Đời Đại Đường, Tam tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh
Luận nói: Lại nói xứ thời quyết định như mộng. Nghĩa là như các sự nhận biết (cảm nhận) trong mộng tuy không có cảnh thật nhưng chung thừa nhận nó quyết định có. Hoặc lúc ấy (mộng) quyết định thấy có phương xứ, làng nước… Lại có thời quyết định hiện tiền có thể thấy được, nhưng không phải cảnh kia có thật. Câu nói này để chỉ rõ tuy có cái biết của thời xứ quyết định nhưng không có cảnh.
Cảnh đó đối với xứ khác thì thành nhân mà không có dụng, tức nhân đó gọi là các cảnh không có bèn trởthành thời xứ không quyết định. Do đạo lý này thì đã có quyết định thời xứ , cho nên biết nói “quyết định” không phải hiển bày nói có. Muốn khiến cho thành cảnh kia là có thì không đúng đạo lý! Đây là hoàn toàn không có lỗi của tông.
Lại nữa, thành lập thời thì luôn có công năng, có công năng mới nói sở lập đã không có thì năng lập cũng không có, năng biến không có cho nên sở biến cũng không có, do đó mới có thể nêu ra lỗi của tông khác. Cũng như cái cân thăng bằng không có bên nặng thì không có phần riêng. Điều này ai cũng thừa nhận.
Nói không có bên nặng cho nên liền bỏ vật riêng, nhưng không phải lộn ngược cái này ra cái kia mà thành, thời xứ quyết định cho nên có thể được thành lập, khiến cho cảnh tùy theo đó mà thành có hay không có. Ví như tánh nghe thuộc về nhĩ thức, không thể thành lập âm thanh là thường còn. Tuy không có tánh không nghe, nhưng không thể ngăn cản vô thường. Tông khác thành lập ngoại cảnh là có, hiện tại muốn chỉ rõ cảnh đó là nhân bất định. Ví dù không phải ngoại sự như vậy nhưng đối với tình (căn) thì cũng thấy nên thời và xứ của nó có nghĩa quyết định.
Có thuyết giải thích rằng do tâm mê hoặc nhiễu loạn mà sinh ra cái hiểu biết nhất định trong. Nhưng trong mộng tuy không có cảnh thật quyết định có thể được, cho nên thế gian cùng thừa nhận. Tại sao đem sự này so với sự quyết định khác, để làm lỗi ư? Nếu tưởng dục trong mộng này đồng với khi thức thì lý lẽ ra trong mộng, tâm phải hiểu sai. Cho nên, đây chỉ là phán đoán chỗ tương ứng của tự mình, nhưng vì nghẹn lời nên không thể biết bản ý của tông khác, không phải là sự mà tông khác không thừa nhận.
Đối với điều này lại khiến cho bỏ qua sự sai biệt đó mà chất vấn tông khác, để thành chánh lý. Điều này ở trước đã làm thông suốt rồi. Do chổ hỏi vốn có nghĩa thời xứ quyết định mà không có cảnh ngoài tâm, không cần phải đưa ra vấn nạn. Tâm mang cảnh mà sinh tại sao không hợp lý? Lại nữa, như vừa nói đáng ra phải nói mê hoặc nhiễu loạn sinh ra cái hiểu biết nhất định, tức là thừa nhận lìa ngoài thức không có quyết định thời xứ, cũng từng phải dựa vào cái này mới bỏ cái kia, sao có thể riêng cho rằng: Luận đem sự việc này so với sự khác. Nói như vậy mới đúng lý. Nhưng thừa nhận như sắc loại này thì đều không phải ngoại cảnh.
Phi xứ, khiến cho thế nào để có thể nêu ra lỗi của nó! Thì trong mộng đó thật ra cũng không có xứ thời quyết định. Tướng trạng tại tâm làm sao biết được? Như có Tụng nói rằng:
Hoặc đêm tối ngủ thấy
Mặt trời mọc phương Bắc,
Thời xứ mộng sai biệt,
Nào có tâm quyết định!
Điều này không chồng chất lên chỗ thuật trước sau, bè đảng ý thú ngôn từ khéo léo, sáo rỗng, do đối với thời và xứ không thừa nhận, nhưng nói chỉ đối với xứ này, do đó không nên chất vấn quyết định xứ thời, vì đối với thừa nhận chỗ khác không tương ưng, như trước đã nói.
Lại có người thanh lập: Tâm mộng là có cảnh, vì nghĩ nhớ cảnh đó”. Chuẩn theo đây biết xứ… thời quyết định, tức là tâm duyên cảnh đã từng có mà khởi nhớ nghĩ, nên trong mộng đã thấy mọi điều. Giả sử trong mộng thấy hư không có nước chảy, hoặc trong biển lớn đều là lửa lớn thiêu đốt, thì việc này trước đây cũng đã từng thấy. Hoặc nước, hoặc hư không, hoặc lửa, hoặc biển, mỗi mỗi đều riêng biệt xứ, quan sát sự vật đó, trong mộng khởi nhớ nghĩ hiểu và chấp một xứ đó có hư không, sông v… Nếu không như thế, thì nên thừa nhận người mù bẩm sinh vẫn có thể tưởng nhớ màu xanh v.v… Nếu không thừa nhận trong mộng là nhớ nghĩ lại thì việc người mù bẩm sinh nhớ màu xanh phải có. Phàm nhớ nghĩ lại, ắt phải có cảnh đã từng thọ nhận, những người này đối với màu xanh thì không thể sinh tưởng, trở thành đúng đạo lý.
Lại nữa, trong mộng tự mình thấy bị chém đầu, đây cũng là nhớ nghĩ hợp với các sự việc khác mà có công năng, như vừa giải thích. Hoặc ở vị trung hữu trực tiếp thấy tự thân bị người khác cắt chém, xem thấy tiền thân kia mà khởi hiểu trong tự tâm đã từng có thọ nhận, mà chết, hiện nay vẫn còn nhớ, điều này chắc chắn không sai.
Thế tại sao không nhớ nghĩ lại giống như những vật đã trải qua trước kia mà những vật đó trong mộng sinh ra thấy khác, không phải giống các vật đã xem thấy trước kia, không phải bất định cũng không phải chỉ một sự vật nào đó đã từng lãnh thọ? Tức là như nhiều năm đã từng học nghề, hết thảy sách vở, sau này khi nhớ lại, hoặc có đảo ngược thứ tự, hoặc lại thêm văn, hoặc bài văn đó bị quên mất. Nếu như vậy sự nhớ nghĩ việc này không có, thì cảnh của nhớ nghĩ bèn tức là rỗng, không, không, có chẳng có lệthuộc vào sự tướng riêng biệt, vật cảnh có thật. Đối với quyết định sự thật đó, chỉ là tưởng tâm sắc đặt ra. Như chưa từng thấy sừng trên đầu ngựa, nhưng trong khi nhớ thì thấy cảnh sự đó, như đã từng lãnh thọtự hiểu tướng đó, mà trong nhớ nghĩ xứ đó sinh ra hiểu khác, không duyên ngoại cảnh. Nhưng trong mộng thấy ngựa có sừng như sừng trâu. Căn cứ theo đây phải biết: mọi sự việc thấy khi thức thì trong mộng chúng khởi tưởng điên đảo, Thành lập ra hư không, dòng sóng sinh ra nhớ nghĩ đó. Ở đây cũng vậy, ví dù có sự vật thấy không phải điên đảo, nhưng ở trong thức nối tiếp bên trong mộng sinh ra cảnh đá và chấp lấy, các tướng trạng của đối tương thấy chắc chắn không phải ngoài thức. Vì vậy, phải biết, nói nhớ nghĩ trong mộng là do có cảnh chân thật ngoài thức thì đạo lý ấy không thành.
Tuy nhiên, những gì người trong mộng thấy, như thấy sông núi v.v… trước mắt, không phải là nhớ nghĩ lại (ức niệm) cảnh vốn có khi tỉnh thức, nên có thể thấy được rõ ràng như thế. Cảnh thấy đã không khác, ý gì nhớ lại không giống? Sự nhớ nghĩ cảnh rõ ràng trước mắt do tâm rối loạn, mê hoặc trong mộng sinh ra, lại không phải trong tâm khỏe khoắn bình thường ở mộng và sau khi tỉnh mộng có thể thấy được nhưthế. Do đó nghĩa như vậy, nên sự việc thấy rõ ràng trong mộng, cũng như cảnh thấy rõ ràng khi tỉnh thức, mà sự vật được thấy trong mộng kia chẳng liên quan đến sự nhớ nghĩ lại. Lại nữa, trước kia mộng đã từng thấy có vật, sau đó trong mộng nhớ lại các sự của mộng trước, sự nhớ nghĩ lại của mộng này giống như người vừa thức dậy, tuy nhớ cảnh trạng đó mà tương tự như có chướng ngại ngăn cách, thời xứ xa xôi, không thể thấy rõ ràng cảnh sắc v.v… Giống như có người nói: loại mù bẩm sinh trong mộng, người đó không thấy gì cả. Tuy đây có ngôn từ khéo léo, nhưng về lý không thể thành tựu. Bởi cũng tùy theo công năng của tự chủng, của họ đến mức thành tựu, sẽ mộng trên tâm thấy các màu xanh… Nhưng những màu này chưa từng gặp mà khởi chấp cho là đã gặp. Như các lưu chuyển khác tuy mộng thấy màu xanh… mà khiến cho ngôn thuyết khởi phát không có lý do. Lại nữa, những gì thấy trong mộng phần nhiều có những sự đời hiện tại này chưa hề trải qua mà hiện trước mắt, cho nên tâm mộng không liên quan việc nhớ nghĩ lại. Giả sử cho rằng niệm đó duyên cảnh quá khứ, thì đây là thành lập tâm (tâm sở) niệm về cảnh trống không, không có, quá khứ và vị lai không có thì hiện tại cũng không phải có. Vì căn cứ sự thật mà nên ý trong đây nói: “Thức có thể duyên biết cảnh, mặc dù cảnh không phải có, nhưng mà thời xứ quyết định có thể được. Cho nên biết những người thừa nhận lấy cảnh làm trước tiên, sau đó mới có thể thấy, thì sẽ không hề có những việc làm không lợi bản thân.
Có chỗ khác lại nói: “Do mộng có lực dụng, chướng ngại tâm nên tạm thời sinh khởi các sự việc khác biệt như mộng thấy bầy voi ở trong nhà nhỏ; còn “Thể” của thức thanh tịnh vô ngại hiện tiền, cũng nhưngười đắc định lực của Tam-ma-địa, thanh tịnh quang minh quán xét không ngăn ngại, như thấy bầy voi và thấy các vật ở nơi rộng lớn khác”.
Lại nữa, mộng thấy tự thân đến các cõi khác, thác sinh vào đó, nhưng không thể nói rằng đối với các “thể” của cõi khác, không có sự chấp thọ thân hiểu làm thân ta, giống như cái thân đã thọ dụng lúc tỉnh thức đã chấp thọ, nhưng cũng không phải không xả thân trong cõi này, mà được có ly chấp một cõi khác nữa. Lại không phải thời này, (mộng) có sự sống chết thì liền thành lỗi thấy có tử thi.
Lại nữa, giả sử chấp nhận có sự sống chết trong mộng là thật nhưng đối với sự sinh lại thì có sự nghịch hại của nó. Sau khi thân cũ thức dậy, không hề có chỗ nào bị suy tổn. Lại nữa, trong khi nằm, người bên cạnh không hề thấy thân mình có gì đổi khác. Nhưng việc này ở thời gian thọ sinh mau, (lâm chung) chậm sẽ không đúng như nhận định này. Do đây cho nên biết, chỉ có thức đối với công năng huân tập kia, hiện thời liền thấy các thứ tướng mạo phân minh trong tâm, đây là đúng lý.
Lại nữa, dù đối với ruộng bằng, đá rộng, dây leo, lơ lửng, người mộng nhìn thấy cảnh rộng lớn này nhưng chúng cũng không phải là sắc, vì không có chất ngại, cũng như thọ… Lại nữa, nếu thừa nhận cảnh mộng đật, nước v.v… là sắc thì thể tánh của chúng phải có chất ngại, nếu không thừa nhận thì mất tánh đối ngại cũng lại không phải vô biểu, sắc, nên có lỗi bất định. Bởi cảnh mộng thức là giống nhau, vậy tâm mộng này có đặc thù gì mà có thể hoạch định công sức, tác dụng lớn lao không dựa vào ngoại hình, và có thể khéo léo dựng nên nét tráng lệ, sắc sảo; hoặc thấy tường thành cao chín nhẫn những cây rui dài mười trượng, trên tường phù điêu hoa văn cỏ hoắc mi, hồng hoa rực rỡ, mà người thợ giỏi suy nghĩ đến cùng cũng không thể chạm trổ được. Nếu đối với tông khác đồng vấn nạn này thì họ không có lỗi này. Vì không mượn công lực của ngoại sắc để dấy khởi, chỉ do chủng tử thành thục nương vào thức làm duyên, tức ngay lúc ấy ý thức liền hiện. Lại nữa, chưa từng thấy kinh luận nào nói trong mộng kia sinh ra sắc riêng của nó, cho nên chắc rằng e khó khéo nói những gì của Tông mình, che đậy các khe hở, cho dù đó là phương tiện đi nữa thì cuối cùng cũng không thể khiến trong mộng có sắc riêng khởi. Vì vậy, xứ và thời quyết định như mộng, lý đó khéo thành.
Luận: Thân bất định như quỉ, thật ra là dòng sông trong trẻo không ngoài cảnh khác, nhưng các ngạ quỉđồng thấy nó trôi đi với đầy mủ, không phải chỉ có một quỉ nhìn thấy. Nhưng thật sự, sông đó không có chút mủ máu gì để thừa nhận, đâu thể được tràn bờ mà chảy? Tuy không có cảnh thật nhưng lý quyết định thuộc một nhất định không thành. Đây tức là điều phải biết: tâm thấy sắc v.v… mặc dù không có ởcảnh ngoài, nhưng không có tánh quyết định, ngăn cản từ chối cảnh đó cũng không có, đối với thân. Tức luận thành lập nguyên nhân có cảnh là do lỗi bất định. Đối với cảnh xứ không có cũng có nhiều thân (loài) cùng thấy là có cảnh xứ. Cho nên gọi là bất định. Thế tại sao thật số không có dòng sông máu mủnhưng Ngạ quỉ thấy, lại không thấy khác? Do chúng đồng nghiệp đều ở vị trí này, đều thấy sông mủ, do nghiệp keo kiệt thuần thục mà đồng thấy khổ này. Do đồng nghiệp ngày xưa mỗi mỗi đều huân tập vào tự thể, cho nên lúc này dị thục đều cùng hiện ra, nhiều hữu tình khác đồng thấy sự này, thật ra không có ngoại cảnh như thế để mà thi ân lợi ích. Dựa theo đạo lý trên, lòng nhân nếu đồng chung tạo tác, khi mọi huân tập, được thành thục, thì từ thức sinh khởi tướng phần sắc tướng tương ưng, mà không có sắc tướng nào khác. Cho nên quyết định biết không nhờ ngoại cảnh mà thức mới được khởi. Tại sao không thừa nhận đây là đồng một loài (thú) sinh ra mà quyết định hữu tình kia đồng nghiệp? Vì hiện thấy có nhà tốt lành, nhà hèn mọn, giàu nghèo khác nhau, nếu đồng loại, với nghiệp khác biệt sẽ phải có sai biệt, và đồng nghiệp với kia, nhưng khác loại đều thấy thì trở thành không bình đẳng. Cho nên biết loại này khác với loại kia, loại kia cũng không do lực của ngoại cảnh sinh ra các cảnh sắc… Tuy nhiên, các ngạquỉ đồng một loài (thú) nhưng việc thấy cũng có sai biệt. Do tướng dị biệt của nghiệp nên tướng được thấy cũng có dị biệt. hoặc có ngạ quỷ thấy hòn sắt nóng lớn tan chảy ra rồi ngâm thân vào, hoặc có lúc thấy phân, nước tiểu chảy lung tung. Ví chẳng tương tự nhau nên mặc dù đồng cõi người nhưng người phước mỏng, khi đai vàng hiện thì thấy là cùm sắt nóng rực khó đến gần, hoặc thấy rắn to phun lửa độc. Cho nên quyết định biết dù ở cõi người nhưng cũng không phải đồng thấy. Nếu loại như vậy thì phải không có tánh thấy riêng khác do chúng đều có nghiệp của đồng loại? Bởi vì loại kia có nghiệp đồng phận (cộng nghiệp) nền sinh ra cõi đồng phận, nhưng có biệt nghiệp nên mỗi chúng thấy riêng khác. Do hai công năng này (cộng nghiệp, biệt nghiệp) tùy theo lực của nó mà khiến cho mọi người có thấy đồng, thấy khác. Lại lấy nghĩa này cũng để trả lời cho những câu hỏi khác.
Có thuyết nói hữu tình, quỉ, bàng sinh… của các thú riêng biệt, đáng lẽ không phải một xứ mà có đồng thấy, do tánh dị thục của biệt nghiệp tạo tác. Đây tuy thành tựu nghiệp của thú, có sai biệt, nhưng do nghiệp đồng nhìn thấy trở lại nên có đồng thấy; tức trong chuỗi tương tục của mỗi hữu tình có sự dị biệt tùy thuộc, nghiệp chủng tùy ý duyên với cảnh mà sinh khởi sự thấy sai biệt.
Có chỗ khác lại nói: Các ngạ quỉ… khi đồng thấy sự vật không phải là không có ngoại cảnh, mà do loại khí thế giới này là đối tượng sinh của các hữu tình chung tăng thượng nghiệp nên phải dựa vào sông nước dòng chảy hiện hữu, mới đối với xứ này mà thấy có mủ chảy. Do phước mỏng xan tham cấu bẩm mà thấy các sự vật chẳng đáng thích đây. Nếu vậy, cùng loại kia nhưng không thấy nước, tức không thấy mủ chảy mà chúng cũng đồng là lực cảm nhận được quả chung. Do đó nói như vậy, là thiếu sót lý lẽ. Hoặc biết loại này có cảnh thật của nó, nhận thức phân biệt máu mủ, phải dựa vào các điều kiện là dòng sông v.v… thì thức này mới có, như đối với thân tương tục chấp, tà đảo rồi chấp thân này là nguyên do hiễu về Ngã Không có các sự khác và đồng thấy máu mủ cũng vậy, thế cho nên nói không quyết định thuộc một thân sinh ra.
Đây là do không thể hiểu rõ sở duyên cho nên, phải đợi tâm, tâm sở liễu biệt các cảnh tướng trước rồi mới có sự thấy, mà nói đó là sở duyên. Nhưng không phải Ngạ quỉ thấy nước chảy, tại sao không thấy mà được làm sở duyên? Nếu cho là biệt tướng tức là đối với chỗ nước mà thấy là mủ chảy, thì chỗ nào được có phán định như đây cho là quan sát nước là căn bản, mà đối với tướng nước đã không hề có chút nào thừa nhận làm đối tượng quán sát và chỉ nhìn thấy tướng của nó để làm cảnh giới? Có người nói do thức thừa nhận cái tướng trạng tương tự, đây gọi là cảnh. Nhưng thức của mủ máu không có tướng tương tự đó, mới biết không duyên nước… làm cảnh, cũng như sự biết ở trong mộng cũng không phải làm nhân để mộng trở thành tánh sở duyên, vì có lỗi lớn, trước đã nói rồi. Vậy, ngoại cảnh này là đối tượng duyên ở nơi tâm đã không hề có ân, lợi ích, nếu chỉ làm nhân thì cũng có lỗi lớn mà trước đã nói.
Như có người nói: Do là đối tượng chiêu cảm của cộng tướng nghiệp cho nên ắt phải thấy; điều này cũng không đúng. Vì sao? Bởi chưa sinh thiên nhãn và phương xa nên không thể thấy, và người sinh Vô sắc giới cũng đáng lẽ được thấy. Nếu nói không phải do nghiệp lực kia sinh, thì chuyển hướng đến đời sống mới cũng không thể thấy ở đời sống mới, nếu nói thời gian sau đó là chỗ cần thiết thì chúng ta cũng đồng như thế, như Vô sắc giới khi hướng đến sự sinh khác, không phải là vô ích, mà đối với Ngạ quỉ thì lý cũng đồng như vậy. Lại nữa, duyên ngã sở sinh ra tà kiến v.v… thứ tự như lý lẽ ở trước đã dẫn không duyên các sự hữu vi của sắc… không duyên tướng kia cho nên giống như sự nhận biết vô vi. Vì vậy, biết nếu mình không thể hiểu rõ, thì tại không để cho người khác có thể làm rõ! Mà văn của các Luận rất phân minh, như có Tụng nói:
Giả sử sông chảy, quỉ không thấy,
Mà có chổ thấy hình tướng khác
Biết rõ đó đều do nghiệp cũ,
Người nghiệp chướng nặng, hại nhãn căn.
Mặc dù không có cảnh ấy nhưng do nghiệp quá khứ nên khiến cho mắt thấy thể của cảnh ấy. Tuy sự vật hiện hữu là thế, nhưng không thể thấy tức tự thừa nhận do nghiệp nên vật đối tượng thấy có hình ảnh riêng. Do đây phải biết, thật ra không có mủ máu mà do nghiệp trở thành thấy hư vọng.
Có chỗ khác nói: “Nhưng các ngạ quỉ do nghiệp lực ác, phi ái mà khiến cho mắt chúng thấy các tướng như vậy. Tuy cùng một lúc nhưng các loại có phước khác thì không thấy cảnh này, bởi họ quán sát nhưthật cảnh đáng chán này, cho nên biết tâm của các Ngạ quỉ duyên cảnh thật của nó.”
Nay nên hỏi người kia: “Do nhãn căn tạo ra thấy hư vọng này, mặc dù không có cảnh trước mắt thấy sựphi ái. (2) Cảnh trước mắt thật có sự phi ái này, mà nhãn thức nương vào cảnh đây sinh ra liễu biệt ư?
Câu hỏi thứ nhất là phi lý, vì thừa nhận cảnh chẳng yêu thích không có vọng tâm làm thành. Nếu nói thấy hư vọng này do tưởng sai biệt có thì thật ra không mâu thuẫn với cảnh rỗng không không có ở trước, và vì thừa nhận này nên chấp của câu hỏi thứ hai làm sao cảnh kia có thể hiển hiện hình này!
Nếu nói do ác nghiệp của nó sinh, thì tại sao một xứ mà có nhiều đồng loại được cùng ở? Không thểchấp nhận vật ngại được cùng vật khác đồng một xứ. Nhưng như đá và ngói, thừa nhận có ở chung, cho nên biết thể của mủ và nước tuy khác nhau, nhưng vẫn được ở chung mới khiến cho cùng thấy trong đồng một xứ, lý đó đúng, vì tánh có chất ngại. Cũng như vui, khổ v.v… thành tánh phi ngại được ởchung. Nếu nói… tánh của mủ, nước… là chất ngại, thì không nên một xứ có thể thấy, như đá chẳng hạn! Do đây cho nên biết một xứ thấy thì trái ngược với lý. Hoặc nói một tụ vật (khối) có nhiều kẽ hở, trong chỗ rỗng đó cùng khít chặt nhau, phần nhiều chỉ một chút ánh sáng thừa lọt vào giả sử khiến chúng tương tự nhau thì không thể thấy riêng, như nước và sữa đều hoà chung vào nhau. Lại nữa, kiên cố như kim cương và đá… phần lửa lọt vào bên trong mà thấy, thi không đúng lý. Lại nữa, nhãn căn được phát huy tác dụng đó nghiệp lực thiền đình, do thuộc mắt, quyết định có thể xem thấy các sự xa gần thô tế của cảnh trước, bất luận là vừa ý, hay không vừa ý, tùy lực dụng kia đều có thể thấy. Lẽ ra có lời thành thật rằng: do đây không thể nói như vậy: không thấy trong những khe hở mà thấy tụ vật, vì chúng khít chặvào nhau tuy tại một xứ, trừ nước có thể niệm (nghĩ), thì thấy mủ phi ái (không thích). Đây là thừa nhận có ngoại cảnh thật sự. Như vậy, những gì con người thấy không hề có duyên ngại và họ thấy nước đáng lẽ phải thấy những hình khác. Quỉ nhìn vào nước cũng đồng như vậy, như nấu dầu thơm, đều cùng ngửi chung. Nếu nói rằng tuy loài kia không có riêng nhân duyên mà chỉ do nghiệp của nó, không thể cùng lúc thấy cảnh nước và mủ, thì điều này chắc chắn là vừa trái nghịch vừa thừa nhận chung, và không có lý ưa thích mủ máu. Như vậy rõ ràng là dựa vào tự thức khi tự chủng của đồng nghiệp một loại, thuần thục thì tùy duyên hiện tiền khởi thấy các tướng mạo, diệu lý này tại sao không tin chứ? Lại nữa, còn có các người phòng hộ, mặt mày đáng sợ, thật là khiếp đảm, rút dao bén, cầm lưới dây, thấy quỉ thì đuổi liền, không để chúng được gần. Ví dù lúc đó gặp nạn lớn, cũng không được gượng phân bua. Loại chúng sinh loại này do ác nghiệp kia nhưng vì thắng duyên, nên tuy trước kia không có nhưng
bất chợt mà có. Điều này tức trở thành phò trợ Duy thức cùng lập chân tông. Do đạo lý này, mà tướng do thức hiện cố nhiên không có nghịch hại. Như vậy phải biết bất định thuộc thân, tuy không có ngoại cảnh mà thành tựu tại Thức.
Luận: Như mộng có tổn dụng: Tuy không có ngoại cảnh nhưng lý cũng được thành. Do trong mộng thấy nam nữ giao hợp, mỗi người lấy tự căn xúc chạm nhau. Tuy không có ngoại cảnh xúc chạm thật nhưng có tác dụng làm thành hiện thực lưu xuất bất tịnh.
Nếu chỉ là thức tướng tự nó cùng hợp hội tạo thành động tác đó, điều này đã như vậy, thì đối với các sựkhác cũng như vậy. Tuy không có ngoại cảnh đao binh ác độc, sương mù, mưa đá làm thương hại, nhưng nương vào Thức đó mà có đao binh độc ác, bởi lý gì mà không thành sự tác dụng này? Đã không có ngoại cảnh thành cùng chung thừa nhận, thì làm sao chấp nhận được có lỗi của Tông? Các sự kia quyết định không thể thành tác dụng, thì thức này cũng đối với xúc sai biệt của xứ tách rời, trên phần thức hiển hiện tướng trạng này, liền trở thành tự tông có lỗi bất định, nhưng chỉ đối với thức mà sự việc tinh chảy được thành.
Lại có người nói: Nhớ nghĩ như đây (mộng) mà các loại có sinh, không thấy có vào mọi lúc, vậy những gì nói đây không thể trở thành nhân, vì có lỗi bất định. Các căn (tình) khi tỉnh thức đối với sự tác dụng cũng phải thành, vì nhân của sự bất tịnh chảy ra là do thức chuyển.
Sự đó nhất định không thành nhân của tác dụng, vì phải căn cứ vào thức của tổng tướng. Nói không thểthành, vì thức sai biệt. sự thấy của câu hỏi đầu (sương mù …) tức thí dụ không đồng. vì đây nói: Thức có thể làm dụng, thức tăng thượng đó cũng có thể sinh. Hoặc câu hỏi thứ hai cho rằng thức đó có thể làm hết thảy tác dụng, thì cùng với nhân không thể thành sự, tức có lỗi bất định. Nếu như thế thì chỗ nào được có như sự quyết định này đồng với không có cảnh, hoặc khi (thời) có duyên thì có thể làm sự tác dụng mà không phải tất cả thời ? Vì công năng riêng khác, do công năng của các duyên kia mỗi mỗi đều khác, tùy công năng của nó mà làm tác dụng. Lại nữa, ông cùng với các sư chấp ngoại cảnh, lý đó tương tự cảnh đã đồng có, tại sao các sự không tất cả thời đều thành? Do đó phải thừa nhận đối với các sự riêng khác, mỗi mỗi đều có Thời của công năng tác dụng để trình ra dị tướng của nó. Đây tức là đồng với chỗ thấy của Duy thức.
Có chỗ khác lại nói: Theo lý thì thật ra không do xúc nhiễm nữ hình mà có thể sinh ra bất tịnh, khi thức tỉnh thì cũng như thế, bởi tâm nhiễm ái cực trọng hiện tiền, gây ra tướng chảy tràn này. Do trong mộng có lực khác nhau của đẳng vô gián duyên mà liền dẫn khởi tác ý phi lý, bởi đấy làm nhân thấy bất tịnh chảy ra. Như trong mộng dù không có cảnh thật, mà có thể lưu xuất bất tịnh, Nếu không thì các sự trong mộng như uống độc dược, ăn quá độ, xúc chạm nữ hình, thân thể đau nhức, các căn sung túc sinh sự nam nữ… đáng lẽ cũng phải thành hiện thực. Cho nên biết chắc rằng, như trong mộng xuất bất tịnh không có cảnh mà có dụng. Như vậy khi tỉnh thức tuy có dụng mà không có cảnh, về lý là không tương ưng với mộng nhưng dù không có cảnh mà dụng của thức vẫn thành. Nghĩa là nếu lúc tỉnh thức, cho dù cảnh kia không phải có mà thừa nhận đó là tác dụng của chỉ có thức được thành. Đây lã nào không phải là khéo phù hợp với Duy thức hay sao? Luận về không cảnh thì có gì không yêu mến?
Nếu nói có riêng như ý thú này, thì những chỗ có xúc v.v… đều nhờ ngoại sự mới thành tác dụng, và lý chỉ có thức lý đó không thể thành. Như gỗ Chiên-đàn mài làm bột hương dùng để thoa lên, tiếp xúc với thân thể, mới có tác dụng trừ nóng bức khiến cho được mát mẻ. Nhưng sự chảy tràn bất tịnh này chỉnương vào Thức mà sinh, nên sự này về lý chưa được đích đáng. Nương vào cảnh của xúc v.v… mà có tác dụng, thì không phải chổ đây thừa nhận, cũng do không phải không thừa nhận có ngoại xúc, mà muốn khiến cho kẻ khác nương vào thức xúc này, mà tác dụng được khởi. Do đây không nên so sánh tác dụng ở chổ khác, trở thành lỗi không phải có. Cũng do nghĩa này, nên những người thành lập chỉ có thức cho rằng các tác dụng sai biệt hiện có của sự chỉ đều là từ thức xứ mà sinh, nên chợt tạo ra vấn nạn: “Đã không có ngoại cảnh thì như thế nào lìa thức mà có thể có tác dụng làm thành sự? Đã có trình bày này thì mở ra thí dụ: Do như sự tổn hại trong mộng được thành, điều này đối với Duy thức có thể có tác dụng và đã có thuật khá đầy đủ ở trên. Nếu như thế thì trong mộng uống độc dược… phải thành thân bệnh, thì đây cũng do Duy thức có tác dụng, cũng như đối với cảnh mà có quyết định thuộc về (Thời, Xứ…). Đây tức trả lời câu sau mà ngược lại để lấp chỗ nghi trước: Hoặc có khi thấy uống độc dược… tuy không có thật cảnh nhưng có tác dụng. Do thấy không bị rắn độc mổ, nhưng có nghi ngờ rằng độc có thể khiến cho ngất xỉu chảy mồ hôi, tâm mê sáng. Hoặc bị rắn độc mổ thì cũng trong mộng do chú thuật của chư Thiên tăng thêm lực, mà khiến cho ăn no, khí lực sung mãn. Lại nữa, nghe kêu gọi, người vì cầu con cái mà ẩn nấp trên giường, mộng thấy có người cùng chung giao hợp liền được con cái. Làm sao biết được người kia bị độc… làm thương hại ở trong mộng là không phải có? Vì sau khi ngủ dậy thì không thấy gì cả. Hiện tại chỗ luận này đồng với loại kia. Nghĩa là hiện tại tỉnh thức chấp vật hiện hữu cho là thật, đồng như trong mộng thấy độc dược… chấp là không phải sai lầm nhưng khi chân trí giác ngộ thì không thấy gì cả, đồng với Thể trong mộng kia không phải thật. Rõ ràng trong mộng người kia thừa nhận sắc ấy là thật, cũng nhận được sự khổ không phải ái này, thì dụng của quả độc dược… liền thành thật có. Nếu nói không có, chỉ có tướng độc mà dụng của quả độc không có, thì đây tức tướng trạng độc trở thành nghịch hại. Như vậy thừa nhận tướng độc thì chắc chắn trở thành vô ích, vì trên thức đó thể của thuốc không có. Cho nên quyết định biết thật sự không có ngoại cảnh, chỉ khi nào tâm giác ngộ mới sinh ra tác dụng biết như thật. Đối với mộng và tỉnh cũng đồng như vậy. Đây là chân thật thành tựu xứng với đạo lý. Từ trên đến đây lại tùy theo sự như đã nói, đã đem thí dụ cụ thể về mộng và quỉ. Như đã trình bày bốn thứ vấn nạn, mỗi thứ đều làmthí dụ xong. Bây giờ thí dụ thêm Nại-lạc-ca, để đáp các vấn nạn kia, sự đó khéo thành. Nghĩa là các vấn nạn về do hữu tình cực ác và lính ngục cực ác có quyết định xứ và thời và bất định, đều thấy, tất cả không lìa thức mà có riêng hình, cùng với các khổ thô kệch bức hại dữ dằn, do chó quạ v.v… Tùy sự đánh khảo đến cuối cùng thọ tội. Có thể đem thí dụ này mà tùy câu đặt vấn nạn. Phàm các giải thích trả lời, như trên nên suy nghĩ.
Lại nữa, về lý thật không có lính ngục cực ác. Như các việc đã nói, có quyết định và bất định, do đâu mà được sinh? Rõ ràng cũng là ở trên tâm của hữu tình kia mà khởi tác dụng nhân sinh khởi này và có tác dụng, lúc đó mà được sinh, khởi những đối tượng thấy có nhiều tướng khác nhau, dựa nhờ vào công năng. Tất cả đều do nghiệp lực sai biệt tương tục tùy chuyển của nội tâm mà làm chánh nhân. Lại còn dựa vào chấp thủ v.v… làm thuận duyên cùng tương trợ, nên tùy theo sự mà khởi chuyển thành các sựthấy… các quả dị thục đều hiển hiện. Do đây tuy không thật có lính ngục, nhưng trong đó phải nhờ vào tăng thượng lực của ác nghiệp tương tự và tự tạo nên cùng ở cảnh địa ngục mà chổ thấy quyết định… cũng lại đối với tâm của chúng sinh kia mà sinh tác dụng. Tức là đối với các sắc thân… Của lính ngục kia không phải thật có hiển hiện bên ngoài mà đều là từ thức sinh khởi. Nhằm thuyết minh nghĩa đây mà tạo sự thành lập này. Nhưng do không thể đợi có một cảnh lìa thức, là chủ thể biến khắp, để đưa ra lỗi mâu thuẫn. Giống như cảnh của xúc… là tự tánh của sắc, là đối tượng được lập của xúc, hoặc nói chỉ là sựthật mà quyết định chấp cho rằng cái đã thành lập. Do đó việc nói đem ra lỗi kia làm phương tiện. Phải biết tức là hiển hiện tướng thành lập của tự tông mình, mà trong đó nhân tùy thuận sở lập, lấy Thức trong mộng làm dụ của nó. Tức ở đây có người chấp nói các tướng mạo hiển hiện trước mắt đây, các sự thểvốn có do xứ thời quyết định… các nghĩa được trình bày nhờ đây, giống như tâm ở trong mộng từng trải qua khắp đủ. Có tưởng phân minh sau khi thức dậy, khi thấy sắc… thật ra cũng không duyên với sắc của phi thức, chưa hẳn phải cần cảnh của sắc… hiển hiện, nhưng do khi thọ dụng chung quả dị thục mà đồng nghiệp chiêu cảm, có sinh khởi tác dụng tâm thuộc về một trên chúng tương tục của mỗi hữu tình không nhất định. Cũng như bầy ngạ quỉ đói khát, có chung nghiệp ác mà thấy sông mủ… hoặc như đối với xứcực ác, thấy lính ngục dữ dằn, nên ở đây thích ứng phải thành lập cả hai. Như cảnh hiện thấy có tác dụng của nó mà hiển hiện, nhưng ở trong mộng chỉ có thức tướng, thấy cùng với người nữ làm các sự giao hợp, cũng như, đều cùng chung thấy các lính ngục với, các sự khổ hại của nó, đều có thể thuật. Lẻ nào không phải cần lính ngục cực ác, thành không có rồi mới có thể đem làm sự năng lập. Điều này không thành, liền trở thành không có lỗi của đồng dụ, chắc chắn không có lỗi thành tựu như vậy. Do những vật này cũng lấy đem làm hữu tình, cũng như không có nói rằng lìa các sự chấp thọ và chấp phi Thọ, nhưng ở đây cũng không phải là sự chấp thọ, cũng như ngói gỗ, cũng như loài côn trùng kiến ong, do chính nó không phải là số hữu tình thì có ý gì mà không thừa nhận lính ngục và chó quạ… là số hữu tình, nhưng ởđây đồng thấy hình thế hữu tình và có dao động, cũng không nhờ cậy duyên lực bên ngoài như các Tát-đoả khác. Nếu vậy, đây liền làm các nhân thì không thành. Câu vấn nạn này phi lý, vì chỗ có động tác của các Na-lạc-ca không chờ ngoại duyên, mà là các nghiệp tội ác trước kia của Na-lạc-ca kia nhậm trì các sựtạo tác dao động, cũng như bóng cây nhảy múa giống như tướng của chúng sinh.
Lại do lính ngục kia chắc chắn không phải là hữu tình, vì không thuộc về năm thú, (Trời, người, địa ngục, ngạ quỷ, bành sinh) , cũng như gỗ đá. Do đây cho nên biết, chúng quyết định không phải đồng với loại ác sinh. Như các chúng sinh ác khác sinh vào xứ này, đồng thọ chung các khổ, nhưng các lính ngục kia không thọ khổ này, tuy đồng cõi với các hữu tình, địa ngục mà không đồng theo các khổ chung. Cũng như trì- man không phải Na-lạc-ca. Nhưng mà các loại ác sinh đồng thọ khổ này, là do cộng nghiệp của họ cùng sinh xứ này, nếu khác với đây thì sự sinh cũng còn khó được, huống chi là bị hại? Tuy có lý này, nhưng lính ngục không thọ khổ kia, không phải cộng thành. Đây không phải chánh là nói họ sinh ở đây, không thọ nhân sự khổ hai đồng như hữu tình địa ngục mà vị năng hại (chủ thể hại) không thể trở lại giống như người bị hại, đồng thọ khổ một loại thiêu đốt v.v… Nếu chuyển lại cho rằng lính ngục kia cũng là hữu tình, thì sẽ cùng não hại nhau, hoặc thừa nhận lính ngục kia có khi thọ khổ, thì điều này cũng phi lý. Do trong thời gian lần lượt hại nhau, nên có đức đây là Na-lạc-ca, đây là Ba-la, thì tính trật tự này liền mất. Vì năng hại đó có thể có tác dụng để làm nguyên nhân, nên nói làm lính ngục. Nếu một đã nhưthế thì những hữu tình còn lại cũng phải như thế. Đây là cả hai đều thành tánh lính ngục, cả hai tức không lìa thể tánh của Na-lạc-ca, thì thành lỗi trái nhau. Do đó, không phải là tánh lính ngục, như tam thập tam thiên (33 từng trời). Nếu ý muốn hiển bày hữu tình Na-lạc-ca đó không phải là bị hại, thì hoặc thừa nhận lý làm hại lẫn nhau là đồng đẳng, đây kia lấn hiếp lẫn nhau là biết mình có lực và hình lượng to lớn, lừa gạt nhau, thì không phải sinh sợ hãi. Giả như thấy loại kia thân hình rất to lớn, thì thầm nghĩ rằng mình dũng mãnh liền sinh tưởng muốn thắng, đã biết như vậy rồi thì đâu có sự kinh sợ? Đâu như trong Na-lạc-ca thấy các lính ngục; Huống chi hình lượng và khí lực không khác mà có thể, khi thấy họ khiến nổi lên niệm khiếp sợ! Lại nữa, đều là người coi sóc trong ngục, hình lượng giống nhau, thân lực đã bằng nhau, thì ở đây không có mạnh yếu, về lý phải riêng có hình lượng mãnh không bằng nhau, bày lộ ra tướng mạo thô dữ thì, trông thấy mới sinh khiếp sợ. Như vậy, lúc chấp hình tưởng ấy, chính là lúc loại Na-lạc-ca thọ khổ, thấy lính ngục đến thì liền sinh kinh sợ, lửa lo sợ bên trong phát ra thiêu đốt bụng ngực, khổtương tục khổ sinh hình hài run rẩy, đủ loại ác nghiệp sinh ra như sự bức não này. Ví dụ là học trò của Thiện xảo minh trí cũng không thể biết hết các sự đó. Lý của điều này chắc chắn trái nhau, nhưng vì thếgian cũng thấy sự này. Như là có người sinh ác ý, ôm tâm độc hại, muốn hại người khác nhưng lại làm cho mình sinh tâm khiếp sợ. Giả như ở nơi cực nặng đáng kinh sợ, khi bị bắt, ngay khi ấy tuy có khiếp sợ cũng không đồng khiếp sợ phát sinh tự trong tâm. Nhưng đối với loại người luôn ôm giữ tâm ương ngạnh thì nỗi sợ luôn hiện hữu trong lòng. Hữu tình Na-lạc-ca kia thọ khổ cũng vậy. Do phần nhiều ôm ấp trong lòng sự sợ hãi giống như thân bị gông cùm kHóa chặt. Vì thế cho nên hữu tình Na-lạc-ca không phải là năng hại, (lính ngục…) cũng như cây cột để trói thú vật để làm thịt, không thể gọi là vật bị hại, nhưng đây là nguyên nhân khiến cho hữu tình kia thấy sinh kinh sợ mà cây cột kia tất nhiên không phải thọ khổ.
Nguồn: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, T107, DGL 4 Luận thành duy thức bảo sanh Q2. | Bản chữ Hán: Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh: T1591 成唯識寶生論.
|
Ý KIẾN BẠN ĐỌC