PHẠM ĐÌNH NGHIỆM | Suy luận có một vai trò vô cùng to lớn trong nhận thức và trong đời sống. Trong cả hai lĩnh vực này con người chỉ có được một cách trực tiếp một lượng nhỏ thông tin mà thôi. Lượng thông tin đó hoàn toàn không đủ cho
Người Anh là những kẻ chinh phục đầu tiên có một trình độ phát triển cao hơn, vì vậy họ không chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ. Họ đã thủ tiêu nền văn minh đó, bằng cách phá huỷ các công xã địa phương, xoá sạch nền công nghiệp bản xứ, san bằng tất cả những gì vĩ đại và cao đẹp trong xã hội Ấn Độ.
LUDWIG FEUERBACH (1804-1872) | LÊ KHẮC THÀNH dịch || Ta có thể quy sự khác nhau giữa triết học và tôn giáo lại ở chỗ: tôn giáo có tính chất cảm tính, thẩm mỹ, trong khi đó thì triết học là một cái gì đó có tính chất phi cảm tính, trừu tượng.
Chúng ta không được quên rằng những công xã nông thôn thơ mộng ấy, dù cho chúng có vẻ vô hại như thế nào chăng nữa, bao giờ cũng vẫn là cơ sở bền vững của chế độ chuyên chế phương Đông, rằng những công xã ấy đã hạn chế lý trí của con người trong những khuôn khổ chật hẹp nhất
Phê phán văn hóa bao giờ cũng nhằm bảo vệ và phát huy văn hóa. Nhưng khi nhân danh tự nhiên hay lấy tự nhiên làm chuẩn mực để phê phán văn hóa (ta gọi là “tự nhiên luận”), thì thành quả văn hóa lại chỉ có thể có được bằng cách thoát ly khỏi tình trạng tự nhiên thô lậu.
Phong trào Khai minh rất tự hào vì đã tiến hành một công cuộc phê phán văn hóa vô tiền khoán hậu: đã kích sự mê muội, mê tín hàng ngàn năm, xiển dương lý trí, đề cao sự tiến bộ và sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghiệp và thương nghiệp.
Khai minh là việc con người đi ra khỏi sự không trưởng thành do chính mình tự chuốc lấy. Không trưởng thành là sự bất lực, không biết dùng đầu óc của chính mình mà không có sự hướng dẫn của người khác. Còn do tự mình chuốc lấy là
Luân lí ta-bu là biểu hiện của tinh thần con người cổ lỗ, chất phác. Theo tôi thì nó là thứ luân lí duy nhất của những bộ lạc chưa khai hóa, cấm thường dân không được dùng dĩa chén của tù trưởng: dùng thì sẽ chết.
Tinh thần hoài nghi khoa học thực sự hình thành ở Protagoras. Câu khẩu hiệu nổi tiếng của ông: “Con người là thước đo của vạn vật” có nhiều ý nghĩa. Cách thức mà sự vật xuất hiện ra cho ta không chỉ phụ thuộc vào bản thân sự vật mà còn vào phản ứng của ta trước những kích thích của sự vật.
Con người sống trong lòng tự nhiên và giữa thế giới văn hóa. Không có gì rộng lớn mà gần gủi, thiết cận hơn hai thực tại ấy. Nhưng nếu hiểu văn hóa là những gì do con người sáng tạo và tái tạo thì nó khác và thậm chí đối lập lại với tự nhiên. Do đó, nhận thức tự nhiên và phê phán văn hóa hầu như là hai công việc thường xuyên trong lịch sử
Điểm xuất phát của việc giải thích lịch sử - cũng như của mọi công việc trí tuệ - là giả thiết mà hiện thực tỏ ra có ý nghĩa nào đó đối với chúng ta, ý nghĩa mà chúng ta có thể vươn tới nắm được nhờ phương thức lý giải của trí năng. Chúng ta giả thiết rằng hiện thực hàm chứa một ý nghĩa, ngay cả khi chúng ta hồ nghi về điều đó.
BÙI VĂN NAM SƠN | Từ “chủ nghĩa nhân văn” hay “chủ nghĩa nhân bản” bắt nguồn từ khái niệm latinh “humanitas” (“tính người”). Chủ nghĩa nhân văn tìm hiểu bản chất của con người, tra hỏi về sự hiện hữu của con người và ý nghĩa của nó.
LUDWIG FEUERBACH (1804-1872) | LÊ KHẮC THÀNH dịch || Hoàn cảnh thời gian và cơ hội để phát biểu với những bài giảng. – Điều kiện sinh hoạt cá nhân. – Nghề viết lách và thực tiễn của nó. – Thái độ đối với các hệ thống chính quyền, tôn giáo và triết học.
Marx xem lịch sử như là quá trình tiến lên của bản tính hiện thực của con người, tức là, con người thỏa mãn những nhu cầu của mình và kiểm soát giới tự nhiên qua hoạt động sản xuất của mình. Quan niệm duy vật về lịch sử [...] được quan niệm như là một lối giải thích về lịch sử, lối giải thích này vạch ra các lực lượng hiện thực đang vận hành trong lịch sử, và mục tiêu mà các lực lượng ấy hướng đến.
Chủ nghĩa tự do có nhiều bản chất cả trong các khía cạnh lịch sử, lẫn trong các khía cạnh văn hóa-dân tộc và chính trị-tư tưởng. Trong việc giải thích các vấn đề then chốt có liên quan tới các mối quan hệ qua lại của xã hội, nhà nước và từng cá nhân.
Giáo dục là chìa khóa để vượt qua sự dốt nát, sợ hãi và mê tín, hướng đến xã hội bình đẳng và cởi mở, khởi đi từ hai niềm xác tín: lý trí con người bắt nguồn từ bản tính tự nhiên và nghi ngờ mọi "chân lý" có sẵn