Triết học tôn giáo

Những bài giảng về bản chất của tôn giáo - Bài giảng thứ hai

 

NHỮNG BÀI GIẢNG VỀ BẢN CHẤT TÔN GIÁO

BÀI GIẢNG THỨ HAI

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31  

 

LUDWIG FEUERBACH (1804-1872)

LÊ KHẮC THÀNH dịch

 


Ludwig Feuerbach. "Bài giảng thứ hai", trong Những bài giảng về bản chất của tôn giáo. Lê Khắc Thành dịch. | Phiên bản điện tử do triethoc.edu.vn thực hiện.


 

 

NỘI DUNG

“Pierre bayle”.  Thời gian xuất bản nó. – Lược thuật nội dung. – Thái độ đối với giai đoạn mới của triết học dựa trên sự đồng nhất nó với tôn giáo. – Những ý kiến về cái chết và sự bất tử. – Bàn về triết học của đạo Kitô. – Bàn về sự bất tử qua ba lần luận giải: năm 1830, một cách trừu tượng; năm 1834, có tính chất chiết trung; năm 1846, xác định hơn, trên quan điểm nhân loại học. – Nhìn chung những nghiên cứu trong các tác phẩm đó.

 

Cũng như Leibniz là đối cực của Spinoza, nhà bác học và người thuộc phái hoài nghi Piere Bayle là đối cực của Leibniz về phương diện thần học. Câu nói Audiatur et alters pá (phải nghe cả phía bên kia) được ứng dụng không phải chỉ trong luật học, mà cả trong khoa học nói chúng. Tương ứng với câu châm ngôn đó, trong một số tác phẩm của tôi tiếp theo sao nhà triết học Đức có niềm tin đạo, hay ít học Pháp không có đức tin, hay dù sao đi nữa thì cũng là có thái độ ngờ vực, hoài nghi. Vả lại, tác phẩm này đã được gợi lên hoàn toàn không phải chỉ độc do ý nghĩa khoa học mà còn do cả ý nghĩa thực tiễn của nó. Cũng như tác phẩm của tôi nói chúng, cuốn Bayle của tôi ra đời được cũng là nhờ có mối mâu thuẫn của thời bấy giờ, khi mà người ta dụng công vứt bỏ bằng uy lực cả một nhân loại khiếp hãi vào đêm tối của các thế kỷ qua. Cuốn sách của tôi viết về Bayle được xuất hiện vào cái thời khi mà tại Bayern và ở các tỉnh vùng sông Rhin của nước Phổ, cuốc đấu tranh trước đây giữa Công giáo và đạo Tin lành đã bùng nổ dưới những người chiến sĩ xuất sắc nhất đấu tranh cho sự khai hóa, cho sự nhân đạo và khoan dung, một kẻ đã thoát bỏ được những xiềng xích của tín ngưỡng Công giáo cũng như Tin lành. Mục đích của cuốn sách của tôi là muốn dùng tiếng nói của quá khứ để giáo dục và làm cho những con người đương thời đang đi vào con đường lầm lạc và trở nên độc ác phải tủi hổ.

Chương đầu tiên nói về Công giáo, Bản chất của Công giáo với các tu viện, các thánh của nó, với chế độ sinh hoạt đơn tính (agamis) của giới tăng lữ, v.v… được tôi xác định có sự khác biệt với đạo Tin lành như là mối mâu thuẫn giữa xác thịt và linh hồn. Chương thứ hai luận giải về đạo Tin lành, và ở đây tôi đã xác định bản chất của nó có sự khác biệt với Công giáo như là mối mâu thuẫn giữa đức tin và lý trí. Chương thứ ba nói về mâu thuẫn giữa thần học và triết học – khoa học nói chung. Là vì, tôi đã nói, đối với thần học thì những gì đối với nó có tính thần thánh mới là có thực mà thôi, còn đối với triết học, là thần thánh, linh thiêng tất cả những gì có thực.

Thần học dựa vào một nguyên tắc đặc biệt, dựa vào một cuốn sách đặc biệt trong đó người ta cho là được chưa đựng tất cả mọi điều chân lý, hay tôi ít cũng là những chân lý cần thiết và có ích cho con người. Bởi vậy cho nên nó thấy cần thiết phải hẹp hòi, chấp nhất, không khoan dung, thiển cận. Còn triết học, khoa học thì dựa vào không phải một cuốn sách nhất định, mà là khai thác chân lý trong tất cả toàn bộ thiên nhiên và lịch sử; nó dựa trên lý tính mà bản chất vốn có tính phổ biến, chứ không phải trên niềm tin mà bản chất vốn đặc thù, đặc biệt. Chương thứ tư luận giải về sự đối lập hay mâu thuẫn giữa tôn giáo và luân lý hoặc nói về các tư tưởng của Bayle về chủ nghĩa vô thần. Số là Bayle đã khẳng định con người ta có thể có luân lý mà không cần có tôn giáo, là vì đa số con người ta vẫn cứ thiết đạo đức, bất  lương và sống một cách tương ứng như thế, trong khi lại là kẻ có đạo và bất chấp đạo giáo; ông cũng khẳng định rằng chủ nghĩa vô thần hoàn toàn không nhất thiết gắn liền với sự vô luân, và vì vậy nhà nước có thể hoàn toàn tốt mà vẫn chỉ gồm những người vô thần. Bayle đã phát biểu đó ngay vào năm 1680, trong khi đó thì vừa một năm trước đấy, một nhà quý tộc, một nghị sĩ tại chúng nghị hội (landtag) của nước Phổ hợp nhất đã không hổ thẹn tuyên bố rằng ông sẳn sàng để cho nhà nước thừa nhận mọi tôn giáo và sẵn sàng bao cấp cho họ sự toàn quyền thực thi những quyền chính trị, cho tất cả mọi người trừ những người vô thần. Chương thứ năm đặc biệt nói về tính độc lập của luân lý, sự độc lập của nó đối với những tín điều và ý kiến tôn giáo; những gì đã được chứng minh ở chương bốn bằng những thí dụ lấy từ lịch sử và từ đời sống hằng ngày, thì nay được đưa ra ở đây, lấy từ nội dung của bản thân đề tài. Chương sáu luận giải về mâu thuẫn giữa các tín điều đạo Kitô và lý trí; chương bảy nói về ý nghĩa của mâu thuẫn giữa niềm tin và lý trí trong Bayle. Chả là Bayle đã sống vào cái thời khi mà đức tin còn là một thứ uy lực ở mức độ mà con người có thể tin hay bắt buộc phải tin đến ngay cả những điều mà, theo với lý trí của mình, nó thừa nhận là sai lầm và phi lý. Chương thứ tám nói về ý nghĩa và vai trò của những công lao của Bayle với tư cách là một người đã luận chiến chống đối lại những thành kiến tôn giáo của thời ông ta; cuối cùng, chương mười nói về tính cách của Bayle và tầm quan trọng của ông đối với lịch sử triết học.

Các tác phẩm viết về lịch sử của tôi được kết thúc bằng cuốn sách nói về Bayle. Vì những nhà triết học mới, gần đây nhất, tôi chỉ nghiên cứu họ với tư cách là một nhà phê bình chứ không phải là một nhà viết sử. Khi chúng ta bắt tay vào nghiên cứu triết học gần đây nhất thì chúng ta vấp ngay vào một điểm khác nhau hết sức to lớn giữa nhưng nhà triết học thời hiện đại và những nhà triết học về trước đó. Trong khi những nhà triết học trước đây đã phân tích ranh giới rất rõ ràng triết học và tôn giáo, cho rằng tôn giáo dựa trên sự sáng suốt và uy tín của thần linh, còn tôn giáo dựa trên sự sáng suốt và uy tín của con người, hay, nói như lời Spinoza, tôn giáo đề ra cho nó mục đích là lợi ích và phúc lợi của con người, còn triết học đề ra cho mình mục đích là chân lý; thì ngược lại, những nhà triết học thời hiện đại lại có ý kiến khẳng định sự đồng nhất của triết học và tôn giáo, đại lại có ý kiến khẳng định sự đồng nhất của triết học và tôn giáo, hay ít ra là về những gì thuộc nội dung, thực chất của chúng. Và tôi đã phát biểu để chống lại chính sự đồng nhất đó. Ngay vào năm 1830, khi cuốn “Những ý kiến về cái chết và về sự bất tử” của tôi đã được ra mắt, tôi đã phát biểu với một nhà giáo điều thuộc trường phái Hegel, một kẻ từng khẳng định rằng những tôn giáo và triết học chỉ có một sự khác nhau về hình thức; rằng triết học chỉ nâng lên thành khái niệm những gì mà ở tôn giáo chỉ mới có dạng của một biểu tượng, và tôi đã dẫn ra cho ta câu thơ sau đây:

“Nội dung và hình thức là một”; kẻ nào phá vỡ cái biểu tượng về đức tin – hình thức của nó – cũng sẽ phá vỡ nội dung của nó”.

Bởi vậy nên tôi có lời trách cứ đối với triết học Hegel ở điểm nó đã biến cái điều chủ yếu trong tôn giáo thành điều thứ yếu, không quan trọng, và ngược lại, đã biến điều thứ yếu, không quan trọng thành điểm chủ yếu. Bản chất (nội dung) của tôn giáo chính lại là cái điều được triết học biến thành hình thức đơn thuần.

Tác phẩm cần phải được đặc biệt nhắc đến về phương diện đó là tập sách con, nho nhỏ, được xuất bản vào năm 1839, cuốn Bàn về triết học và Kitô giáo. Trong cuốn sách này tôi đã phát biểu rằng mặc dầu mọi mưu toan nằm trong tài hòa giải, sự khác nhau giữa tôn giáo và triết học vẫn không bị hủy bỏ, là vì triết học là công việc của tư duy, của lý trí, trong khi đó tôn giáo là công việc của một trạng thái tâm hồn và của sự tưởng tượng tự do. Thế nhưng tôn giáo chứa đựng ở trong nó không chỉ những hình tượng huyễn hoặc, hoang đường của các ý tưởng tư biện do trạng thái tinh thần xui khiến nên, như Hegel đã khẳng định, mà còn bao hàm ở trong nó với một mức độ lớn hơn rất nhiều một căn nguyên khác biệt với tư duy, và cái căn nguyên đó không chỉ là hình thức mà chính là bản chất (nội dung) của tôn giáo. Chúng ta có thể chỉ cái căn nguyên đó bằng độc một từ “cảm tính” là vì ngay cả những trạng thái tinh thần và những điều tưởng tượng hảo huyền cũng đều bắt nguồn từ cảm tính. Những ai lấy làm bối rối với từ “cảm tính”, là vì từ này vẫn được người ta quen dùng với nghĩa chỉ để chỉ một sự thèm muốn, tà dục, thì tôi đề nghị họ hãy lưu ý cho một điều là không chỉ vỗ ngực mà cả đầu cũng là một nội dung cảm tính. “Cảm tính” ở tôi không phải là khác hơn là một sự thống nhất thật, không phải được bịa đặt ra và có tính chất giả tạo mà là tồn tại thực tế, giữa cái vật chất và cái tinh thần, vì vậy, ở tôi, nó cũng giống như là hiện thực. Để giúp cho sự phân biệt mà tôi vừa nói giữa tôn giáo và triết học được sáng rõ và rành rọt, tôi xin nhắc lên ở đây để làm ví dụ một luận thuyết mà trong đó sự phân biệt trên đã phơi bày ra đặc biệt rõ. Những nhà triết học xưa, hay ít ra một số trong bọn họ, đã có dạy về sự bất tử, nhưng chỉ là sự bất tử của cái phần suy nghĩ trong chúng ta mà thôi, chỉ là sự bất tử của linh hồn, khác với cái căn nguyên cảm tính ở con người. Một số người còn dạy một cách rõ ràng, dứt khoát rằng ngay cả trí nhớ, sự hồi niệm cũng biến mất và sau khi chết chỉ còn lại tư duy thuần túy, đó là một sự trừu tượng, tất nhiên, hoàn toàn không tồn tại trong thực tế. Thế nhưng sự bất tử, chính vì nó có tính chất trừu tượng, được trừu tượng hóa, nên nó không có tính chất tôn giáo. Bởi vậy nên đạo Kitô đã bác bỏ sự bất tử có tính chất triết học đó và, thay thế vào đấy, đã đề ra sự tiếp nối mà trong đó trạng thái tinh thần và sự tưởng tượng được nuôi dưỡng, nhưng cũng chỉ vì sự tiếp nối đó có tính chất cảm tính. Nhưng những gì mà, nói riêng, chúng ta có thể nói được về luận thuyết trên, thì chúng ta cũng có thể nói được về tôn giáo nói chúng. Bản thân thần cũng là một bản chất, một nội dung cảm tính, là đối tượng của sự chiêm quan, của một sự nhìn thấy, thật ra là không phải của thể xác mà là của tinh thần, có nghĩa của sự thưởng ngắm trong sự tưởng tượng.

Bởi vậy, nói tóm lại, ta có thể quy sự khác nhau giữa triết học và tôn giáo lại ở chỗ: tôn giáo có tính chất cảm tính, thẩm mỹ, trong khi đó thì triết học là một cái gì đó có tính chất phi cảm tính, trừu tượng.

Tuy nhiên, mặc dầu trong các tác phẩm trước đây của tôi, chính tôi đã thừa nhận cảm tính là bản chất của tôn giáo, có khác với triết học, song tôi vẫn không thể thừa nhận cái cảm tính của tôn giáo. Lý do thứ nhất, bởi lẽ cái cảm tính đó mâu thuẫn với hiện thực, nó chỉ có tính chất huyễn hoặc, hoang đường và chỉ là kết quả của những trạng thái tâm hồn mà thôi. Nên chi, để vẫn tiếp tục thí dụ đã dẫn, xác thịt mà tôn giáo đem đối lập lại với sự bất tử của triết học, chỉ là xác thịt huyễn hoặc, xác thịt của một trạng thái tâm hồn, xấc thịt có tính chất “tinh thần”, đường như không phải là xác thịt. Bởi vậy tôn giáo là sự thừa nhận, sự khẳng định cảm tính đối lập với cảm tính. Nhưng, một lẽ thứ hai nữa, tôi đã không thể thừa nhận nó còn vì bởi, về phương diện này, tôi còn chưa đánh giá được tất cả tầm quan trọng của các cảm giác. Dù sao đi nữa sự thừa nhận đích thực, đầy đủ cái cảm tính, một mạt là thông qua một bước nghiên cứu tiếp, thứ hai, sâu hơn về tôn giáo, và một mặt khác, qua sự nghiên cứu thiên nhiên bằng cảm giác trực tiếp mà cuộc sống của tôi. Ở nông thôn đã cho phép tôi được một khả năng rất tốt để làm điều đó. Vì vậy chỉ trong những tác phẩm về tôn giáo và triết học tôn giáo viết sau cùng tôi mới đấu tranh một cách hết sức kiên quyết chống lại tính chất phi nhân bản trừu tượng của triết học cũng như tính chất con người huyễn hoặc, ảo tưởng của tôn giáo. Chỉ trong các tác phẩm này tôi mới hoàn toàn một cách có ý thức đem đạt vào vị trí của một đấng trừu tượng, có tính chất toàn thế giới và chỉ có tính chất trừu tượng, được gọi bằng cái tên là thần, là thượng đế, cái thế giới thực hay thiên nhiên; đem đặt vào chỗ của một triết học xa lạ với con người, thiếu mất những tình cảm của một con người có lý tính, một triết học và con người thực, cảm tính, có lý tính.

Trong số những tác phẩm về triết học tôn giáo của tôi, cuốn  “Những ý kiến về cái chết và về sự bất tử” đã đưa ra một sự tóm lược tốt nhất về con đường hoạt động tinh thần của tôi, sự phát triển của tôi cùng những kết quả của sự phát triển đó; đồng thời, chủ đề này đã được tôi luận giải qua ba lần: vào năm 1830, khi tôi lần đầu tiên phát biểu lên chính những ý kiến đó với tư cách một nhà văn; vào năm 1834, trong tác phẩm mang tựa đề Abeliar và Dloise và vào năm 1846 trong cuốn Vấn đề về sự bất tử theo quan điểm của nhân loại học. Những suy tưởng đầu tiên của tôi về đề tài này tôi đã viết chúng ra với tư cách một nhà tư tưởng trừu tượng; những suy tưởng sau đó. Trong lần viết thứ hai, tôi đã viết chúng ra dưới ảnh hưởng của mâu thuẫn giữa cái căn nguyên của tư duy và cái căn nguyên của cảm tính; những suy tưởng lần thứ ba tôi đã viết chúng ra, đứng trên quan điểm của một nhà tư tưởng đã làm hòa với các cảm giác; hay nói một cách khác, những suy tưởng đầu tiên tôi đã viết ra với tư cách một nhà triết học; lần thứ hai – với tư cách một nhà trào lộng, lần thứ ba – với tư cách của một con người. Tuy nhiên, cuốn Những ý kiến về cái chết và về sự bất tử ngay vào năm 1830 cũng đã hàm chứa ở trong đó dưới một dạng trừu tượng những gì mà những lần viết muộn về sau này nhất đã chứa đựng dưới một dạng cụ thể, có nghĩa chi tiết và được phát triển rộng ra hơn. Cũng giống như trong các tác phẩm viết muộn nhất, những tác phẩm cuối cùng của tôi, tôi đã đem thiên nhiên đặt làm tiền đề cho con người, thì cũng vậy, ngay trong tác phẩm này tôi đã luận chiến chống lại cái cá nhân bị tước mất thiên nhiên, trở thành tuyệt đối và, do đó, cứ mãi tiếp tục vô tận; nói một cách khác, chống lại thứ nhân cách huyễn hoặc, hoang đường, thứ nhân cách như nó vẫn được lĩnh hội bằng niềm tin vào thần và sự bất tử. Chương thứ nhất của tác phẩm này nằm trong toàn tập tác phẩm của tôi, mang đầu đề “Cơ sở siêu hình hay tư biện của cái chết”. Nó luận giải về thái độ của cá nhân đối với bản thể hay thiên nhiên. Ở trong tác phẩm đó tôi đã có nói rằng, xét theo nghĩa nào đó, nếu không phải là qua mọi lời trong đó, thì giới hạn của cá nhân con người là thiên nhiên; mỗi một sự vật ở bên ngoài tôi là một dấu hiệu của tính hữu hạn của tôi, một bằng chứng cho thấy rằng tôi không phải là một bản thể tuyệt đối, rằng tôi có hạn giới của tôi qua sự tồn tại của những người khác, rằng, do đó, tôi không phải là một nhân vật bất tử. Chân lý này thoạt đầu chỉ mới được phát biểu lên một cách chung chung hay có tính chất siêu hình, về sau đó được phát triển trong những chương khác. Chương tiếp theo được đặt tên là “Cơ sở vật lý học của cái chết”. Ở đây tôi đã viết: tính xác định về mặt không gian hay thời gian thuộc về bản chất của cá nhân con người hay cá nhân nói chung. Vâng, con người không chỉ là một sinh vật nói chung sống trong không gian, mà là một sinh vật thuộc trái đất, không tách rời với trái đất. Bởi vậy cho nên thực là một điều vô lý làm sao nếu ta quy cho sinh vật đó một sự tồn tại vĩnh cửu, ngoài thế gian. Tôi đã biểu đạt cái ý tưởng đó bằng những câu thơ sau:

   Nơi mà mày sinh ra đời, một ngày nào đó mày sẽ an nghĩ tại đó;

    Không một ai có quyền nghĩ rằng, mình có thể rời bỏ lòng quả đất.

    Chương thứ ba và cũng là chương cuối cùng có đầu đề là “Cơ sở tinh thần hay tâm lý của cái chết”. Ý kiến cơ bản đơn giản trong đó như sau: cá nhân không chỉ là mang tính thể xác hay cảm tính mà còn là một cá thể có giới hạn và được xác định về mặt tinh thần; con người có một mục đích, một vị trí, một nhiệm vụ trong cái cộng đồng vĩ đãi của nhân loại, trong lịch sử; nhưng chính vì vậy cho nên một sự tiếp tục tồn tại bất tận là điều không thể nào dung hợp với điều nói trên. Con người chỉ tìm thấy được một sự tiếp nối lâu dài qua những sáng tạo của mình, những sự nghiệp của mình, qua nhiệm vụ lịch sử của mình mà thôi. Chỉ có điều đó mới là một sự bất tử thuộc đạo đức, tinh thần. Ý tưởng đó trong chương thứ ba và chương cuối cùng chỉ là ý kiến cơ bản được phát triển xa hơn trong tập Những câu châm ngôn vui cười về triết học của tôi. Sự bất tử về tinh thần, thuộc phương diện đạo đức học hay luân lý là sự bất tử duy nhất có được ở con người qua các sáng tạo của nó. Những gì mà con người yêu thích một cách say mê và cái điều mà con người say mê chuyên chú, đó chính là linh hồn của con người. Linh hồn của con người cũng thực muôn màu muôn vẻ, cũng được biểu thị theo cái nghĩa cũ xưa nay của chữ đó, là một sự tồn tại vĩnh viễn, vô giới hạn, vì vậy chỉ thích hợp đối với một thứ linh hồn mơ hồ, không xác định, hoàn toàn không tồn tại trong thực tế và chỉ là một sự trừu tượng hóa của con người hay là sản phẩm của trí tưởng tượng. Nhưng tôi đã chứng minh những ý kiến đó, những ý tưởng cơ bản trong tác phẩm của tôi, chỉ dựa trên thí dụ đặc biệt của một người viết văn, một kẻ mà linh hồn bất tử chỉ đọc là linh hồn các tác phẩm của anh ta mà thôi.

Trong lần thứ ba và là lần cuối cùng, tôi đã luận giải sự bất tử qua tập tiểu luận của tôi: Vấn đề về sự bất tử trên quan điểm nhân loại học. Trong chương đầu tôi nói về niềm tin chung, phổ biến vào sự bất tử, về thứ niềm tin mà người ta vẫn thường được gặp ở mọi nơi hay đa số các dân tộc còn sống trong trạng thái ấu trĩ hay ngu muội. Ở đây tôi đã trình bày cho thấy rằng những kẻ đã từng tin vào sự bất tử đã đem thay thế vào tín ngưỡng của các dân tộc những quan niệm riêng của mình, rằng các dân tộc kỳ thực đã tin không phải vào một cuộc sống nào khác, mà chính vào cuộc sống này mà thôi, rằng cuộc sống của những người đã chết chỉ là cuộc sống ở vương quốc của những hồi tưởng và một kẻ chết mà còn sống chỉ là cái hình tượng của cái đang sống được hiện thân trong cái đã chết; tiếp theo đó tôi đã trình bày cho thấy rằng nếu như người ta muốn một sự bất tử cá nhân, hay có tính chất cá thể, thì cần phải tin vào nó theo tinh thần của những dân tộc nguyên thủy giản đơn, ở họ con người ta sau khi chết đi vẫn hoàn toàn giống như con người trước khi chết, vẫn có những sự say mê ham muốn, những công việc bận bịu, những nhu cầu, là vì con người ta không tạc bật với những cái đó. Chương thứ hai nói về sự cần thiết chủ quan của niềm tin vào sự bất tử, có nghĩa về những cơ sở bên trong, thuộc tâm lý, đã sản sinh ra ở con người niềm tin vào sự bất tử của mình. Những lời kết luận cho chương này nêu rõ rằng sự bất tử, nói cho đúng ra, chỉ là một nhu cầu đối với những kẻ mơ mộng, vô công rỗi nghề, chạy trốn cuộc sống để tìm đến những điều tưởng tượng huyễn hoặc, chứ tự nhiên không phải là một nhu cầu đối với những con người hoạt động, bận tâm đến những hiện tượng của đời sống thực tế. Chương thứ ba luận giải về “Niềm tin có phê phán vào sự bất tử”, có nghĩa về quan điểm theo đó người ta không tin rằng con người ta sau khi chết đi vẫn tiếp tục sống trong cái vỏ thân xác trước đó mà được phân biệt giữa bản chất phải chết và được bất tử của con người. Nhưng, niềm tin này, như tôi đã viết, bản thân nó cũng đáng phải nghi ngờ, phê phán; nó mâu thuẫn với cái tình cảm tự nhiên về sự thống nhất và với cái ý thức về sự thống nhất, những điều vốn có ở con người và chúng sẽ khước từ với một sự hoài nghi một lối phân chia và phân loại có phê phán như thể bản chất của con người. Cuối cùng, chương chót nói về thứ niềm tin vào sự bất tử mà ngay trong chúng ta hiện giờ vẫn có người theo, về một “niềm tin duy lý chủ nghĩa và sự bất tử”; với tính chất dung hòa, lưỡng lự và tính chất phân đôi của nó giữa sự tin và không tin, mặc dầu bề ngoài nó khẳng định là có sự bất tử, thế nhưng trên thực tế nó phủ nhận điều đó, bằng cách thay thế sự không tin vào niềm tin, thay cái thế giới bên ngoài vào cái thế giới bên kia, thay sự vĩnh hằng bằng thời gian, thần linh bằng thiên nhiên, thiên giới của đạo giáo bằng bầu trời trần tục của thiên văn học.

Trong phần trình bày bên trên tôi đã đưa ra một tóm lược rất ngắn ngủi và hời hợt, sơ qua về nội dung các ý kiến của tôi về sự bất tử và về cái chết, và sở dĩ tôi đưa ra điều đó là vì sự bất tử thường vẫn và vẫn còn được đầy đủ tư cách tạo thành thành phần chính của tôn giáo và triết học tôn giáo; tôi cũng sẽ để niềm tin về sự bất tử đó sang một bên, hay, dù sao đi chăng nữa, cũng chỉ sẽ luận giải nó, trong chừng mực mà nó gắn liền với niềm tin vào thần hay, nói đáng hơn, tạo nên cùng niềm tin này một cái gì đó thống nhất.

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Le Quang Ho - 20:09 05/11/2014
Bài Giảng thứ hai, trình bày kết quả đầu tiên của nghiên cứu thời trẻ của mình, cuốn Các Tư Tưởng bàn về Cái Chết và Sự Bất Tử. Chưa bao giờ được dịch ra tiếng Anh cho đến tận năm 1981, dịch và chú giải bởi James A. Massey, đây là tác phẩm gây chấn động và cũng là đầu tiên của Feuerbach. Cuốn sách trình bày chân dung của Kito giáo với tư cách là tôn giáo duy ngã và không có tính người [phi nhân văn], người Hegel trẻ, Feuerbach đã phải trả giá cho việc này đó là bị mất chức và sự nghiệp giảng dạy của ông đi tong.
Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt