Học thuyết Mácxít và học thuyết tâm phân
Những nguồn gốc của khủng hoảng ơđipiên
TRẦN ĐỨC THẢO (1917-1993)
“Những quan hệ hoá đá ấy, chúng ta phải buộc chúng nhảy múa lên bằng hát cho chúng nghe chính giai điệu riêng của chúng”
(Karl Marx: “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hegels”. Vào đề)
Học thuyết tâm phân lại trở thành thời sự từ các sự cố tháng Năm 68, và tất nhiên thuộc về học thuyết mác xít việc tách gỡ “hạt nhân duy lí” từ những quan sát khoa học chứa đựng trong nó bằng cách giải thoát nó ra khỏi những ảo tưởng. Những người mác xít, tham gia thảo luận do báo Nouvelle Critique (Phê bình Mới) tổ chức, đã làm một sự điều chỉnh lý thuyết rõ rệt và đã chỉ ra con đường giải quyết. Chắc chắn rằng sự nghiệm của Freud đã bị sống bám bởi hệ ý thức của thời đại ông: duy sinh vật tâm lí luận và duy xã hội học luận kiểu durkheimien. Do đó mà học thuyết tâm phân đứng trước tình trạng không có năng lực hiểu đời sống người trong bản chất hiện thực của nó là bản chất xã hội tính, cơ sở thực sự của các tâm thần cá nhân. Chỉ có học thuyết duy vật lịch sử- xã hội của tính cá thể, mới cho phép diễn giải đúng đắn nguồn tư liệu phong phú về những dữ liệu khách quan tích luỹ được bởi học thuyết tâm phân.
Về phía tâm phân học, người ta dứt khoát từ chối những xu hướng tư tưởng hệ của lí thuyết freudien, “sự không thừa nhận”, tất nhiên, theo một quá trình được miêu tả rõ bởi Freud, hẳn là một cách xác định chúng. André Green nhấn mạnh ý kiến rằng không phải do định kiến tư tưởng hệ, mà chính bởi “tính nhân quả của bản thân các sự kiện” mà người ta phải xuất phát từ những tham khảo sinh học để xác định các “tình huống tâm lí nguyên thuỷ” là những cái thúc đẩy các thực hiện tâm thần của các cá nhân cũng như các sáng tạo trí tuệ của các xã hội. Với tư cách điển hình của những tình huống nguyên thuỷ trong đó ắt sẽ được bộc lộ, độc lập với các quan hệ xã hội sản xuất, “nguồn năng động” chung của đời sống tâm thần cá nhân và xã hội, người ta kể đến cấu trúc ơđipiên, được trình bày như cấu trúc phổ thông, “một hạn định thể bậc một là mối liên hệ với những người sinh ra. Người ta muốn gì thì gì, mỗi cá nhân đều được ra đời bởi hai cha mẹ, một thuộc giới mình, một thuộc giới khác. Đó là một cấu trúc chẳng có gì thay đổi được. Anh có thể đổi khác đi các vai trò, các nhiệm vụ, các bối cảnh lịch sử, nhưng trong tam giác nọ, anh sẽ không làm đổi khác các quan hệ giới tính, tức là các hạn định thể bậc một” (André Green¸ tr.24-25 và 27). Nói cách khác, phức cảm Ơđíp bât chấp tính biến thái của những biểu thị ấy, tất nhiên ít nhiều gắn liền với những hình thức xã hội của mỗi thời kì, vẫn tồn tại độc lập với tính sử ấy là chủ yếu, nhân vì nó dựa trên một thứ “bất biến” nguồn gốc sinh học, “cái thể hạn định bậc một” ấy là mối liên hệ với những người sinh nở mình.
Mệnh đề dường như là tất nhiên, thậm chí trùng lặp khi ít nhất người ta thừa nhận tính cách “sơ bản” của hình tam giác ơđipiên. Tất cả vấn đề là ở chỗ biết xem rằng thực tế có một tính cách như thế. Nếu người ta quy chiếu vào những quan sát của Freud, thì phức cảm Ơđíp xuất hiện vào một thời kì khá muộn mằn, nhân bởi nó chỉ bắt đầu vào tuổi thứ ba ở em trai, và muộn hơn một chút ở bé gái. Và tiền diễn nó là một giai đoạn tiền- ơđipiên xuất hiện khi hai tuổi, là tuổi mà liênhệ khách thể đã được cấu tạo rõ rệt [1], nhưng tình yêu của đứa trẻ đối với mẹ nó còn chưa hề hàm chứa một ghen ghét nào đối với người cha. Người ta không thấy trong những điều kiện ấy làm thế nào lại có thể coi tam giác ơđipiên là một “thể bậc một”. Freud nói cách cụ thể, ít nhất về vấn đề trẻ em gái, rằng phức cảm Ơđíp ở đây có một tiền sử dài và một sự hình thành có thể nói là thứ phát (secondaire) [2]. Và sau khi đã phân tích nhiều hiện tượng, ông kết luận không do dự: “Ở con gái, phức cảm Ơđíp là một cấu tạo thứ phát” [3]. Vậy, hoàn toàn tất nhiên cũng là như thế ở trẻ em trai, nhân vì nó cũng đi qua một giai đoạn tiền ơđipiên, dù không dài bằng và không phức tạp bằng. Đúng là đối với bé trai, mà Freud đã thừa nhận không phải không lúng túng: “Tiền sử của phức cảm ơđíp sẽ còn không hoàn toàn rõ ràng đối với chúng ta trong lâu dài về sau. Chúng ta biết rằng tiểu sử ấy chứa đựng một sự đồng nhất hoá có tính chất hiền dịu vào với người cha, nó còn chưa có ý nghĩ cừu địch bên cạnh người mẹ [4]. Vậy là chúng ta có thể kết luận chung, đối với trẻ em hai giới, cấu trúc Ơđipiên không phải một dữ kiện tức thì, mà nó phải được cấu thành như là kết quả của cả một sự phát triển thật rằng liên hệ ngoại giới với cha mẹ bao giờ cũng tam giác tính, nhưng ở bước kì thuỷ, tam giác ấy chưa phải là ơđipiên.
Trong Vật tổ và Cấm kị viết năm 1912, Freud đã thử giải thích cấu trúc ơđipiên khi ấy được coi là uyên nguyên, bằng cách đẩy nó ngược về Tổ tiên người vượn. Người vượn này sống thành các dòng họ (familles) hoặc nhóm dòng họ mà mỗi một bị thống trị bởi một con đực ghen tuông bằng sức mạnh, nó chiếm giữ sự hưởng dụng độc quyền những con cái của nó và loại trừ những đứa con trai khi chúng đến tuổi thành niên. Những phong tục ấy hẳn đã kéo dài trong loài người nguyên thuỷ, cho đến khi cuộc dấy lên của những đứa con trai bị hoành đoạt đi đến chỗ giết vượn bố. Khi ấy bèn nảy sinh sự hối hận của anh em ơđipiên, để chối cãi tội giết cha, chúng bác bỏ hậu quả của tội ác ấy bằng tự cấp mọi quan hệ tính giao với những người vợ của cha chúng. Thế là được thiết lập sự cấm kị loạn luân, cái mở ra thời kì đầu của văn minh. Không khoét sâu vào những hư hoặc hiển nhiên của một câu chuyện như thế, chỉ cần nhận thấy nó bị bác bỏ bởi sự hiện tồn đơn giản của giai đoạn tiền- ơđipiên do Freud khám phá mươi năm sau mà rồi không bao giờ ông có thể làm cho nó trở thành lí thuyết được. Nếu như tình yêu người bắt đầu, ở tuổi thơ dại nhất, bằng phát triển không ghen ghét, thì tất nhiên chúng ta phải suy ra rằng nhân loại nguyên thuỷ đã được giải phóng ngay từ thuở cuội nguồn khỏi những đối nghịch tính giao là cái chia rẽ dòng họ của Tổ tiên người vượn. Xung đột ơđipiên xuất hiện sau này vậy là chỉ có thể được giải thích bằng cách đơn giản bằng những “quan hệ tính giao” (“rapports sexués”) theo nghĩa trực tiếp và thuần tuý “xung đột tính” của đứa trẻ với những người sinh ra nó. Chắc chắn xung đột ấy trình ra một ý nghĩa hoàn toàn khác và nó bao hàm, trên một bình diện thực tại người (humain), vậy là xã hội tính (social) một sự vận động của những trung gian.
Thực tế, bản thân cấu trúc của mối liên hệ khách thể tiền ơđipiên là tuyệt đối không tương hợp với các khái niệm cơ bản của học thuyết Freud. Freud quan niệm tình yêu trước hết là tình yêu cái mình,- tự khoái lạc và tự si mê, và ấy là chỉ khi “tựa” trên mối quan hệ nguyên gốc nọ đối với bản thân mình mà chủ thể hướng sở thích của nó vào đối tượng bên ngoài. Con dục (la libido) bắt đầu bằng hình thành ở hài nhi, trong những thực tiễn tự khoái lạc riêng của nó, sự khoái trá (le plaisir) đột hiện thoạt đầu như một “bổ sung” hoặc một “cái được” thu được từ sự hành xử các chức năng tự bảo tồn, nhất là chức năng dinh dưỡng. Số tổng năng lượng dục tính (énrgine libidineuse) được tích luỹ như thế trong bản thân mình thoạt tiên được đứa trẻ đặt trên hình ảnh tự si mê riêng của nó, với tư cách sự đầu tư cho bản thân mình bằng bản thân mình, mà được cấu thành mối liên hệ khách thể với tư cách sự đầu tư của đối tượng. Chúng tôi lập thành như thế, Freud nói, sự biểu hiện một sự đầu tư dục tính (un investissement libidinal) bắt nguồn từ cái tôi: về sau, một phần sự đầu tư ấy được dành cho cái tôi trường tồn và hướng về những đầu tư cho đối tượng như thân thể một vi động vật nguyên sinh (animalcule protoplasmique) đối với các nhánh sinh sảnh nó đã phát ra [5]. Tình yêu đối tượng, rất tất nhiên là được cấu thành xuất phát từ lòng tự si mê là cái mà bản thân nó cũng chỉ là sự phát triển của một duy ngã luận nguyên thủy, vẫn chuỷ yếu là duy kỉ: nói cho cùng nó xuất hiện chỉ như một cách dẫn dắt đối tượng trở lại với bản thân đối tượng, giống như các nhánh sinh sản của con amíp kết thúc bằng tái hấp thụ mình cùng với đối tượng trong thân thể con vi động vật. Và người ta hiểu rẩt rõ là trong những điều kiện ấy mà đứa trẻ, trong tình yêu đầu tiên của nó, tức tình yêu người mẹ, chứng tỏ một thứ độc chiếm man rợ được đặc biệt chứng minh trong sự ghen tị đối với bố nó. Trong khuôn khổ những khái niệm froiđiên, trong đó thuyết sinh học duy tâm lí (biologisme psychologiste) đem lại một sự diễn đạt vẻ ngoài khoa học cho quan niệm tư sản về người và thế giới, mối liên hệ khách thể phải nhất thiết được trình bày dưới hình thức ơđipiên. vậy nên những quan sát thực sự khoa học của Freud, cuối cùng là vô nghĩa. Sự khám phá tiền-ơđipiên đã đẩy tâm phân học vào ngõ cụt hiển nhiên, ngõ cụt ấy cũng chỉ ra cho ta rằng ta đang đứng trước một thử thách gay gắt, nó đòi hỏi sự vượt lên khỏi lí thuyết froidiên với danh nghĩa những dữ kiện khách quan của sự quan sát tâm phân học.
I. Nguồn gốc của giai đoạn tiền Ơđipiên
Nếu giai đoạn tiền ơđipiên đã ghìm các nhà tâm phân học trong những bối rối khó gỡ, thì ngược lại chúng tôi lại thấy hoàn toàn thoải mái khi khảo sát vấn đề trên các quan điểm của học thuyết duy vật sử tính. Engels đã chỉ ra rằng hoàn toàn không thể trình bày xã hội người đầu tiên trên khuôn mẫu những nhóm hợp động vật bị chia xé bởi những xung đột tính giao. Với sự yếu ớt về phương tiện mà nhân loại có khi khởi đầu, sự phát triển sản xuất đòi hỏi một sự hợp quần và một sự đoàn kết chặt chẽ giữa các thành viên của nhóm. Đó là cái không tương hợp với cấu trúc của bầy người vượn vốn chỉ là một tập hợp ít nhiều tạm thời nhưng dòng họ đối nghịch trên cơ sở tính ghen tuông của con đực.
Sự chuyển tiếp từ nhóm động vật sang xã hội người đầu tiên được trình ra cụ thể như là sự giải quyết mâu thuẫn cơ bản đã chia xé cái thứ nhất tức là mâu thuẫn giữa dòng họ động vật với cái bầy: “Ở những động vật cao đẳng, cái bầy và cái dòng họ (la horde et la famille) không bổ túc cho nhau, nhưng đối lập nhau… Lòng ghen tuông của con đực, vừa là mối liên lạc vừa là giới hạn của dòng họ, đặt dòng họ động vật đối lập với cái bầy: cái bầy, hình thức cao hơn của tính xã hội (sociabilité) hoặc bị trở thành không thể được, hoặc bị chia lìa hoặc bị tan rã trong thời kì phát dục, hoặc ít nhất bị kìm hãm trong sự phát triển do tính ghen tuông của con đực. Nội một điều ấy cũng đủ chứng tỏ rằng dòng họ động vật và xã hội người nguyên thuỷ là hai cái không tương hợp” (Engels: “Nguồn gốc gia đình…” E.S.1972, tr.42- 43) Do sự không tương hợp như thế, sự ra đời của xã hội người đã chỉ khả thể bằng sự xoá bỏ tính ghen tuông động vật, nói khác là sự xoá bỏ dòng họ động vật vì lợi ích của cái bầy. “Để ra khỏi tính động vật, Engels viết tiếp, để thực hiện bước tiến lớn nhất mà tự nhiên cung hiến cho, cần phải có một yếu tố khác, cần phải thay thế sự bất khả phòng vệ của cá nhân bằng sức mạnh hợp quần và hành động tập thể của cái bầy. Xuất phát từ những điều kiện như hiện nay vượn người đang sống , sẽ không thể nào giải thích được sự chuyển tiếp sang giống người… Sự khoan dung lẫn nhau giữa những con đực lớn, sự vượt qua khỏi mọi ghen tuông đã là những điều kiện đầu tiên cho sự hình thành các nhóm rộng lớn hơn và bền vững hơn, chỉ trong lòng các nhóm như thế sự biến hoá từ động vật thành người mới có thể thực hiện được” (sdd, tr.43).
Ở đây nên nhấn mạnh vào tính cách xã hội tính, nói khác là nhân tính, của sự xoá bỏ hãy còn giản đơn và trực tiếp thói ghen tuông động vật. Nếu thật là lòng ghen tuông động vật đáod dầu đến “một hình thức giao dịch tính giao” chỉ có thể được gọi là “vô quy tắc” (sdd, tr.44), thì như Engels đã minh định, phải thêm ngay rằng phải hiểu điều ấy theo nghĩa là “những hạn chế được áp đặt sau này bởi phong tục khi ấy lại chưa hề có”, và không hề theo nghĩa một sự tính giao “bừa bãi”. Tính giao bừa bãi (vô quy tắc) hẳn đích xác là sự lôi cuốn vào những kình địch đẫm máu, cái đã dẫn đến sự cấu thành dòng họ động vật, một hình thức ít nhiều ổn định về thống trị và chiếm đoạt những con cái bởi những con đực khỏe hơn. Cộng đồng phụ nữ trong loài người nguyên thuỷ hàm ngụ rằng thói ghen tuông động vật, cơ sở của dòng họ thú vật, đã bị đánh bại bởi sự thực hành lao động tập thể. “Sự phát triển của lao động, Engels viết, đã tất yếu góp phần vào xiết chặt các liên lạc giữa các thành viên của xã hội bằng cách bội tăng những trường hợp giúp đỡ lẫn nhau, những trường hợp tác chung, và bằng cách làm sáng tỏ hơn ở mỗi người ý thức về lợi ích của sự hợp tác ấy” (“Phép biện chứng của tự nhiên”, E.S. tr.174)
Cũng vẫn đích sự đoàn kết còn trực tiếp và chưa khu biệt ấy, với tư cách mối liên lạc đầu tiên xã hội tính của con người xây dựng trên cơ sở một hình thức sơ đẳng nhất của lao động sản xuất, là cái đã dẫn tới sự thành lập cộng đồng phụ nữ, bởi nếu cộng đồng kia xuất hiện như một “giao dịch tính giao vô nguyên tắc” hoặc “không cản trở” khi người ta so sánh nó với các hình thức tổ chức cao hơn, thì bản thân nó thực tế vẫn chứa đựng một quy tắc hạn chế cơ bản, tức sự cấm đoán những tranh giành tính giao, điều ấy giả định một kỉ cương tập thể bảo lĩnh sự đàn áp mọi mưu toan quay trở lại với “chủ nghĩa cá nhân động vật”.
Trong thư gửi Gorki, tháng 11-1913, phê bình quan niệm của Gorki cho rằng tư tưởng về Thượng đế là yếu tố thống nhất xã hội người, bởi ắt là nó đã “giập tắt” “chủ nghĩa cá nhân động vật”, Lénine bầy tỏ: “Thực thế, chủ nghĩa cá nhân động vật đã không bị giập tắt bởi tư tưởng về Thượng đế, nó đã bị giập tắt bởi cái bầy sơ khai và bởi công xã nguyên thuỷ” (Toàn tập, t.46, tr.232). Nói cách khác, trong cái “bầy” sơ khai hoặc “bầy những con người đầu tiên” (nt, t.33, tr.10) các quan hệ tính giao đã không còn được xây dựng trên sức mạnh và lòng ghen tuông của con đực như trong dòng họ động vật, mà thực tế là trên sự đồng cảm chung và tương hỗ. Như thế, những người đàn ông đặc biệt lực lưỡng, khi muốn dùng bạo lực chiếm đoạt một phụ nữ và cưỡng đoạt chống lại ý muốn của phụ nữ ấy, như ta thấy nói chung ở vượn, đã đụng phải sự khinh bỉ chung và nhận được ở tập thể một sự trừng phạt khiến họ phải bỏ thói ưa thích thứ chủ nghĩa cá nhân động vật ấy. Đó tất nhiên đã là bước đầu tiên quyết định sự chuyển tiếp từ tự nhiên sang văn hoá, bước thứ hai, như Lénine chỉ ra, phải được thực hiện bởi cái “công xã nguyên thuỷ” hoặc xã hội bộ lạc, với sự cấm đoán loạn luân và quy tắc về ngoại hôn.
Dễ dàng thấy rằng giai đoạn tiền-ơđipiên, ở đứa trẻ được đặc định bởi tình yêu người mẹ kèm theo “một sự đồng nhất hoá có tính chất âu yếm vào với người cha, người còn chưa có ý nghĩa là cừu dịch ở bên người mẹ, được quy dẫn chính xác vào hình thức nguyên sơ ấy của chủ nghĩa cộng sản nguyên thuỷ. Đứa trẻ bắt đầu bằng yêu một cách hoàn toàn ngây thơ những người xung quanh nó, trước hết mẹ nó, rồi bố nó bởi những người ấy khơi lại trong nó những dấu vết của mối liên lạc xã hội tính đầu tiên về nguồn gốc người: mối quan hệ cộng đồng trực tiếp trong “bầy người đầu tiên” về nguồn gốc người: mối quan hệ cộng đồng trực tiếp trong “bầy người đầu tiên” hoặc tính cộng đồng nguyên sơ. Mối liên hệ khách thể được trình ra như thế ngay từ đầu buổi đầu như là hình thức nhập nội của quan hệ xã hội người.
Sự thức tỉnh của lòng ghen tuông được sinh ra một năm sau với phức cảm Ơđip vậy là không thể được quy chiếu giản đơn vào tính cừu địch động vật của người cha và đứa con trai trong gia đình người vượn được chuyển vị cách vũ đoán vào các thời kì đầu của xã hội người. Đành rằng sự xung đột tính giao về tính chất, dù ở trình độ nào, cũng hàm ngụ, về một phương tiện nào đó, một sự tái sa ngã vào thú tính. Song nhân vì ở đây chúng ta đã đứng trên bình diện người, một sự thoái lùi như thế chỉ khả thể do những mâu thuẫn xã hội đột hiện trong sự phát triển của tính cộng đồng nguyên sơ, mà sự giải quyết sẽ kéo theo một đàn áp mới “chủ nghĩa cá nhân động vật”, sự đàn áp sẽ chỉ được hoàn thành với sự thiết lập quy tắc của chế độ ngoại hôn, trong xã hội bộ lạc.
II. Sự phát sinh của khủng hoảng Ơđipiên
Các tác giả macxit, thông qua một tính đa dạng lớn về quan điểm, đã đồng ý đặt những bước khởi đầu của cái “bầy sơ khai” hay “bầy người đầu tiên”- cái mà chúng ta đã gọi là “cộng đồng nguyên khai”- vào lúc bắt đầu thời đá cũ sơ kì, cùng với bản thân sự ra đời của loài người dưới hình thức Homo faber primigenius (Người vượn Java) [6]. Sự phân kì ấy trùng hợp hoàn toàn với những kết luận riêng của chúng tôi rút ra từ sự phân tích ngôn ngữ trẻ em, và theo những kết luận ấy thì giai đoạn của Homo faber primigenius, của con người thành thân, tương ứng ở trẻ em với giai đoạn của câu lập thành (stade de la phrase constituée), hoặc là vào khi hai tuổi trong đó xuất hiện mối liên hệ khách thể tiền- ơđipiên mà ta vừa mới xem xét thấy nó được trình ra như là sự tái khơi động hình thức cội nguồn của chủ nghĩa cộng sản nguyên thuỷ. Những mâu thuẫn, nảy sinh từ sự phát triển của cộng đồng nguyên khai, và sẽ dẫn tới xã hội bộ lạc, vậy hẳn phải thành hình trong sự chuyển sang bước ngay sau đó, hoặc nói sang thời đá cũ trung kì. Và quả thật, khi quy khảo vào các tư liệu khảo cổ, ta sẽ thấy trong suốt thời gian từ kì moustérien [7], theo nghĩa rộng, từ kì băng Riss đến kì băng Wirm [8], những dấu hiệu của một tiến hoá sâu sắc trong nếp sống: những nhà hầm (ponds de hutte) rộng vừa đúng vài mét vuông [9], và chúng làm bằng chứng cho sự tồn tại của những gia đình cặp đôi, bởi những chỗ ở chật chội như thế đã chỉ có thể che chở mỗi cái một cặp vợ chồng với con cái họ. Từ đá cũ [10] sơ kì đến đá cũ trung kì vậy là đã được thực hiện, ngay ở trong lòng nhóm nội hôn sự chuyển đoạn từ cộng đồng phụ nữ sang gia đình cặp đôi.
Sự ra đời của gia đình cặp đôi tất nhiên đặt ra một hình thức phân công lao động đủ phát triển giữa hai giới để dẫn đến sự cấu thành những cặp đôi thường trực vào trong nội tại cái cộng đồng nguyên khai. Về phương diện lực lượng sản xuất, sự chuyển từ đá cũ sơ kì sang đá cũ trung kì được đặc định bởi sự phát triển dùng lửa và, đối với công nghệ đá, những tiến bộ của công cụ nhỏ chuyên dùng bằng mảnh tước, bộ công cụ nhỏ ấy lấn át dần cái rìu tay to thô đa năng (le gros biface à tout faire) Người ta có thể nghĩ: sự dùng lửa cũng như công cụ nhỏ chuyên dùng, những dao nạo hay cái nạo (le grattoir ou le racloir), đã làm xuất hiện một “công nghệ nội trợ” dành cho sự chế biến và bảo quản thức ăn, sự thuộc da, sự nuôi nấng con trẻ. Một công nghệ như thế tạo nên cơ sở vật chất để trên đó lập dựng sự liên kết cặp đôi vợ chồng hay gia đình cặp đôi trong khuôn khổ cộng đồng. “Trong kinh tế gia đình cộng sản của các thời xa cũ, bao gồm nhiều cặp vợ chồng với con cái họ, Engels viết, việc quản lý nội trợ được giao cho người đàn bà đã là một công nghiệp chung, cần thiết một cách xã hội cũng cùng danh nghĩa với sự cung cấp nguồn sống bởi đàn ông”. (“Nguồn gốc gia đình…” E.S. tr.63). Như thế, gia đình cặp đôi được trình ra với tư cách một quan hệ mới sản xuất xã hội được cấu thành trong lòng cộng đồng nguyên khai do sự phát triển các lực lượng sản xuất.
Tất nhiên, các nhiệm vụ kinh tế được đặt ra bởi sự phân công mới lao động đã không cho phép nữa cả hai bên vợ chồng buông thả mình giải trí trong một sự tự do tính giaokhông trở ngại như ở những thời xưa cũ. Một hạn chế nào đó trở thành bức thiết. Chúng tôi nói một hạn chế nào đó là bởi những truyền thống buông thả của cộng đồng nguyên khai luôn luôn sống động, lại càng là thế khi kinh tế gia đình mới ở bước đầu và chỉ có thể được điền tháp vào, như một bào thai, trong khuôn khổ luôn khi ưu thắng của kinh tế cộng đồng. Ngoài ra, ta còn biết ở các tộc gọi là “sơ khai” đang hiện tồn, có nhiều trường hợp trong đó người chồng tự ý, khi anh ta không bị bó buộc, cho một bạn thậm chí cả cho một người xa lạ mượn vợ- ấy là chưa kể đến những lễ hội phóng túng trong đó những quan hệ tính giao bị cấm đoán nghiêm ngặt khi bình thường nay trở thành chính đáng, và đôi khi bắt buộc. Ở kì thuỷ của gia đình cặp đôi, trong các thời kì mousterien, sự hạn chế các quan hệ tính giao ở hình thức cặp đôi tất nhiên đã chỉ có thể được áp đặt một cách hoàn toàn tương đối mà thôi. Tuy nhiên, một cách tổng quát, nó đã không vì vậy mà trở thành kém cần thiết để những người chồng làm tròn các nhiệm vụ kinh tế của đời sống gia đình. Và rất rõ là một hạn chế loại ấy đã sản sinh mọi thứ mâu thuẫn. Lòng ghen tuông, trong hình thức thực sự động vật của nó đã được vượt qua vào thời kì mở đầu của xã hội người với sự giập tắt chủ nghĩa cá nhân động vật và sự thiết lập cộng đồng phụ nữ (mẫu hệ) nay tái sinh trên một cơ sở xã hội tính, tức là những mâu thuẫn nảy sinh cùng với quy tắc mới của đời sống lứa đôi, trong cái hộ cặp đôi.
Ta có thể hình dung theo cách phỏng chừng những quan hệ gia đình đã xuất hiện ở thời kì moustérien bằng chuyển vị sang khuôn khổ nội hôn một số yếu tố của tổ chức mẫu hệ của tộc Urabunna ở thế kỷ XIX thuộc Australia [11] . Hôn nhân của người Urabunna được tiến hành giữa con cô con cậu, những trai này, do ngay sự xuất sinh của họ, là nằm trong quy chế làm chồng tiềm năng, hay nupai, của những gái nọ. Tất cả chị em họ chéo của một nam là những nupa hay vợ tiềm năng của người nam ấy. Ngược lại, tất cả anh em họ chéo của một nữ đều là nupa hay chồng tiềm năng của người nữ nọ [12]. Thực tế, mỗi đàn ông có một hay hai nupa thực sự là vợ theo nghĩa là những nữ ấy được gán riêng cho hắn và chung sống với hắn trong nơi ở của hắn. Mặt khác, hắn cũng được gia ban một số nupa khác với danh nghĩa vợ thứ, hay piraungaru, mà hắn có quyền tiếp cận trong một số điều kiện nhất định. Cuối cùng, khi cần thiết, hắn có thể tiếp cận các nupa còn lại của hắn với sự cho phép của những người chồng của họ. Sự cho phép này nói chung được gia ban cách tự do. Ngược lại, mỗi người nữ cũng có một nupa đặc biệt có danh nghĩa là chồng, và nhiều đàn ông khác là chồng thứ yếu hay piraungaru.
Tóm lại, ở người urabunna chẳng có cái gì giống với một quyền độc chiếm trong các quan hệ tính giao giữa một nam với một nữ. Sự kết hôn của cặp chỉ hàm ngụ một quyền ưu tiên, đi đôi với những kết hôn thứ yếu giữa piraungaru, và những quan hệ từng dịp với các nupa đơn thuần. Nói chung các nam và các nữ có liên hệ với nhau là piraungaru thì lập thành một nhóm riêng chung sống với nhau.Có thể xảy ra, nhưng rất hiếm, một người có danh nghĩa là chồng tìm cách ngăn cản các piraungaru của vợ anh ta không được đến với cô này. Nhưng một sự độc quyền như thế dẫn đến một cuộc đánh nhau, và anh chồng ghen tuông bị coi là một gã thô bỉ.
Hệ thống hôn nhân của người urabunna có thể được xác định là hôn nhân nhóm với kết hôn ưu tiên và chắc chắn, trong số các dữ kiện dân tộc học, đó là điều chúng ta biết gần đây nhất về cộng đồng phụ nữ trong xã hội người đầu tiên. Vậy chúng tôi đề nghị lấy làm điểm xuất phát là cấu trúc của nhóm piraungaru, tất nhiên phải loại bỏ quy tắc về ngoại hôn, để thử phác họa một “khuôn mẫu” đầu tiên, hoàn toàn tạm thời của sự tổ chức xã hội của các làng moustérien ấy, mà ngày nay vẫn còn lại những hang động.
Chúng tôi đã nói ở trên rằng những nơi cư trú ấy, do chật chội, đã chỉ có thể chứa mỗi nơi một cặp, với các con họ. Vậy là ở đây cộng đồng nội hôn trình ra là một phức hợp những gia đình cặp đôi, trong đó các vợ chồng sống theo cách chung đụng ưu tiên đối với cả hai bên, đồng thời họ có những liên hệ chủ yếu hay từng dịp với những thành viên khác của cộng đồng. Trong một tình thế như vậy, có thể nảy sinh những hiện tượng ghen tuông, nhân vì trên cơ sở quyền ưu tiên được thừa nhận đối với các quan hệ trong cặp vợ chồng có thể sinh ra một xu hướng đòi hỏi một sự chung đụng độc quyền. Nhưng những trường hợp ấy đã khá hiếm, như ở người urabunna, thậm chí còn là ngoại lệ , nhân vì đời sống gia đình ở đây chỉ vừa mới được tách ra từ cộng đồng phụ nữ.
Ta còn chưa thấy ở khuôn mẫu đầu tiên ấy cái đã có thể kích thích, trong xã hội nguyên thuỷ, vào khi ra đời của gia đình cặp đôi, sự khủng hoảng gay gắt được khơi lại ở đứa trẻ ba tuổi với phức cảm Ơđíp. Nhưng bây giờ ta lại phải tính đếm đến một sự kiện trọng đại đã để dấu ấn của nó trên dòng đi của thời tiền sử. Các công trình của Vallois đã chứng minh rằng trong suốt các thời kì đá cũ, đời sống người ngắn hơn ngày nay, và đời sống phụ nữ lại ngắn hơn nhiều so với của giới nam. Némilov đã lưu ý tỉ lệ tử vong đặc biệt sớm của phụ nữ trong sự phát sinh loài người, cái ông gọi là “Bi kịch sinh học của phụ nữ” (Léningrad, 1929). Lí do của bi kịch ấy là sự đạt tới đứng thẳng trên lưng với sự phát triển đi bằng hai chân đã kéo theo một tái cấu trúc xương chậu, là cái đã nâng cao đáng kể, trong thời kì thích nghi, tỉ lệ tai nạn trong thời đoạn mang thai và sinh nở. Do đó mà xã hội đá cũ chịu đựng mât cân đối thường trực, số phụ nữ thấp nhiều so với nam.
Nếu lấy những thống kê cuối cùng của Vallois, ta thấy một sưu tập 29 người néanderthalien, theo nghĩa rộng, thì 18 là nam, 11 là nữ [13]. Vậy tỉ lệ giới đã là 163, hoặc 163 nam cho 100 nữ. Sự mất cân đối ấy chỉ giảm chút ít ở kì cuối đá cũ trong đó 41 nam cho 29 nữ, hoặc một tỉ suất là 141. Trong buổi bình minh của thời đá giữa tỉ suất giới vẫn còn là 126 (58 nam cho 46 nữ). Và chỉ trên dòng đi của thời đá giữa, sự cân đối mới được tái lập trong dân cư. Sự giảm thoát đều đặn các suất mất cân đối từ thời moustérien đến thời đá giữa cho phép ta coi chúng là đáng tin cậy [14]. Bi kịch sinh học của phụ nữ với sự mất cân đối dân số do nó tạo ra, tất nhiên dẫn đến những hậu quả đứng hàng đầu đối với sự tổ chức đời sống tính giao. Trong khi ở khỉ, số con cái vượt đều đặn số con đực, điều này thuận lợi cho sự hình thành những bầy vợ (harems) thì trong loài người nguyên thuỷ đã không có đủ đàn bà cho đàn ông. Vấn đề đã được giải quyết ngay ở ban đầu, như ta đã thấy, bằng sự xoá bỏ gia đình động vật và sự thiết lập cộng đồng phụ nữ. Nhưng bắt đầu từ khi sự tiến bộ của lực lượng sản xuất đã dẫn đến thành lập một công nghệ nội trợ, từ đó mà ra đời gia đình cặp đôi, thì chỉ một bộ phận đàn ông có thể xây dựng được gia đình đến mức nhất thiết họ trở thành mâu thuẫn với những đàn ông khác, là những người bị hành đoạt. Gọn lại, ở bước quá độ từ cộng đồng phụ nữ sang gia đình cặp đôi, bi kịch sinh học của người đàn bà đã tạo nên những điều kiện cho một bi kịch xã hội thực sự. Trong các thống kê của Vallois, ta thấy ở thời kì moustérien một phụ nữ hơn bốn mươi tuổi và người nam trên 50 tuổi. Tuy nhiên đó tất nhiên chỉ là một đại diện điển hình của dân cư. Trong sưu tập kì đá cũ cuối, trong đó nói chung tuổi thọ đã được nâng lên, người ta cũng không thấy một nữ nào đã vượt được tuổi bốn mươi. Đối với thời kì moustérien, vậy ta có thể đặt tuổi thọ tối đa của phụ nữ nói chung là ba mươi [15] và của nam giới là bốn nhăm tuổi. Do không đủ phụ nữ, chúng ta có thể cho rằng họ được cưới ngay từ tuổi có thể cưới được. Do đó mà thế hệ các phụ nữ đã cưới trải ra xuýt xoát từ trên mười lăm năm, từ tuổi có thể cưới được đến tuổi ba mươi.
Về phía nam giới, chắc chắn là những người đến tuổi trưởng thành đã phải đợi lớp đàn anh lập xong gia đình để có thể đặt chính mình vào dự cuộc. Sự thật người ta biết ở các tộc nguyên thuỷ còn sót lại đến nay, thídụ trong các bộ lạc Úc châu, những người lớn tuổi luôn luôn giành phần hơn những người ít tuổi về hôn nhân cũng như trong các vấn đề khác, và ta có thể nghĩ rằng cũng đã như thế ở người néanderthalien. Do đó mà thế hệ những người đã cưới vợ, tương ứng với thế hệ những phụ nữ như chúng tôi vừa xác định, và như vậy thì trải ra trên mười lăm năm một chút, chỉ có thể bắt đầu khi kề cận tuổi ba mươi để kết thúc vào tuổi bốn nhăm. Nói khác, những người trẻ tuổi phải đợi gần mười lăm năm, từ khi phát dục đến gần ba mươi tuổi, để có thể cưới vợ.
Chúng ta đã thấy, trong khuôn mẫu nội hôn phác họa bằng loại suy với cấu trúc của nhóm piraungaru, ở người urabunna, rằng sự chung đụng của cặp vợ chồng, trong buổi ban đầu của gia đình cặp đôi, đã không phải là tuyệt đối, mà chỉ là ưu tiên thôi, khiến những phụ nữ có chồng quan hệ tính giao phụ hay kì dịp ở bên ngoài gia đình một cách bình thường. Vậy người ta có thể nghĩ những thuận lợi ấy cho phép giải quyết ít nhiều vấn đề thanh niên chưa vợ. Thực tế, khi ra khỏi cộng đồng phụ nữ, sự chung đụng lứa đôi chỉ có thể chấp thuận những quan hệ ngoài - vợ chồng với những nam đã cưới: bởi mỗi người đều đã có một vợ danh nghĩa, những quan hệ của hắn với vợ những người khác cũng do đó mà bị hạn chế khá lớn, chưa kể đến là những quan hệ ấy bao hàm một sự bù đắp qua lại. Nhưng không hoàn toàn như thế với thanh niên chưa vợ. Chắc chắn thoạt tiên họ có hoàn toàn tự do để tham gia những quan hệ ngoài vợ chồng, nhưng sức ham muốn của họ nhanh chóng trở thành một đe doạ cho sự chung đụng, dù chỉ là ưu tiên, của cặp. Ta có thể kết luận rằng khuôn mẫu nội hôn đề xuất trên đây chỉ có hiệu lực đối với nhóm người đã cưới. Nói khác, trong cộng đồng moustérien, các gia đình cặp đôi duy trì tính thống nhất ấy dẫn họ đến nhất trí loại bỏ dứt khoát các thanh niên chưa vợ, những kẻ đưa lại sự mất trật tự không bù đắp được. Ta vừa thấy là do bi kịch sinh học của phụ nữ mà đàn ông chỉ có thể lập gia đình vào tuổi gần ba mươi. Vậy ấy là toàn thể nam thanh niên bị hoành đạt hoàn toàn.
Là tất nhiên rằng một tình thế như vậy vấp mạnh phải những thói quen đã được xác lập của cộng đồng nguyên thuỷ trong đó “mỗi người đàn bà đều thuộc mỗi người đàn ông và mỗi người đàn ông đều thuộc mỗi đàn bà” (Engels, “Nguồn gốc gia đình…” tr.40) Sự thật là sự hài hoà xã hội được gìn giữ trong nội bộ nhóm người đã cưới, điều ấy chỉ ra sự đối lập giữa luật cũ của cộng đồng phụ nữ với luật mới về hôn nhân cặp trong gia đình cặp đối không chứa đựng trong bản thân nó bất kì một đối nghịch nào cơ bản. Nhưng sự mất cân đối dân số giữa các giới chỉ cho phép giải quyết vấn đề đối với những nam lớn tuổi, và bản thân sự giải quyết ấy càng làm kịch liệt sự bất mãn của bọn đàn em họ là những người bị lâm nghiêm ngặt vào sự trai giới, không thể không trở lại bằng những phản ứng gay gắt. Tóm lại, bi kịch sinh học của người nữ đã đem lại cho sự đối lập giữa hai luật cái hình thức đối nghịch của một xung đột bạo liệt giữa các thế hệ.
Vào thời điển biện chứng ấy của sự phát triển của mình, cộng đồng nguyên thủy được khu biệt thành ba lớp mà tên mỗi lớp được quyết định bởi chức năng và vị trí xã hội. Những người đàn ông lớn tuổi, đã kết hôn và có con, tất nhiên có danh nghĩa là những người “Cha”. Cũng như thế, chức năng sinh nở của phụ nữ- tất cả họ đều cưới từ khi họ phát dục- cố nhiên khiến họ mang tên là những người “Mẹ”, hơn thế nữa, họ đã là vợ của những “Cha”. Những nam ít tuổi, không có quyền cũng không có trách nhiệm và lợi ích kinh tế gì của một gia đình, cũng không có cả sự thoả mãn tính giao, thì cũng do đó mà bị đặt vào vị trí thứ, và bị hoành đạt duy trì những ham muốn bị cấm đối với những người “Mẹ” và như vậy trở thành cừu địch mặc cảm với những người “cha”.
Tam giác ơđipiên được vẽ ra ở đây trên sự vận động của ngôn ngữ, tất nhiên chẳng có gì chung với các quan hệ dòng dõi hiện thực. Quả thật, những “Mẹ” đương sự có tuổi từ mười bốn đến ba mươi, nói cách khác là họ sở thuộc cùng thế hệ tuổi với những thanh niên mệnh danh là “con trai”. Còn những người “cha” được gọi như thế, họ cũng không thể, trong trường hợp chung, sinh ra những “con trai” ấy, nhân vì đích bản thân họ cũng chỉ mới cưới trước tuổi ba mươi chút ít và đã không có may mắn vượt qua được tuổi bốn nhăm khiến họ khó có thể, khi còn sống, có những đứa con trên mười lăm tuổi. Thực tế, trong những điều kiện của bi kịch sinh học của người nữ, ở thời kì moustérien, sự loạn luân ơđipiên đã rõ ràng là không thể được; các con trai gần như lúc nào cũng mồ côi mẹ trước khi đến tuổi phát dục. và trong tình trạng xã hội vừa được miêu tả, nói chung họ cũng mồ côi cả cha.
Liên hệ “ơđipiên” vừa chợt nảy ra trong cộng đồng nội hôn với sự phát triển của gia đình cặp đôi, vậy là chỉ được đặt ra chủ yếu trên bình diện ngữ nghĩa trong đó nó diễn đạt mâu thuẫn của những quan hệ xã hội bị chế tài bởi ngôn ngữ. Tuy nhiên, nếu trình bày một đồ biểu hiện một khuôn mẫu điển hình của sự vặn vẹo các mối quan hệ hôn nhân như vừa được miêu tả, người ta bèn thấy ngay rằng nếu về phương diện tuổi tác, các nữ được mệnh danh là “mẹ” là một bộ phận cấu thành của thế hệ thanh niên nam được gọi là “con trai” thì về phương diện hôn nhân, họ thuộc vào thế hệ trước.
Quả thật, ấy là thế hệ nữ tiếp theo, thế hệ những “con gái” từ 0 đến 14 tuổi phải cung cấp vợ cho các “con trai” khi họ đến tuổi cưới hoặc tuổi 29. Mà những “con gái” ấy thì phần lớn được sinh ra bởi thế hệ hiện tại những “mẹ”, nhân vì những mẹ này, cưới năm 14 tuổi, đã có thể có con gái bắt đầu từ năm 15 tuổi. Do đó mà những “Mẹ” ngữ nghĩa ấy nằm trong vị trí mẹ vợ tiềm năng với những “con trai đương sự”. Chúng tôi gọi “mẹ vợ tiềm năng”, không gọi “mẹ vợ tương lai” bởi nói chung họ hẳn đã chết khi những “con trai” họ lấy con gái họ. Tuy nhiên, quan hệ tiềm năng ấy cũng không kém thực tại nhân vì nó được lập dựng trên bình diện của cái hiện thực. Và do ở trình độ ngôn ngữ néanderthalien, những ý nghĩa “mẹ” và “mẹ vợ” là lẫn lộn nên ta có thể nghĩ rằng quan hệ thực tại ấy với người mẹ vợ tiềm năng đem lại một tình trạng vững chắc nào đó cho danh hiệu “mẹ” được gia ban cho các phụ nữ trẻ tuổi, do tuổi tác của họ mà họ sở thuộc cùng thế hệ với những “con trai”.
Khuôn mẫu điển hình sự vặn vẹo của các quan hệ hôn nhân ở thời kì moustérien. |
Ngoài ra cũng có trường hợp mẹ vợ tiềm năng trở thành mẹ vợ thực tế, quả vậy, nếu một phụ nữ có con gái đầu vào năm 15 tuổi, mà sống đến 29 tuổi thì người ấy sẽ dự thực tại đám cưới con gái mình vừa chợt 14 tuổi với một “con trai” 29 tuổi. Trong trường hợp này, mẹ vợ và con rể ắt là cùng tuổi. Ở châu Âu, thế kỷ XIX, vẫn còn ở người arunta một phong tục hoàn toàn kì cục là mọi phụ nữ đều phải đăng kí với một nam với danh nghĩa Tualcha- mura, từ này nghĩa là mẹ vợ hiện tại hoặc tương lai. Sự đăng kí nói chung được tiến hành từ khi thơ ấu. Khi hai gia đình một bên có con trai và một bên có con gái xuýt xoát tuổi nhau, và cả hai gia đình đồng ý thông gia, thì họ tiến hành một cuộc lễ để hai đứa trẻ hứa với nhau không phải như người ta chờ đợi là vợ chồng tương lai, mà là con rể tương lai và mẹ vợ Talcha- mura. Do đó đứa trẻ trai phải đợi khi Tualcha-mura của nó lấy chồng, có con gái đầuvà khi bé gái này đến tuổi lấy chồng để có thể cưới nó làm vợ. (Spêncr và Gillen, sdd, tr.558- 559). Ta thấy với phong tục này, đàn ông chỉ cưới ở tuổi khá muộn và họ lấy những người vợ trẻ hơn họ nhiều.
Nếu ta lấy trường hợp trong đó mẹ vợ Tualcha-mura có đúng tuổi với con rể tương lai của cô ta, và nếu chúng ta giả định cô có con gái đầu lòng vào năm 15 tuổi, thì bản thân cô và con rể đều sẽ là 29 tuổi lúc họ cử hành lễ cưới đã hứa khi còn ấu thơ của hai đứa trẻ. Ở đây ta bắt gặp lại đúng tình thế cụ thể mà chúng tôi đã tái dựng cho thời kì moustérien, bằng cách lấy trường hợp trong đó một người vợ sống đủ lâu để có thể tham dự lễ cưới của con gái đầu lòng của mình. Phong tục vẻ ngoài quá kì cục của sự đăng kí với mẹ vợ Tualcha-mura vậy có thể được hiểu như sự dư sinh của một thực trạng áp đặt bởi sức mạnh của sự vật trong thời kì hình thành gia đình cặp đôi trong những điều kiện của bi kịch sinh học của người nữ, và bị chế tài bởi truyền thống. Thực ra, ở người arunta, thế kỷ XIX, sự cân đối dân số giữa hai giới đã được tái lập từ lâu, vì đã không có bất kì một lí do nào hữu hiệu bắt buộc nam thanh niên chờ đợi cách đều đặn đến khoảng ba mươi mới có thể cưới vợ.
Người ta có thể nhận xét trong những bộ lạc Úc châu, mọi người đàn ông đều buộc phải tuân thủ lòng kính trọng lớn nhất và sự giữ gìn ý tứ lớn nhất đối với mẹ vợ hiện thực hay tiềm năng của mình. Nói chung, hắn không có cả quyền nói chuyện với bà. Tính nghiêm ngặt khác thường của cấm kị này gợi ra rằng nó được dành để giập tắt những cám dỗ đặc biệt mãnh liệt đối với các mẹ vợ. Mà nếu như ở người arunta như chúng tôi vừa nhắc lại, mẹ vợ Tualcha-mura có tuổi xuýt xoát con rể khiến người ta có thể lo ngại anh ta quyến rũ, thì lại đã không như thế ở các bộ lạc khác, thí dụ ở người urabunna, mà mẹ vợ nhất thiết thuộc thế hệ trước, nhân vì thị là chị của người cha. Vậy là cấm chỉ ấy chỉ có thể hồi tống về một quá khứ xa xôi. Và quả thật rằng ở thời đá cũ, nam thanh niên, bị bắt buộc phải chờ đợi gần mười lăm năm để có thể cưới những con gái của phụ nữ thuộc chính thế hệ mình, thì trong thời kì trai giới lâu dài ấy không thể không ham muốn mẹ vợ tương lai hoặc tiềm của họ.
III. Bi kịch sinh học của người nữ và sự ra đời người-chế tác (homo-faber)
Bây giờ phải lộn trở lại để khảo sát cụ thể hơn bi kịch sinh học của người nữ, mà ta bắt đầu thấy tầm quan trọng lớn lao trong những buổi khởi đầu của xã hội người.
Như chúng tôi đã nhắc lại ở trên, tất cả các tác giả đều đồng ý quy sự chết yểu của giới nữ trong tiền sử vào những tai nạn về mang thai và về hậu sản vào sự tái cấu trúc xương chậu, vì lí do chuyển sang đứng thẳng và sự phái triển đi bằng hai chân. Tuy nhiên, để xác định ảnh hưởng của hiện tượng sinh lí đối với sự tiến hoá xã hội, sẽ cần phải định rõ nó xuất hiện chính xác vào thời điểm nào.
Đôi khi người ta phát ra ý kiến rằng những nguồn gốc của bi kịch ấy được hoà lẫn với bản thân sự đi bằng hai chân, khiến nó được bắt đầu ở người vượn nam phương nhân vì đúng là họ đã khai lập họ Hominides (Người) bằng sự chuyển sang đứng thẳng. Tuy nhiên sự thích nghi với đi bằng hai chân được trình ra là một quá trình phức tạp, gồm nhiều giai đoạn. Ấy là điều người ta có thể nhận xét thấy ở trẻ em đang tập đi, từ năm thứ hai đến năm thứ ba, và sự khảo cứu những di tàn hoá thạch xác nhận hoàn toàn chứng cớ ấy về sự phát triển cá thể. Những người vượn nam phương đúng là đứng thẳng lưng nhưng mu chân, còn chưa rõ lắm, chỉ ra rằng sự đi của họ còn chưa thật phát triển. Do đó sự tái cấu trúc xương chậu chỉ diễn ra bước đầu, những bước đầu ấy không nhất thiết phải trùng hợp với những bước đầu của bi kịch sinh học của người nữ.
Sự thật, khi khảo sát xương chậu của Người vượn nam phương, người ta nhận thấy một sự không đều nhau về tiến hoá rất rõ rệt giữa phần trên và phần dưới[16] . Trong khi phần trên, hay ilicon co ngắn lại nhiều và rộng ra so với khỉ, điều này chỉ rõ nó phải chịu đựng sức nặng của thân, như vậy thì thân theo chiều thẳng đứng cách bình thường, -phần dưới, hay ischion, chỉ giảm đi chút ít so với của Người vượn và còn dài hơn nhiều so với của người. Nói khác, Người vượn nam phương đã có một chậu mông người ở phía trên, nhưng còn thuộc cấu trúc khỉ. Vậy là tất nhiên rằng những khó khăn của sự sinh nở được gắn liền với sự tái cấu trúc phần dưới của xương chậu và không phải phần trên. Và nhân vì điều ấy còn chưa được biến đổi lớn, nên ta có thể suy ra rằng ở Người vượn nam phương, bi kịch sinh học của người nữ còn chưa thực tại bắt đầu. Sự thật là sự chuyển sang đi hai chân đã đủ để tạo nên những khó khăn cho sự gìn giữ thai nhi trong khi có chửa, đây chắc là điều đã làm tăng thêm số vụ sẩy thai. Nhưng những tai nạn như thế thường ít gây chết chóc. Chắc chắn do đó có thể gây nên một sự suy giảm dân số nữ giới nào đấy. Nhưng sự suy giảm ấy, rất có thể là chẳng có gì bi thảm đặc biệt.
Sự tái cấu trúc chậu dưới, hay gọi là chậu nhỏ, ngược lại, phải kéo theo những hậu quả hoàn toàn tai hại. Từ Người vượn nam phương đến người, ischion, hay bộ phận dưới của xương chậu đã co ngắn lại nhiều. Và do đó mà có một sự thu nhỏ lại eo dưới của chậu mẹ, nói khác, là một sự bóp lại thực sự âm đạo. Mà, cùng lúc, sự phát triển của lao động và ngôn ngữ tạo ra những lớp mới vỏ não làm tăng thêm thể tích của khối óc. Nói cách khác, trong khi đường ra khỏi bụng mẹ trở nên chật hẹp hơn thì thai nhi lại trình ra một cái đầu lớn hơn. Tất nhiên sự kiện ấy kéo theo một sự khó đẻ phổ thông hay đưa đến cái chết của cả mẹ lẫn con khi sự sinh nở diễn ra đúng kì hạn. Duy chỉ những thai nhi đẻ non mới có thể chui ra một cách dễ dàng tương đối.
Người ta thấy sự hình thành đứa trẻ người, cái chắc chắn đã đóng vai trò hàng đầu trong sự nhân hóa, chủ yếu đã là một sự tuyển chọn tự nhiên trực tiếp do từ bi kịch sinh học của người nữ. Sự thích nghi sẽ cốt yếu là bộ phận sinh dục nữ đạt được một tiết tấu mới trong vận hành cho phép đẩy cái thai ra trước thời hạn một cách bình thường. Sự thích nghi ấy, như ta đã thấy, sẽ chiếm một thời kì dài nhân vì bi kịch sinh học của người nữ chỉ được kết thúc vào thời đá giữa. Trải suốt thời kì ấy, suất tử vong nữ khi sinh nở, nói khác, tỉ lệ những vụ sinh nở bị nghẽn tắc giảm đi gần như đều đặn, như người ta có thể tham khảo điều ấy trong đồ biểu thoái giảm tỉ lệ giới từ thời kì moustérien đến thời đá giữa. Ta có thể ngoại suy cách hợp lẽ biểu đồ ấy đến thời kì đầu của quá trình, và từ đấy mà thấy ra được rằng bi kịch sinh học của người nữ và sự hoá thành thai [17] đứa trẻ đã ở trong cường độ lớn nhất vào giai đoạn đầu của chúng. Mà người ta biết rằng sự hoá thành thai đã tạo thuận lợi mạnh mẽ cho sự hoá người và đặc biệt cho sự tăng trưởng của bộ não. Là logic khi nghĩ rằng giai đoạn đầu tiên của nó, giai đoạn đậm đặc nhất, đã được đặt đúng vào lúc đậm đặc nhất của sự phát triển não, khi diễn ra bước chuyển nổi tiếng của Giới hạn não, trong đó loài người, hãy còn đương ở tình trạng thai nghén trong Homo habilis (Người khả năng) đã thực tại ra đời với sự thành hình của Homo faber primegenius (Người chế tác nguyên sơ) (Người vượn Java). Thể tích óc có một bước nhảy vọt gần 200cm3: chuyển đột ngột từ dưới 700cm3 lên trên 800cm3. Nếu đặt kì đầu của sự hoá thành thai vào thời kì này thì tự nhiên rằng bi kịch sinh học của nữ, lúc xuất hiện, đã chủ trì đích sự ra đời của giống Homo vậy.
Sự co ngắn của phần dưới xương chậu, đã là nguyên do trực tiếp của quá trình ấy, tất nhiên không thể giải thích bằng một biến dị ngẫu nhiên đơn giản, mà đích nó là kết quả của sự phát triển lao động xã hội của thời kì tiền diễn. Quả thật, do những tiến bộ của sự săn bắt được tiến hành bằng sự tu chỉnh rồi sự sản xuất dụng cụ, Người vượn nam phương và tiếp nó, Người khả năng đã được dẫn đến bao quát một khu vực mỗi ngày mỗi rộng lớn hơn để tìm kiếm con mồi. Mà cách đi của Người vượn nam phương bị trở ngại bởi chiều dài thái quá của phần dưới xương chậu, do thừa hưởng của Tổ tiên người vượn, trở thành ít hiệu quả, gây nên những tiêu hao năng lượng lớn cho một cuộc săn đuổi hạn chế. Sự thích nghi với những đòi hỏi ngày một tăng về di chuyển đã dẫn đến sự co ngắn khúc xương ấy, điều này đã cho phép đạt tới cách đi đích thị người.
Ta biết rằng cách đi người chủ yếu ba giai đoạn. Trong đoạn thứ nhất, một chân ném lên đằng trước bước một bước dài, trong khi chân kia dùng làm cơ sở giữ thăng bằng. Trong đoạn hai, trong khi chân thứ nhất tiếp tục bước đi của nó, thì chân thứ hai, hay chân giữ thăng bằng, dựng trên đầu ngón và tiến hành một cái đẩy bằng cách hất về đằng sau, khiến cho thân thể lao về phía trước. Tiết tấu ấy, cái bảo lĩnh sự uyển chuyển và sự hữu hiệu cho cách đi người, xác định cách đi người là một sự đi bằng bước dài. Mỗi bước dài hàm ngụ chủ yếu rằng trọng lượng của thân thể hành xử sức nén của nó trên đất bằng đi qua dần dần từ gót chân đến mũi chân của chân giữ thăng bằng, chân này ném trở lại đằng sau theo cách để phóng thân thể về đằng trước. Ấy là cái được diễn đạt trong cấu tạo từănglê để chỉ dáng đi của sự đi người “Heel-and-toe”: “Gót chân-và-mũi chân”.
Mà sự ném chân thăng bằng lại đằng sau, nó là một đoạn chủ yếu của mọi vận động, đã là không thể được ở Người vượn nam phương do chiều dài của phần dưới xương chậu, bởi nó làm dừng lại sự văng đùi về phía sau. Do đấy mà Người vượn nam phương rất chắc chắn là đi bằng gan bàn chân, theo dáng đi mà ta có thể thấy ít nhiều ở đứa trẻ đi những bước đầu tiên giữa 14 với 20 tháng, ở thời kì dự- thành nhân: chân giữ thăng bằng dừng im lại bằng cách tựa lên tất cả gan bàn chân, rồi nhấc tất cả lên, không tì lên đầu ngón. Thành thử bên chân ném về đằng trước, không thể cất được bước dài, nhân vì bước dài bao hàm yếu tố phóng người về đằng trước, mà sự phóng này thì đúng là chỉ được bảo lĩnh bằng sức đẩy và sức phóng của chân giữ thăng bằng tì lên mũi chân hất về đằng sau. Nói khác, đứa trẻ ở tuổi dự thành nhân đi từng bước ngắn bằng gan bàn chân. Không nghi ngờ rằng Người vượn nam phương cũng đã đi như thế, cách đi ấy, với một tiết tấu nhanh, đem lại một dáng đi hấp tấp và rời rạc, tạo cơ hội cho một sự mệt mỏi lớn mà chỉ được một quãng nhỏ.
Chúng ta có thể nghĩ rằng sự khuyếch trương săn bắn, đi theo sau sự tu chỉnh dụng cụ ở Người vượn nam phương đã tiến hoá của kỳ kafouen, đã đem đến một sự phát triển của sự đi làm cho bàn chân và đùi trở nên mềm dẻo dần, và sự mềm dẻo ấy đã cho phép, với tư cách kết quả của sự phát triển dự thành nhân, có tiến bộ đầu tiên của sự đi bằng hai chân mà chúng tôi đã cố gắng trình bày bằng loại suy với dáng đi của trẻ em sau hai mươi tháng, hoặc là vào tuổi của Homo habilis hay tuổi khả năng. Đứa trẻ dựng bàn chân thăng bằng trên các đầu ngón, đẩy ít hay nhiều lên mặt đất hất về phía sau, nhưng không ném rõ rệt bàn chân về đằng sau. Một cách đi như thế đã là bớt cứng nhắc và bớt mệt mỏi so với đi trên gan bàn chân, nhưng tất nhiên nó chưa có hiệu lực của sự đi bằng bước dài, bởi thân người còn chưa thực sự phóng về đằng trước. Chúng ta có thể giả định cách đi ấy đã được người habilien [18] thực hành, giả thiết này ắt hẳn sẽ được xác nhận trong cấu trúc ở đốt tận cùng ngón chân cái phát hiện ở Olduwai và rất chắc chắn là sở thuộc Homo habilis. Quả thực, sự nghiêng và sự vặn xoắn của đầu xương ấy so với thân nó, đó là những đặc điểm đáng kể trong những tính cách sở thuộc riêng của con người, là dấu hiệu của sự đẩy được hành xử bằng mũi bàn chân hất về phía sau trên mặt đất. Trong khi ấy, chắc rằng những Habilien còn chưa thể ném thực sự đùi về đằng sau, nhân vì một cử động như thế giả định một sự co ngắn tối đa phần dưới xương chậu, điều này, như trên đã nói, đã chỉ có thể diễn ra vào lúc quá độ từ Homo habilis sang Homo faber primigenius [19]. Những người Habilien hẳn đã có một ischion ngắn hơn chút ít của Người vượn nam phương, nhưng còn chưa đạt tới chỗ có thể đi bằng những bước dài. Tuy nhiên, họ đã có điều kiện cần thiết để đạt tới, nhân vì họ đã nâng gót chân trong khi đẩy mạnh đầu bàn chân về đằng sau. Thiên hướng ấy, bị ngăn trở bởi chiều dài còn thái quá của ischion, sự phát triển của nó, do từ sự phát triển của sự đi yêu sách bởi những tiến bộ của sự săn bắt habilien, đã dẫn đến sự co ngắn lại của xương ấy, đó là cái đã cho phép sự chuyển sang tối đa đi bằng những bước dài, nhưng đồng thời giảm thiểu đường lạch dưới của mông chậu mẹ xuống tới kích thước mà những thai nhi đến kì hạn không thể thoát ra bình thường được nữa. Gọn lại, sự tái cấu trúc khu chậu nhỏ, được áp đặt dần bởi sự tiến hoá dài dặc của sự đi bằng hai chân của thời kì dự- thành nhân và habilien, đã đạt tới điểm nút trong đó sự phát triển lượng tính mang hình thức một nhảy vọt, làm nổ ra bi kịch sinh học của phụ nữ, trong đó sự hoá thành thai của đứa trẻ cho phép, với sự chuyển đoạn của bước tiến não (Rubicon cérébral) sự ra đời Homo faber.
Tất nhiên, trong phép biện chứng sử tính ấy, với tư cách biện chứng sinh học-xã hội (bio-sociale) của sự nhân hoá, ta phải phân biệt cẩn thận giữa lôgic biện chứng của sự vận động cơ bản, tức sự phát triển của lao động và các quan hệ xã hội với ngôn ngữ và ý thức, với, mặt khác, sự hạn định thuần tuý sử tính, tức bi kịch sinh học của người nữ với sự hoá thành thai đứa trẻ, là cái đã thúc đẩy sự vận động theo cách một xúc tác. Là rõ ràng sự phát triển nhanh chóng não của Homo faber primigenius chủ yếu không phải do sự hoá thành thai, mà do sự phát triển của hoạt động dụng cụ là cái, ở cuối giai đoạn người khả năng có xu hướng vươn tới một hình thức cao đẳng hơn về chất, với sự chuyển đoạn từ sản xuất dụng cụ sang sản xuất công cụ. Sự hoá thành thai đứa trẻ, kì dư bản thân nó xuất hiện, qua trung gian của bi kịch sinh học người nữ, như là tác động sinh học của sự phát triển xã hội của sự đi hai chân, đã chỉ đẩy nhanh tiến hoá của bộ não đã được hạn định về chủ yếu bởi sự vận động của lao động và của ngôn ngữ. Tuy nhiên tác dụng xúc tác ấy của sự cố sinh học, như là sự hạn định sử tính thuần tuý, không phải đã không giữ vai trò hàng đầu và cách nào đó, có tính quyết định, nghĩa là nó đã đem lại cho logic biện chứng của sự phát triển hình thức thực hiện cụ thể của nó trong lịch sử, và điều ấy là thật không chỉ với sự cấu tạo bộ não người, còn cả với sự cấu thành xã hội người đầu tiên.
Quả thật, vì lẽ hoá thành thai, đứa con của người ra đời trong tình trạng hoàn toàn bất lực, điều này dẫn đến sự thiết lập những quan hệ thuộcmột loại hình hoàn toàn mới giữa mẹ và đứa trẻ. Trong khi con khỉ con bám lấy mẹ nó và chỉ ít lâu tự thấy có thể chuyển chỗ bằng những thủ đoạn của chính nó, thì hài nhi người phải được giữ trong cánh tay và bế ẵm hàng năm trời. Do đấy mà có một bối rối chung đối với mọi phụ nữ, bởi, vì lí do tỉ lệ cao tử vong phụ nữ, nhiều bà mẹ đã chết, để lại những đứa con nhỏ tuổi cho người khác nuôi nấng. Nói khác, trong thời kì cuối cùng tiến hoá habilien, khi nổ ra bi kịch về sinh nở, phụ nữ, bận bịu con cái, đã không thể theo đàn ông đi săn bắt, hơn thế nữa, các cuộc đi ngày càng dài hơn. Vậy là họ ở lại với những trẻ thơ, hái lượm trong quanh quẩn khu vực cư trú. Và một nhóm như thế đã không thể tự bảo vệ chống thú dữ, nên cần phải để lại những đàn ông để bảo vệ nhóm tron khi các đàn ông lực lưỡng hơn đi xa để kiếm mồi. Gọn lại, trong bầy habilien, chắc chắn là đến tận khi ấy, nó vẫn chủ yếu giữ lại cấu trúc thừa hưởng từ thời kì động vật, thì nay lần đầu tiên một bước đầu phân công lao động, với sự xa cách tạm thời giữa hai nhóm. Nhưng gia đình động vật, là tế bào cơ sở của sự nhóm hợp động vật, đòi hỏi một sự coi sóc liên tiếp của con đực, chủ gia đình, nhân vì nó chỉ được xây dựng trên sự ghen tuông của con đực. Nên tất nhiên gia đình động vật đã không thể đương đầu với những chia li hằng ngày, và đó đã là điều kiện sử tính thuận lợi một cách quyết định cho sự chuyển sang xã hội người đầu tiên.
Được gợi ý từ những sự đánh giá ít nhiều khác nhau của các tác giả khác nhau, chúng tôi có thể giả định để làm thí dụ một bầy mười hai người lớn tính từ tuổi phát dục. Tỉ lệ giới tính ở mức tối đa của nó, nhân vì khi ở bước đầu của bi kịch sinh học của phụ nữ, người ta có thể lượng định không quá đáng khoảng xung quanh 200, bởi ở thời kì moustérien, sau hơn một triệu năm thích nghi, tỉ lệ ấy còn 163. Vậy với chủng tập trên đây, sẽ có 8 nam cho 4 nữ. Về trẻ em, người ta biết rằng trong các thời nguyên thuỷ, số lượng trẻ em vượt nhiều số lượng người lớn. Theo số liệu dẫn bởi Vallois, di chỉ người vượn Bắc- kinh ở Chu- khẩu đieesm cho ta 15 trẻ em đối với 7 người lớn vị thành niên. Di chỉ Ibéro- Marusian ở Taforalt (Maroc) đã gồm 93 trẻ em, với 68 tráng niên, nhưng dường như chắc rằng tỉ lệ hiện thực phải lớn hơn, bởi hài cốt trẻ em là dễ mủn nát hơn và khó hoá thạch hơn. Ở người pygméc xứ Congo, và xứ Cameroun, họ còn giữ phương thức sinh tồn nguyên thuỷ của họ, các nhóm người săn bắt nói chung gồm một chục người lớn với số gấp đôi trẻ em (Vallois, sdd,223-228). Trong trường hợp hiện đây vậy ta có thể giả định trình bày, với một sự gần như thật nào đó, một bầy gồm 8 nam, 4 nữ và 20 trẻ em. Chúng ta có thể giả định lúc chia tay hằng ngày thì người lớn chia đều nhau thành 6 người đi săn bắt và 6 người đi hái lượm. Nói khác, 2 người nam ở lại để bảo vệ một nhóm gồm 24 người vừa nữ vừa trẻ em.
Do các chủ gia đình - chúng tôi sẽ gọi là những người “chủ” (maitres), nhân vì họ cai quản những người khác - theo định nghĩa là những cá nhân lực lưỡng nhất bầy, tất nhiên họ giữ vai trò chỉ đạo cuộc săn bắt, khiến 2 người nam ở lại đi với nhóm hái lượm đã nhất thiết phải lấy trong số những người chưa vợ. Trước mặt người chủ, hai nam này không thể đến gần vợ họ, nhưng tự nhiên rằng những nam đi hái lượm với những người đàn bà ấy đã tiếp cận đầy đủ với họ.
Ở đây có thể trình ra hai trường hợp, theo sự thực hành tổ truyền của chủ nghĩa cá nhân động vật, khi cùng nhau đối diện với 4 nữ, thì hai người nam chưa vợ, một cách bình thường mà nói phải ganh đua với nhau để mỗi người chiếm được nhiều nữ hơn càng tốt. Tuy nhiên những giao tranh như thế nhất thiết gây tổn hại cho nhiệm vụ khó khăn đã giao phó cho hai nam ấy là đảm bảo an toàn cho một nhóm 24 cá nhân thực tế là không có gì tự vệ. Mà, sau hàng triệu năm phát triển của ngôn ngữ và của ý thức trong sự vận động của lao động và những quan hệ xã hội, con người đang hình thành đã hoạch đắc những thói quen hợp đoàn và liên kết, chúng đã khiến, trong một số tình trạng, người ta có thể thắng được sự ghen tuông thú vật. Người ta có thể nghĩ rằng trong tình thế căng thẳng của họ là bảo vệ nhóm hái lượm, và mặt khác có một số nữ quá đủ, hai nam chưa vợ đã đặ các động cơ xã hoọi trên bản năng thú vật về chiếm đoạt, khước từ những kình địch tính dục để hoàn thành nghiêm túc những nghĩa vụ xã hội của họ.
Cộng đồng phụ nữ, xuất hiện như thế trong những điều kiện đặc biệt thuận lợi, trở thành một thói quen đối với toàn thể những nam chưa vợ, bởi người ta có thể nghĩ họ đã thay phiên nhau để canh gác cho nhóm hái lượm, nhân vì nhiệm vụ này đem lại cho họ những thoả mãn tính dục và họ lại thấy mình bị hoành đoạt khi cái bầy lại tụ hợp đầy đủ. Một sự thoả thuận như thế được thừa nhận trong ngôn ngữ bởi sự nghiêm cấm, được thốt ra giữa những trai chưa vợ với nhau, mọi sự quay trở lại chủ nghĩa cá nhân động vật. Duy chỉ những người chủ, đã đứng bên ngoại cuộc vận động, nhân vì, là những kẻ dũng mãnh nhất, họ tiếp tục chuyên môn hoá trong săn bắt, và lại tái chiếm độc quyền những người vợ họ khi họ trở lại nơi cư trú. Những đám trai chưa vợ đã thông đồng với nhau để áp đặt dứt khoát luật cộng đồng. Và do những phụ nữ cũng tìm thấy ở đó sự giải phóng họ, nên cả nam nữ đều hợp thành một liên minh chung, khiến cho bằng sức mạnh của sự hợp nhất, đã giập tắt thói cá nhân động vật của những người đàn ông- chủ.
Chúng tôi vừa trình bày những cơ hội thuận lợi đã có thể gia tốc bước chuyển của sự nhóm tụ cuối cùng còn mang hình thức thú tính, cái bầy habilien, sang cộng đồng đầu tiên thực sự người, ở buổi đầu thời kì chelléen[20]. Tuy nhiên, như chúng tôi đã chỉ ra, tính biện chứng cơ bản của sự vận động chỉ có thể được lĩnh hội bằng những tiến bộ của sự sản xuất dụng cụ, những tiến bộ ấy, ở cuối thời kì habilien, đã khiến xuất hiện những yếu tố đầu tiên của sự sản xuất công cụ, mà sự phát triển đã là không tương hợp với tử cung động vật (la matrice zoologique) nơi mà đến lúc ấy đã chính mùi bào thai của xã hội người. Quả thật, sự sản xuất công cụ bao hàm tính phù hợp của những cử chỉ của người lao động với một đồ án đồng nhất cho mọi thành viên của nhóm, đó là điều không thể thực hiện được với những sự chia cắt và những xung đột đặc thù của sự nhóm tụ động vật tính. Chắc chắn là những tranh chấp để phân chia thức ăn và phụ nữ đã bị yếu đi trong thời kỳ dự- thành nhân và nhất là thời kỳ habilien nhờ ở sự phát triển của lao động tập thể, ngôn ngữ hỗn hợp và ý thức bầy đàn. Một sự suy giảm như thế là đủ cho sự tu chỉnh rồi tự sản xuất dụng cụ, là những việc chỉ đòi hỏi sự phù hợp giữa hành vi lao động với hình ảnh đơn giản của hình thức dụng cụ, hay của sự vận động dành để đạt được nó. Nhưng sự sản xuất công cụ, mà cái đầu tiên là rìu hai mặt, bao hàm một đồ án chuẩn hoá (un plan standard) biểu hiện theo cách bất biến chuỗi nhiều thao tác cần thiết để đem đến một hình thức hạn định cho toàn thể vật liệu. Sự tu chỉnh đầu tiên một biểu hiện phức hợp như thế chỉ khả thể bằng một sự hoà hợp xã hội nhất trí và thường trực, sự hoà hợp chỉ đã có thể lập dựng được trong khuôn khổ của cấu trúc cộng đồng, như là hình thức nguồn gốc của quan hệ xã hội người, chế tài bởi sự giập tắt mọi sự quay trở lại thói cá thể động vật tính.
Sự lập dựng xã hội người đầu tiên với quy tắc tính cộng đồng toàn phần về phụ nữ và về tài sản như thế được trình ra như là giải pháp căn bản và dứt khoát mâu thuẫn cơ bản của mọi thời kỳ thai nghén giống Homo, tức là mâu thuẫn giữa tính cách xã hội của lao động ngay từ thuở cội nguồn của nó với tính cá thể động vật còn tồn tại trong những quan hệ tư hữu hoá còn thống trị bởi hình thức chiếm đoạt thừa kế ở Tổ tiên người vượn. Và nhân vì một giải pháp như thế đã chỉ có thể can thiệp khi các lực lượng dụng cụ, được phát triển đầy đủ trong sự sản xuất dụng cụ, đã khởi dựng, như là kết quả của sự phát triển habilien, những yếu tố đầu tiên của các lực lượng sản xuất ra công cụ là cái đòi hỏi sự thanh toán tính cá nhân động vật, nên chúng ta có thể coi toàn thể sự vận động ấy như một sự mở đầu cho luật cơ bản của mọi xã hội người: luật tương ứng bức thiết giữa các lực lượng sản xuất với các quan hệ sản xuất. Tất nhiên ấy là tính biện chứng nguồn gốc ấy khiến người ta thấy sự xuất lộ của bản chất người, bi kịch sinh học của phụ nữ và sự đẻ non hay sự truỵ thai đứa con chỉ đóng vai trò tạo điều kiện, nó hối thúc sự sinh thành xã hội. Sự thành lập những quan hệ cộng đồng đã thực hiện sự giải phóng đầu tiên lao động sản xuất, ấy là cái đã cho phép sự chuyển tiếp quyết định từ sản xuất dụng cụ sang sản xuất công cụ.
Nhân vì công cụ đầu tiên là cái rìu hai mặt, vật đặc trưng văn hoá chelléen, nên ta có thể thử theo dõi, trên hình thức bào thai của nó ở thời kì habilien, cái rìu nguyên sơ (le protobiface) những sự khớp lắp của tính biện chứng mà chúng tôi và phác hoạ dáng đi chung. Ở Lduvai, rìu nguyên sơ, vắng mặt ở phần dưới của tầng I, và càng thấy nhiều hơn dần ở các lớp trên của tầng I và ở đáy của tầng II [21] . Do đáy của tầng II chỉ sự hoàn tất thời kì habilien, chúng ta có thể coi rìu nguyên sơ như kết quả của giai đoạn thứ nhất của sự phát triển habilien, đã trở thành sản phẩm đặc thù của giai đoạn thứ hai. Đó là một dụng cụ đã phát triển cao, giống như rìu hai mặt, có hai mặt sắc gặp nhau ở một điểm mỏng, nhưng phân biệt với rìu hai mặt là phần tay cầm, tức là chuôi rìu hãy còn hình thức tự nhiên của hòn đá. Trái lại, ở rìu hai lưỡi, chuôi rìu cũng được đẽo gọt. Tất nhiên, kích thước của chuôi rìu cho phép kéo dài lưỡi rìu hai mặt sắc khiến điểm mỏng có hình nhọn, trong khi ấy rìu nguyên sơ đường sống ngắn và mũi nhọn không rõ lắm. Nói cách khác, rìu nguyên sơ chỉ là kết quả của một sự khu biệt với cái rìu, đường sống duy nhất của nó có một hình lồi khiến nó có dáng một góc tù. Một sự khu biệt như thế, chợt xuất hiện vào giữa sự phát triển habilien, nằm trong giới hạn của sự cấu trúc dụng cụ, nhân vì nó còn để lại trên vật liệu một diện tích không được gia công gần bằng với diện tích của đường sống kép. Sự chuyển từ hình thức cao nhất của dụng cụ là cái rìu nguyên sơ, sang hình thức nguyên thuỷ nhất của công cụ, tức rìu hai mặt sắc, bao hàm một thứ “công việc tỉ mỉ”, nó kéo dài lưỡi sắc hai mặt của hai bên chuôi rìu, đến mức hai bên sườn có xu hướng gần lại nhau, như thế mà làm thành một góc nhọn ở mũi.
Là rõ ràng một việc tỉ mỉ như vậy, làm gia tăng một cách tất nhiên rất lớn tính hữu hiệu của dụng cụ, đòi hỏi một nỗ lực chú ý kiên trì và một sự chuyên cần trong sự lao động khó có thể thực hiện được trong tình trạng cừu địch chung công khai hay giấu diếm, được duy trì trong bầy habilien bởi sự tồn tại tính cá nhân động vật và làm đãng trí những người lao động trong lao động sản xuất của họ. Sự hoàn thiện cái rìu nguyên sơ, nó thực thi sự chuyển sang rìu hai mặt, vậy là sẽ chỉ có thể được thực hiện sau khi đã loại bỏ thói cá nhân động vật bằng sự lập dựng cấu trúc cộng đồng, là cái duy nhất có thể đảm bảo đầy đủ hoà bình và sự hợp nhất xã hội cần thiết cho tiến bộ quyết định của hành vi sản xuất. Tuy nhiên phải chú ý rằng ngay cả ở trình độ của cái nhóm habilien, tình trạng kình địch cũng không trình ra nhất loạt ở mọi cá nhân. Nếu như các chủ, người đứng đầu gia đình, phải hành xử một sự không chung thuỷ luôn luôn khả thể, thì đáp lại những trai chưa vợ, theo định nghĩa là xa lạ với những kiểu lo âu ấy. Sự thật là họ đã tìm cách, khi tình thế cho phép, quyến rũ vợ của các người chủ cũng như họ đã tham gia cuộc cạnh tranh để được gán vợ cho mình. Nhưng ngoài những cơ hội ấy dẫu sao cũng thưa thớt, họ được giải phóng khỏi những kình địch dục tính và như vậy trong những lúc cái bầy nghỉ ngơi, họ có thể dành nhiều thì giờ cho sự sản xuất dụng cụ hơn những người chủ họ. Vậy ta có thể nghĩ rằng cụ thể công việc gọt tỉa cái rìu nguyên sơ thành rìu sắc hai mặt đã được bắt đầu xuất hiện ở những người trai chưa vợ vào cuối thời kì phát triển habilien. Do vậy mà dẫn đến nhóm trai chưa vợ bây giờ đại diện cho những yếu tố đầu tiên của lực lượng sản xuất công cụ đã được nảy mầm từ trong lòng cái bầy habilien ở cuối chặng tiến hoá của nó, và sự phát triển của nó là bất tương hợp với sự bảo trì chủ nghĩa của cá nhân động vật.
Trong sự nhóm tụ của Tổ tiên vượn người, những người chưa vợ tất nhiên là bị đèn nén nhiều nhất, nhân vì họ bị thiếu thoả mãn dục tính một cách tàn nhẫn, bị ức hiếp trong sự chia thức ăn và đôi khi bị đuổi khỏi bầy một cách đơn giản. Tình cảnh họ hẳn chỉ được cải thiện trong sự nhóm tụ dự thành nhân và habilien do sự giảm thiểu tính cá nhân động vật mà chúng tôi đã nói trên. Người ta cũng có thể nhận thấy sự sử dụng đều đặn dụng cụ đã cho phép họ bây giờ bắt đầu một sự tự vệ chống lại đã bất khả thể ở trình độ vượn người. Khi hai con khỉ đánh nhau, thì chiến thắng tất thuộc về con nào khoẻ hơn. Đã không là như thế nữa ở Người vượn nam phương, nhân vì sự sử dụng vũ khí có thể cho phép đôi khi người yếu hơn thắng người khoẻ hơn, bằng sự khéo léo và thủ đoạn: David đã giết Goliath bằng cách ném vào Goliath một hòn đá. Tất nhiên đó không phải trường hợp chung nhưng sự thống trị động vật tính của những kẻ khoẻ hơn bắt đầu làm đối tượng một sự phản đối, điều ấy, khỏi nghi ngờ, đã áp đặt vào họ một số nhượng bộ. Tuy nhiên vẫn còn lại đối với người yếu h ơn là chủ yếu họ vẫn tiếp tục bị hoành đoạt nhất là về tính dục. Vậy chúng ta có thể nghĩ rằng cuộc đấu tranh giữa kẻ bị áp bức và kẻ đi áp bức đã diễn ra suốt thời kì người vượn và habilien. Tuy nhiên, thực tế cuộc đấu tranh ấy là không lối thoát, nhân vì trong trường hợp nếu một người chưa vợ thắng một ông chủ, thì đơn giản là hắn chiếm chỗ của ông chủ hắn, điều ấy vẫn duy trì trật tự cũ.
Nhưng khi, vào cuối sự phát triển habilien, những người chưa vợ đã bắt đầu dùng thì giờ rỗi của họ vào chau chuốt dụng cụ của họ, nhất là cái rìu nguyên sơ, và nhờ vậy trở thành những đại diện của các lực lượng mới sản xuất công cụ, thì cuộc đấu tranh chống các chủ của họ có một nghĩa chính thức cách mạng tính, nhân vì bây giờ họ đã khuynh về giải phóng sự lao động sản xuất khỏi luật động vật của kẻ khoẻ, bằng sự thiết lập những quan hệ mới, xã hội tính thực sự, về sản xuất. Và chúng ta thấy, được tạo thuận lợi bởi tình huống mới nảy sinh do bi kịch sinh học của phụ nữ và sự đẻ non của đứa trẻ, họ đã lập dựng quy tắc mới cộng đồng, cái đã thắng sự thống trị động vật tính của các ông chủ, nhờ ở sự tham gia của phụ nữ cũng bị áp bức.
Vậy nếu, theo cách nói của Engels, lao động và ngôn ngữ là “hai kích thích tố chủ yếu, dưới ảnh hưởng của chúng bộ não của con khỉ dần dà biến hoá thành một bộ não người”, thì đã phải có một cuộc cách mạng thật sự để sản sinh xã hội người đầu tiên nó hoàn tất sự thai nghén nó trong lòng cái bầy còn động vật tính của người habilien. Ấy là đã chỉ bằng một cuộc đấu tranh quyết liệt mà những trai chưa vợ, người sáng tạo những phác thảo đầu tiên của công cụ, đã đặt dấu chấm hết cho quá khứ động vật tính già nua bằng cách thanh toán quyền lực của các ông chủ chiếm đoạt với sự giúp đỡ của những nàng habilien say mê tha thiết tự do. Ta có thể đặt cho cuộc cách mạng này cái tên Cách mạng chế tác (Révolution fabérienne) nhân vì nó mở ra con đường cho Người chế tác (Homo faber).
Sự thiết lập chế độ cộng sản nguyên thuỷ chắc chắn đã đòi hỏi muôn vàn nỗ lực lặp đi lặp lại, bởi không thể xoá bỏ bằng một lần những thói quen tổ truyền của tính thú vật đang còn rất gần gặn. Khi một thế hệ chưa vợ đi tới chỗ bù đắp sự yếu đuối cá nhân của họ bằng sự hợp nhất để áp đặt những quan hệ mới, thì vấn đề lại được tái đặt cho thế hệ tiếp theo, trong đó các cá nhân dũng mãnh nhất tự nhiên toan tính khước từ luật cộng đồng để tái lập những ưu tiên của sức mạnh thể chất. Cuộc chiến thắng cuối cùng của cách mạng, khỏi nghi ngờ, đã chỉ đạt được trong một thời kỳ đói khát, khi những khó khăn của sự sinh tồn cưỡng bức cái cộng đồng đang hình thành phải áp đặt một kỉ luật chặt chẽ tập thể để khỏi bị tiêu vong.
Ở Olduvai [22] , ở trên lớp đáy của tầng II, nơi chứa di chỉ habilien cuối cùng của cuối kì sơ cách tân, người ta tìm được một lớp đá túp phong thành nó chứng minh một thời kì khô hạn đánh dấu sự chuyển tiếp sang trung- cách tân. Sau đó, ở trên là các trầm tích chelléens của buổi đầu trung- cách tân. Chắc hẳn ấy là vào thời buổi khó khăn của khô hạn ấy mà đã diễn ra xong sự chuyển sang xã hội người.
Quả thật, trước những thử thách gay gắt đặt ra cho các cộng đồng đang hình thành, mọi nổi dậy của chủ nghĩa cá nhân động vật tính đều trở thành một đe doạ nghiêm trọng cho bản thân đời sống tập thể. Các cộng đồng nào để tái sinh những tranh chấp ẩu đả nội bộ thì cũng đã do đó mà đưa mình đến sự tan tác và huỷ diệt. Duy chỉ sống sót những cộng đồng nào biết củng cố những chiến thắng cách mạng, và xác lập dứt khoát hình thức trực tiếp ấy của tính bình đẳng, nó sẽ đảm bảo sự thoát nạn của nhân loại đang ra đời và sẽ thống trị cả một dọc đường dài của thời tiền sử, và rồi kỉ niệm về sau đó tồn tại, trong các xã hội có giai cấp, như một khát vọng hoài tưởng của các đại chúng dân.
Khi những ngày đẹp trời trở lại, vào sơ kì trung-cách tân, xã hội người đầu tiên đã được lập dựng, và sự phong phú tìm lại được đã đem đến một sự nổ bùng hoan hỉ, nó diễn đạt sự nở rộ của những quan hệ cộng đồng tính. Và từ đó, mỗi lần xuân lại, các dân tộc lại cử hành sự khai sinh của Con Người: các lễ hội và các trò chơi, các khúc hát và các điệu nhảy múa làm sống lại cái tổng thể của những thời nguyên thuỷ, cái phản ánh lẫn nhau bao trùm lên cái toàn thể, niềm vui do con người đem đến cho chính mình bản chất xã hội người trong tính đơn giản trực tiếp của nó, quan hệ xã hội trong suốt với chính nó.
ĐOÀN VĂN CHÚC dịch
Nguồn: Trần Đức Thảo. Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức. Đoàn Văn Chúc dịch. Hà Nội: Nxb. Văn hóa-Thông tin, 1996. Bản điện tử do talawas.org thực hiện.
[1] Thèrèse Gouin- Decarie: “Intelligenee et affeectivité chez le jeune enfant” Delachaux et Niestle, p. 111.
[2] Freud: “Đời sống tính giới” (La vie sexuelle) P.U.F, tr.130.
[3] Như trên, tr.125.
[4] Freud, sđd.
[5] Freud, sđd, tr. 83.
[6] Xem thư mục và phân tích các quan niệm trong Séménov: “Nhân loại đã ra đời như thế nào” (tiếng Nga) Moscou, tr.18-33.
[7] Moustérien, một dạng văn hoá của thời đá cũ trung kì, đặc định bởi những mũi lao hình tam giác và nạo làm từ những mảnh tước sửa sang một mặt (70.000 đến 30.000 năm trước CN)
[8] Ris và Wirm, kì đóng băng thứ 3 và thứ 4 (cuối cùng) của kỉ đệ tứ ở châu Âu- alpin mà kỉ đệ tứ của tuổi Trái Đất được đặc định bởi bốn kì sông băng lớn và sự xuất hiện và sự tiến hoá của loài người.
[9] Franch Bourdier: “Préhistoire de France” (Tiền sử nước Pháp, tr.183, 195, 213).
[10] Thời kỳ thứ nhất của tiền sử, đặc định bởi sự xuất hiện rồi sự phát triển của công nghiệp đá, và bởi một kinh tế săn bắt. Thời đá cũ kéo dài từ kỷ thứ 4 (3 triệu năm) đến thống holocène (thiên niên kỷ thứ X), được chia làm 3 kì, sơ kì, trung kì và hậu kì, tùy theo trình độ phức tạp của công cụ. Đá cũ hậu kì được đánh dấu bằng sự xuất hiện của Homo sapiens sapiens và sự sản xuất ra những đồ vật có tính cách nghệ thuật.
[11] Xem Spencer và Gillen: “The Navite Tribes of Central Australia” (“Các bộ lạc thổ dân ở trung châu Úc”) tr. 60.
[12] Để được giản dị trong trình bày, chúng tôi không nói đến quy tắc chỉ là nupa những chị em do các anh của mẹ sinh hay do các chị của bố sinh ra.
[13] Vallois: “The social life of early man: the evidence of skeletons” trong “Social life of early man” Aldine, Chicago, tr.225, bảng 4.
[14] Đáp lại hình như rất khó sử dụng các sưu tập của thừoi đá cũ sơ kì, sự hợp thành của sưu tập người vượn Bắc kinh, 10 nam cho 3 nữ, không thể tương ứng với tình thế dân số hiện thực, bởi người ta không thấy được trong những điều kiện như thế, làm thế nào mà cái nhóm đã có thể tái sinh sản cách bình thường. Còn như sưu tập Ngang- dong, 4 nam và 6 nữ, nó đại diện, theo ý kiến chung, cho những tàn dư của tục ăn thịt người nghi thức tính, Koenigwald coi trầm tích ấy có thể được so sánh với những bàn thờ đầu lâu nay còn thấy ở Mélanésie. Dù thế nào, cũng chắc chắn, như chúng tôi sẽ chỉ ra ở sau, sự mất cân đối dân số giữa các giới, được nhận thấy ở thời kì moustérien, đã tồn tại trong thời đá cũ sơ kì.
[15] Xem Boriskowsky: “Les problèmes de la genèse de la cociété humaine et les découvertes archeologiques de ces dix derniéres années” trong “Les idées léninistes dans l’étude de l’histoire de la societe prinitive, l’eselavagiste et le féodalisme” (tiếng Nga), Moscou tr.72.
[16] Xem Washburn: “Tools and human evolution” và Napier: “The antiquity of human walking” trong “Human variation and origins” Freeman, San Francisco and London.
[17] Người ta chia ra phôi (embryon) và thai (fcetus); ở người sau ba tháng thụ tinh, phôi mới thành thai, nghĩa là mang hình hài của giống người, và nó giữ như thế đến khi ra đời.
[18] Napier, sđd, tr. 126.
[19] Primi: đầu tiên, genius: thiên tài, tài tình.
[20] Di chỉ Chelléen thuộc tỉnh Seine & Marne (Đông thành phố Paris) có khu di chỉ tiền sử thuộc thời đá cũ.
[21] M.D.Leakey, trong Nature, 1966, t.210, số 5035. Hình in lại rìu nguyên sơ trong tập 212, số 5062.
[22] Oldoway (hoặc Olduvai) thuộc xứ Tanzania (Đông Phi), ở gần hồ Eyasi, nơi phong phú về hoá thạch tiền sử, những hài cốt cổ nhất cách đây trên 1 triệu năm (tầng 1- horizon 1) nhà cổ nhân học người Anh Leakey (1903- 1972) đã tìm thấy (1959 là zinjathrope và Homo habilien, cách đây 1.750.000 năm và 1.850.000 năm.
Ý KIẾN BẠN ĐỌC