Triết học Đông phương

Lương Huệ vương thượng (I)

 

MẠNH TỬ

THIÊN LƯƠNG HUỆ VƯƠNG THƯỢNG 

梁惠王上

(GỒM 7 CHƯƠNG)

I II III IV V VI VII

 

I

 


Nguồn: Tú tài Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, Tú tài Tùng Văn Nguyễn Đôn Phục. Mạnh tử quốc văn giải thích 孟子國文解释. Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1992.


 

 

   
   
     

 

DỊCH ÂM

Mạnh tử kiến Lương Huệ vương. Vương viết: "Tẩu, bất viễn thiên lý nhi lai, diệc tương hữu dĩ lợi ngô quốc hồ?"

DỊCH NGHĨA

Thầy Mạnh yết kiến vua Huệ vương nước Lương. Vua hỏi: "Cụ chẳng quản xa xôi nghìn dặm mà đến đây, chừng cũng có thuật gì để làm lợi cho nước tôi chăng?

CHÚ GIẢI

Thầy Mạnh ở đời Chiến quốc, vẫn giữ đạo tự trọng, không chịu đi yết kiến chư hầu; khi ấy có vua Huệ vương nước Lương biết nhún mình hậu lễ để chiêu hiền; nên thầy Mạnh mới từ nước Châu đi đến nước Lương.

Lợi 利 ý là những sự làm giàu cho nước, làm mạnh cho quân, trỏ về những điều tư lợi.

 

Bản dịch Anh ngữ của A. Charles Muller:

Mencius went to see King Hui of Liang. The King said: “My good man, since you haven't thought one thousand li too far to come and see me, may I presume that you have something with which I can profit my kingdom?”

 

 
 

 

DỊCH ÂM

Mạnh tử đối viết: "Vương hà tất viết lợi, diệc hữu nhân nghĩa nhi dĩ hĩ."

DỊCH NGHĨA

Thầy Mạnh thưa: "Nhà vua hà tất phải nói đến lợi, chỉ nên nói nhân nghĩa mà thôi."

CHÚ GIẢI

Nhân 仁 là cái lẽ từ ái ở trong tâm người ta. Nghĩa 義 là cái khuôn phép chính đáng cho mọi sự việc.

Chương này cốt lấy hai chữ nhân nghĩa làm chủ não mà gạt bỏ lòng tư lợi để cứu chính cái tệ hại đương thời chỉ mê đắm về lợi.

 

Bản dịch Anh ngữ của A. Charles Muller:

Mencius said: “Why must you speak of profit? What I have for you is humaneness and fairness, and that's all.

 

   
   
   
     
     
     
     
     
     
     

 

DỊCH ÂM

"Vương viết hà dĩ lợi ngô quốc, đại phu viết hà dĩ lợi ngô gia, sĩ thứ nhân viết hà dĩ lợi ngô thân; thượng hạ giao chinh lợi, nhi quốc nguy hĩ. Vạn thặng chi quốc, thí kỳ quân giả, tất thiên thặng chi gia; thiên thặng chi quốc, thí kỳ quân giả, tất bách thặng chi gia; vạn thủ thiên yên, thiên thủ bách yên, bất vi bất đa hĩ; cẩu vi hậu nghĩa nhi tiên lợi, bất đoạn bất yếm."

DỊCH NGHĨA

"Nếu vua xướng lên mà nói rằng làm thế nào lợi cho nước ta, thời quan Đại phu cũng bắt chước mà nói rằng làm thế nào lợi cho nhà ta, người sĩ, người thứ dân cũng nói rằng làm thế nào lợi cho thân ta; kẻ trên người dưới giao nhau tranh lợi, thời nước nguy mất! Rồi thì có kẻ giết vua nước vạn thặng đó tất là cái nhà thiên thặng; cái kẻ giết vua thiên thặng đó, tất là cái nhà bách thặng. Khi xưa đấng tiên vương chia đất: trong phần vạn quan Công Khanh đã được phần thiên; trong phần thiên quan Đại phu đã được phần bách; được thế cũng đã nhiều lắm rồi, nếu lại cho nghĩa là hoãn mà bỏ lại sau, cho lợi là kíp mà xướng tên trước, thì cứ như cái lòng tham lợi ấy, không cướp được của nhau không biết thế nào là đủ."

CHÚ GIẢI

Chinh 征 nghĩa là lấy; trên dưới đều tranh lấy lợi gọi là giao chinh 交征.

Thặng 乘 là cái cỗ xe. Đời nhà Châu làm phép phong kiến, dùng lối xa chiến, định lệ: mỗi một dặm đất, được xuất xe binh mười cỗ. Vạn thặng 萬乘 là nước thiên tử, đất vuông nghìn dặm, xe binh muôn cỗ; thiên thặng 千乘 là nhà Công Khanh và nước chư hầu, đất vuông trăm dặm, xe binh nghìn cỗ; bách thặng 百乘 là nhà Đại phu, đất vuông mười dặm, xe binh trăm cỗ.

Đây là kể ra cái kết quả sự cầu lợi, chửa thấy lợi đâu mà đã thấy ngay cái hại thí đoạt để rõ cái ý không nên nói lợi.

 

Bản dịch Anh ngữ của A. Charles Muller:

"If you always say ‘how can I profit my kingdom?’ your ministers will ask, ‘how can we profit our clans?’ The elites (shi) and the common people will ask: ‘How can we profit ourselves?’ Superiors and inferiors will struggle against each other for profit, and the country will be in chaos. In a kingdom of ten thousand chariots, the murderer of the sovereign is usually from a clan of one thousand chariots. In a thousand-chariot kingdom, the murderer of the sovereign is usually from a clan of one hundred chariots. Now, to have a thousand in ten thousand, or one hundred in a thousand is not a small number. But if you put justice last and profit first, no one will be satisfied unless they can grab something.”

 

 

DỊCH ÂM

"Vị hữu nhân nhi di kỳ thân giả dã, vị hữu nghĩa nhi hậu kỳ quân giả dã."

DỊCH NGHĨA

"Chửa thấy kẻ có nhân mà bỏ cha mẹ mình bao giờ, chửa thấy kẻ có nghĩa mà trễ việc vua mình bao giờ."

CHÚ GIẢI

Đây là kể ra cái kết quả của sự làm nhân nghĩa, không phải là không có lợi, để rõ cái ý chí có nhân nghĩa đó mà thôi. Xét ra: Ở đời thường thấy cái đứa bất nhân nó bỏ cha bỏ mẹ, cái đứa bất nghĩa nó trễ việc vua, chứ cái người đã có nhân có nghĩa, chắc là cái người đã có lương tâm, đã biết nghĩa vụ, đâu lại có thế bao giờ. Nếu ông vua thực hành nhân nghĩa, để làm cái mối giường cho việc trị nước, khiến cho người trong một nước, ai nấy đều là hiếu tử trung thần, thì nước nào mà chẳng thịnh, việc nào mà chẳng hay, cái lợi còn gì lớn hơn nữa.

 

Bản dịch Anh ngữ của A. Charles Muller:

“There has never been a humane man who neglected his parents, and there has never been a just man who put his prince last in his priorities.

 

o
           

DỊCH ÂM

"Vương diệc viết nhân nghĩa nhi dĩ hĩ, hà tất viết lợi."

DỊCH NGHĨA

"Vua cũng chỉ nên nói nhân nghĩa mà thôi, hà tất phải nói đến lợi!"

CHÚ GIẢI

Đời bấy giờ là đời Chiến quốc, đua nhau những sự tranh thành cướp đất, ham mạnh ngốt giàu, chỉ biết lợi mà thôi, không biết đại đạo công lý là gì; nay dùng mẹo tung hoành, mai dùng chước tàn sát, thiên hạ khổ là dường nào, mà kết quả chỉ thấy những hại, nào thấy lợi đâu. Cho nên thầy Mạnh bắt đầu gạt bỏ chữ lợi đi, mà dựng lên hai chữ nhân nghĩa, lại bảo rõ cứ theo công lý mà thực hành nhân nghĩa, dẫu không cầu lợi mà tự khắc có lợi. Nếu theo tư dục mà cầu lợi thì lợi chưa thấy đâu đã thấy hại ngay. Ấy cái kết quả chữ lợi là hay sinh ra cái hại tranh quyền cướp nước như thế đấy, mà cái kết quả hai chữ nhân nghĩa là có cái lợi trung quân ái quốc như thế kia, xem một lời thầy Mạnh nói quả quyết như chém sắt chặt đanh, không những là cứu tệ cho đương thời, mà chính là để làm răn cho những kẻ độc ác bất nhân, tham vàng bỏ nghĩa về sau này vậy.

 

Bản dịch Anh ngữ của A. Charles Muller:

“King, can we not limit our conversation to humaneness and justice? Why must we discuss profit?”

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt