Triết học giáo dục

Edgar Morin và triết học giáo dục

 

EDGAR MORIN VÀ TRIẾT HỌC GIÁO DỤC

PHẠM KHIÊM ÍCH

 

Mấy năm gần đây, tên tuổi của Edgar Morin trở nên gần gũi với bạn đọc Việt Nam. Năm cuốn sách quý của ông đã được dịch và xuất bản bằng tiếng Việt, gom: Trái đất - Tô quốc chung được coi là “một kiệt tác” (2002); Bộ sách “Phương pháp” — tác phàm chủ yếu của Edgar Morin, gom sáu tập, đã dịch và xuất bản được hai tập: Phương pháp 3 - Tri thức về tri thức (2006) và Phương pháp 4 - Tư tưởng (2008); Sách bộ ba về giáo dục có tên chung là “Cải cách” đã dịch và xuất bản được hai cuốn: Liên kết tri thức - Thách đố của thế kỷ XXI (2005) và cuốn Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai (2008).

Các cuốn sách trên chỉ là một phần nhỏ trong số các tác phàm của Edgar Morin, mà theo thống kê của Nxb. Seuil có đến 51 cuốn được xuất bản trong 60 năm từ 1946 đến 2005.

Sự nghiệp của Edgar Morin vô cùng to lớn, không thể trình bày trong một bài viết ngắn gọn. Trong khuôn khô bài viết này, tác giả chỉ đi vào một số khía cạnh đặc biệt nôi bật trong chân dung trí tuệ của Edgar Morin và từ đó làm rõ quan niệm của ông về triết học giáo dục.

 

Về chân dung trí tuệ của Edgar Morin

1. Nhà tư tưởng hàng đầu của nước Pháp đương đại

Nhà triết học, xã hội học và nhân học Edgar Morin (sinh ngày 8/7/1921 tại Paris) được xem là một trong những nhà tư tưởng hàng đầu của nưốc Pháp đương đại.

Năm 20 tuổi, ông tham gia kháng chiến chống Đức quốc xã khi chúng vừa xâm chiếm nước Pháp. Tháng 8 năm 1944, ông có mặt trong đoàn quân tiến vào giải phóng Paris. Cũng năm 20 tuổi — năm 1941 ông gia nhập Đảng Cộng sản Pháp (CPF) giữa lúc CPF bị Gestapo đàn áp. Mười năm sau, năm 1951, ông bị đưa ra khỏi CPF sau khi đăng một bài được coi là “không chính thống” trên tờ Le Nouvel Observateur.

Hoạt động trí tuệ của Edgar Morin sôi nổi và bền bỉ hiếm có, nhất là giờ đây ông đã gần 90 tuổi. Ông là Nghiên cứu viên (từ năm 1950), Giám đốc nghiên cứu (từ năm 1970 đến 1993) và Giám đốc nghiên cứu danh dự (từ năm 1993 đến nay) tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học (CNRS). Năm 1957 ông cùng với J. P. Sartre sáng lập tạp chí Arguments và là Tổng biên tập tạp chí này (1957-1963). Ông là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu xuyên ngành (Centre d’etudes transdisciplinaires - CETSA) (xã hội học, nhân học, chính trị học) thuộc Trường Cao học Khoa học xã hội (EHESS) và Chủ tịch Hiệp hội Tư duy phức hợp (APC).

Ông có uy tín quốc tế rất cao, được tôn vinh là tiến sĩ danh dự tại 20 trường đại học trên thế giối. Tác phẩm của ông được dịch ra 27 thứ tiếng ở 42 quốc gia, có ảnh hưỏng mạnh đến tư duy của thời đại chúng ta, nhất là ở Địa Trung Hải, Mỹ Latin, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản (http://www.iiac.cnrs.fr/cetsah/spip.php? article 197).

Có được ảnh hưởng sâu xa đó chính là nhờ những phẩm chất trí tuệ và tài năng sáng tạo tuyệt vời của Edgar Morin — “Người cha đẻ của tư duy phức hợp, nhà cải cách lý trí con người và người công dân xuất sắc của Trái đất-Tổ quốc chung” như lời ông Tổng giám đốc UNESCO Koichiro Matsuura trong buổi lễ tôn vinh Edgar Morin nhân dịp ông 80 tuổi.

2. “Người cha đẻ của tư duy phức hợp” (Le père de la pensée complexe)

Tư duy phức hợp gắn liền vối tên tuổi Edgar Morin và Hiệp hội mà ông đứng đầu (APC). Ông còn được mệnh danh là “nhà tư tưỏng về phức hợp” (Penseur de la complexité). Ông đã dày công nghiên cứu tư duy phức hợp trong nhiều tác phẩm, đặc biệt trong bộ Phương pháp (La Méthode, gồm 6 tập lần lượt được xuất bản trong thời gian gần 30 năm (1977-2004), đến tháng 3/2008 tập hợp lại thành 2 tập, mỗi tập 1216 trang) và trong cuốn Nhập môn tư duy phức hợp (Introduction à la pensée complexe – 1990, 2005). Cùng vối việc vạch rõ tình trạng bất cập trong các nguyên tắc của khoa học cổ điển và phương pháp tư duy cổ điển, ông đã nêu lên những nguyên tắc của tư duy phức hợp và chuẩn thức mới, chuẩn thức phức hợp (paradigme de complexité) chi phối sự phát triển của khoa học và tư duy hiện đại.

Tính phức hợp hay cái phức hợp (la complexité, le complexus) được hiểu như là “những gì liên kết lại với nhau, đan dệt cùng nhau” (ce qui est lié ensemble, ce qui est tissé ensemble). Khác vối cái đơn giản có thể tách biệt hay tháo rời các bộ phận hợp thành của nó, cái phức hợp bao gồm vô vàn những tương tác, những mối liên hệ hữu cơ giữa các bộ phận hợp thành, tạo nên “tấm dệt chung” (tissu commun) không thể phân cách và quy giản được.

Đặc điểm quan trọng nhất của hệ thống phức hợp là hiện tượng emergence (trỗi lên, đột sinh), tức là xuất hiện những hình thức, những trật tự mối, từ hiệu ứng tập thể của các tương tác giữa các bộ phận hợp thành hệ thống. Điều đó chứng tỏ rằng không thể quan niệm giản đơn sự ra đời của cái mới là kết quả đấu tranh giữa các mặt đối lập và sự phát triển của sự vật là theo tuyến tính, tương lai chỉ là sự kéo dài của hiện tại.

Phức hơp chính là mối dây ràng buộc giữa cái có tính thống nhất với cái có tính đa dạng, giữa trật tự với hỗn độn, tất yếu với ngẫu nhiên. Do vậy cái phức hợp cũng nhất thiết mang tính bất định (incertitude). “Sự cáo chung của những tất định” (La fin des certitudes) là tên đề cuốn sách, cũng là luận điểm quan trọng của nhà bác học được tặng giải Nobel là Ilya Prigogine. Ông khẳng định: “Tính phức hợp dẫn ta đến một hình thức duy lý mối. Đây là một tính duy lý vượt xa tính duy lý cổ điển của tất định luận và của tương lai đã định sẵn.”

Như vậy, sự nắm vững được tính phức hợp dẫn dắt khoa học hiện đại tới chỗ thừa nhận bản thân mình chưa hoàn thiện và cũng qua đó tự mở rộng con đường tiến vào những nơi mà khoa học cổ điển coi như cao xa, hoặc loại ra khỏi lĩnh vực lý trí: bất định, thăng giáng, hỗn độn, phi tuyến... Tư duy phức hợp không phải chỉ là một suy tư lý thuyết. Nó đề xuất một yêu cầu, một đạo lý, một chương trình hành động thực tiễn.

3. “Nhà, cải cách lý trí con người” (“Un réformateur de ĩentendement humain”)

Sự hình thành và phát triển tư duy phức hợp không thể tách rời việc cải cách tư duy, cải cách lý trí con người.

Sở dĩ phải cái cách tư duy, tiến hành “một cuộc cách mạng trong việc tổ chức tri thức”, bởi vì hàng trăm năm nay, tri thức của chúng ta ngày càng phát triển theo hưống chuyên biệt hóa, trừu tượng hóa, tách biệt khỏi thực tế luôn luôn biến động.

Theo Edgar Morin, cải cách tư duy là cuộc cải cách về chuẩn thức (paradigme - khái niệm của Thomas Kuhn được dịch ra nhiều chữ khác nhau như hệ chuẩn, khuôn mẫu, hệ hình, phạm thức...) chứ không phải là cuộc cải cách chương trình. Cuộc cải cách sâu sắc này có liên quan đến khả năng của chúng ta trong việc tổ chức tri thức (Xem: Bảy tri thức thiết yếu cho nền giáo dục tương lai, tr. 44).

Phát triển quan niệm của Thomas Kuhn về chuẩn thức, Edgar Morin cho rằng thuật ngữ này không chỉ nói về hiểu biết khoa học và cách mạng khoa học mà còn nói về cả toàn bộ tri thức, toàn bộ tư duy, toàn bộ hệ thống trí quyển (noosphère).

Chuẩn thức nằm sâu ở “hạt nhân” các lý thuyết, các hệ tư tưởng, quy định việc lựa chọn các khái niệm và những thao tác logic, kiểm soát việc sử dụng chúng. Như thế là các cá nhân đều nhận thức, tư duy, hành động tùy thuộc theo những chuẩn thức đã được ghi sâu về mặt văn hóa.

“Các chuẩn thức lớn của phương Tây” do Descartes (1596-1650) xác lập đã chi phối sự phát triển của tư tưỏng và khoa học cổ điển suốt mấy trăm năm qua. Chuẩn thức Descartes tách rời triết học với khoa học, tinh thần với vật chất, chủ thể với khách thể, linh hồn và thể xác, tình cảm với lý trí... Chuẩn thức của khoa học cổ điển đã nuôi dưỡng và kiện toàn một thế giối quan trật tự, thống nhất, đơn giản, cơ giới và tất định.

Nghiên cứu sâu về chuẩn thức học (paradigmatologie) Edgar Morin khẳng định rằng đã đến lúc cần có một cuộc cách mạng về chuẩn thức, nhằm phát triển tư duy phức hợp. Với nội dung đó, cải cách tư duy chính là cuộc cách mạng tinh thần, tâm trí, mà theo Edgar Morin nó có tầm quan trọng và quy mô “to lớn hơn rất nhiều so với cuộc cách mạng Copernic”.

4“Một công dân xuất sắc của Trái đất-Tổ quốc chung” (“Un illustre citoyen de la Terre-Patrid’)

Trong những công trình nghiên cứu về Trái đất và nhân loại, Edgar Morin thể hiện một nhãn quan rộng lốn, bao trùm khắp hành tinh. Theo ông mỗi người chúng ta phải học cách tồn tại, sinh sống, chia sẻ, giao lưu và hiệp thông với nhau với tư cách những con người trên hành tinh Trái đất. Chúng ta phải thăng hoa các bản sắc văn hóa địa phương, chứ không được ruồng bỏ nó, đồng thời phải sớm thức tỉnh về sự tồn tại của chúng ta với tư cách công dân của Trái đất. Không thể đem đối lập Tổ quốc chung của mọi người với các vùng đất tổ khác nhau là các gia đình, các khu vực, các quốc gia. Phải gắn các Tổ quốc đó lại trong những vòng đồng tâm và hòa nhập chúng vào cái vũ trụ cụ thể là Tổ quốc-Trái đất.

Việc quán triệt tư cách công dân của toàn Trái đất không những không mâu thuẫn gì với bản sắc dân tộc của mỗi người mà còn cho phép khẳng định các bản sắc đó trong sự cởi mở và hào hiệp.

Là con người của viễn kiến và hành động, Edgar Morin tích cực dấn thân trong những cuộc chiến vì công bằng và dân chủ. Thời trẻ ông đã cầm vũ khí chống bọn Quốc xã. Tiếp đó bằng các phương pháp ôn hòa, ông đã đấu tranh không khoan nhượng chống lại mọi diện mạo của nạn tha hóa, dù là chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, hay nạn trấn áp bức hại, ruồng bỏ con người. Ông là một tấm gương cao đẹp về tinh thần nhân đạo toàn hành tinh ở thế kỷ XXI.

Quan niệm của Edgar Morin về triết học giáo dục

Trước thềm thế kỷ XXI, Edgar Morin cho xuất bản liên tiếp ba cuốn sách về giáo dục (đều xuất bản năm 1999) được gọi là sách “cải cách”: La tête bien faitePenser la reforme, reformer la pensée (Bộ óc được rèn luyện tốt — Tư duy về cải cách, cải cách tư duy); Relier les connaissances. Le défi du XXI siècle (Liên kết tri thức. Thách đô” của thế’ kỷ XXI — đã dịch); Les sept savoirs nécessaires à l’éducation du futur (Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai — đã dịch). Ba cuốn sách trên đây thể hiện rõ quan niệm của Edgar Morin về triết học giáo dục, sự suy tư của ông về những vấn đề cốt yếu của nền giáo dục ở thế kỷ XXI.

1. Một định nghĩa về triết học giáo dục đáng được quan tâm

Ngày nay trên toàn thế giới triết học giáo dục đã trở thành một môn học đầy sức sống, có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn. Môn học này được xác lập vào giữa thế kỷ XX cùng với quá trình thiết chế hóa xã hội của nó, tiêu biểu là việc thành lập Hội triết học giáo dục Hoa Kỳ (PES) tại Đại học Columbia tháng Hai năm 1941, xuất bản tạp chí Educational Theory của Hội năm 1951, thành lập Hội triết học giáo dục Anh quốc (PESGB) năm 1964, xuất bản tờ Journal of Philosophy of Education năm 1965...

Từ nửa sau thế kỷ XX môn triết học giáo dục được đưa vào giảng dạy ở hầu hết các trường đại học phương Tây, đào tạo nhiều chuyên gia giáo dục và đẩy mạnh việc nghiên cứu phức hợp, liên ngành về giáo dục (cùng với tâm lý học giáo dục, xã hội học giáo dục, kinh tế học giáo dục, lịch sử giáo dục... )

Có rất nhiều quan niệm khác nhau, định nghĩa khác nhau về triết học giáo dục. Nhưng không một định nghĩa nào lại có thể không nói đến mục tiêu và cứu cánh (finalité) của giáo dục, con người mà nền giáo dục tạo ra phải như thế nào để đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống? Chính ở đây cần có sự suy tư triết học.

Bởi vì “mọi sự suy tư về giáo dục, được nuôi dưỡng và làm phong phú bởi những kết quả của khoa học sẽ trở thành mù quáng nếu thiếu sự phân tích sâu sắc những cứu cánh và những giá trị của giáo dục”. Sự khẳng định này là của hai nhà khoa học Pháp: Ông Éric Plaisance, nhà xã hội học, giáo sư trường Đại học Descartes-Paris V và Gérard Vergnaud, nhà tâm lý học, Giám đốc nghiên cứu tại CNRS trong cuốn Les sciences de l’éducation (Các khoa học giáo dục), Nxb. Découverte, Paris, 1999.

Dựa vào những cứ liệu khoa học, hai tác giả định nghĩa triết học giáo dục là “sự suy tư về những cứu cánh của giáo dục và trưốc hết là nghiên cứu những nguyên tắc nền tảng của giáo dục... trong số những nguyên tắc đó phải khẳng định trước hết nguyên tắc tự do của chủ thể và do đó người thầy phải tôn trọng nguyên tắc tự do này. Nếu không có quan điểm cơ bản ấy thì mọi hoạt động giáo dục sẽ chỉ còn là con số” không”.

2. Đặc điểm nổi bật trong quan niệm của Edgar Morin về triết học giáo dục

Hình như trong tác phẩm của mình, Edgar Morin chưa một lần dùng thuật ngữ “Triết học giáo dục”. Ông giải thích: “Bởi lẽ triết học không phải là một bộ môn theo nghĩa chuyên môn hóa và đóng kín của thuật ngữ này, mà chính là thể hiện sự suy tư (reflexion) về mọi vấn đề của kinh nghiệm thực tiễn và tri thức con người... Các nhà triết học vừa phải mở đường tiến vào các thành quả của khoa học vừa giúp cho các nhà khoa học có thể sáng tạo được phương thức suy tư cần thiết” (xem: Liên kết tri thức, tr.37).

Sự tách rời và đối lập giữa triết học với khoa học từ thời Descartes cần phải được chấm dứt. Triết học và khoa học có thể hiện ra như hai bộ mặt khác nhau và bổ sung cho nhau của cùng một thứ là tư duy. Bởi vậy có thể và phải định nghĩa triết học và khoa học theo hai cực của tư duy: suy nghĩ và tư biện đối với triết học, quan sát và thực nghiệm đối với khoa học. Cần thực hiện sự “giao lưu vòng tròn” giữa khoa học với triết học.

 

Không có ranh giới “tự nhiên” giữa triết học và khoa học. Dù hiện nay tách khởi nhau, triết học và khoa học cùng bắt nguồn từ truyền thống phê phán giống nhau. Những phẩm chất không thể thay thế của hoạt động triết học là kết hợp suy nghĩ và tư biện. Những phẩm chất không thể thay thế của khoa học là hoạt động thăm dò theo chiều sâu đối tượng nghiên cứu, có kiểm chứng và bác bỏ. Kết hợp chặt chẽ giữa triết học và khoa học, giữa suy nghĩ chủ quan với tri thức khách quan là đặc điểm nổi bật trong cách suy tư của Edgar Morin về giáo dục.

Lý do tồn tại của một nền giáo dục là ở chỗ nó đáp ứng như thế nào những yêu cầu và thách thức của cuộc sống.

Nền giáo dục ở thế kỷ XXI đứng trưốc những thách thức gì của thời đại?

Hai thách thức lớn:

- Thách thức có tính toàn cầu tức là tình trạng không tương thích ngày càng thêm sâu rộng giữa một bên là tri thức tách biệt thành các bộ phận rời rạc và khu biệt riêng rẽ trong các bộ môn, với bên kia là các thực tại đa chiều, tổng thể, siêu quốc gia, toàn hành tinh và các vấn đề ngày càng thêm dàn rộng, đa ngành, xuyên ngành.

- Tình trạng không tương thích của phương cách giảng dạy, cách giảng dạy này dạy phân cách chứ không dạy ta liên kết những điều trên thực tế đã “đan dệt cùng nhau”. Điều đó sẽ phá vỡ khối phức hợp của thế giới thành từng mảng rời rạc.

Chỉ có thể giải quyết vấn đề nền tảng đó của giáo dục bằng liên kết tri thức, tổ chức tri thức, tạo ra những tri thức xác thực, tri thức phức hợp (connaissance complexe).

3. Mục tiêu và cứu cánh của giáo dục

Suy tư về giáo dục cần phải tập trung chủ yếu vào mục tiêu, vào cứu cánh của nó.

Trong cuốn Bộ óc được rèn luyện tốt và cuốn Liên kết tri thức các tác giả quan niệm về cứu cánh của giáo dục như sau: 1. Hình thành “bộ óc được rèn luyện tốt” (La tête bien faite), đào tạo những con người có năng lực sáng tạo, năng lực tổ chức các tri thức, chứ không phải tích lũy các hiểu biết theo kiểu chất đầy vào kho; 2. Giáo dục về hoàn cảnh con người, làm cho mỗi người có ý thức sâu sắc thế nào là một con người; 3. Học cách sống, chuẩn bị cho thế hệ trẻ biết đối mặt với những khó khăn, bất trắc và những vấn đề của tồn tại con người; 4. Thực tập tư cách công dân, hình thành và phát huy ở mỗi người tư cách công dân của đất nước và của Trái đất.

Nền giáo dục hiện đại phải dạy cho con người biết học cách học, học cách làm, học cách tổ chức tri thức nhằm nâng cao hiệu quả hành động của mình.

4. Cải cách giáo dục và cải cách tư duy

Nền giáo dục của chúng ta phải được cải cách bởi vì nó xây dựng trên sự chia tách: chia tách các tri thức, các bộ môn, các khoa học và là sản phẩm của sự bất lực không có khả năng liên kết tri thức, không nhận thức được những vấn đề toàn cầu và nền tảng, cũng như không có khả năng đáp ứng những thách thức của tính phức hợp.

Một hệ thống giáo dục mới phải được xây dựng trên nền tảng của sự liên kết. Hệ thống mới này cho phép nâng cao năng lực tinh thần để nhận biết và suy nghĩ về những vấn đề toàn cầu của con người và xã hội trong tính phức hợp của chúng.

Cải cách giáo dục và cải cách tư duy phải thúc đẩy lẫn nhau.

 

Để cải cách tư duy phải thay đổi chuẩn thức, làm hình thành chuẩn thức phức hợp, phát triển tư duy phức hợp.

Nền giáo dục hiện đại là nơi hiện thực hoá tư duy phức hợp.

Đó chính là điều kiện để làm nảy sinh một nền giáo dục phục vụ được các vấn đề của thế kỉ XXI.

Chúng ta không thể xây dựng nền giáo dục ở thế kỷ XXI này bằng phương thức tư duy cổ điển của thế kỷ XIX. Để khắc phục sự tụt hậu ngày càng tăng, nhất thiết phải cải cách giáo dục, thay đổi triệt để tư duy và triết học giáo dục.

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt