CÂU HỎI 83 TỰ DO Ý CHÍ
Thomas Aquinas. Tổng luận thần học. Quyển I, Tập 4: "Thiên Chúa và thứ tự sáng tạo" (Từ câu hỏi 58 đến câu hỏi 83). Lm. Jos. Trần Ngọc Châu dịch, Lm. Lud. Nguyễn Văn Hạnh hiệu đính. | Xem bản dịch tiếng Anh
Giờ đây chúng ta bàn về tự do ý chí 1. Nhân loại có tự do ý chí không ? 2. Tự do ý chí là cái gì ? 3. Nếu tự do ý chí là một năng lực, thì nó là năng lực thị dục hay năng lực tri thức ? 4. Nếu tự do ý chí là năng lực thị dục, nó cũng là một năng lực với ý chí hoặc phân biệt ?
Tiết 1 NHÂN LOẠI CÓ TỰ DO Ý CHÍ KHÔNG ?
VẤN NẠN : Xem ra nhân loại không có tự do ý chí. 1. Bất cứ ai có tự do ý chí thì làm điều mình muốn. Mà nhân loại không làm điều mình muốn, vì có lời chép : “Vì sự lành tôi muốn, thì tôi không làm, còn sự dữ tôi không muốn thì tôi lại làm"(Rm 7,19). Vậy nhân loại không có tự do ý chí. 2. Bất cứ ai có tự do ý chí, có năng lực muốn hoặc không muốn, làm hoặc không làm. Mà điều này không có trong năng lực của nhân loại, vì có lời ghi chép : “Không phải bởi kẻ muốn mà muốn, cũng không phải kẻ tìm kiếm mà tìm kiếm” (Rm 9,16) Vậy nhân loại không có ý chí. 3. Kẻ nào có tự do thì làm nguyên nhân tự mình, như Triết gia nói (Aristote. Metaph, 1.2). Vậy cái gì bị động bởi cái khác thì không có tự do. Mà Thiên Chúa đồng ý chí của nhân loại, vì có lời ghi chép : “Tâm trạng các vua ở tay Thiên Chúa. Ngài quay nó về bất cứ nơi nào Ngài muốn" (Cn 21,1); và chính Thiên Chúa hành động trong anh em vừa để anh em muốn vừa để anh em hoàn thành (Pl2,13). Vậy nhân loại không có tự do ý chí. 4. Bất cứ ai có tự do ý chí thì làm chủ các hành động của mình. Mà nhân loại không làm chủ các hành động riêng của mình, vì có lời ghi chép : "Lạy Chúa, tôi nhìn nhận đường lối nhân loại không do nơi họ, người đi không phải tự mình dẫn bước” (Gr 10,23). Vậy nhân loại không có tự do ý chí. 5. Triết gia nói : “Mỗi người hiện hữu thế nào, thì mục đích xem ra là thể ấy đối với họ” (Eth 3,5). Vì việc chúng ta là thể ấy như chúng ta đang hiện hữu, thì không thuộc quyền hạn chúng ta, vì điều này phát xuất bởi bản tính. Vậy chúng ta một cách tự nhiên đi theo mục đích đặc thù nào đó. Nên nhân loại không có tự do ý chí trong khi hành động như vậy. TRÁI LẠI : Có lời ghi chép ; “Thiên Chúa tạo thành nhân loại từ lúc ban đầu và để cho họ quyền tự quyết” (Hc 15,14); và sách Chú giải nói thêm: “nghĩa là họ có sự tự do ý chí” (Glossa interl. 3). TRẢ LỜI : Nhân loại có tự do ý chí, hoặc nếu cách khác thì sự bàn bạc, sự khuyên bảo, các mệnh lệnh, các sự cấm đoản, các phần thưởng và hình phạt, tất cả đều vô ích. Để làm sáng tỏ điều này, chúng ta phải xem xét một số vật hành động mà không có sự phán đoán, như hòn đá rơi xuống; và tất cả các vật không có sự biết đều như vậy. Và một số vật hành động là sự phán đoán tự do: đó là trường hợp cácthú vật. Vì con cừu trông thấy chó sói, phán đoán nó là vật mà mình phải tránh, bởi một sự phán đoán tự nhiên, chứ không bởi sự phán đoán có tự do; phán đoán đó không phải một sự suy xét, nhưng do bản năng tự nhiên. Và cũng nói như thế về bất cứ sự phán đoán nào của con thú vật. Còn nhân loại hành động bởi phán đoán, vì nhờ năng lực hiểu biết, nhân loại phán đoán sự vật nào phải tránh hoặc phải tìm kiếm. Mà bởi vì sự phản đoàn này, trong trường hợp - một hành động đặc thù nào, không phải xuất hiện bởi bản năng tự nhiên, nhưng bởi hành động so sánh trong lý trí, vậy nóhành động bởi sự phản đoán tự do và giữ lại năng lực nghiêng về các sự vật khác nhau. Vì lý trí trong các vấn đề bất tất có thể đi theo nhiều phương hướng đối lập nhau, như chúng ta trông thấy các tam đoạn luận biện chứng và trong các chứng cứ tu từ học. Mà các hành động đặc thù thì bất tất; và như vậy trong các vấn đề như thế sự phán đoán của lý trí có thể đi theo các phương hướng đối lập và không bị quyết định đến một cái duy nhất. Và trong điều đó nhân loại có lý tính và tất nhiên có tự do ý chí. GIẢI ĐÁP : 1. Như chúng ta đã nói trước, giác dục, dầu phục tùng lý trí, vẫn có những trường hợp nó chống lại bằng cách thèm muốn điều mà lý trí cấm đoán (Q.81, a3, ad 2). Vậy sự tốt mà nhân loại không làm khi nó muốn, tức là không thèm muốn ngược với lý trí, như lời thánh Augustinô nói (Glossa interl. super Rm 7.19). 2. Các lời nói đó của thánh Phaolô không được hiểu là nhân loại không ước muốn hoặc không tìm kiếm bởi tự do, những phải hiểu theo ý nghĩa này là tự do ý chí không đủ trừ phi nó được động và được trợ giúp bởi Thiên Chúa. 3. Tự do ý chí là nguyên nhân của sự chuyển động riêng mình. bởi vì nhờ tự do ý chí nhân loại động chính mình để hành động. Nhưng tự do không phải tất yếu cốt tại cái gì có tự do thì làm nguyên nhâ. đệ nhất của chính mình, như không phải vật này là nguyên nhân của vật khác, thì tất yếu là nguyên nhân đệ nhất. Vậy, Thiên Chúa là nguyên nhân đệ nhất, là Đấng động các nguyên nhân vừa tự nhiên vừa do ý chí. Và như Ngài động các nguyên nhân tự nhiên, không ngăn cản các hành động tự nhiên của chúng, cũng vậy, khi động các nguyên nhân do ý chí, Ngài không ngăn cản các hành động do ý chí của chúng; nhưng Ngài hành động trong mỗi vật tùy theo bản tính riêng của nó. 4. Đường lối của nhân loại không phải là của họ trong sự thi hành sự lựa chọn của họ, vì trong sự thi hành này họ có thể bị ngăn trở, cho dầu họ muốn hoặc không muốn chính sự lựa chọn ở trong quyền hạn chúng ta, nhưng nó tiền giả thiết sự trợ giúp của Thiên Chúa. 5. Phẩm chất của nhân loại thuộc về hai thứ : phẩm chất tự nhiên và phẩm chất thêm vào cho bản tính. Phẩm chất tự nhiên có thể ở trong phần có trí năng, hoặc trong thân thể trong các năng lực của thân thể. Vậy bởi sự kiện này là nhân loại là như thế chỉ vì một phẩm chất tự nhiên ở trong phần có trí năng, nhân loại tự nhiên ước muốn cùng đích của mình, tức là sự hạnh phúc. Sự ước muốn này hẳn là một sự ước muốn tự nhiên và không lệ thuộc vào tự do ý chí, như rõ ràng bởi các điều đã nói trước (Q.28, a.1 and 2). Còn về phần thân thể và các năng lực của nó, nhân loại có thể là như thế bởi một phẩm chất tự nhiên, theo mức độ họ có tính tình này hay tính tình khác hoặc được sắp đặt thế này hay thế kia do ấn tượng của các nguyên nhân hữu hình, mà các nguyên hữu hình này không thể đụng tới phần có trí năng, vì phần có trí năng không phải là hiện thể của cơ quan hữu hình nào. Vậy mỗi người là thể nào tùy theo phẩm chất hữu hình, thì mục đích xem ra là thể ấy đối với người đó, vì bởi sự sắp đặt thể này, hoặc thể khác mà nhân loại nghiêng về việc lựa chọn hoặc vứt bỏ một cái gì. Mà các xu hướng này tùng phục sự phán đoán của lý trí, vì thị dục hạ tầng vâng lời lý trí, như đã nói trước (Q.81, a.3). Vậy điều này không có phương hại gì đối với tự do ý chí. Các phẩm chất thêm vào cho bản tính là các tập quán và các đam mê, vì chúng mà nhân loại nghiêng về sự vật này hơn về sự vật kia. Và các xu hướng vẫn tùng phục lý trí, như chúng ta có thể thu được chúng bằng cách hoặc tạo nên chúng nó hay sắp đặt chúng ta với chúng nó, hoặc vứt bỏ chúng nó. Và như thế không có gì ngược với tự do ý chí.
Tiết 2 Ý CHÍ LÀ MỘT NĂNG LỰC ?
VẤN NẠN : Xem ra tự do ý chí không phải là một năng lực. 1. Tự do ý chí chỉ là sự phán đoán. Mà sự phán đoán là sự hành động, chứ không phải là năng lực. Vậy tự do ý chí không phải là một năng lực. 2. Tự do ý chí được định nghĩa là khả năng của ý chí và của lý trí. Mà khả năng là tính dễ dàng phát xuất bởi tập quán. Vậy ý chí tự do là tập quán. Hơn nữa thánh Bênađô nói “ý chí tự do là tập quán của linh hồn sắp đặt chính mình” (Pierre Lombard, Sent. 2,24,3). Vậy tự do ý chí không phải là năng lực. 3. Không năng lực tự nhiên nào bị mất bởi tội lỗi, vì thánh Augustinô nói : “nhân loại lạm dụng tự do ý chí thì mất nó cũng mất chính mình” (Enchir. 30). Vậy tự do ý chí không phải là năng lực. TRÁI LẠI : Xem ra không cái gì ngoài năng lực, có thể làm chủ thể của tập quán. Mà tự do ý chí là chủ thể của ơn Thiên Chúa, vì nhờ đó nó lựa chọn điều gì tốt. Vậy tự do ý chí là một năng lực. TRẢ LỜI : Dầu tự do ý chí, theo ý nghĩa chính xác, biểu thị hành động, chúng ta trong cách nói thông thường, gọi tự do ý chí là cái gì làm nguyên lý của một hành động mà nhờ đó nhân loại phán đoán cách tự do. Nhưng ở trong chúng ta nói chung ta hiểu biết một sự vật nào vừa bởi sự hiểu biết vừa bởi năng lực có trí năng. Vậy tự do ý chí phải hoặc là một năng lực (St. Albert. summa de Creat creatur. 2.q.70, a.2), hoặc là một tập quán (St. Bonaventure In 2 Sent, d.25, pt.1. a.1,9.4), hoặc là năng lực với tập quán (Alex. de Hales, summa Theol. 2,1,390). Tự do ý chí không phải tập quán, cũng không phải là năng lực với tập quán, điều này được minh chứng theo hai cách: cách thứ nhất, vì nếu nó là tập quán, thì nó phải là tập quán tự nhiên; vì nhân loại tự nhiên có tự do ý chí. Mà trong chúng ta không có tập quán nào với các sự vật xuất hiện bởi tự do ý chí, vì chúng ta tự nhiên nghiêng về các sự vật mà chúng là tập quán tự nhiên đối với chúng, thí dụ, chấp nhận các nguyên lý sơ thủy. Và các sự vật mà chúng ta tự nhiên nghiêng về chúng, thì không lệ thuộc vào tự do ý chí chúng ta, như đã nói trong trường hợp ước muốn hạnh phúc (Q.82, a 1 and 2). Chủ trương tự do ý chí là một tập quán tự nhiên là trái ngược với ý niệm thật sự của nó; còn chủ trương nó là một tập quán không tự nhiên, thì mâu thuẫn với bản tính của nó. Vậy tự do ý chí hoàn toàn không phải là tập quán.
Tiết 3 TỰ DO Ý CHÍ LÀ NĂNG LỰC THỊ DỤC ?
VẤN NẠN : Xem ra tự do ý chí không phải là thị dục; mà là năng lực hiểu biết. 1. Thánh Damascenô nói: tự do ý chí lập tức cùng có với năng lực thuộc lý trí (De Fide Orth. 2,27). Mà lý trí là năng lực hiểu biết. Vậy tự do ý chí là năng lực hiểu biết. 2. Tự do ý chí được gọi tên như vậy dường như nó là sự phán đoán tự do. Mà phán đoán là hành động của năng lực hiểu biết. Vậy tự do ý chí là năng lực hiểu biết. 3. Hành động chủ yếu của tự do ý chí là sự lựa chọn. Mà lựa chọn xem ra thuộc về sự hiểu biết, vì nó bao gồm sự so sánh nào đó giữa sự vật này với sự vật khác, và điều này thuộc về năng lực hiểu biết. Vậy tự do ý chí là năng lực hiểu biết. TRÁI LẠI : Triết gia nói sự lựa chọn là sự ước muốn những sự vật ở trong năng lực của chúng ta (Eth. 3,3).Mà sự ước muốn là hành động của năng lực thị dục. Do đó, sự lựa chọn cũng vậy. Mà tự do ý chí làcái gì mà bởi đó chúng ta lựa chọn. Vậy tự do ý chí là năng lực thị dục. TRẢ LỜI : Hành động riêng của tự do ý chí là sự lựa chọn, vì chúng ta nói chúng ta có tự do ý chí, bởi vì chúng ta có thể nhận lấy sự vật này mà khước từ sự vật kia; và đó là lựa chọn. Vậy chúng ta phải xem xét bản tính của sự lựa chọn. Thì ra có hai yếu tố trong sự lựa chọn : một yếu tố về phía năng lực hiểu biết, một yếu tố nữa về phía năng lực thị dục. Phía năng lực hiểu biết đòi phải có cân nhắc mà bởi đó chúng ta phán đoán sự vật này được thích hợp cho sự vật khác; về phía năng lực thị dục đòi ăng lực thị dục chấp nhận sự phán đoán của sự cân nhắc. Vậy Triết gia nghi ngờ sự lựa chọn một cách chủ yếu thuộc về năng lực thị dục hoặc về năng lực có trí năng; bởi vì ông nói : “sự lựa chọn hoặc là trí năng có thị duc, hoặc là thị dục có trí năng” (Eth. 6.2). Lý do cho điều này, đó là bởi đối tượng riêng của sự lựa chọn là phương tiện đến mục đích. Mà phương tiện, với tính cách là phương tiện, có bản tính của sự tốt được gọi tên là “có ích”: mà sự tốt này, với tính cách như thế, là đối tượng của thị dục, do đó mà sự thị dục, do lựa chọn cách chủ yếu là hành động của năng lực thị dục. Như vậy, tự do ý chí là năng lực thị dục. GIẢI ĐÁP : 1. Các năng lực thị dục cùng có với các năng lực tri thức, và theo ý nghĩa này, thánh Damascenô nói tự do ý chí lập tức cùng có với năng lực có lý trí. 2. Sự phán đoán bao gồm và chấm dứt sự cân nhắc. Thì ra sự cân nhắc được chấm dứt, thứ nhất bởi sự phán đoán của lý trí; thứ nhì bởi sự chấp nhận của thị dục. Do đó, Triết gia nói : “sau khi đưa ra một sự phán đoán bởi sự cân nhắc, chúng ta ước muốn cách phù với sự cân nhắc” (Eth. 3,3). Và sự phán đoán bởi sự cân nhắc, theo ý nghĩa này, chính sự lựa chọn là sự phán đoán mà bởi sự phán đoán này tự do ý chí nhận lấy tên của mình. 3. Sự so sánh này được bao hàm trong từ ngữ lựa chọn, thuộc về sự cân nhắc đi trước mà sự cânnhắc đi trước này chính là hành động của lý trí. Dầu thị dục không làm sự so sánh, nhưng bởi vì nó bị động bởi năng lực hiểu biết, mà năng lực hiểu biết thực hiện sự so sánh, nó vẫn có một sự tương tự nào về sự so sánh, bằng cách lựa chọn sự vật này hơn sự vật kia.
Tiết 4 TỰ DO Ý CHÍ LÀ NĂNG LỰC PHÂN BIỆT VỚI Ý CHÍ ?
VẤN NẠN : Xem ra tự do ý chí là năng lực phân biệt với ý chí (cf. St. Albert. summa de Creatur. 2. q.70. a.2). 1. Thánh Damascenô nói thelesis là một sự vật, và bulesis là sự vật khác : thelesis là ý chí; còn bulesis là tự do ý chí, bởi vì bulesis, theo ông, là ý chí quan hệ với đối tượng bởi đường lối so sánh giữa hai sự vật. Vậy xem ra tự do ý chí là năng lực phân biệt với ý chí (De Fide Orth. 22). 2. Các năng lực được hiểu biết bởi các hành động của mình. Mà sự lựa chọn là hành động của tự do ý chí, được phân biệt với sự muốn, bởi vì ý chí quan hệ với mục đích, còn tự do ý chí quan hệ với phương tiện (Aristote, Eth. 2, q.70, a.2). Vậy tự do ý chí là năng lực phân biệt với ý chí. 3. Ý chí là thị dục thuộc về trí năng. Mà về phía trí năng có hai năng lực : trí năng tác động và trí năng thụ động. Do đó, ở phía thị dục thuộc trí năng cũng vậy, phải có một năng lực nữa ngoài ý chí. Và năng lực này chỉ có thể là tự do ý chí. Vậy tự do ý chí là năng lực phân biệt với ý chí. TRÁI LẠI : Thánh Damascenô nói tự do ý chí chỉ là ý chí. TRẢ LỜI : Các năng lực thị dục phải cân xứng với năng lực tri thức, như chúng ta đã nói trước (Q.64. a.2; q.80, a.2). Như ở phía sự hiểu biết của trí năng, chúng ta có trí năng và lý trí, thì cũng vậy ở phía thịdục thuộc trí năng, chúng ta có ý chí và tự do ý chí; mà tự do ý chí chỉ là năng lực lựa chọn. Và điều này được trông thấy rõ ràng bởi các tương quan của chúng nó đối với các đối tượng riêng và các hành động riêng của mình. Vì hành động hiểu biết bao hàm sự chấp nhận đơn thuần một su vật nào. và do đó chúng ta nói chúng ta hiểu biết bởi chính chúng nó, chứ không có sự so sánh nào. Còn suy luận, là đi từ sự vật này đến hiểu biết sự vật khác, và như vậy, nói cách chính xác, chúng ta suy luận chung quanh các kết luận được hiểu biết bởi các nguyên lý. Cũng vậy, về phía thị dục, ước muốn bao hàm thị dục đơn thuần đối với sự vật nào, và như thế ý chí được nói là quan hệ với mục đích, mà mục đích được ước muốn vì chính mình. Còn lựa chọn là ước muốn sự vật nào để cho được cái gì khác, và như thế, nói cách chính xác, nó quan hệ với phương tiện đến mục đích. Thì ra trong các vấn đề thị dục, mục đích quan hệ với phương tiện, còn phương tiện được ước muốn và mục đích; cũng vậy, trong sự hiểu biết, còn phương tiện được ước muốn vì mục đích; cũng vậy, trong sự hiểu biết, các nguyên lý quan hệ với kết luận mà chúng ta chấp nhận vì các nguyên lý. Vậy chúng ta trông thấy rõ ràng trí năng đối với lý trí thế nào, thì ý chí đối với năng lực lựa chọn cũng vậy; mà năng lực lựa chọn là tự do ý chí. Như đã trình bày trước, cũng một năng lực bởi bản tính của mình, vừa hiểu biết, vừa suy luận (q.79, a.8), như cũng một năng lực bởi bản tính của mình nghĩ và chuyển động. Do đó, cũng một năng lực bởi bản tính của mình, ước muốn và lựa chọn. Và vì lý do này, ý chí và tự do ý chí, không phải là năng lực phân biệt nhau, nhưng là một năng lực duy nhất. GIẢI ĐÁP : 1. Bulesis phân biệt với telesis bởi sự phân biệt về hành động, chứ không phải về năng lực. 2. Sự lựa chọn và sự muốn là những hành động dị biệt, nhưng chúng vẫn thuộc cũng một năng lực, như hiểu biết và suy luận mà chúng ta đã nói trước. 3. Trí năng được so sánh với ý chí theo tính cách nó đồng ý chí. Và do đó không cần phân biệt trong ý chí có ý chí tác động và ý chí thụ động.
|
Ý KIẾN BẠN ĐỌC