FRIEĐRICH ENGEN TIỂU SỬ
CHƯƠNG MỘT
SỰ HÌNH THÀNH NHÀ TƯ TƯỞNG VÀ NGƯỜI CHIẾN SĨ VÔ SẢN
L.F. Ilísốp (chủ biên). Frieđrich Engen tiểu sử. Đỗ Trần Đại, Đặng Lê Minh dịch. Trần Việt Tú hiệu đính. Hà Nội: Nxb. Khoa học xã hội, 1977. Đoạn tuyệt với nhóm «Nước Đức trẻ». Engen và «Những người tự do» Chủ nghĩa dân chủ cách mạng của Engen, ước vọng của ông muốn tìm ở trong triết học một luận cứ chứng minh cho cương lĩnh chính trị - xã hội cách mạng đã thúc đẩy ông đoạn tuyệt hoàn toàn với nhóm « Nước Đức trẻ ». Ngay ở Bremen trong những năm 1839– 1840 ở đàng sau những câu nói hoa mỹ của một số nhà văn trong nhóm « Nước Đức trẻ » ông đã thấy được tính do dự của họ, việc họ không có khả năng thực hiện những hành động kiên quyết. Sau này, khi ở Béclin, ông đã đi đến kết luận rằng ảnh hưởng các quan điểm cộng hòa cấp tiến của Bớcnơ đối với nhóm này hoàn toàn không lớn như trước đây ông tưởng, rằng nhóm « Nước Đức trẻ » với đường lối chính trị tự do không triệt để của nó vẫn đứng trên lập trường cũ, mặc dầu cuộc sống đã tiền về phía trước, do đó « trào lưu này đã đánh mất hết mọi nội dung tư tưởng mà một lúc nào đó nó đã có »[1]. Mùa hạ năm 1842, Engen đã công khai và kiên quyết tách khỏi nhóm « Nước Đức trẻ ». Tháng Sáu năm 1842, ông đã bày tỏ thái độ đối với nhóm đó trong bài « Alecxanđrơ Yung ». « Những bài giảng về nền văn học hiện đại của người Đức». Ông phê phán phái Hêgen trẻ vì phái đó đã đóng kín cửa trong môi trường văn học chật hẹp, đã tự tách khỏi đời sống chính trị, xa rời những nguyên lý triết học tiên tiến. “... Cuộc đấu tranh của các nguyên lý đang ở độ gay gắt nhất đó là cuộc đấu tranh một mất một còn, đạo Cơ đốc được đưa ra mạo hiểm, cuộc vận động chính trị tràn ngập tất cả, thế mà ông Yung tốt bụng vẫn còn quanh quần trong niềm tin ngây thơ cho rằng « dân tộc » không có công việc nào khác ngoài việc căng thẳng chờ đợi một vở kịch mới của Gutxcốp, chờ đợi cuốn tiểu thuyết đã hứa hẹn của Muntơ, những câu chuyện thần kỳ tiếp theo của Laubơ. Trong khi tiếng gọi chiến đấu vang lên trên toàn nước Đức, trong khi những nguyên lý mới được thảo luận ngay dưới tai của ông ta, thì ông Yung lại ngồi trong gian phòng chật hẹp của mình, cắn bút và suy nghĩ về khái niệm “cái hiện đại »[2] Phê phán kịch liệt các nhà văn của nhóm « Nước Đức trẻ» về tính vô nguyên tắc về tư tưởng của họ, về việc ủng hộ Selinh, Engen đã kiên quyết và vĩnh viễn tách khỏi những con người ấy, “Cần phải hy vọng là ông ta (Yung – B.T) giờ đây đã hiểu được rằng chúng ta không muốn và không thể kết nghĩa anh em với ông ta. Những loài lưỡng thê thảm hại ấy và những con người có hai linh hồn là vô dụng đối với cuộc đấu tranh mà chỉ có những người có tính tình kiên quyết mới có thể mở đầu và có thể tiếp tục ».[3] Sau này, vào năm 1851, Engen đã nhận định nhóm « Nước Đức trẻ » là một tập đoàn gồm những nhà văn đầy tham vọng, họ « các yếu tố của sự đối lập chính trị trộn lẫn với những hồi ức ở trường đại học còn chưa tiêu hóa hết về triết học Đức và trộn lẫn với những mẩu bị hiểu sai lạc về chủ nghĩa xã hội Pháp, đặc biệt là về chủ nghĩa Xanh Ximông »[4] Lập trường của Engen đối với nhóm « Nước Đức trẻ» nói lên bước chuyển dứt khoát của ông sang đấu tranh chống khuynh hướng “trung dung», chống chủ nghĩa tự do. Lúc bấy giờ chống lại các nhà tư tưởng của phái “trung dung" còn có những người khác trong phái Hegen trẻ, đặc biệt là anh em Bauơ, hai người này cùng với một số người đồng tư tưởng của họ ở Béclin đã kết hợp thành nhóm “Những người tự do". Nhưng sự phê phán của họ đối với chủ nghĩa tự do mang tính chất trừu tượng ; họ bỏ qua những điều kiện cụ thể và những nhiệm vụ cấp thiết của cuộc đấu tranh chính trị ở nước Đức và chỉ tập trung tuyên truyền chủ nghĩa vô thần mà thôi. Khác với anh em Bauơ và những người thân cận xung quanh họ, tuy có thời kỳ liên minh với "Những người tự do”, nhưng Engen vẫn bảo vệ sự cần thiết phải thực tiễn tham gia phong trào chính trị và dân chủ. Đặc biệt, lập trường đó của Engen đã phản ánh vào trong bài thơ phóng thích “Sự giải thoát mầu nhiệm của kinh thánh khỏi sự ám hại táo bạo, hay là sự thắng lợi của niềm tin”, do ông viết vào mùa hạ năm 1842 với sự tham gia của E. Bauơ. Bài thơ đã mô tả cuộc đấu tranh của phái Hegen trẻ chống những kẻ ủng hộ tôn giáo, chống những kẻ thù của triết học Hegen. Đồng thời Engen chế giễu cái mâu thuẫn đặc trưng của phái Hêgen trẻ, trong đó có cả « Những người tự do », tức mâu thuẫn giữa lời nói cách mạng và sự xa rời mọi hoạt động thực tiễn. Ví dụ, A. Rugơ một nhân vật của bài thơ đã thuyết phục các chiến hữu rằng: « Công việc của chúng ta chỉ là ở lời nói, và mãi sau này vẫn thế, Quả thực tiễn tự nó sẽ rơi xuống từ cái cây trừu tượng"[5] Một nhân vật khác của trường ca, Coppen, xông vào cuộc chiến đấu, « Dữ tợn nheo mày, Nhưng vẫn cố đổ càng ít máu càng tốt »[6] Engen gọi Cơppen yêu hòa bình (vì ông ta ủng hộ trật tự) và Bulơ – chỉ giống phần tử xăngquylốt về bề ngoài – là những người thuộc phải Girôngđanh. Ông tin rằng trong thời gian cuộc chiến đấu quyết định, Stiêcnơ, kẻ phô trương tính chất cấp tiến của các quan điểm của hắn cũng sẽ không dám liều thân. Foiơbắc hiện thân cho « cả một phe những người vô thần và vô sỉ »[7], như Engen nói, cũng bị ông trách cứ là quá thổi phồng sức lực của một cá nhân riêng lẻ, là phủ nhận ý nghĩa của những hành động tập thể. Về Engen, trong bài ca nói rằng ông "tả hơn tất cả”, ông là một người thuộc phái Núi, bao giờ và ở đâu ông cũng đều “không hòa hoãn và hăng say”, « Anh thông thạo một việc: chơi với máy chém, Và chỉ thích một bài ca trữ tình duy nhất, Cụ thể là bài ca chỉ có một điệp khúc: Formez vos bataillons! aux armes, citoyens! »[8] Sau này, chính ước mong nóng bỏng của Engen muốn tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chính trị chống các trật tự phản động ở Đức đã dẫn ông đến chỗ từ bỏ « Những người tự do» là những người xa rời cuộc sống, xa rời những nhiệm vụ hiện thực của sự phát triển tiến lên của đất nước, họ không phải là một nguy cơ hiện thực nào đối với chính phủ và chỉ làm mất uy tín phong trào dân chủ. Sự phát triển của các quan điểm triết học của Engen trên con đường tổng hợp một cách sáng tạo các tư tưởng duy vật của Foiơbắc với các nguyên lý biện chứng của triết học Hegen cũng đã tách ra khỏi nhóm “ Những người tự do”, với nền triết học tự ý thức, nhóm đó đã từ Hegen đi lùi về phía sau, về với Fistơ, với chủ nghĩa duy tâm chủ quan. [1] C. Mác và F. Engen. Toàn tập, t. I, tr. 48. [2] C. Mác và F. Engen. Toàn tập, t. 1, tr. 474 - 475 [3] 2. Sđd, tr. 485. [4] C. Mác và F. Engen. Toàn tập, t. 8, tr. 16. [5] C. Mác và F. Engen. Toàn tập, t. 41, tr. 306. [6] Sđd, tr. 313. [7] Sđd, tr. 304. [8] « Hỡi các công dân, hãy cầm lấy vũ khí! Hãy lập thành những tiểu đoàn!». Đây là lời ca trong bài Mácxâye(—B.T.). C. Mác và F. Engen. Toàn tập, t. 41, tr. 303.
|
Ý KIẾN BẠN ĐỌC