Nhận thức luận | Khoa học luận

Khoa học không biết đến ranh giới quốc gia

 

KHOA HỌC KHÔNG BIẾT ĐẾN RANH GIỚI QUỐC GIA

 

Zhores Alferov. Nauka ne znaet nacionalnykh granic. Trud, 11/5/2006.

LÊ SƠN dch

 

Trả lời phỏng vấn báoLao độngcủa Zhores Ivanovich Alferov (sinh năm 1930), nhà vật nổi tiếng, viện Viện Hàn lâm khoa học Belarus, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học Nga, Chủ tịch Trung tâm khoa học Saint Peterburg, giải thưởng Lenin (1972), giải thưởng quốc gia Liên (1984), giải thưởng Nobel về vật (2001).

 

-  Thưa  Zhores  Ivanovich,  chỉ  mới đây thôi chúng ta cũng không thể nghĩ rằng các dân tộc của Đất nước Xô Viết lại là những công dân thuộc các quốc gia khác nhau. Ông nhìn nhận như thế nào về những gì đã xảy ra trong khu rừng Belovezhskaja[1]  ở Belarus?

- Tôi tin rằng sự tan vỡ của Liên bang Xô Viết là tấn bi kịch lớn nhất của thế kỷ XX. Trong các nước chúng ta, chỉ một dúm người nắm quyền lãnh đạo trong Đảng kiêm các nhà tài phiệt và giới thượng lưu cầm đầu các quốc gia được  thành  lập  trên  cơ  sở  của  các  nước Cộng hoà Liên bang là có lợi mà thôi. Đại  đa  số  dân  chúng  đã  bị  lừa  gạt  và hiện nay sống vô cùng khó khăn.

Có một trường hợp ngoại lệ, đó là nước Belarus quê hương của tôi. ở đó không có những vấn đề phát sinh trên cơ sở dân tộc giữa những người nói tiếng Nga và cái gọi là dân tộc có tước hiệu, chẳng hạn như trong các nước cộng hoà vùng Baltic. Trong gia đình đa dân tộc Belarus, tất cả mọi người đều sống trong hoà bình và đồng thuận. Belarus là một tấm gương sáng cho tất cả các nước cộng hoà liên bang trước đây.

Tôi thường hay đến đó. Dân tộc của tôi sống ở đấy, tôi yêu quí Belarus. Tôi thường tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo quốc tế. Tháng 10 năm ngoái Tổng giám đốc UNESCO đã mời tôi với tư cách là một vị khách dự cuộc hội nghị bàn tròn giữa các bộ trưởng khoa học và giáo dục của tất cả các nước trên thế giới. Vị khách mời thứ hai là cố vấn của Tổng thống George Bush về khoa học John Marburger. Ông là nhà vật lý và là một chuyên gia giỏi. Tôi nghĩ rằng chính  sách khoa  học của Mỹ là tương đối đúng đắn vì Tổng thống Mỹ có những cố vấn lành nghề về khoa học.

Tôi và John ngồi cạnh nhau, phát biểu ủng hộ nhau và ông ta thường trích dẫn tôi. Trong khi trò chuyện, tôi đã nói với ông ấy rằng, theo tôi, nước Mỹ đã bỏ ra hàng triệu đô la vô ích cho cuộc bầu cử ở Belarus. Nhân dân Belarus vẫn cứ bầu Aleksandr Lukashenko. Và tôi nói thêm rằng, theo tôi, trong số tất cả các nước Cộng hoà ở thời hậu Xô Viết, chính nước Cộng hoà Belarus là nước đáp ứng đầy đủ nhất những chuẩn mực của Liên minh châu Âu. Và tôi nghĩ rằng nước tôi đã gặp may là vào thời điểm khó khăn này nó có một thủ lĩnh như vậy.

- Mới đây ông có một cuốn sách được tái bản - cuốn Khoa học hội. Trong đó có những hồi ức nào về Tổ quốc không?

- Tôi đã dành 5 chương cho những năm thơ ấu và niên thiếu của tôi, kể cả những năm ở quê hương Belarus của tôi. Tôi  cho  phép  mình  được trích dẫn đôi điều ở đây. Trong pho Bách khoa toàn thư xuất bản trước cách mạng có viết rằng người dân Belarus là những người nghèo khổ nhất trong số tất cả các người Nga. Thời ấy mọi người quả thật sống rất nghèo. Tôi biết được điều đó qua những câu chuyện kể của cha mẹ tôi. Mẹ tôi có 6 chị em, cha tôi có 2 anh trai và 1 em gái. Trẻ con chỉ được uống sữa đã lấy kem từ con bò của nhà, còn kem sữa và bơ thì để bán. Giày dép và quần áo được truyền từ đứa lớn đến đứa nhỏ. Vì không có tiền mua sắm cho từng người…

Trong những năm dưới chính quyền Xô Viết, Belarus trở thành một trong những cộng hoà giàu có nhất Liên bang Xô Viết. Tôi còn nhớ vào giữa những năm 80, trong khi ở nhiều nước Cộng hoà, các quầy hàng đều trống rỗng thì ở Minsk các cửa hàng vẫn đầy ắp hàng hoá cứ y như tại các thủ đô giàu có nhất ở phương Tây. Nhưng không chỉ có kinh tế là phồn thịnh. Văn học, nghệ thuật của Belarus cũng phát triển mạnh. Niềm vinh quang của Nhà hát kịch nói Belarus mang tên Janka Kupala đã vang vọng khắp đất nước Liên Xô.

Một đặc điểm nổi bật của nước cộng hoà này là ở đó không có những vấn đề dân tộc ngay cả khi chủ nghĩa dân tộc chứ không phải là chủ nghĩa yêu nước trên thực tế đã phát triển như vũ bão trong tất cả các nước Cộng hoà liên bang trước đây. ở đó, tồn tại hai ngôn ngữ mang tính chất quốc gia. Trong tập giáo trình của Aleksandr Lukashenko giảng tại trường Đại học Tổng hợp Belarus mà ông gửi cho tôi, tôi đọc thấy có một sinh viên hỏi ông rằng tại sao ở Belarus, một quốc gia có chủ quyền, lại có hai quốc ngữ. Tổng thống đã trả lời như sau: “Chúng ta trong một thời gian dài đã chung sống với nhau, trong những năm tháng ấy, người Belarus chúng ta đã đưa vào tiếng Nga rất nhiều thứ. Đó là tài sản chung của chúng  ta  và  chúng  ta  không  bao giờ được đánh mất nó”. Trong khi trả lời câu hỏi về ngôn ngữ, Aleksandr Lukashenko, theo tôi nghĩ, đã giải đáp cho một vấn đề quan trọng nhất của các dân tộc trong Liên bang Xô Viết trước đây: chúng ta trong một thời gian dài đã sống  cùng  với  nhau,  đã  trở  thành  một gia  đình  hoà  thuận  tối  lửa  tắt  đèn  có nhau.  Chúng ta không bao giờ được đánh mất cái tài sản chung quí báu đó.

Và Belarus đã nêu lên cho tất cả mọi người một tấm gương sáng: trong những điều kiện rất khó khăn phức tạp - cơ cấu xã hội-chính trị của hai nhà nước chúng ta rất khác nhau - Belarus hướng tới việc xây dựng một nhà nước Liên bang. Trong khi đó Hoa Kỳ và EU tìm đủ mọi cách ngăn cản điều ấy.

- Thưa Zhores Ivanovich, ông có thể nói điều gì về sự hợp tác khoa học của hai nước chúng ta? Giữa các nhà khoa học Belarus và Nga liệu có tồn tại những rào cản nào không?

- Các cán bộ khoa học là những người theo chủ nghĩa quốc tế xét về bản chất, bởi vì giữa chúng ta không có ranh giới. Chẳng hạn, năm 1960 tôi lần đầu tiên tham dự một Hội nghị quốc tế về vật lý các chất bán dẫn diễn ra ở Praha, hồi đó tôi 30 tuổi. Phát biểu tại phiên bế mạc là John Bardeen, một trong số những nhà vật lý lỗi lạc trong lĩnh vực của chúng tôi, nhà khoa học duy nhất trong lịch sử khoa học thế giới được nhận hai giải Nobel về vật lý học. Gần 50 năm tôi vẫn nhớ rõ lời phát biểu của ông: “Việc khoa học không có ranh giới quốc gia - điều này các nhà khoa học biết rất rõ, nhưng phải thường xuyên nói cho đông đảo công chúng biết điều ấy. Ngành vật lý bán dẫn được tạo ra là nhờ những công trình nghiên cứu xuất sắc của Frenkel và Ioffe của Liên Xô, Wigner và Shottky của Đức, Mott và Willson của Anh”.

Khi ông gọi tên những đồng bào của tôi - Frenkel và Ioffe, tôi cảm thấy rất tự hào vì Tổ quốc của mình. Giữa chúng tôi với các nhà khoa học phương Tây ngay lúc đó cũng không hề có ranh giới.  Nhất là giữa các nhà khoa học của Nga và Belarus lại càng không có ranh giới. Đối với chúng tôi, toàn thế giới là một không gian khoa học thống nhất. Nhà khoa học chân chính mong muốn đem những kết quả mà mình thu nhận được phổ biến cho toàn giới khoa học. Và  ở đâu  những  nghiên  cứu  cơ bản được  phát  triển,  ở  đâu  khoa  học  cơ  bản được cổ vũ thì ở đó xuất hiện những điều kiện để nhanh chóng thực sự biến những thành tựu mới thành hiện thực. ở ta, động lực thúc đẩy khoa học bao giờ cũng là Viện Hàn lâm. ở nước Nga dưới thời đế chế, Viện Hàn lâm do Pie Đại đế sáng lập. ở Belarus, Viện Hàn lâm xuất hiện vào năm 1929, còn sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa học Belarus diễn ra vào những năm hậu chiến. Và ở đây Liên bang Xô Viết đã đóng một vai trò hết sức to lớn.

Ngành vật lý học của Belarus có gốc rễ từ Leningrad. Vào đầu những năm 50 các nhà vật lý có tên tuổi của Leningrad là Boris Stepanov, Mikhail Eljashevich, Anton Sevchenko đã được bầu làm Viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Belarus và đã chuyển đến Minsk. Hiện nay Viện Vật lý mang tên Boris Ivanovich Stepanov là Trung tâm các nghiên cứu vật lý  ở Belarus. Tổ bộ môn của Mikhail Eljashevich vốn được thành lập tại trường Đại học Tổng hợp là Trung tâm vật lý lý thuyết. Anton Nikiforovich Sevchenko, một nhà tổ chức độc đáo và xuất chúng, đã biến trường Đại học Tổng hợp Belarus thành một trung tâm hùng mạnh không chỉ của những nghiên cứu vật lý, mà còn của hàng loạt các khuynh hướng khác. Năm 1956 ở Belarus được thành lập Viện Vật lý chất rắn và chất bán dẫn, Viện trưởng đầu tiên của cơ quan nghiên cứu này là Nikolai Nikolaevich Sirota, một người Moskva chuyển đến Belarus. Theo chỗ tôi được biết, hiện nay ông vẫn còn sống, mặc dầu ông đã ngoài 90 tuổi và lại trở về Moskva. Hiện nay Viện của ông trở thành một trung tâm nghiên cứu cực mạnh.

Mới đây ở Moskva, tại Viện Hàn lâm khoa học Nga đã diễn ra cuộc Hội thảo chuyên đề về điện tử học tần siêu cao. Tại cuộc Hội thảo này được thông báo những công trình mà sự xuất hiện là nhờ có sự hợp tác không chỉ với các nhà khoa học Belarus. Chúng tôi có những chương trình nghiên cứu chung với cả Ukraina trong lĩnh vực vật lý NANO. Đáng tiếc là ở Nga người ta chưa hiểu thấu triệt về ý nghĩa của sự hợp tác như vậy.

Hiện nay khoa học lâm vào tình trạng hết sức khó khăn trên khắp vùng không gian hậu Xô Viết. Các Viện Hàn lâm chỉ thực sự được duy trì ở Nga, Belarus và Ukraina nhờ uy tín lớn lao của Boris Paton. Và nếu nước Nga trên thực tế đã đánh mất khoa học ngành thì Belarus vẫn giữ được không chỉ Viện Hàn lâm khoa học mà còn cả một loạt Viện nghiên cứu chuyên ngành.

Tất nhiên người dân Belarus sống rất khó khăn. Họ không có dầu, không có khí đốt, không có kim loại, mà việc buôn bán mang lại những khoản tiền khổng lồ. Tất cả những gì mà người dân Belarus kiếm được - đó là đôi tay và khối óc của họ. Và nước Cộng hoà này cho tất cả mọi người thấy rằng chỉ bằng cách tận dụng những nguồn dự trữ đó cũng có thể phát triển có kết quả nền kinh tế  và  quan tâm  đến  những  công dân không được bảo vệ nhất của đất nước.

Ở Nga, rút cuộc, người ta đã bắt đầu hiểu  ra  rằng  chỉ  bằng  cách  đem  bán nguyên liệu thôi thì sẽ không thể ấm no được. Đã đến lúc phải đem tiền bạc do các nguyên liệu mang năng lượng đem lại để đầu tư vào sự phát triển các công nghệ cao. Nền kinh tế chủ yếu được xây dựng trên những công nghệ cao. NƯớc Nga rất lạc hậu so với các nước phương Tây về phương diện này.

Còn nói về Belarus thì dưới thời Xô Viết nước này được gọi là phân xưởng lắp ráp của Liên Xô. Và nhờ trời, tiềm năng của nó được bảo quản và đang phát triển rầm rộ. Đúng thế, chẳng hạn, ngày nay ngành điện tử học vốn gần gũi nhất với tôi đang ở trong những điều kiện phức tạp, nhưng các xí nghiệp “Planar” và “Integral” vẫn tiếp tục hoạt động và thậm chí cho ra nhiều sản phẩm hơn là dưới thời Xô Viết. “Planar” buộc phải tổ chức sản xuất cho các thị trường nước ngoài, và Trung Quốc là một trong những người đặt hàng lớn nhất của nó. Và mối quan hệ qua lại của chúng tôi cũng phát triển. Phòng thí nghiệm của tôi hợp tác với cả Viện Vật lý lẫn Viện chất bán dẫn trực thuộc Viện Hàn lâm khoa học Belarus, với Viện chuyên ngành về các vật liệu vô tuyến điện. Hiện nay khoa học của Belarus đã đạt được những thành tựu ở trình độ thế giới trong lãnh vực vật lý bán dẫn, trong vật lý lazer, trong vật lý nhiệt học.

Chúng ta phải phát triển sự hợp tác của chúng ta, còn những kết quả của nó sẽ phục vụ lợi ích không chỉ của nước Nga và Belarus mà còn của cả thế giới nữa.

 


Nguồn: Thông tin Khoa học xã hội, số 11, 2006, tr. 51-54.


 

[1] Tại toà lâu đài nổi tiếng trong khu rừng này tháng 12 năm 1991 những nhà lãnh đạo các nước Belarus, Nga và Ucraina đã ký hiệp ước về sự ngừng tồn tại của Liên bang Xô Viết và thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt