LUẬN ÐẠI THỪA BÁCH PHÁP MINH MÔN BẢN SỰ PHẦN TRUNG LƯỢC LỤC DANH SỐ
SỐ 1614
Tác giả: Bồ-tát Thiên Thân. Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng đời Ðường.
Như Ðức Thế tôn dạy: “Tất cả pháp đều vô ngã”. Vậy thế nào là tất cả pháp? Thế nào là vô ngã? Tất cả pháp lược có năm thứ: 1. Tâm pháp 2. Tâm sở hữu pháp 3. Sắc pháp. 4. Tâm bất tương ưng hành pháp. 5. Vô vi pháp
Tất cả là hơn hết
Theo thứ lớp nêu rõ: 1. Nhãn thức. 2. Nhĩ thức. 3. Tỷ thức. 4. Thiệt thức. 5. Thân thức. 6. Ý thức. 7. Thức Mạt-na . 8. Thức A-lại-da . Thứ 2: Tâm sở hữu pháp lược nêu có năm mươi mốt thứ, chia làm sáu vị: 1. Biến hành có năm. 2. Biệt cảnh, có năm. 3. Thiện, có mười một. 4. Phiền não, có sáu. 5. Tùy phiền não có hai mươi. 6. Bất định có bốn.
Thứ 3: Sắc pháp lược có mười một thứ: là Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, sắc, thanh, hương, vị, xúc, sắc thuộc về pháp xứ. Thứ 4: Bất tương ưng hành pháp, lược có hai mươi bốn thứ: Ðắc, mạng căn, chúng đồng phần, tánh khác sanh, định Vô tưởng, định Dứt hết, báo Vô tưởng, danh thân, cú thân, văn thân, sanh, già (dị), trụ, vô thường, trôi lăn, định dị, tương ưng, thế tốc, thứ tự, phương, thời, số, tánh hòa hợp, tánh không hòa hợp. Thứ 5: Pháp vô vi lược có sáu thứ: Hư không vô vi, trạch diệt vô vi, phi trạch diệt vô vi, bất động diệt vô vi, tưởng thọ diệt vô vi, và chân như vô vi. Nói vô ngã lược có hai thứ: Bổ-đặc-già-da vô ngã (người vô ngã), pháp vô ngã.
Nguồn: Linh Sơn pháp bảo Đại Tạng Kinh, T110, DGL 7 (43) | Bản chữ Hán: Đại Chính tân tu Đại Tạng Kinh, T1614 大乘百法明門論.
|
Ý KIẾN BẠN ĐỌC