Cả hai phong trào này đã làm thay đổi quan niệm về nghệ thuật, việc đồng hóa người sáng tạo với Chúa – người đã sáng tạo ra vũ trụ và việc đồng hóa tác phẩm với một vật đơn thuần chỉ để ngắm nhìn, đã minh họa cho việc thế tục hóa thế giới dần dần ở châu Âu, nhưng cũng góp phần kéo theo sự thiêng liêng hoá mới của nghệ thuật.
IMMANUEL KANT (1724-1804) | BÙI VĂN NAM SƠN dịch và chú giải || Cái đẹp trùng hợp với cái cao cả ở chỗ cả hai đều làm hài lòng trên cơ sở của chính mình. Ngoài ra còn ở chỗ: cả hai đều không lấy một phán đoán của giác quan lẫn một phán đoán xác
Cách nói nhún nhường lễ nhượng này của Ưng Trình khiến cho người đọc tưởng rằng: trong mong muốn, nguyện vọng của tác giả thì việc viết Luận ngữ tinh hoa còn có một mục đích là để thâm nhập sâu hơn vào thế giới của Khổng tử, của Thánh đạo.
Lý tính và tự do là hai đặc điểm của nhân loại. Hai đặc điểm ấy vốn dĩ đi kèm nhau và xuất hiện với nhân loại. Tuy nhiên, ta không thể nói gọn trong một câu: lý tính là gì và tự do là gì. Vì rằng tất cả lịch sử là một nỗ lực của nhân loại để tiến đến lý tính và tự do. Chính vì chúng ta còn trên đường để đi tới hai đặc điểm của nhân loại ấy, mà chúng ta chỉ có thể xem lại, xem lý tính và tự do đã thực hiện trong lịch sử nhân loại thế nào, và để dự phóng về tương lai một vài đường lối.
Quan niệm Feuerbach đã được tóm tắt thật là gọn gàng : Cái mộ chôn con người ta chính là nơi sinh ra các thần linh, nghĩa là : chính vì con người ta biết mình phải chết cho nên mới bày đặt ra là có các thần linh.
THÂN VĂN TƯỜNG || Ông G.Marcel không như các ông Sartre và Merleau Ponty là đồ đệ của các triết gia sinh tồn Đức. Cuốn nhật ký siêu hình của ông cùng xuất bản một năm với cuốn Sein und Zeit của ông Heiddeger (1927). Nếu ta tin ở lời ông
Bài tham luận này đặt lại lối nhìn nhân bản về công lý, và đề nghị hiểu trách nhiệm xã hội theo nghĩa nghĩa vụ tôn trọng con người nhân cách. Theo Jean-Jacques Rousseau, nhà triết học từng phân biệt hai quan niệm ý chí chung (volonté générale) và ý chí con người (ý chí của tất cả mọi người, volonté du tous), chúng tôi tách biệt quan niệm về trách nhiệm: trách nhiệm như là bổn phận hay nhiệm vụ ra khỏi trách nhiệm như là nghĩa vụ.
Định nghĩa của Durkheim phát biểu rằng “chức năng” của một thiết chế xã hội là sự tương ứng giữa nó với những nhu cầu của cơ thể xã hội. Trước hết, để tránh tình trạng hàm hồ có thể có và nhất là tránh khả năng của một lý giải mang tính mục đích luận, tôi muốn thế thuật ngữ “nhu cầu” bằng thuật ngữ “những điều kiện tất yếu cho tồn tại”
rong lịch sử sinh thành của khái niệm "xã hội dân sự" nơi các nhà tư tưởng cổ điển Tây phương, người ta có thể nhận thấy rằng diễn trình biến chuyển của khái niệm này thực ra biểu hiện những sự thay đổi trong các quan điểm lý thuyết về các mối quan hệ giữa các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội, đặc biệt là mối quan hệ giữa nhà nước với xã hội.
Luận điểm xuất phát của triết học Lyotard là quan niệm về thực tại (reality). Theo ông, thực tại luôn xảy ra những sự kiện đặc thù, kỳ dị khiến cho mọi sự mô tả mang tính duy lý không còn đúng nữa. Trong Kinh tế dục năng (Libidinal Economy, xuất bản năm 1974), J.F.Lyotard xem thực tại là cái luôn bao gồm những sự kiện không thể tiên đoán được, không hề có tính quy luật, nhưng có thể đúc kết được
Trong học giới nước ta, mấy năm nay, phong trào khoa học rất thịnh hành. Nhiều người nếu không dùng hai chữ “khoa học” vài lần trong một ngày, đêm không ngủ yên. Tác giả nào không đội lốt khoa học tự thấy yếu bóng vía và rất sợ độc giả chỉ trích. Trong lắm phạm vi không thể dùng phương pháp khoa học được, họ cũng cố ép khoa học vào. Họ tưởng nếu không có thần khoa học ủng hộ thì không thể nào xong được công việc. “Mốt” khoa học bành trướng một cách rất oanh liệt.
Hệ tư tưởng của dòng thiền Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập, như thế đã giải quyết một loạt các vấn đề đặt ra cho Phật giáo Việt Nam vào thời đó nhằm cơ bản thỏa mãn được các đòi hỏi của dân tộc, mà trước đó chưa được thỏa mãn. Hệ tư tưởng này đã được chứng minh là xuất phát từ thực tiễn của Đại Việt và có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề do thực tiễn này phát sinh.
Logic học là khoa học xuất hiện rất sớm trong lịch sử. Nó xuất hiện vào thế kỷ thứ IV trước công nguyên, khi sự phát triển của khoa học nói riêng và tư duy nói chung đã đòi hỏi phải trả lời câu hỏi: làm thế nào để đảm bảo suy ra được kết luận đúng đắn, chân thực từ các tiền đề chân thực?
Đó là lần đầu tiên xuất hiện bằng tiếng Pháp cụm từ “Nghệ thuật vị nghệ thuật” (l’art pour l’art), nhưng người ta phải có sự phân biệt các loại “mục đích”: mục đích mà người nghệ sĩ đã đề ra trước tiên, với ý định minh họa cho tác phẩm với mục đích nội tại, gắn liền với tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là các tác phẩm vĩ đại
Tôi muốn tỏ ra cho biết hai bên trái ngược nhau, không thể dung nhau mà thôi: Tây phương chuộng khoa học, Đông phương chuộng huyền học; Tây phương trọng tự chủ, Đông phương trọng thống thuộc; Tây phương quý tấn thủ, Đông phương quý an phận. Xem ba điều trên đây thì thấy ra hai cái tư tưởng Đông và Tây nó phản đối nhau như phương nam với phương bắc, như mặt trăng với mặt trời.
Đặng Huy Trứ cho rằng: “Tạo hóa sinh ra ta không phải để ngồi không, đối với cái lợi, cái hại của dân sớm đã có quan hệ. Văn chương, sớ tấu tầm thường đâu phải là vàng ngọc. Trăm vạn dân đen há là cỏ rác ? Muốn được làm dòng nước nhỏ chảy về biển cả và đâu chịu tay không mà xuống núi cao ?