Trần Đức Thảo sinh ngày 16 tháng 9 năm 1917 tại Thái Bình, miền Bắc Việt Nam. Năm 1936, ông sang Pháp, nơi ông theo đuổi việc nghiên cứu triết học của mình. Đó cũng là nơi ông gặp Sartre, Merleau-Ponty, và Jean Cavaillès - người đã giới thiệu triết học Husserl
Con người là một hệ thống, thống nhất biện chứng nhiều phân hệ, tức là nhiều hàng bản chất riêng, liên hệ hỗ tác với nhau từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới, do đấy mà tất cả những cái riêng liên hệ với nhau như thế thì cấu thành cùng một cái chung cụ thể, cái hệ thống chung của con người.
Trong phạm vi bài nghiên cứu này, chúng tôi không có ý mở một cuộc thảo luận rộng rãi đến thế. Đây chỉ nhằm đi đến một nhận định cụ thể về giá trị bài Hịch tướng sĩ. Dù có được kể vào văn học Việt nam hay không, bài ấy cũng đánh dấu một bước quyết định trong cuông cuộc xây dựng tinh thần dân tộc, phản ánh một thời đại vinh quang trong lịch sử Việt nam. Vậy chúng ta hãy nhận đây là một tác phẩm thiên tài của văn hoá dân tộc, và đi vào nội dung cụ thể.
Trần Đức Thảo là hiện tượng tiêu biểu của người trí thức Việt Nam thế kỷ XX, người vừa là sản phẩm vừa là nạn nhân của thời đại, đồng thời cũng là người góp phần tạo ra thời đại. Đó là thời đại mà, nói như nhà thơ Trần Dần, “nạn hữu”một thời với ông, khi thì “có chân trời nhưng không có người bay”, khi thì “có người bay nhưng không có chân trời”. Ông không thể thành một thiên tài mà chỉ là một “thần đồng triết học”(như cách gọi của một số người), vì ông đã chấp nhận thân phận một trí thức hiến tế của cách mạng.
Mình đang ngồi dịch sách bỗng ngửi thấy mùi cháy khét. Nhìn sang buồng thầy Thảo, thấy khói tuôn ra các ngách cửa. Mình hốt hoảng xô cửa vào. Cả gian buồng mờ mịt khói. Lạ lùng nhất là thầy Thảo đang đứng bên cửa sổ, giữa đám khói, hai tay vung vẩy, miệng lẩm bẩm độc thoại, như đang trình bày một vấn đề gì đó với cả đám đông vô hình trước mặt
Sự minh giải chủ nghĩa Marx trên chỉ có trọn vẹn ý nghĩa khi những phân tích cụ thể về nhà nước, pháp chế, nghệ thuật, tôn giáo, triết học... của mỗi thời đại đã được gắn liền vào loại trực quan chính trị, pháp luật, mỹ thuật, tôn giáo, triết lý... tương ứng với nền kinh tế của cùng thời đại và cấu thành cuộc sống của người đương thời.
Tinh thần khoa học là tinh thần cách mệnh phấn khởi nhân lý và khuyến khích nhân loại bãi bỏ những hình thức phản lý và áp bức. Nhưng giai cấp trưởng giả vì đã thiết lập một chế độ bóc lột, tự nhiên lại sợ tư tưởng duy lý tiết lộ những mâu thuẫn xã hội tư bản và gây cơ hội cho vô sản tỉnh ngộ, vậy phải phủ định cái giá trị phổ biến và sâu xa của khoa học
Trong công trình Những tìm hiểu về nguồn gốc của ý thức và ngôn ngữ, ông muốn dùng chủ nghĩa Mác để trả lời chính vấn đề hóc búa nhất của triết học là nguồn gốc của ý thức và ngôn ngữ, ở đấy các học thuyết duy tâm còn làm bá chủ. Tuy Mác và Lênin có đưa ra những nhận xét hết sức quan trọng về cách tiếp cận, nhưng đó chỉ mới là nhận xét chưa phải là một sự nghiên cứu xong xuôi như hai người đã làm đối với chính trị và kinh tế học.
Nói về phương diện tư tưởng triết học thì anh Thảo là người suy nghĩ sâu sắc, có những vấn đề anh đóng góp cho châu Âu chứ không phải chỉ đóng góp cho xứ mình mà thôi. Khuynh hướng của anh Thảo nói về con người theo tôi căn bản là đúng, chỉ có lệch chăng là nó giống với triết học cổ điển Đức mà hồi Marx, Engels viết Tuyên ngôn Cộng sản chê nó trừu tượng quá
Aristoteles định nghĩa thời gian là số vận động theo trình tự trước sau. Từ đó suy ra rằng khoảnh khắc mà số vận động này được xác định bằng kim đồng hồ tự nó biểu hiện như là một giới hạn tách bạch quá khứ với tương lai, và đồng thời nối kết chúng một cách thụ động bằng tính liên tục đơn thuần sao cho cái khoảnh khắc này vẫn còn bất động trong trạng thái tức thời như một điểm của nó.
Giáo đồ Gia Tô là kết quả của văn minh thượng cổ, đã phá hủy hết dây liên quan với tự nhiên, nhưng còn chưa gây nên được những phương diện thiết thực để thực hiện một tự nhiên mới, có giá trị phổ biến tích cực. Vậy thế giới mới xuất hiện chưa có nội dung cụ thể, nhưng ý nghĩa thực hiện trong giáo đồ Gia Tô đã gây ra một hình thức hoàn toàn phổ biến trong phạm vi trừu tượng.
Trong giai đoạn cuối cùng của tôi ngày xưa ở bên Pháp, tôi đã xác nhận chủ nghĩa Marx trong bài từ giã chủ nghĩa hiện sinh: “Hiện tượng học của tinh thần và nội dung thực tế của nó”. (Les Temps Modernes tháng 9-1948). Trong ấy tôi biện minh cho sự lựa chọn của tôi bằng cách nêu lên những chân trời rộng rãi mà quan điểm duy vật biện chứng và lịch sử xã hội mở ra cho công việc phân tích ý thức sinh thức.
Trong di cảo của GS Thảo, có rất nhiều tập giáo trình, chuyên luận có chức năng phục vụ học đường. Thứ hai, NXB đã từng xuất bản hai cuốn sách nổi tiếng của GS Thảo, cuốn “Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng” và “Sự hình thành con người”. Đó là hai cuốn GS Thảo viết bằng tiếng Pháp, lâu nay được dịch ra nhiều thứ tiếng, chỉ phục vụ độc giả nước ngoài, sau bao năm lưu lạc, năm 2002 mới được Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn tổ chức dịch sang tiếng Việt.
Triết lý là ý niệm của nhân loại, tự giác đã đi ra khỏi cách sinh sống thời đại dã man, và nhờ văn minh có nâng đời sống lên phương diện phổ biến: nghĩa là mỗi người có một nhân phẩm ai ai cũng phải công nhận không kể đến hoàn cảnh đặc biệt, nhưng chỉ vì một người là một người, có giá trị làm người. Trong thời đại dã man, đời sống chỉ tổ chức theo từng họ và từng làng, vậy giá trị của một người không ra khỏi giới hạn hẹp hòi của huyết thống và lân ấp. Nhưng dần dần lực lượng sản xuất bành trướng, tăng gia nông vật và công phẩm, triển khai giao dịch: đời sống càng ngày càng ra ngoài cái khuôn khổ chặt chẽ của họ và làng, vậy dần dần đã thực hiện một ý nghĩa phổ biến.
Để thực hiện dân chủ hóa, đổi mới và cải tổ, thì vấn đề dĩ nhiên không phải là đấu tranh giai cấp. Mục đích không phải là đấu tranh giai cấp. Mục đích không phải là thay đổi chế độ xã hội này bằng một chế độ xã hội khác, mà chỉ là xóa bỏ cơ chế hành chính mệnh lệnh bao cấp. Nhiệm vụ này chỉ có thể thực hiện bằng cách trở lại nguồn gốc, là những giá trị và lý tưởng của chủ nghĩa xã hội, dựa vào những đức tính cơ bản của con người. Đấy là nội dung của sự dân chủ hóa mà mục tiêu là giải phóng cái gì tốt đẹp trong con người.