Triết học Đông phương

Nguồn gốc và đặc chất của tư tưởng Đại thừa

ĐẠI THỪA PHẬT GIÁO TƯ TƯỞNG LUẬN

 

CHƯƠNG BA

ĐẠI THỪA PHẬT GIÁO ĐẾN THỜI ĐẠI LONG THỤ

1 2 3

 

Tiết thứ nhất:  

NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC CHẤT CỦA TƯ TƯỞNG ĐẠI THỪA

 

KIMURA TAIKEN

 


Kimura Taiken. Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận. Thiên thứ nhất "Lịch sử tư tưởng của Đại thừa Phật giáo". Thích Quảng Độ dịch. Viện Đại Học Vạn Hạnh. 1969. | Phiên bản điện tử: thuvienhoasen.org


 

 

 

Nếu đứng về phương diện hình thức mà nhận xét sự tiến triểncủa Phật Giáo, thì ta thấy đến thời đại Bộ phái Phật Giáo, tổ chức Phật Giáo đã khá hoàn bị. Những kinh điển căn bản và sự giải thích về giáo nghĩa đã được xác định, rồi đến những quy định của giáo đoàn cũng mỗi ngày mỗi trở nên tinh vi, cho nên không bao lâu cái tinh thần hoạt bát của Phật Giáo Nguyên thủycũng đã phai mờ dần, Và cuối cùng đối với lòng người, Phật Giáo không còn có được sự tiếp xúc chặt chẽ, đó là một sự thậthiển nhiên. Cái gọi là Đại Thừa, Bộ phái Phật giáo, tất cả đều được coi như là Tiểu Thừa (hinayana) chính là do ở điểm đó. Dĩ nhiên, cùng là Bộ phái Phật giáo,nhưng trên thực tế, Đại chúng bộ, đặc biệt là Án-đạt-la phái vẫn giữ lập trường tự do, vì tuy cố hết sức gây một phong trào mới theo đúng tinh thần truyền thốngcủa Phật Giáo, nhưng vì sự hạn chế của các bộ phái nên cũng đành chịu bó tay. Tóm lại, khoảng trước hay sau kỷ nguyên tây lịch, thì Bộ phái Phật giáo đã đến một trạng thái đường cùng, đó là sự thật không thể chối cải.

Thế rồi phái tự do thừa kế Đại-chúng-bộ-hệ lại thí nghiệm một lần nữa để mở đường tiến, đả phá tất cả hình thức Bộ phái Phật giáo, khôi phục tinh thần của Phật Tổđể thích ứng với thời đại, đó là sự vận động của Đại Thừa. Cũng do đấy mà Đại Thừa Phật Giáo là tinh thần truyền thống của Tiểu Thừa, mặt khác lại vận động phản đối hình thức Tiểu Thừa Phật Giáo, như thế ta có thể cho Đại Thừa Phật Giáo là một phong trào phục hưng. 

Những phong trào Phật Giáo Đại Thừa được phát động vào thời kỳ nào, từ địa phương nào, do nhân vật nào, và lấy gì làm tiêu biểu? Vấn đề này không cần nói, phần chi tiết tuy có điều không thể biết nhưng phần đại thể, ta có thể đưa ra khảo sát theo thứ lớp sau đây: 

Trước hết căn cứ vào thời đại để nhận xét thì tư tưởng Đại Thừa đã nẩy mầm từ Nguyên thủy Phật giáo, nhưng mãi khoảng trước hay sau kỷ nguyên tây lịch mới thật sự trở thành phong trào rõ rệt. Theo văn hóa Ấn Độ, căn cứ vào những văn phẩm trước tác khoảng trước, sau công nguyên thì tư tưởng Đại Thừa vẫn chưa hình thành rõ rệt, mà theo lịch sử dịch kinh của Trung Hoa, thì cũng mãi đến thế kỷ thứ hai sau tây lịch các kinh điển Đại Thừa mới được phiên dịch. Cho nên nếu bảo Đại Thừa Phật Giáo đã phát khởi từ trước kỷ nguyên tây lịch thì e không đúng. Song đã là thế kỷ thứ hai sau tây lịch, thì những kinh điển chủ yếu của Đại Thừa đều có thể được nhận là những kinh điển do Phật nói. Còn về hình thứcthì mãi đến khoảng trước hay sau kỷ nguyên tây lịch, cuộc vận động Đại Thừa mới thành hình. Tuy đại khái như thế, song ta có thể tin chắc là Đại Thừa Phật Giáo đã hưng khởi vào khoảng thời gian đó. 

Điểm thứ hai là vấn đề liên quan đến nơi trung tâm của Đại Thừa lúc mới phát khởi. Vấn đề nầy giữa các học giả tuy có nhiều ý kiến khác nhau nhưng riêng tôi, tôi vẫn nhận nam Ấn Độ, nhất là khu vực thuộc Án-đạt-la phái, là trung tâm đầu tiên của Đại Thừa, đặc biệt nơi đã phát sinh ra Bát Nhã Đại Thừa. Đại phương Án-đạt-la, như trên đã nói, là khu vực mà phái tự do thuộc Đại-chúng-bộ rất hưng thịnh, tư tưởng của phái này quan hệ rất mật thiết với Đại Thừa, do đó miền nam Ấn Độ có thể là địa điểm cơ bản của Đại Thừa. Hiện trong Tiểu-phẩm-Bát-nhã cũng nói: “kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa này bắt đầu ở phương Nam, rồi từ phương nam tràng qua phương tây, lại từ phương tây truyền về phương bắc”. Ta có thể cho câu nói trên đây là một trong những truyền thuyết đáng tin cậy. Tuy thông thường vẫn cho Đại Thừa phát khởi ở phương nam, song trái lại, Bắc Ấn Độ mới là trung tâm phồn thịnh của Đại Thừa. Nếu ta đem nghệ thuật và văn học của Phật Giáo còn lưu truyền đến ngày nay làm chứng cứ để đối chiếu, ta thấy điều đó rất rõ ràng! Cho nên, nếu nói một cách tổng hợp thì: tư tưởng Đại Thừa đã phát khởi ở cả hai miền nam và bắc Ấn, nam Ấn đại biểu cho Khổng Luận, bắc Ấn đại biểu cho Hữu Luận. Đến khi cả hai trào lưu hợp lại thì cuộc vận động Đại Thừa đã trở nên rõ rệt. 

Nhưng ai đã đề xướng cuộc vận động Đại Thừa? Về vấn đề này trên đại thể, ta có thể nói do hai hạng người đã phát động: Hạng thứ nhất là các vị tỳ khưu có óc tiến bộ; hạng thứ hai là những nam, nữ, cư sĩtheo chủ nghĩa tự do. Đặc biệt do hạng người thứ hai mà tư tưởng Đại Thừa đã trở thành tư tưởng vô cùng hoạt bát. Theo những kinh điển Đại Thừa thì như cư sĩ Duy Ma Cật, Thắng Mạn phu nhân, Hiền Hộ v.v…tất cả mười sáu nhà chiến sĩ đều được coi là những nhân vật rất trọng yếu, nghĩa là họ đóng vai trò quan trọng trong sự phân phái giáo lý. Thông thường, những tỷ khưu bị truyền thống trói buộc, còn cư sĩ tại gia, tuy cũng theo truyền thống song trực tiếp thích ứng cuộc sống với hoàn cảnh, muốn cố duy trì chân tinh thần của Phật, nên kết quả đã nẩy sinh ra cuộc vận động đó. Như vậy, ta có thể nói cuộc vận động đại thừa lúc đầu đối với bản vị giáo hội của phát triển chỉ là chủ trương cá nhân, còn đối với phương diện chuyên môn của Bộ phái Phật giáo thì đó là một cuộc vận động thông cả tục và tăng. 

Cuộc vận động ấy là cuộc vận động canh tân giáo hội, cho nên có thể người ta đã áp dụng mọi hình thức trong việc phát động phong trào cách mệnh. Song điểm mà người ta chú trọng hơn cả là sự kết tập kinh điển mới, nghĩa là ngoài ba tạng Thánh điển (Kinh, Luật, Luận của Tiểu Thừa) ra, người ta kết tậpnhững giáo tạng mới chủ trương đại biểu cho chủ ý của đức Phật. Nếu đem so sánh với Thánh điển A-Hàm, về hình thức, lối kỷ thuật có tính chất văn học, thể tài từ khúc, biểu diễn tư tưởng một cách tự dophóng khoáng, thì đó là những đặc sắc của kinh điển Đại Thừa. Nhưng so với kinh điển truyền thống thì những kinh điển Đại Thừa, bất luận là hình dung hay hình thức, đều đã biến hóa rất nhiều và có một tiêu xí bất đồng rõ rệt đối với Phật Giáo truyền thống từ xưa. Nói tóm lại một câu là: “Quy y Phật”, lấy Phật làm lý tưởng tối cao để quy định hành vi của mình, theo giáo lý truyền thống của Tiểu Thừa, như đã nói ở trên, Phật là một bậc người thường không thể đạt được, người ta chỉ có thể là đệ tử Phật, nghe lờiPhật dạy để tự giải thoát chính mình, còn việc hoạt động cứu thế độ sinh thì chỉ có Phật mới làm được, chứ người thường không thể bắt chước. Chính cũng vì thiếu sự hoạt động cứu thế ấy mà Bộ phái Phật giáo đã trở thành chủ nghĩa xuất gia, chủ nghĩa tịch tĩnh và tiêu cực. Mà nguyên nhân phát sinh ra chủ nghĩa Đại Thừa cũng vì người ta không thỏa mãn với chủ nghĩa vô hoạt động của Bộ phái Phật giáo. Bất luận là người thế nào, chỉ cần lập đại chí nguyện, cuối cùng đều có thể thành Phật. Giáo lý Nguyên thủy Phật giáo đã nói rõ như thế, cho nên bản thân ta có thể lấy Phật làm lý tưởng, có thể trở nên viên mãn như Phật, có thể trù hoạch công việc cứu thế độ sinh như Phật không khác, nhưng điều chủ yếu là phải thuận theo ý Phật. Tiểu Thừa chủ trương chủ nghĩa nhất Phật, Đại Thừa lập ra thuyết đa Phật chính cũng do tư tưởng trên mà ra. Ai cũng có thể thành phật, và nếu đã hoàn thành được quả vị Phật thì có thể đồng thời tồn tại. Quan niệm của Đại Thừa về Phật cũng do điểm ấy mà có. 

Song, trên thực tế Đại Thừa mặc dù lấy Phật làm lý tưởng tối cao, công nhận rằng người ta không thể bỗng chốc thành được Phạt, điều đó tưởng không cần nói. Thế thì điểm then chốt của Đại Thừa là: muốn được viên mãn như Phật, người ta phải tu hạnh Bồ Tát (Bodhisattva-người cầu Đại giác), trên cầu đạo Bồ Đề, dưới phát đại nguyện hóa độ chúng sinh, vì lợi ích của chính mình và của cả thế giới mà nỗ lực tu hành làm mọi việc thiện. Tuy Đại Thừa căn cứ vào kinh Bản Sinh cổ điển miêu tả mọi hiện hìnhcủa các Bồ Tát chẳng qua cũng chỉ liên quan đến các tiền thân của Phật Thích-Ca mà thôi. Ngoài việc thừa nhận sự tồn tại đồng thời của vô số Bồ Tát ra, Đại Thừa chủ trương rằng, bất cứ ai, chỉ cần phát tâm Bồ Đề, đều có thể dự phần vào hàng Bồ Tát. Đó là một trong những đặc sắc của lập trường đi. SauĐại Thừa còn được gọi là Bồ Tát thừa, chính cũng vì lý do ấy, mà một vị Bồ Tát, như trong kinh Bản Sinh đã nói rõ không nhất định cứ phải xuất gia làm sa môn, trái lại những người tại gia, mặc dù còn gánh vác nhiều chức vụ, chỉ cần phát tâm niệm trên cầu đạo Giác Ngộ, dưới hóa độ chúng sinh, đều có thể gọi là Bồ Tát. Do đó mà phạm vi hoạt động trở nên rộng rãi và nhân sinh quan cũng có tính cách tích cực, khẳng định. Đối với Tiểu Thừa, điểm đó là tiêu biểu rất rõ rệt với Đại Thừa. Cho nên đặc sắc của Đại Thừa tuy lấy Phật làm lý tưởng, nhưng thật thì muốn thông tục hóa (xã hội hóa) Phật Giáo. Muốn thực hiện mục tiêu và lý tưởng tối cao ấy nên các vị Bồ Tát đều xả thân làm việc. 

Trở lên, tuy mới chỉ về phương diện nội bộ của giáo hội Phật Giáo để tìm hiểu nguồn gốc sự phát khởicủa Đại Thừa, nhưng ngoài điểm ấy ra còn một nguyên động lực khác nữa đã thúc đẩy phong trào Đại Thừa bành trướng mạnh, đó là tư tưởng giới Ấn Độ thời bấy giờ đối với Phật Giáo có tính cách kích thích. Ta không thể bỏ qua được điểm này. Đương thời ấy hai thi phẩm tuyệt tác Ramayana và Mahabharata đã được hoàn thành, Số Luận, Thắng Luận và nhiều triết thuyết khác cũng đã được thành lập, mà Tân Bà La Môn giáo lấy Tùy nữu noa và Tháp bà làm trung tâm cũng đã dần dần đến thời kỳhưng thịnh. Thêm vào đó ở miền bắc, văn hóa Hy Lạp, Ba Tư cũng đã xâm nhập Ấn Độ. Đó là một thời đại có ảnh hưởng về mọi mặt. Cuộc vận động Đại Thừa Phật Giáo tuy là thừa kế hệ thống của Nguyên thủy Phật giáo, song về một khía cạnh nào đó, ta có thể nói cuộc vận động ấy là một sách lược đáp ứngvới nhu cầu thời đại, muốn phát huy tinh thần Phật Giáo giữa các trào lưu phồn tạp đó. Ấy là một sự thực mà các nhà nghiên cứu Phật Giáo với tinh thần vô tư không thể không thừa nhận, Cho nên, trong các kinh điển Đại Thừa có rất nhiều chỗ gần gũi với Tân Bà La Môn Giáo cũng là lẽ tất nhiên vậy. Thường theo sát thời đại để mở rộng phạm vi giáo tuyến, áp dụng thái độ hoằng pháp của Nguyên thủyPhật giáo, khác hẳn với thái độ coi thường thời đại của Tiểu Thừa, đó là đặc chất của Đại Thừa Phật Giáo.

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt