Triết học Đông phương

Sự bất đồng vể lập trường chủ yếu giữa nguyên thủy Phật giáo và bộ phái Phật giáo

ĐẠI THỪA PHẬT GIÁO TƯ TƯỞNG LUẬN 

 

Chương thứ hai

TƯ TRÀO CỦA CÁC BỘ PHÁI 

TRƯỚC NGÀY ĐẠI THỪA PHẬT GIÁO HƯNG KHỞI

1 2 3 4 5

 

Tiết thứ hai:

SỰ BẤT ĐỒNG VỀ LẬP TRƯỜNG CHỦ YẾU 

GIỮA NGUYÊN THỦY PHẬT GIÁO VÀ BỘ PHÁI PHẬT GIÁO

 

KIMURA TAIKEN

 


Kimura Taiken. Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận. Thiên thứ nhất "Lịch sử tư tưởng của Đại thừa Phật giáo". Thích Quảng Độ dịch. Viện Đại Học Vạn Hạnh. 1969. | Phiên bản điện tử: thuvienhoasen.org


 

 
 

Lập trường của Nguyên thủy Phật giáo cho rằng hết thảy đều do tâm, nghĩa là căn cứ vào thái độ của tâm chủ trì thế nào để quyết định giá trị của vũ trụ. Nhưng đồng thời đứng trên lập trường thường thức mà nhận xét, thì Nguyên thủy Phật giáo vẫn thừa nhận vũ trụ thực tại ngoài tâm. Như đã nói ở trên, các tư trào Ấn Độ thời bấy giờ đều thừa nhận thuyết luân hồi, hoặc thần thoại vũ trụ quan, tuy Phật Giáocũng chấp nhận, song không có hại gì cho Phật Giáo cả. Nhưng cũng lại do đó mà trong tư tưởngNguyên thủy Phật giáo đã sinh ra sự phân phái trọng yếu. Bất cứ ai, nếu nghiên cứu Nguyên thủy Phật giáo một cách vô tư, đều không thể phủ nhận sự thực ấy. Duy đặc điểm của Nguyên thủy Phật giáo là: ta chỉ cần chi phối tâm ta, tất cả có thể chi phối được vũ trụ khách quan, bởi vì thế giới thực tại bên ngoài rất tương ứng với tâm của ta. Theo ý nghĩa trên, ta có thể gọi Nguyên thủy Phật giáo là “Luân lý duy tâm luận”. 

Thế còn lập trường của các bộ phái thì ra sao? Về điểm này, đại lượt ta có thể chia thành ba bộ hệ để khảo sát: 

1) Phân biệt thượng tọa bộLập trường của bộ này căn cứ trên Khế Kinhthừa nhận đó là giáo lý của Phật, đem chỉnh lý, sưu tập định nghĩa và phân biệt tính chất của những chương mục chủ yếu trong Khế Kinh để cảnh cáo các học giả đừng đi quá trớn mà xa lìa Khế Kinh, do đó mới tụ nhân là “Phân biệt bộ”. Xét bề ngoài thì lập trường của bộ này tuy gần giống với lập trường của Nguyên thủy Phật giáo, song trên vấn đề quan điểm bộ này không có thái độ hơn, thua như Nguyên thủy Phật giáo, mà chỉ có thái độthỏa hiệp thôi. Tóm lạikiến giải của bộ này chỉ khuynh hướng thực tại luận thường thức và đó là lẽ rất tự nhiênPhương pháp khảo sát của bộ này tuy có tính cách tỷ mỷ, nhưng lại không có được sự tổng hợp như một mà là hết thảy trong Duyên sinh quan của Nguyên thủy Phật giáo. Như vậy, ta không thể cho phân biệt Thượng tọa bộ là đại biểu cho tinh thần căn bản của Nguyên thủy Phật giáo, chỉ có thể được coi như một trong các bộ phái mà thôi. Song đứng về phương diện hình thức lấy năm bộ A-Hàm làm Thánh điển nguyên thủy mà nhận xétlập trường của Phân biệt thượng tọa bộ tuy bình phàm nhưng rất vững vàng, mạnh mẽ. Tôi tin rằng trong quá trình triển khái cũng không thể bỏ qua lập trườngtrên. 

2) Hữu-Bộ_Lập trường của bộ này, vì muốn noi theo hệ thống của Phân biệt thượng tọa bộ, nên đã tận lực phát huy khuynh hướng thực tại luận. Nói là Tâm cũng được, và Vật cũng được, đều có yếu tố tồn tại. Đương nhiên, tiến thêm một bước nữa để khảo sát xung đột với Khế Kinh thì hết thảy đều có thực tại tính. Không những chỉ có ở hiện tạimà cả ở quá khứ hoặc ở vị lai, hết thảy các pháp đều có thể nói là tồn tại cho nên Hữu bộ mới lấy câu “Ba thời thực có pháp thể thường có” làm tiêu biểu. Về phương pháp luận cứu thì Hữu bộ có vẻ rành rẽ dùng lý luận Phật Giáo để khoáng trương thế lực của mình, gây ảnh hưởng lớn đến các giáo phái tư tưởng trực tiếp của Thượng tọa bộ chỉ có thể được coi là đại biểucủa Thượng tọa bộ hệ mà thôi. Ta cần ghi nhớ điểm đó. 

3) Đại chúng bộ_Bộ này để đối lại với chủ nghĩa khách quan của Thượng tọa bộ hệ_tư tưởng củaNguyên thủy Phật giáo_mới lấy chủ nghĩa chủ quan làm lập trường tư tưởng đặc thù của mình. Nhưng không may, Đại chúng bộ thiếu kinh luận hoàn bị, cho nên lý luận tinh tế của bộ này không biết ra sao, chỉ thấy truyền lại những thuyết rời rạc: “Hết thảy các pháp đều là giả danh, không có thực thể” hoặc: “Các pháp chẳng qua là đống tro tàn”. 

Tóm lạiĐại chúng bộ đứng trên lập trường Duy tượng luận, mà đó là đặc chất về vũ trụ quan của bộ này vậy. Tức cũng như Nguyên thủy Phật giáo nói hết thảy đều do thái độ của tâm chủ trì mà quyết định. Theo quan hệ luận thực tiễn suy lên một bước nữa, ta thấy Đại chúng bộ muốn từ nơi nhận thứctiến đến cái gọi là “hết thảy không ngoài biểu tượng của tâm (Parjnapti)”. Ta có thể nói đó là lập trườngtiến bộ của Đại chúng bộTư tưởng “không” trong kinh Bát Nhã sau này chính cũng bởi tư tưởng ấy mà phát đạt. Nhưng đến Du quân phái thuộc Đại chúng bộ hệ, thì hiển nhiên là một phái chủ trương “hết thảy đều là không”. 

Trở lên, tôi đã trình bày một cách đại lược về lập trường của các bộ phái Phật Giáo, nếu lại chiếu theo giáo điều căn bản của Nguyên thủy Phật giáo mà nhận xét đặc chất của vấn đề chủ yếu đó, thì: giáo điều của Nguyên thủy Phật giáo tất nhiên là Tứ Đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Khổ, Tập thuyết minh nhân quảthế gian làm yếu tố cho duyên sinh lưu chuyển; Diệt, Đạo thuyết minh nhân quả xuất thế gian, làm yếu tố chi duyên sinh trở về trạng thái vắng lặng. Tuy vậy nói là Bộ phái Phật Giáo, song vấn đề then chốtvẫn không ngoài Tứ Đế. Nhưng đến thời đại các bộ phái thực sự triển khai, thì quan điểm của vấn đề là: khoảng giữa Khổ Tập và Diệt Đạo còn có nhiều điểm sai khác nữa. Chẳng hạn như: lấy thế giới thực tạilàm đề mục chủ yếu, hay đặc vấn đề Giải Thoát làm chủ? Nếu giờ ta đem quan điểm của các bộ phái đã kể ở trên mà khảo sát, ta có thể tóm tắc như sau: Các phái thuộc Thượng tọa bộ lấy việc giải quyết vấn đề luân hội làm trung tâm để phát triển, lấy luân hồi làm chủ thể để xây dựng các học thuyết của mình. Đối với khuynh hướng thực tại, hoặc bất luận một tư tưởng nào sau này đều là kết quả phát xuất từ quan điểm ấy. Tóm lạiThượng tọa bộ lấy Khổ, Tập làm trung tâm, và lấy nó làm quy tắc đến thế giớiquan. Còn Đại chúng bộ thì lại lấy việc tu hành giải thoát làm mục tiêu tối cao để tiến hóa, như lập trường Duy tượng luận thuyết minh sự tu hành giải thoát, đều do quan niệm đó mà ra cả. Nếu nói theo Tứ đế thì Đại chúng bộ lấy Diệt, Đạo làm điểm xuất phát, rồi đem ứng dụng để đi đến thế giới quan. 

Như vậy ta thấy sự sai khác giữa Nguyên thủy Phật giáo và Bộ phái Phật giáo là ở vấn đề lấy Tứ Đế làm trung tâm. Thế nhưng ta nên khảo sát toàn thể vấn đề hay chia ra Khổ, Tập trước và Diệt, Đạo sau để tiến tới thế giới quan? Sự bất đồng giữa Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ ở chỗ lấy thế giới thực tạilàm chủ hay lấy thế giới lý tưởng làm chủ? Ta có thể chỉ đó là điểm sai khác. Mặc dù vậy, cả hai đều lấy Tứ Đế quan làm trung tâm, tuy mỗi bên diễn giải và ứng dụng không giống nhau, song cũng đứng trên một lập trường căn bản

Trở nên, tôi chỉ mới quan sát về đại thể mà thôi. Thực ratư tưởng của Đại chúng bộ hệ cũng gần với lập trường tư tưởng của Thượng tọa bộ, mà tư tưởng của Thượng tọa bộ hệ cũng gần với lập trường tư tưởng của Đại chúng bộTuy thế nhưng không phải hoàn toàn là một, điều đó tưởng không cần nói. Sau đây tôi xin đề cập đến những vấn đề của các Bộ Phái.

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt