FRIEĐRICH ENGEN TIỂU SỬ
CHƯƠNG MỘT
SỰ HÌNH THÀNH NHÀ TƯ TƯỞNG VÀ NGƯỜI CHIẾN SĨ VÔ SẢN
L.F. Ilísốp (chủ biên). Frieđrich Engen tiểu sử. Đỗ Trần Đại, Đặng Lê Minh dịch. Trần Việt Tú hiệu đính. Hà Nội: Nxb. Khoa học xã hội, 1977.
Tại các văn phòng thương mại ở Bácmen và Bremen Những năm trung học của Engen đã kết thúc một cách đột ngột. Ông đã dự định sau khi tốt nghiệp trung học sẽ vào đại học và nghiên cửu các khoa học kinh tế và luật. Nhưng theo yêu cầu khẩn khoản của bố – người đã quyết định là đứa con cả phải trở thành thương gia – cậu bị buộc phải rời bỏ trường trung học vào năm 1837 mà chưa tốt nghiệp và bắt đầu nghiên cứu công việc buôn bán trong văn phòng của bố. Công việc này không hấp dẫn Engen, nhưng nó còn đề lại thì giờ rỗi cho cậu có thể sử dụng vào việc tự học : học sử học, triết học, văn học, ngôn ngữ học, thơ ca là môn rất hấp dẫn cậu trong những năm ấy. Cậu mơ ước trở thành thi sĩ giống như Fécđinăn Frailigrat — một nhân viên văn phòng ở Bácmen và hồi đó đã là một nhà thơ nổi tiếng. Lòng yêu văn học Engen vẫn giữ cho đến trọn đời. Thật ra, sau đó chẳng bao lâu cậu đã bắt đầu có thái độ phê phán đối với sáng tác văn học của mình, đặc biệt đối với sáng tác thơ ca của bản thân. Nhưng dẫu sao những sự say mê văn học trong những năm trẻ tuổi cũng vẫn để lại dấu vết sâu sắc lên toàn bộ hoạt động khoa học và báo chí của Engen. Các tác phẩm của Engen có đặc điểm là có văn phong sinh động và rõ ràng, có ngôn ngữ hình tượng, cách trình bày dễ hiểu và trong sáng những tư tưởng của mình. Trong văn phòng của bố, Engen không tỏ ra đặc biệt nhiệt tâm trong việc nghiên cứu công việc buôn bán. Tháng Sáu 1838 theo yêu cầu của bố, cậu đã đến Bremen và làm việc tại văn phòng thương mại lớn của thương nhân Loipônđơ. Cuộc sống ở Bremen - một thành phố cảng lớn buôn bán với hầu hết các nơi trên thế giới – đã mở rộng tầm mắt của Engen. Ở đây, chàng thanh niên đã có được những khả năng rộng lớn để tìm hiểu nền văn học và báo chí nước ngoài. Cậu dành thời giờ rỗi của mình để đọc các sách báo văn nghệ và chính trị. Cậu say sưa học các thứ tiếng, viết cho cô em gái Maria và các bạn cùng trường trung học những bức thư "nhiều thứ tiếng", trong đó tiếng Đức xen lẫn với tiếng La-tinh, Hy-lạp cổ đại, Ý, Tây-ban-nha, Bồ-đào-nha, Pháp, Anh, Hà-lan và các thứ tiếng khác. Vẫn như trước, Engen quan tâm đến âm nhạc, thường lui tới nhóm ca hát, thường nghe hòa nhạc và xem hát. Cậu nghiên cứu lý luận âm nhạc, thử sức mình trong việc sáng tác, viết những bản thánh ca. Thích hợp với chàng thanh niên Engen trước hết là những tác phẩm đầy kịch tính của Bethôver; cậu coi sáng tác của nhạc sĩ này là đỉnh cao của nền âm nhạc Đức. Những tác phẩm cậu yêu thích là bản giao hưởng Anh hùng và bản giao hưởng số 5. Sau khi nghe bản giao hưởng số 5 cậu viết cho cô em gái Maria ngày 11 tháng Ba 1841: «Tối hôm qua mới thật là một bản giao hưởng ! Nếu như em chưa biết đến bản nhạc vĩ đại này thì trong đời em nói chung em còn chưa nghe thấy cái gì hết. Đó là nỗi đau thương đầy tuyệt vọng ở trong phần thứ nhất, đó là nỗi buồn có tính chất bica, là lời than vãn dịu dàng của tình yêu với giai điệu khoan thai và niềm vui sướng trẻ trung mạnh mẽ của tự do thể hiện bằng âm nhạc của kèn Tơrombon ở trong phần ba và bốn !"[1] Ở Bremen, Engen chơi thể thao rất nhiều, cưỡi ngựa, say mê đầu kiểm, trượt băng, bơi lội. Cậu coi khinh những ai « sợ nước lạnh như chó dại, mới hơi giá lạnh đã trùm ba bốn chăn và coi là một vinh dự khi thoát được nghĩa vụ quân sự vì lý do sức khỏe yếu !»[2]. Nhưng những hứng thú chủ yếu của cậu thanh niên Engen tập trung vào lĩnh vực văn học và chính luận. Các tác phẩm và những bức thư của cậu trong những năm 1838 – 1842 đã cho thấy quá trình hình thành các quan điểm dân chủ - cách mạng của cậu, diễn ra dưới sự tác động có tính chất quyết định của cuộc cách mạng dân chủ - tư sản hồi bấy giờ đã chín muồi ở Đức. |
Ý KIẾN BẠN ĐỌC