Góc dịch thuật

03. Problem of universals - Vấn đề về những cái phổ quát (kỳ 1)

Unit 03.

PROBLEM OF UNIVERSALS - VẤN ĐỀ VỀ NHỮNG CÁI PHỔ QUÁT

 

In metaphysics, the problem of universals refers to the question of whether properties exist, and if so, what they are. Properties are qualities or relations that two or more entities have in common. The various kinds of properties, such as qualities and relations are referred to as universals. For instance, one can imagine three cup holders on a table that have in common the quality of being circular or exemplifying circularity, or two daughters that have in common being the daughter of Frank. There are many such properties, such as being human, red, male or female, liquid, big or small, taller than, father of, etc

 

 

Trong siêu hình học, vấn đề về những cái phổ quát liên quan tới câu hỏi liệu các thuộc tính có hiện hữu không, và nếu có, chúng là gì. Thuộc tính là những chất hay mối quan hệ mà hai hay nhiều thực thể có chung với nhau. Nhiều loại thuộc tính, như những chất hay những mối quan hệ, được xem như là những cái phổ quát. Chẳng hạn, ta có thể hình dung ba miếng lót ly trên bàn đều có chung một phẩm tính là có hìnhtròn hay tính tròn, hoặc hai cô con gái có chung thuộc tính là con gái của Frank. Có nhiều thuộc tính như thế, chẳng hạn như người, đỏ, đực hay cái, lỏng, lớn và nhỏ, cao hơn, cha của, v.v…

 

While philosophers agree that human beings talk and think about properties, they disagree on whether these universals exist in reality or merely in thought and speech.

 

 

Mặc dù các triết gia đồng ý rằng con người nói và nghĩ về các thuộc tính, nhưng họ lại bất đồng với nhau ở chỗ liệu những cái phổ quát này hiện hữu trong thực tại, hay chỉ hiện hữu trong  tư tưởng lời nói mà thôi.

 

1. POSITIONS

 

 

1. CÁC LẬP TRƯỜNG

 

The main positions on the issue are generally considered to be: realism, nominalism, and idealism (sometimes simply called "anti-realism" with regard to universals).

 

 

Về vấn đề này nhìn chung có ba lập trường chính là: thuyết duy thực, thuyết duy danh, và thuyết duy tâm (đôi khi còn được gọi đơn giản là “thuyết phản-duy thực” khi nói đến những cái phổ quát).

 

1.1. Realism

 

 

1.1. Thuyết duy thực

 

The realist school claims that universals are real — they exist and are distinct from the particulars that instantiate them. There are various forms of realism. Two major forms are Platonic realism (universalia ante res) and Aristotelian realism (universalia in rebus). Platonic realism is the view that universals are real entities and they exist independent of particulars. Aristotelian realism, on the other hand, is the view that universals are real entities, but their existence is dependent on the particulars that exemplify them.

 

 

Trường phái duy thực quả quyết những cái phổ quát là thực tồn – chúng hiện hữu và khác biệt với những cái đặc thù, vốn là hiện thân của chúng. Thuyết duy thực có nhiều hình thức. Hai hình thức chính là thuyết duy thực Plato (cái phổ quát [có] trước vật) và thuyết duy thực Aristotle (cái phổ quát [có] trong vật). Theo quan điểm của thuyết duy thực Plato, những cái phổ quát là những thực thể thực tồn và chúng hiện hữu độc lập với những cái đặc thù. Trong khi đó, thuyết duy thực Aristotle cho rằng những cái phổ quát là những thực thể thực tồn, nhưng sự hiện hữu của chúng tùy thuộc vào những cái đặc thù hiện thân cho chúng.

 

Realists tend to argue that universals must be posited as distinct entities in order to account for various phenomena. For example, a common realist argument, arguably found in Plato, is that universals are required for certain general words to have meaning and for the sentences in which they occur to be true or false. Take the sentence " Djivan Gasparyan is a musician". The realist may claim that this sentence is only meaningful and expresses a truth because there is an individual, Djivan Gasparyan, who possesses a certain quality, musicianship. Thus it is assumed that the property is a universal which is distinct from the particular individual who has the property.

 

 

Các nhà duy thực có xu hướng cho rằng những cái phổ quát cần phải được thiết định như là những thực thể riêng biệt để nghiên cứu các hiện tượng khác nhau. Chẳng hạn, theo một lập luận phổ biến trong thuyết duy thực, mà ta có thể tìm thấy nơi Plato, phải có những cái phổ quát (nào đó) để những từ mang tính tổng quát có nghĩa, và những câu văn chứa đựng chúng là đúng hoặc sai. Ta hãy xem câu “Djivan Gasparyan là một nhạc sĩ”. Nhà duy thực quả quyết, câu này chỉ có nghĩa và diễn tả một sự thật bởi có một cá nhân cụ thể tên Djivan Gasparyan, là người sở hữu một phẩm chất nhất định, đó là  nhà nhạc sĩ. Như vậy, ta có thể giả định rằng thuộc tính này là một cái phổ quát tách biệt với cá nhân đặc thù có thuộc tính ấy.

 

1.2. Nominalism

 

1.2. Thuyết duy danh

 

Nominalists assert that only individuals or particulars exist and deny that universals are real (i.e. that they exist as entities or beings). The term "nominalism" comes from the Latin nomen ("name"), since the nominalist philosopher agrees that we predicate the same property of multiple entities but argues that the entities only share a name, not a real quality, in common. There are various forms of nominalism (which is sometimes also referred to as "terminism"), three major forms are resemblance nominalism, conceptualism, and trope nominalism. Nominalism has been endorsed or defended by many, including William of Ockham, Peter Abelard, D. C. Williams (1953), David Lewis (1953),  and arguably H. H. Price (1953) and W. V. O. Quine (1961).

 

 

Các nhà duy danh khẳng định rằng chỉ có những cái cá biệt hay những cái đặc thù mới hiện hữu, và phủ nhận sự thực tồn của những cái phổ quát (tức, phủ nhận việc chúng hiện hữu như những thực thể hay những (cái) tồn tại). Từ “nominalism” [thuyết duy danh] xuất phát từ tiếng Latinh nomen (“name” - tên), vì triết gia duy danh đồng ý rằng chúng ta chấp nhận nhiều thực thể có cùng một thuộc tính, nhưng lại biện luận rằng các thực thể chỉ chung nhau một cái tên, chứ không phải một tính chất thực tồn. Thuyết duy danh (đôi khi còn được gọi là “thuyết duy hạn từ”) có nhiều hình thức khác nhau, ba hình thức chính là thuyết duy danh tương đồng, thuyết duy khái niệm, và thuyết duy danh tu từ. Thuyết duy danh được nhiều người tán thành hoặc  bảo vệ, như William of Ockham, Peter Abelard, D. C. Williams (1953), David Lewis (1953), và có thể cả H. H. Price (1953) và W. V. O. Quine (1961).

 

Nominalists often argue for their view by claiming that nominalism can account for all the relevant phenomena, and therefore – by Ockham’s razor or some sort of principle of simplicity – nominalism is preferable, since it posits fewer entities. Whether nominalism can truly account for all of the relevant phenomena is debated.

 

 

Các nhà duy danh thường biện luận cho quan điểm của mình bằng cách cho rằng thuyết duy danh có thể giải thích mọi hiện tượng liên quan, và do đó – theo nguyên tắc lưỡi dao cạo của Ockham hay một nguyên tắc nào đó về tính  đơn giản – thuyết duy danh được ưa chuộng hơn, vì nó thiết định ít thực thể hơn. Tuy nhiên, việc học thuyết duy danh có thể thực sự giải thích được toàn bộ hiện tượng liên quan không hãy còn là điều tranh luận.

 

1.3. Idealism

 

1.3. Thuyết duy tâm

Idealists, such as Kant and Hegel, posit that universals are not real, but are ideas in the mind of rational beings. Idealists do not reject universals as arbitrary names; rather, they treat universals as fundamental categories of pure reason (or as secondary concepts derived from those fundamental categories). Universals, in idealism, are intrinsically tied to the rationality of the subject making the judgment.

 

 

Các nhà duy tâm như Kant và Hegel cho rằng những cái phổ quát không thực tồn, chúng là những ý niệm trong tinh thần  của những hữu thể có lý tính. Họ không bác bỏ những cái phổ quát như là những tên gọi tùy tiện; mà đúng hơn, họ xem chúng như những phạm trù nền tảng [lượng, chất, tương quan, nhân quả] của lý tính thuần túy (hoặc như là những khái niệm thứ cấp phái sinh từ những phạm trù cơ bản này). Theo thuyết duy tâm, những cái phổ quát thực chất gắn  liền với tính lý tính của chủ thể đưa ra phán đoán.

 

For instance, when someone judges that two cup holders are both circular they are not noticing a mind-independent thing ("circularity") that is in both objects, nor are they simply applying a name ("circular") to both. Rather, they partially constitute the very concept of cup holder by supplying it with the concept of circularity, which already exists as an idea in their rational mind.

 

 

Chẳng hạn, khi có người đưa ra phán đoán rằng cả hai chiếc lót ly đều tròn, họ không nói đến một điều độc lập với tinh thần (“tính tròn”) có ở trong cả hai vật dụng, họ cũng không đơn giản gán một cái tên (“tròn”) cho cả hai. Đúng ra là họ phần nào tạo nên chính khái niệm chiếc lót ly bằng cách cung cấp cho nó khái niệm tính tròn, vốn đã hiện hữu như một ý niệm trong đầu óc thuần lý của họ.

 

Thus, for idealists, the problem of universals is only tangentially a metaphysical problem; it is more of a problem of psychology and epistemology.

 

 

Như vậy, đối với các nhà duy tâm, vấn đề về những cái phổ quát chưa hẳn là vấn đề siêu hình học; đúng hơn, nó là vấn đề tâm lý họcnhận thức luận.

 

(continued)

 

(còn tiếp)

 

Nguồn: Bản tiếng Anh: http://en.wikipedia.org/wiki/Problem_of_universals. Bản dịch tiếng Việt của NHÓM DỊCH THỨ BẢY

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt