Góc dịch thuật

04. Problem of universals - Vấn đề về những cái phổ quát (kỳ 2)

Unit 04.

PROBLEM OF UNIVERSALS - VN Đ V NHNG CÁI PH QUÁT

(tiếp theo kỳ 1)

 

2. ANCIENT THOUGHT

 

2. TƯ TƯỞNG THỜI CỔ ĐẠI

2.1. Plato

 

2.1. Plato

Plato believed there to be a sharp distinction between the world of perceivable objects and the world of universals or forms: one can only have mere opinions about the former, but one can have knowledge about the latter. For Plato it was not possible to have knowledge of anything that could change or was particular, since knowledge had to be forever unfailing and general. For that reason, the world of the forms is the real world, like sunlight, the sensible world is only imperfectly or partially real, like shadows. This Platonic realism, however, in denying that the eternal Forms are mental artifacts, differs sharply with modern forms of idealism.

 

Plato cho rằng có sự phân biệt rõ nét giữa thế giới của những vật khả giác và thế giới của những cái phổ quát hay những mô thức: ta chỉ có thể có tư kiến đơn thuần về cái trước (đối tượng khả giác), nhưng lại có thể có tri thức về cái sau. Đối với Plato, ta không thể có tri thức về bất kỳ cái khả biến hay có tính đặc thù, vì tri thức phải vĩnh viễn tổng quát và không thể sai. Vì lẽ đó, thế giới của các mô thức là thế giới thực tồn như ánh sáng mặt trời, còn thế giới khả giác chỉ thực tồn trong bất toàn hoặc thực tồn một phần, như những chiếc bóng. Tuy nhiên, thuyết duy thực của Plato khác biệt rõ rệt với các thuyết duy tâm cận đại ở việc phủ nhận những mô thức vĩnh cửu là những cái do trí tuệ con người tạo ra.

One of the first nominalist critiques of Plato's realism was that of Diogenes of Sinope, who said "I've seen Plato's cups and table, but not his cupness and tableness."

 

Một trong những nhà duy danh đầu tiên phê bình thuyết duy thực của Plato là Diogenes xứ Sinope khi ông tuyên bố: “Tôi thấy những chiếc cốc và cái bàn của Plato, chứ không thấy tính cốc và tính bàn”.

2.2. Aristotle

 

2.2. Aristotle

Plato's student Aristotle disagreed with his tutor. Aristotle transformed Plato's forms into "formal causes", the blueprints or essences of individual things. Whereas Plato idealized geometry, Aristotle emphasized nature and related disciplines and therefore much of his thinking concerns living beings and their properties. The nature of universals in Aristotle's philosophy therefore hinges on his view of natural kinds.

 

Môn đệ của Plato là Aristotle không đồng ý với thầy mình. Ông biến các mô thức của Plato thành những nguyên nhân hình thức, những bản mẫu hay bản chất của các sự vật riêng lẻ. Trong khi Plato lý tưởng hóa môn hình học, thì Aristotle lại chú trọng đến tự nhiên và các môn học liên quan. Do đó, phần lớn suy tưởng của ông liên quan đến các sinh vật và thuộc tính của chúng. Bởi vậy, bản tính của những cái phổ quát trong triết học của Aristotle xoay quanh quan điểm của ông về các loài tự nhiên.

Consider for example a particular oak tree. This is a member of a species and it has much in common with other oak trees, past, present and future. Its universal, its oakness, is a part of it. A biologist can study oak trees and learn about oakness and more generally the intelligible order within the sensible world. Accordingly, Aristotle was more confident than Plato about coming to know the sensible world; he was a prototypical empiricist and a founder of induction. Aristotle was a new, moderate sort of realist about universals.

 

Chẳng hạn, ta hãy xem xét một cây sồi cụ thể. Cây sồi này là thành viên thuộc một giống, và nó có nhiều điểm chung với những cây sồi khác trong quá khứ, hiện tại, và tương lai. Tính chất  phổ quát của nó, tức tính sồi, là một phần của nó. Một nhà sinh vật có thể nghiên cứu những cây sồi và biết đến tính sồi, và nói rộng hơn là biết về trật tự khả niệm nằm trong lòng thế giới khả giác. Bởi đó, Aristotle có niềm tin hơn Plato khi đến với nhận thức về thế giới khả giác, ông là nhà duy nghiệm mẫu hình sơ khởi và là người xây dựng nên phép qui nạp. Aristotle là một loại nhà duy thực mới, ôn hòa, về những cái phổ quát.

3. MEDIEVAL THOUGHT

 

3. TƯ TƯỞNG THỜI TRUNG ĐẠI

3.1. Boethius

 

3.1. Boethius

The problem was introduced to the medieval world by Boethius, by his translation of Porphyry's Isagoge. It begins:

 

Vấn đề những cái phổ quát được Boethius du nhập vào thế giới trung đại qua bản dịch tác phẩm Isagoge (Introduction - Du nhập) của Porphyry. Cuốn sách mở đầu như sau:

"I shall omit to speak about genera and species, as to whether they subsist (in the nature of things) or in mere conceptions only; whether also if subsistent, they are bodies or incorporeal, and whether they are separate from, or in, sensibles, and subsist about these, for such a treatise is most profound, and requires another more extensive investigation".

 

“Tôi sẽ không nói về loài và giống ở khía cạnh liệu chúng tồn tại (trong bản tính của vật) hay chỉ đơn thuần có trong quan niệm; cũng như liệu nếu chúng tồn tại, thì chúng là vật thể hay phi vật thể, chúng tách biệt hay nằm trong những cái khả giác, và tồn tại về những cái khả giác này, vì một luận thuyết như vậy sẽ uyên thâm vô cùng và đòi hỏi một công trình nghiên cứu rộng hơn”.

3.2. Duns Scotus

 

3.2 Duns Scotus

Duns Scotus argued strongly against both nominalism and conceptualism, arguing instead for Scotist realism, a medieval response to the conceptualism of Abelard. The problem of universals may be thought of as the question of what, if anything, is the metaphysical basis of our using the same predicate for more than one distinct individual. Socrates is human and Plato is human. Does this mean that there must be some one universal reality – humanity –that is somehow repeatable, in which Socrates and Plato both share? Or is there nothing metaphysically common to them at all? Those who think there is some actual universal existing outside the mind are called realists; those who deny extra-mental universals are called nominalists. Scotus was a realist about universals, and like all realists he had to give an account of what exactly those universals are: what their status is, what sort of existence they have outside the mind. So, in the case of Socrates and Plato, the question is “What sort of item is this humanity that both Socrates and Plato exemplify?” A related question that realists have to face is the problem of individuation. Given that there is some extra-mental reality common to Socrates and Plato, we also need to know what it is in each of them that makes them distinct exemplifications of that extra-mental reality.

 

Duns Scotus kịch liệt phản đối cả thuyết duy danh lẫn thuyết duy khái niệm, thay vào đó ông bênh vực cho thuyết duy thực Scotus – đây là một lời đáp của thời trung đại đối với thuyết duy khái niệm của Abelard. Vấn đề những cái phổ quát có thể được quy về câu hỏi: cơ sở siêu hình học cho việc chúng ta sử dụng cùng một thuộc tính cho nhiều cái cá biệt (nếu có) là gì. Socrates là người và Plato là người. Có phải điều này có nghĩa là hẳn phải có một thực tại phổ quát nào đó – tính người –  vì lẽ nào đó có thể lặp lại, mà ở đó cả Socrates và Plato cùng chia sẻ? Hoặc chẳng hề có gì chung trên phương diện siêu hình học ở họ? Những người cho rằng có một cái phổ quát thật sự nào đó hiện hữu bên ngoài tinh thần được gọi là các nhà duy thực; còn những người phủ nhận những cái phổ quát nằm ngoài tinh thần được gọi là các nhà duy danh. Scotus là một nhà duy thực về những cái phổ quát, và như mọi nhà duy thực, ông phải giải thích những cái phổ quát đó chính xác là cái gì: chúng có địa vị như thế nào, và chúng hiện hữu ra sao bên ngoài tinh thần. Do đó, trong trường hợp của Socrates và Plato, câu hỏi  là “Cái tính người mà cả Socrates và Plato thể hiện là cái loại gì?” Một vấn đề liên quan mà những nhà duy thực phải đối mặt là vấn đề về sự cá biệt hóa. Cứ cho là có một thực tại nằm ngoài tinh thần nào đó chung cho cả Socrates và Plato, thì chúng ta cũng cần biết điều gì ở trong mỗi người khiến họ là những hiện thân riêng biệt của cái thực tại nằm  ngoài tinh thần ấy.

Scotus calls the extra-mental universal the “common nature” (natura communis) and the principle of individuation the “haecceity” (haecceitas). The common nature is common in that it is “indifferent” to existing in any number of individuals. But it has extra-mental existence only in the particular things in which it exists, and in them it is always “contracted” by the haecceity. So the common nature humanity exists in both Socrates and Plato, although in Socrates it is made individual by Socrates's haecceitas and in Plato by Plato's haecceitas. The humanity-of-Socrates is individual and non-repeatable, as is the humanity-of-Plato; yet humanity itself is common and repeatable, and it is ontologically prior to any particular exemplification of it.

 

Scotus gọi cái phổ quát nằm ngoài tinh thần này là “bản tính chung” (natura communis) và  nguyên tắc của sự cá biệt hóa  là “haecceity” – (haecceitas / sở ngã tính). Bản tính chung là chung ở chỗ nó “dửng dưng” với sự hiện hữu trong bất kỳ một số lượng những cái cá biệt nào. Nhưng nó chỉ hiện hữu bên ngoài tinh thần trong những cái đặc thù, mà trong đó nó hiện hữu, và trong đó chúng luôn được haecceitas “thu gọn” lại. Do đó cái  bản tính chung – tính người – hiện hữu trong cả Socrates và Plato, mặc dù ở Socrates nó được cá biệt hóa bởi haecceitas của Socrates và ở Plato bởi haecceitas của Plato. Tính người Socrates là cá biệt và không thể lặp lại, tính người Plato cũng vậy; thế nhưng bản thân tính người lại là chung và có thể lặp lại, và về mặt bản thể học nó có trước bất cứ hiện thân đặc thù nào của nó.

3.3. Ockham

 

3.3. William xứ Ockham

William of Ockham argued strongly that universals are a product of abstract human thought. According to Ockham, universals are just words/names that only exist in the mind and have no real place in the external world. In the case of universal entities, Ockham's nominalism is not based on his Razor, his principle of parsimony. That is, Ockham does not hold merely that there is no good reason for affirming universals, so that we should refrain from doing so in the absence of further evidence. No, he holds that theories of universals, or at least the theories he considers, are outright incoherent; they either are self-contradictory or at least violate certain other things we know are true in virtue of the three sources just cited. For Ockham, the only universal entities it makes sense to talk about are universal concepts, and derivative on them, universal terms in spoken and written language. Metaphysically, these “universal” concepts are singular entities like all others; they are “universal” only in the sense of being “predicable of many.”

 

William người xứ Ockham lập luận chắc chắn rằng những cái phổ quát là sản phẩm của tư tưởng trừu tượng của con người. Theo Ockham, những cái phổ quát chỉ là những từ ngữ hoặc tên gọi, chỉ hiện hữu trong tinh thần và không có vị trí thực sự trong thế giới bên ngoài. Trong trường hợp những thực thể phổ quát, thuyết duy danh của Ockham không dựa trên lý thuyết Lưỡi dao cạo, nguyên tắc tiết kiệm của ông. Tức là, Ockham không đơn thuần cho rằng, không có lý do vững chắc nào để khẳng định sự hiện hữu của những cái phổ quát, để chúng ta phải cố làm vậy khi  thiếu vắng những bằng chứng rõ rệt hơn. Không, ông cho rằng các lý thuyết về những cái phổ quát, hay ít ra là những lý thuyết mà ông xem xét, rõ ràng là không chặt chẽ; chúng hoặc là tự mâu thuẫn hoặc chí ít cũng vi phạm những điều chúng ta biết là đúng. Đối với Ockham, những thực thể phổ quát duy nhất đáng được bàn tới là những khái niệm phổ quát, và những hạn từ phổ quát trong ngôn ngữ nói hoặc viết phát sinh từ chúng. Trên phương diện siêu hình học, những khái niệm “phổ quát” này là những thực thể đơn nhất như mọi khái niệm khác; chúng chỉ “phổ quát” trong ý nghĩa chúng “có thể trở thành thuộc từ cho nhiều cái khác”.

With respect to the exact ontological status of such conceptual entities, however, Ockham changed his view over the course of his career. To begin with, he adopted what is known as the fictum-theory, a theory according to which universals have no “real” existence at all in the Aristotelian categories, but instead are purely “intentional objects” with a special mode of existence; they have only a kind of “thought”-reality. Eventually, however, Ockham came to think this intentional realm of “fictive” entities was not needed, and by the time of his Summa of Logic and the Quodlibets adopts instead a so-called intellectio-theory, according to which a universal concept is just the act of thinking about several objects at once; metaphysically such an “act” is a singular quality of an individual mind, and is “universal” only in the sense of being a mental sign of several things at once and being predicable of them in mental propositions.

 

Tuy nhiên, liên quan đến địa vị bản thể học chính xác của những thực thể khái niệm này, Ockham đã thay đổi quan điểm của mình theo thời gian. Đầu tiên ông chấp nhận cái được gọi là lý thuyết hư cấu, theo đó những cái phổ quát hoàn toàn không “thật sự” hiện hữu trong các phạm trù của Aristotle, thay vào đó chúng thuần túy là “những đối tượng có ý hướng” có một thể cách hiện hữu đặc biệt; chúng chỉ có một thứ thực tại-“tư tưởng”. Tuy nhiên, cuối cùng Ockham đi đến chỗ cho rằng lĩnh vực ý hướng của các thực thể “hư cấu” là không cần thiết, và vào giai đoạn soạn thảo các tác phẩm Summa of LogicQuodlibets ông chấp nhận cái được gọi là lý thuyết trí năng, theo đó một khái niệm phổ quát chỉ là hành vi tư duy cùng một lúc về nhiều đối tượng; trên phương diện siêu hình học, một “hành vi” như vậy là một phẩm tính đơn nhất của một tinh thần cá biệt, và chỉ “phổ quát” ở ý nghĩa nó là dấu hiệu tinh thần của cùng lúc nhiều sự vật, và có thể khẳng định những sự vật đó trong các mệnh đề tinh thần.

3.4. Medieval realism

 

3.4. Thuyết duy thực thời trung đại

Realism was argued for by both Thomas Aquinas and John Duns Scotus. Aquinas argued that both the essence of a thing and its existence were clearly distinct, in this regard he is close to the teaching of Aristotle. Scotist realism argues that in a thing there is no real distinction between the essence and the existence, instead there is only a Formal distinction. Both these opinions were denied by Scotus' pupil William of Ockham.

 

Thuyết duy thực được cả Thomas Aquinas lẫn John Duns Scotus ủng hộ. Aquinas cho rằng  bản chất của một vật và sự hiện hữu của nó rõ ràng là khác biệt. Về phương diện này ông gần với lời giảng của Aristotle. Còn  thuyết duy thực của Scotus biện luận rằng không có sự phân biệt thật sự giữa bản chất và sự hiện hữu trong một sự vật, mà thay vào đó chỉ có duy nhất sự phân biệt về mặt hình thức. Cả hai ý kiến này đều bị học trò của Scotus là William bác bỏ.

3.5. Medieval nominalism

 

3.5. Thuyết duy danh thời trung đại

Nominalism was first formulated as a philosophical theory in the Middle Ages. The French philosopher and theologian Roscellinus (c. 1050-c. 1125) was an early, prominent proponent of this view. It can be found in the work of Peter Abelard and reached its flowering in William of Ockham, who was the most influential and thorough nominalist. Abelard's and Ockham's version of nominalism is sometimes called conceptualism, which presents itself as a middle way between nominalism and realism, asserting that there is something in common among like individuals, but that it is a concept in the mind, rather than a real entity existing independently of the mind. Ockham argued that only individuals existed and that universals were only mental ways of referring to sets of individuals. "I maintain", he wrote, "that a universal is not something real that exists in a subject... but that it has a being only as a thought-object in the mind [objectivum in anima]". As a general rule, Ockham argued against assuming any entities that were not necessary for explanations. Accordingly, he wrote, there is no reason to believe that there is an entity called "humanity" that resides inside, say, Socrates, and nothing further is explained by making this claim. This is in accord with the analytical method which has since come to be called Ockham’s razor, the principle that the explanation of any phenomenon should make as few assumptions as possible.

 

Thuyết duy danh ban đầu được trình bày như một lý thuyết triết học thời trung đại. Triết gia và nhà thần học người Pháp, Roscellinus (khoảng 1050 - 1125), là người đề xướng xuất chúng cho quan điểm này trong thời kỳ đầu. Học thuyết này có thể được tìm thấy trong tác phẩm của Peter Abelard và phát triển rực rỡ với William of Ockham, nhà duy danh triệt để và có ảnh hưởng nhất. Phiên bản của Abelard và Ockham về thuyết duy danh đôi khi được gọi là thuyết duy khái niệm, học thuyết tự thể hiện như một con đường thứ ba giữa thuyết duy danh và thuyết duy thực khi khẳng định rằng có một điều gì đó chung giữa những cái cá thể, nhưng nó là một khái niệm thuộc về tinh thần hơn là một thực thể thực tồn, hiện hữu độc lập với tinh thần. Ockham biện luận rằng chỉ có những cái cá biệt mới hiện hữu, và những cái phổ quát chỉ là những cách thức của tinh thần khi muốn chỉ một tập hợp những cái cá biệt. Ông viết: “Tôi cho rằng một cái phổ quát không phải là thứ gì đó thực tồn, hiện hữu trong một chủ thể… mà là nó có một tồn tại chỉ như là một vật thể - tư tưởng trong tinh thần". Nhìn chung, Ockham phản đối việc giả định bất kỳ thực thể nào không cần thiết cho các giải thích. Do vậy, ông viết, không có lý do nào để tin rằng có một thực thể gọi là “tính người” ngự ở bên trong, chẳng hạn như, Socrate, và không có giải thích gì thêm cho biện luận này. Điều này phù hợp với phương pháp phân tích mà từ đó trở đi được gọi là lưỡi dao cạo Ockham, nguyên tắc cho rằng việc giải thích bất kỳ hiện tượng nào cũng nên đặt ra càng ít giả định càng tốt.

Critics argue that conceptualist approaches only answer the psychological question of universals. If the same concept is correctly and non-arbitrarily applied to two individuals, there must be some resemblance or shared property between the two individuals that justifies their falling under the same concept and that is just the metaphysical problem that universals were brought in to address, the starting-point of the whole problem (MacLeod & Rubenstein, 2006, §3d). If resemblances between individuals are asserted, conceptualism becomes moderate realism; if they are denied, it collapses into nominalism.

 

Các nhà phê phán biện luận rằng những cách tiếp cận của thuyết duy khái niệm chỉ trả lời cho câu hỏi tâm lý học về những cái phổ quát. Nếu cùng một khái niệm được áp dụng một cách đúng đắn và không võ đoán cho hai cái cá biệt, thì hẳn phải có một sự tương đồng hoặc một thuộc tính chung nào đó giữa hai cái cá biệt đó, giúp biện minh cho việc chúng cùng nằm trong một khái niệm, cũng như đó đúng là vấn đề siêu hình học mà những cái phổ quát được đưa vào để giải quyết, đó là khởi điểm của toàn bộ vấn đề (MacLeod & Rubenstein, 2006, §3d). Nếu những tương đồng giữa các cái cá biệt được khẳng định, học thuyết duy khái niệm trở thành thuyết duy thực ôn hòa; nếu bị bác bỏ, học thuyết rơi vào thuyết duy danh.

(continued)

 

(còn tiếp)

Nguồn: Bản tiếng Anh: http://en.wikipedia.org/wiki/Problem_of_universals. Bản dịch tiếng Việt của NHÓM DỊCH THỨ BẢY

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt