Phong trào Khai minh rất tự hào vì đã tiến hành một công cuộc phê phán văn hóa vô tiền khoán hậu: đã kích sự mê muội, mê tín hàng ngàn năm, xiển dương lý trí, đề cao sự tiến bộ và sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghiệp và thương nghiệp.
Tinh thần hoài nghi khoa học thực sự hình thành ở Protagoras. Câu khẩu hiệu nổi tiếng của ông: “Con người là thước đo của vạn vật” có nhiều ý nghĩa. Cách thức mà sự vật xuất hiện ra cho ta không chỉ phụ thuộc vào bản thân sự vật mà còn vào phản ứng của ta trước những kích thích của sự vật.
Triết lí cho chúng ta thấy rằng có những điều chúng ta tưởng là biết rồi mà sự thật chưa biết. Một triết lí bắt chúng ta phải suy tư hoài về những cái chúng ta có thể biết được; mặt khác nó nhắc nhở chúng ta phải khiêm tốn, nghĩ rằng cái mà chúng ta cho là biết rồi, là tri thức, sự thực chưa phải là tri thức
Tự do “khỏi” điều gì là phương diện tiêu cực của khái niệm. Đó là sự vắng mặt của những cưỡng chế, ràng buộc, quy ước, giới hạn, ngại ngùng đến từ bên ngoài.
Trên trang toptenz.net, tác giả Ash Grant đưa ra bản danh mục 10 luận thuyết triết học lạ đời nhất khá thú vị. Triethoc.edu.vn xin giới thiệu bạn đọc bản danh mục này
Tại sao lại làm triết học một khi nó không phải và cũng không thể trở thành một khoa học theo nghĩa chặt chẽ? Nó không phải là một khoa học riêng lẻ đã đành, mà cũng không phải là một khoa học nền tảng hay phổ quát
Ý niệm mạnh hơn thực tại, vì nó định hình thực tại. Phẩm chất đích thực và viễn kiến có căn cứ là bảo bối cho mọi sự ứng xử. Đó là thông điệp then chốt nhất của ông dành cho hậu thế.
Ông Đào Duy Anh định nghĩa chữ triết là trí đức: triết là sophia của tiếng la tinh, và sagesse của tiếng pháp. Nhưng có lẽ hiểu thế cũng chưa đủ. Trong chữ “triết” ta thấy một ý quan trọng: ấy là ý niệm về giá trị. Triết học là khoa học tìm biết giá trị của sự vật
Có những vấn đề, trước sự đổi thay của thời gian, biến thiên của lịch sử đã mất lý do sinh tổn. Người của thế kỷ 20 không còn nghi ngờ, dò hỏi về sự hiện hữu của bản thân. Nhà triết học không còn ngờ vực «có ta hay không có ta». Cũng như toàn thể loài người, nhà triết học muốn sinh sống, muốn suy nghĩ cần phải ăn ...
Nhiều nhà triết học đã nhận thấy «sự suy nghĩ những vấn đề triết lý qua thứ tiếng thông dụng (mẹ đẻ) của mỗi người nhiều khi đem lại cho ta những ý nghĩa sâu sắc không ngờ». Ý nghĩa của danh từ triết lý chẳng hạn đã hiện ra với ta dưới những hình thể đặc biệt khi ta trở về nguồn gốc của tiếng nói. Ta thấy rằng danh từ thông dụng triết lý có một nguồn gốc Tây phương. Điều mà ta thường gọi là triết lý của triết gia phương Đông thường gọi là đạo.
Triết học Pháp không ưa kết cấu tư tưởng thành “thuyết hệ”, lấy cái độc đoán chủ nghĩa cùng cái kiểm điểm chủ nghĩa của triết học Đức là những chủ nghĩa quá đáng cả. Không phải rằng người Pháp không có tài kết cấu giỏi. Nhưng các nhà triết học Pháp hình như tự nghĩ trong bụng rằng dựng “thuyết hệ” thì có khó gì
Triết học nước Pháp về thế kỷ thứ 19 chia ra làm hai phần. Một phần mới thuật đó là chủ về đường sinh lý học, tâm lý học, xã hội học. Còn một phần nữa thì vẫn kế thiệu cái học thống các đời trước mà lấy vạn vật, lấy linh tinh người ta làm mục đích cho sự tư tưởng.
Triết học không phải là sản phẩm ngẫu nhiên của những thiên tài cô độc, không phải là những “định luận” bất biến, mà là nỗ lực suy tư không ngừng nghỉ của nhiều thế hệ kế tiếp nhau, là một cuộc đối thoại có thể tái hiện được
Triết học thì dùng làm gì? Vấn đề không phải là để biết nhiều hệ thống tư tưởng Đông - Tây, vì giữa các môn phái có thể có nhiều cái khác nhau và mâu thuẫn nhau. Nhồi sọ như thế, ngoài mục đích dạy học, thì có lẽ là vô ích đối với cá nhân, mà còn có thể sa vào cái bệnh “ngộ chữ”.
Bài viết trình bày một cách khái lược triết học Mỹ đương đại. Theo tác giả, các học phái triết học Mỹ rất phong phú và đa dạng, thể hiện rõ nét tính đa nguyên cũng như cục diện đối kháng giữa chủ nghĩa khoa học và chủ nghĩa nhân văn trong triết học phương Tây hiện đại. Trong đó, tác giả tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu, như triết học hậu phân tích, triết học khoa học, triết học nhân văn châu Âu tại Mỹ và học thuyết luân lý xã hội. Đồng thời, nhấn mạnh rằng, sự tăng cường nghiên cứu và trao đổi học thuật về triết học Mỹ hiện đại có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện.
Bertrand Russell thường ví triết học như một bà mẹ có cái dạ con rất lớn, bao chứa hết mọi ngành khoa học, nuôi lớn chúng, rồi cho chúng ra ở riêng với món hồi môn hậu hĩnh. Còn bà mẹ vẫn mãi mãi chỉ còn là bà mẹ với chiếc dạ con ngày càng trống rỗng! Càng trống rỗng, nó càng có thể tiếp tục bao chứa nhiều hơn! Vậy, chắc có lẽ nó không bàn về những đối tượng ấy theo nghĩa hẹp mà chỉ bàn về những nguyên lý thôi: nguyên lý của tồn tại, nhận thức và hành động, về mọi nguyên lý, thậm chí về nguyên lý tối cao! Nhưng, đó có phải là chủ đề trung tâm của nó không?