Nhập môn triết học

  • Lược dẫn triết học

    Lược dẫn triết học

    22/05/2013 23:58

    Thật sự là cực kì khó để tránh khỏi triết học, ngay cả với một nỗ lực có ý thức. Hãy thử xét trường hợp những ai khước bác nó, nói với chúng ta rằng ‘Triết học vô dụng’. Trước nhất, nói thế, hiển nhiên là họ so sánh nó với một hệ thống giá trị nào đó. Thứ hai, khi họ sẵn sàng để nói dù ngắn gọn và võ đoán rằng tại sao nó vô dụng, là họ nói về tính không hiệu quả của vài loại tư duy, hoặc về việc con người không có khả năng xử lí một số loại vấn đề nào đó

  • Nhíu mày bên sách triết

    Nhíu mày bên sách triết

    21/05/2013 21:19

    Hiện nay trên thế giới có hiện tượng những cô gái nhà giàu xinh đẹp đua nhau học triết, học nghệ thuật. Họ không còn thiếu gì về vật chất nữa, mà cảm thấy mình còn nghèo nàn tinh thần, chưa có cái đẹp bên trong tâm hồn. Nhìn các cô ngồi trên băng ghế đá trầm tư, có lúc nhăn trán nhíu mày, thấy vẫn đẹp mê hồn; có lẽ vì cái đẹp bên ngoài và bên trong họ đang hòa quyện, có người đã hòa quyện đến độ chín muồi; chứ không như các cô gái Việt đẹp của ta, một trăm cô chụp hình thì gần một trăm cô đưa hai ngón tay làm hình chữ V lên, ngoài ra chẳng biết “triết lý” gì với người nhìn mình.

  • Khi triết học mặc thường phục

    Khi triết học mặc thường phục

    21/05/2013 21:09

    Triết lý không chỉ là lời nói. Đôi khi im lặng, không tham gia bàn cãi gì về triết học cũng là một lập trường triết học. Một ngưởi trẻ bỏ cả buổi chiều để ngồi cắm cúi với các thiết bị số của mình trong quán cà phê, thì rõ ràng là không triết lý gì, nhưng trước đó anh ta/cô ta đã triết lý rồi: không lăn tăn gì cả, sống cái đã. Ít nhất họ cũng ngang hàng với rất nhiều người vận dụng bao nhiêu triết thuyết, giáo pháp để cuối cùng có thể sống vô tư bất chấp hoàn cảnh chung quanh.

  • Socrate và nghệ thuật đối thoại

    Socrate và nghệ thuật đối thoại

    19/05/2013 14:09

    Socrates là người trí thức đầu tiên theo nghĩa hiện đại, vì dám tin vào một thứ chức năng thiên phú: phê phán không nhân nhượng xã hội ông đang sống: “Thật là sai lầm nếu quý vị nghĩ rằng chỉ cần giết người là trốn thoát lời chê trách sống không suy xét. Cách loại bỏ sự kiểm tra ấy vừa bất chính vừa bất khả thi, còn cách vừa chính đáng vừa dễ dàng là: thay vì tìm cách bịt miệng kẻ khác, hãy tự tu thân sửa tính”

  • Sáng như tơ mà chiều đã như sương

    Sáng như tơ mà chiều đã như sương

    15/05/2013 12:07

    BÙI VĂN NAM SƠN || Vào buổi bình minh của tư tưởng Tây phương đã có sự xung đột triệt để giữa hai cách nhìn. Với Heraklit (520 – 450 trước Công nguyên), toàn bộ thực tại đều không ngừng biến đổi: không có gì vững bền, không có khởi đầu

  • Triết học là gì?

    Triết học là gì?

    07/05/2013 10:17

    Nói triết học, ai cũng nghĩ đến một môn học nghiêm trang, cao kỳ, huyền bí, bàn những sự cao xa, xét những nhẽ thâm thúy, người thường không thể hiểu được. Lắm người chỉ nghe đến tên triết học mà sợ, tưởng như cái yêu thuật của một bọn hư tưởng dùng để huyễn diệu người đời. Bởi nhiều người tưởng nhầm về triết học như thế, nên triết học đã hầu coi như một món có quan thiết gì đến sự thực, đến việc đời, mà nhà triết học, nhà thuyết lý đã thành danh là những người sống trong mộng vậy.

  • Triết học nước Pháp [phần 03]

    Triết học nước Pháp [phần 03]

    05/05/2013 10:53

    Ông Claude Bernard có làm một bộ sách đề là “Thực nghiệm Y học tổng quát luận” (Introduction à la médecine expérimentale): sách ấy đối với các khoa học thực nghiệm cái giá trị cũng chẳng kém gì sách “Phương pháp luận” (Discours de la méthode) của ông Descartes đối với các khoa học thuần lý vậy.

  • Không thể có UNESCO nếu không có triết học

    Không thể có UNESCO nếu không có triết học

    04/05/2013 23:39

    SANDRO CHIA | ĐINH HỒNG PHÚC dịch || UNESCO luôn được gắn liền với triết học, nhưng không phải triết học tư biện hay chuẩn tắc, mà là sự truy vấn mang tính phê phán cho phép nó mang lại ý nghĩa cho đời sống và cho hành động trong bối cảnh quốc tế.

  • Tương lai của triết học

    Tương lai của triết học

    03/05/2013 23:03

    Có một số bằng chứng cho thấy số người quan tâm đến triết học đã không ngừng gia tăng trong những năm gần đây. Sự ra đời của thể loại truyện kể triết học và trên hết sự thành công của những cuốn tiểu thuyết của Jostein Gaarder đã cho thấy rằng phần lớn người ta không xem triết học là một công việc đang tàn lụi.

  • Triết học nước Pháp [phần 02]

    Triết học nước Pháp [phần 02]

    03/05/2013 08:55

    Ngày nay trong triết học giới mới bắt đầu biến đến cái công nghiệp của ông Lạp Mã Khắc (Lamarck, 1744-1829). Ông là một nhà bác vật, lại kiêm một nhà triết học nữa; chính ông là người khởi xướng ra cái tiến hóa thuyết (théorie de l’évolution). Chính ông là người trước nhất đã sáng nghĩ ra cùng sùy diễn đến cùng cái lý tưởng rằng các giống sinh vật thực là bởi giống nọ biến hóa mà thành ra giống kia vậy.

  • Chỉ bán phở mới là quán phở?

    Chỉ bán phở mới là quán phở?

    03/05/2013 08:35

    BÙI VĂN NAM SƠN || Hai cha con ông chủ một quán phở gia truyền nổi tiếng không đồng ý với nhau: người cha muốn chỉ tiếp tục bán phở thôi; người con, có óc năng động, muốn bổ sung thêm mấy món điểm tâm nữa. Nhưng, “bổ sung” tới mức độ nào

  • Tương lai của triết học

    Tương lai của triết học

    01/05/2013 22:45

    Tôi quan niệm triết học phải giải quyết những vấn đề của nền văn minh, văn minh hiểu theo nghĩa khái quát được các nhà nhân học đưa ra rất dễ hiểu – tức triết học phải giải quyết những mô thức nằm trong các mối quan hệ con người. Triết học phải bao gồm những chủ đề như ngôn ngữ, tôn giáo, nền sản xuất, chính trị, mỹ học bao lâu giữa chúng có tồn tại một mô thức chung chứ không phải xét chúng tồn tại như những vấn đề tách rời và độc lập.

  • Triết học nước Pháp [phần 01]

    Triết học nước Pháp [phần 01]

    30/04/2013 10:08

    Địa vị nước Pháp trong sự tiến hóa của triết học đời nay thực là rõ ràng lắm: nước Pháp là nước có cái công khởi xướng rất to. Các nước khác không phải là không có những nhà triết học đại tài; nhưng không đâu có cái mạch triết học đều đặn liên tiếp bằng ở nước Pháp vậy. Các nước khác hoặc nghiên cứu một cái lý tưởng nào sâu hơn, hoặc kết cấu bằng cái tài liệu nào khéo hơn, hoặc phát đạt một cái phương pháp nào mạnh hơn; nhưng thường thường cái lý tưởng ấy, cái tài liệu ấy, cái phương pháp ấy là tự nước Pháp đem lại vậy.

  • Tư tưởng đổi thay số phận

    Tư tưởng đổi thay số phận

    26/04/2013 21:26

    Có lẽ bạn ngán triết học vì nó khô khan, khó hiểu? Bạn ngại triết học vì nó thường tỏ ra áp đặt, giáo điều? Bạn xem thường triết học vì nó mông lung, vô bổ? Xin bạn hãy bình tâm một chút! Họp nhân viên lại, liệu kiến thức chuyên môn đơn thuần có đủ để giúp bạn “động viên” được họ?

  • Hãy dám biết!

    Hãy dám biết!

    26/04/2013 21:24

    “Khẩu hiệu” của sự khai minh là gì? Immanuel Kant (1724 – 1804) hô lên bằng… tiếng Latinh: “Sapere aude!”, “Hãy dám biết!” Phải có gan như thế mới thoát ra được vòng tù hãm của đời thường....

  • Các chủ đề lớn trong triết học phương Tây

    Các chủ đề lớn trong triết học phương Tây

    25/04/2013 21:06

    Để hướng dẫn sinh viên khởi sự đi vào khu rừng mênh mông của lịch sử triết học phương Tây, các sách giáo khoa triết Tây thường gom những cuộc tranh luận hay hệ thống triết học vào những chùm chủ đề lớn. Chẳng hạn chủ đề tri thức luận (epistemology) tập trung vào những câu hỏi như...

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt