DANH TỪ
TRẦN ĐỨC THẢO (1917-1993)
Cảm-giác |
(sensation) |
Ấn-tượng trực quan tồn-tại một chốc trong ý-thức. Ví dụ như mở mắt thì những ấn-tượng ánh sáng tồn-tục thành một cảm-giác sáng.
|
Chân-lý |
(vérité) |
Ý-niệm đúng với thực-thể. Ví dụ như nhiệm-vụ khoa-học là tìm chân-lý.
|
Chủ-thể |
(sujet) |
Trung-tâm hiệp-nhất của ý-thức, làm cho một người bao giờ cũng biết rằng mình vẫn là mình, tuy qua rất nhiều ý-tượng. Ví dụ như trong một ngày nghĩ đến nhiều việc, nhưng trong ý-thức vẫn có một chủ-thể duy-nhất, là mình, vì chính mình lại nghĩ đến tất cả những việc ấy.
|
Cộng-thông |
(communautaire) |
Hiệp-nhất trực-quan. Ví dụ như chế-độ nguyên-thủy đời khuyết-sử là cộng-thông,vì sống từng nhóm cùng làm cùng ăn, không cần phải phân chia công việc hay sản-vật.
|
Chính-đề, phản-đề, hiệp-đề |
(thèse, antithèse, aynthèse) |
Ba nhịp tất-nhiên trong mỗi cuộc biến-chuyển thiết-thực, và phản ảnh trong phương-pháp biện-chứng.
|
Duy-danh |
(Nominalisme) |
Một phái triết-học đời trung-cổ, nói rằng ý-niệm chỉ là danh-từ.
|
Duy-tâm |
(idéaliste) |
Lấy ý-thức và ý-niệm làm thực-thể, không chịu rằng cái ý-thức đó cũng là do ở vật thể mà ra. Ví dụ như trước hoàn-cảnh khó-khăn, mấy nhà triết-học duy-tâm nói rằng ý tốt là đủ, không cần phải thực-tế.
|
Duy-thể |
(Réalisme) |
Một phái triết-học đời trung-cổ, nói rằng ý-niệm là thực-thể.
|
Duyên-cớ |
(motif) |
Nguyên-nhân của lòng muốn.
|
Đa-trùng |
(mulplicité) |
Số nhiều.
|
Đối-tượng |
(objet) |
Cái vật trông thấy hay nghĩ đến. Ví dụ như trông thấy một cành cây thì chủ-thể là mình, đối-tượng là cành cây.
|
Đơn-vị |
(unité) |
Khối hiệp-nhất một số nhiều. Ví dụ như đối-tượng là đơn-vị của những cảm-giác, ý-tượng, tư-tưởng liên-hiệp một cách đặc-biệt.
|
Gián-tiếp |
(discursif) |
Phải qua ý-niệm mới tới nơi. Ví dụ như lý-luận có tính-cách gián-tiếp vì bao giờ cũng qua mấy điều rồi mới kết-luận.
|
Hiện-tượng-luận |
(phénoménologie) |
Phái triết-học định-nghĩa thực-thể bằng cái cách xuất-hiện (hiện-tượng) trước ý-thức.
|
Huyền-học |
Métaphysique |
Một môn học tưởng-tượng, tự phụ là cứ lý-luận cũng đủ hiểu biết tinh-túy của thực-thể, không cần đến kinh-nghiệm.
|
Khắc-kỷ |
Stoïcien |
Phái triết-học đời thượng-cổ.
|
Khuyết-sử |
(préhistoire) |
Trước thời-đại văn-minh, vì văn-minh có chữ viết, vậy có sử để lại.
|
Lý-giới |
(monde des Idées) |
Một giới siêu-nhiên chỉ theo lý chứ không cần đến kinh-nghiệm. Ví dụ như mấy tác-giả duy tâm bày đặt ra một Lý giới ngoài trần-gian, để phòng giữ thành-kiến của mình, nói rằng đó là đúng lý, vậy không cần đến kinh-nghiệm thiết-thực.
|
Ngoại-lai |
(extrinsèque) |
Không có quan-hệ gì đối với nội-dung thiết-thực. Ví dụ như trong một chữ, ý-nghĩa là nội-dung, còn nét viết là điểm ngoại-lai.
|
Nhân-phẩm |
(dignité humaine) |
Giá-trị đời người, làm cho mỗi cá-nhân có quyền được công-nhận là đáng làm người. Ví dụ như nhân-phẩm do ở cách thực-hiện sự tốt, sự đẹp, sự thực.
|
Nhân-vi |
(de création humaine) |
Của người làm ra. Ví dụ như đời sống văn-minh có tính-cách nhân-vi, vì dùng toàn những sản-vật do người làm ra.
|
Phản-ảnh |
(réfléter) |
Sự chiếu thực-thể vào tinh-thần. Ví dụ như các ý-tưởng đều là phản-ảnh trong ý-thức những điều-kiện khách-quan của đời sống thiết-thực.
|
Phản-tỉnh |
(réfléchir) |
Tự nghĩ, mà mình hiểu mình. Ví dụ như đương trong một vật gì, lại phản-tỉnh rằng ta trông cái vật ấy.
|
Phóng-khí |
(aliéné) |
Tự mình lại bỏ mình, và để cái chân-lý của đời sống ra ngoài đời sống thiết-thực. Ví như giáo Gia-Tô là hình thức phóng-khí của xã-hội Âu-Tây, vì đã đặt hết giá-trị nhân-bản (sự tốt, sự đẹp, sự thực) lên một giới siêu-nhiên, làm đời sống thiết-thực hết ý-nghĩa.
|
Phổ-biến |
(universal) |
Có giá-trị đối với hết thiên-hạ. Ví dụ như chân-lý có tính-cách phổ-biến, vì đã là sự thực thì ai mà có lý-trí thì phải công-nhận.
|
Phủ-định |
(nier) |
Cãi là không có. Ví dụ như tinh-túy của tôn-giáo là phủ-định cái giá-trị nhân-bản của đời sống thiết-thực trên trần-gian.
|
Siêu-nhiên |
(transcendant) |
Đứng ngoài trần-gian. Ví dụ như mấy nhà tôn-giáo và triết-học duy-tâm bịa đặt ra một giới siêu-nhiên, không ai trông thấy hết, vì đã định là một giới cao xa đến nỗi ra ngoài hẳn những việc thiết-thực trong đời này.
|
Tất-nhiên |
(nécessaire) |
Bắt buộc thế nào cũng phải có. Ví dụ như những luật Tạo-hóa có tính-cách tất-nhiên.
|
Thực-thể |
(réalité) |
Cái nội-dung thiết-thực, tương-đối với hình-thức duy-tâm. Ví dụ như một xã-hội có những hình-thức duy-tâm như tôn-giáo, mỹ-thuật, luật-pháp, vân vân; nhưng cái thực-thể bao-hàm trong đó là cách giao-dịch, buôn-bán, làm-ăn.
|
Tích-cực |
(posotif) |
Tính-cách cụ-thể và thiết-thực. Ví dụ như muốn phá bỏ hoàn-toàn một hình-thức cũ, thì phải có một kế-hoạch tích-cực để kiến-thiết một hình-thức mới, cụ-thể hơn.
|
Tiêu-cực |
(négatif) |
Tính-cách phá-hủy. Ví dụ như việc thực-hiện lý-tưởng cũng có một phương-diện tiêu-cực, là phải phá bỏ hình-thức cũ.
|
Toán-lý |
(physique mathématique) |
Khoa-học vật-lý theo toán-pháp.
|
Tồn-tại |
(existence) |
Sự có hiển-nhiên, đặc-biệt là đời sống cá-nhân, ai ai cũng tự-giác trực-quan. Ví dụ như mấy nhà triết-học tồn-tại đã phủ-định hết căn-bản thiết-thực của đời sống, vậy đã lấy sự vô ý-nghĩa tuyệt-đối làm lý-do tồn-tại.
|
Trực-quan |
(immédiat) |
Tự nhiên có ngay trong ý-thức cụ-thể không cần phải qua ý-niệm.Ví dụ như cảm-giác và ý-tượng là trực-quan.
|
Trừu-tượng |
(abstrait) |
Phân-ly với điều-kiện thiết-thực. Ví dụ như tư-tưởng Âu-Tây có tính-cách phân ly trừu-tượng, vì bao giờ cũng đứng trong phạm-vi ý-niệm nhân-vi, chứ không hiểu cái dòng biến-chuyển thiết-thực của tự-nhiên và lịch-sử.
|
Tự-giác |
(prendre conscience) |
Phản-tỉnh trong ý-thức, mình lại hiểu mình. Ví dụ như đương làm việc, bất thình-lình tự-giác và hiểu rằng cái việc đó có một ý-nghĩa bất ngờ, mà chính lại là ý-nghĩa thiết-thực, không thể nào không công-nhận được.
|
Ý-chí |
(volonté) |
Lòng muốn đã tự-giác và nhất-định một con đường đi rõ-rệt.
|
Ý-niệm |
(concept) |
Hình-thức chỉ-thị một loài bằng tinh-túy của loài ấy. Ví dụ như ý-niệm ngựa là hình-thức chỉ-thị hết tất cả các con ngựa bằng tinh-túy của loài ngựa, là động vật có móng, mỗi chân một ngón. Ý-niệm hình tam-giác chỉ-thị hết cả các hình tam-giác bằng tinh-túy, là hình vẽ bằng ba đường thẳng gặp nhau.
|
Ý-thức |
(conscience) |
Trí-năng làm cho mình hiểu mình trong đời sống. Ví dụ như lúc trông thấy cái cây, thì lại biết rằng ta trông thấy cái cây, nghĩa là có ý-thức.
|
Ý-tượng |
(représentation) |
Một cách tư-tưởng bằng hình-ảnh. Ví dụ như nghĩ đến người ở xa, là có một cái ý-tượng người ấy trong ý-thức.
|
Nguồn: Trần Đức Thảo. Triết lý đã đi tới đâu? Nxb. Minh Tân, Paris, 1950. Phiên bản điện tử do triethoc.edu.vn thực hiện.
Ý KIẾN BẠN ĐỌC