Ở trong các trường học Tây, những ông giáo sư triết học dạy chúng ta rất nhiều về ông Descartes và thuở nọ học sinh nào qua năm triết học tú tài cũng gần thuộc lòng quyền Thuyết trình về phương pháp cả.
Người ta có thể nói rằng triết học của Jaspers là một học thuyết về thất bại. Nhưng thất bại là trường dạy lạc quan và con đường đưa tới chân lý. Jaspers muốn cho độc giả không dừng lại trên bình diện thất bại, nhất là đừng đối lập thất bại với siêu vượt: “L’échee n’est pas un argument qu’on puisse opposer à la vérité fondée dans la transcendence”
Đối với độc giả quen với kinh tế chính trị học, tôi không cần phải đoán chắc rằng tôi đã đi đến các kết luận của tôi bằng con đường phân tích một cách hoàn toàn kinh nghiệm dựa trên việc nghiên cứu kinh tế chính trị học một cách có phê phán và trung thực
Tự do và thiết yếu tương liên hỗ tạo. Đó là nghịch lý của tự do. Trước hết, tự do bị hạn giới bởi Dasein, thân thể. Như bị kẹt vào tù ngục thể chất người không làm được như ý muốn. Sự yếu hèn, mong manh của hình hài luôn luôn đem tự do về với thực tại.
Triết lý của hiện sinh chính là tư tưởng khám phá được tất cả các lĩnh vực của kinh nghiệm, bằng cách vượt những lĩnh vực ấy, chính là tư tưởng, nhờ đó, con người tìm cách trở thành chính mình.
Tất cả mọi vật đều có thể trở thành sở hữu của con người, vì con người là ý chí tự do, và, với tư cách ấy, hiện hữu tự-mình-và-cho-mình, trong khi cái đối vật không có được phẩm tính ấy. Do đó, ai ai cũng có quyền biến ý chí của mình thành vật hay biến vật thành ý chí của mình
Nhân vật thứ hai trực tiếp khai đường mở lối cho triết lý hiện sinh là Friedrich Nietzsche. Ông là một nhà văn có ngòi bút sắc bén, linh hoạt, một nhà tâm lý nhìn tận vào gian manh vô ý thức của tình người, một nhà triết lý tha thiết với hạnh phúc nhân loại, và sau hết là một người tiên tri cô độc và nhẫn nhục.
Tự căn bản, người là một nghịch lý do định mệnh của ngẫu nhiên và tự do của ý thức. Nhờ có tự do, người không phải là một tĩnh vật. Người bản chất là biến động. Nhưng người có quyền tự do đồng nhất với thực trạng ban đầu ...
Con người Kierkegaard là sản phẩm bất đắc dĩ của một sự phối hợp bất đắc dĩ giữa cha ông và mẹ ông. Sau khi đã chỉ tay chửi thề Thượng Đế, và để mua chuộc trọng tội ấy, cha ông cố gắng sống một cuộc sống nghiêm khắc, hiếu thắng nhất là đối với đàn con của ông.
Không thời nào bất lợi cho triết học hơn cái thời mà triết học bị lạm dụng một cách đáng hổ thẹn, một mặt để đưa ra những mục tiêu chính trị, mặt khác để làm phương tiện sinh nhai... Thế không có gì để chống lại châm ngôn: “Primum vivere, deinde philosophari” (sống trước đã, rồi triết lý sau) hay sao ? Những ông lớn này muốn sống, và quả vậy, sống nhờ triết học. Họ được bao thầu triết học để nuôi vợ con...
Hiện sinh không thể là hiện hữu được quan niệm hóa, không thể là một ý niệm trừu tượng. Hiện sinh là một kinh nghiệm sống, một ý thức sống. Từ đó, triết gia hiện sinh lần tới quan điểm hiện sinh có trước bản thể và bản thể học nếu đó chính là khoa học về hiện sinh
Tính phổ biến của ý chí tự do tồn tại cho-mình này là tính phổ biến hình thức, tức là, quan hệ với chính mình một cách tự-giác (nhưng vô-nội dung) và đơn giản trong tính cá biệt [tính cá nhân] của mình; và trong chừng mực ấy, chủ thể là Nhân thân
Triết lý không phải là tìm ra những nguyên nhân hoặc tìm ra những giả thuyết. Không thể nói nguyên nhân ở đây, vì chưa có gì trước khi thế giới hình thành thế giới, và như ta biết thì thế giới “xuất hiện không lý do” nghĩa là không do một dự tính trù liệu nào hết
Phía sau chúng ta cũng như phía trước chúng ta, trong miền ánh sáng của các giá trị, chúng ta không có những biện minh hay những bào chữa. Chúng ta chỉ một mình, không có sự bào chữa. Đó là những gì tôi thể hiện bằng cách nói rằng con người bị kết án phải tự do.
Nguyên lý của triết học Epicurus là ở chỗ chứng minh rằng thế giới và tư duy là một cái gì đó có thể hình dung được, có thể có; mà luận cứ và nguyên tắc dùng làm cơ sở chứng minh cho điều đó và quy tụ mọi cái vào đó vẫn lại là bản thân [khả năng tồn tại cho bản thân mình] được biểu thị trong tự nhiên bởi nguyên tử, còn sự biểu hiện tinh thần của nó là sự ngẫu nhiên và sự tuỳ tiện.
Con người không phải là một tinh thần thuần túy như thần linh và cũng không phải là một linh hồn « ở trong » thân xác, nhưng con người là một sinh hoạt tại thế, cho nên thân xác không còn là một sự vật nhưng đó là chính bản thân tôi. Sinh hoạt chưa phản tỉnh đi trước sinh hoạt phản tỉnh, và sinh hoạt tại thế có trước suy tư.