Góc dịch thuật

01. What is philosophy? Triết học là gì?

 

Unit 1:

WHAT IS PHILOSOPHY?

TRIẾT HỌC LÀ GÌ?

 

I. READING TEXT

 

 

I. ĐỌC VĂN BẢN

 

1. Philosophy is the study of general and fundamental problems, such as those connected with reality, existence, knowledge, values, reason, mind, and language. Philosophy is distinguished from other ways of addressing such problems by its critical, generally systematic approach and its reliance on rational argument. The word "philosophy" comes from the Greek φιλοσοφία (philosophia), which literally means "love of wisdom". In more casual speech the "philosophy" of a particular person can refer to the beliefs held by that person.

 

 

1. Triết học là khoa học nghiên cứu về các vấn đề nền tảng và tổng quát, như: thực tại, hiện hữu, nhận thức, các giá trị, lý tính, tinh thần và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với những lối diễn đạt các vấn đề ấy theo cách khác bằng sự tiếp cận phê phán, nhìn chung là có tính hệ thống, của nó và việc nó dựa trên luận cứ thuần lý. Chữ “triết học” có gốc từ chữ φιλοσοφία (philosophia) trong tiếng Hy Lạp, nghĩa đen là “yêu mến sự minh triết”. Theo lối nói thông thường hơn, “triết học” của cá thể một người có thể dùng để chỉ những niềm tin của người ấy.

 

2. Areas of inquiry

The main areas of study in philosophy today include logic, metaphysics, epistemology, ethics, and aesthetics.

 

 

2. Những lĩnh vực nghiên cứu

Những lĩnh vực nghiên cứu chính trong triết học ngày nay gồm: siêu hình học, logic học, nhận thức luận, đạo đức học và mỹ học.

 

2.1. Metaphysics

Metaphysics is the study of the most general features of reality, such as existence, time, the relationship between mind and body, objects and their properties, wholes and their parts, events, processes, and causation. Traditional branches of metaphysics include cosmology, the study of the world in its entirety, and ontology, the study of being.

 

 

2.1. Siêu hình học

Siêu hình học là khoa học nghiên cứu về những đặc điểm phổ biến nhất của thực tại, như: hiện hữu, thời gian, mối quan hệ giữa tinh thần và thể xác, các vật thể và các thuộc tính của chúng, những cái toàn bộ và các bộ phận của chúng, những sự biến, những quá trình và quan hệ nhân quả. Các bộ phận truyền thống của môn siêu hình học gồm: vũ trụ học, khoa học nghiên cứu về thế giới trong toàn thể của nó, và bản thể học, khoa học nghiên cứu về tồn tại.

 

Within metaphysics itself there are a wide range of differing philosophical theories. Idealism, for example, is the belief that reality is mentally constructed or otherwise immaterial while realism holds that reality, or at least some part of it, exists independently of the mind. Subjective idealism describes objects as no more than collections or "bundles" of sense data in the perceiver. The 18th century philosopher George Berkeley contended that existence is fundamentally tied to perception with the phrase Esse est aut percipi aut percipere or "To be is to be perceived or to perceive".

 

 

Trong bản thân môn siêu hình học có rất nhiều lý thuyết triết học khác nhau. Thuyết duy tâm, chẳng hạn, là niềm tin cho rằng thực tại là do tinh thần kiến tạo hay nói cách khác là phi-vật chất, trong khi đó thuyết duy thực lại cho rằng thực tại, hay ít ra là một phần của thực tại, tồn tại độc lập với tinh thần. Thuyết duy tâm chủ quan mô tả các đối tượng không gì khác hơn là những tập hợp hay những “bó” dữ liệu cảm giác ở người tri giác. Triết gia thế kỷ 18 là George Berkeley thừa nhận rằng hiện hữu về cơ bản là gắn với tri giác bằng thành ngữ Esse est aut percipi aut percipere (Tồn tại là được tri giác hay tri giác”

 

In addition to the aforementioned views, however, there is also an ontological dichotomy within metaphysics between the concepts of particulars and universals as well. Particulars are those objects that are said to exist in space and time, as opposed to abstract objects, such as numbers. Universals are properties held by multiple particulars, such as redness or a gender. The type of existence, if any, of universals and abstract objects is an issue of serious debate within metaphysical philosophy. Realism is the philosophical position that universals do in fact exist, while nominalism is the negation, or denial of universals, abstract objects, or both. Conceptualism holds that universals exist, but only within the mind's perception.

 

 

Tuy nhiên, ngoài những quan niệm được ở trên, trong siêu hình học còn có sự phân đôi bản thể học giữa khái niệm về những cái đặc thù và khái niệm về những cái phổ quát. Những cái đặc thù là những đối tượng được cho là tồn tại trong không gian và thời gian, đối lập với những đối tượng trừu tượng, ví dụ như những con số. Những cái phổ quát là những thuộc tính của nhiều cái đặc thù, ví dụ như màu đỏ hay loài. Kiểu loại tồn tại, nếu có thể nói như vậy, của những cái phổ quát và những đối tượng trừu tượng là một vấn đề bàn luận nghiêm túc trong triết học siêu hình học. Thuyết duy thực là lập trường triết học cho rằng những cái phổ quát trên thực tế là tồn tại, trong khi đó thuyết duy danh là sự phủ định hay phủ nhận những cái phổ quát, những đối tượng trừu tượng, hay phủ nhận cả hai. Thuyết duy khái niệm cho rằng những cái phổ quát tồn tại, nhưng chỉ trong sự tri giác của tinh thần.

 

The question of whether or not existence is a predicate has been discussed since the Early Modern period. Essence is the set of attributes that make an object what it fundamentally is and without which it loses its identity. Essence is contrasted with accident: a property that the substance has contingently, without which the substance can still retain its identity.

 

 

Câu hỏi hiện hữu có phải là một thuộc tính hay không đã được bàn luận từ giai đoạn đầu của thời hiện đại. Bản chất là tập hợp các thuộc tính làm cho một đối tượng về cơ bản là chính nó và nếu không có nó thì đối tượng mất đi tính đồng nhất của nó. Bản chất tương phản với tùy thể: một thuộc tính mà bản thể ngẫu nhiên có; nếu không có tùy thể, bản thể có thể vẫn còn trong trạng thái đồng nhất với chính nó.

 

2.2. Logic

Logic is the study of the principles of correct reasoning. Arguments use either deductive reasoning or inductive reasoning. Deductive reasoning is when, given certain statements (called premises), other statements (called conclusions) are unavoidably implied. Rules of inferences from premises include the most popular method, modus ponens, where given “A” and “If A then B”, then “B” must be concluded. A common convention for a deductive argument is the syllogism. An argument is termed valid if its conclusion does indeed follow from its premises, whether the premises are true or not, while an argument is sound if its conclusion follows from premises that are true. Propositional logic uses premises that are propositions, which are declarations that are either true or false, while predicate logic uses more complex premises called formulae that contain variables. These can be assigned values or can be quantified as to when they apply with the universal quantifier (always apply) or the existential quanlifier (applies at least once). Inductive reasoning makes conclusions or generalizations based on probabilistic reasoning. For example, if “90% of humans are right-handed” and “Joe is human” then “Joe is probably right-handed”. Fields in logic include mathematical logic (formal symbolic logic) and philosophical logic.

(continued)

 

 

2.2. Logic học

Logic học là khoa học nghiên cứu các nguyên tắc lập luận đúng. Những luận cứ sử dụng hoặc là lập luận diễn dịch hoặc là lập luận quy nạp. Lập luận diễn dịch là khi, giả sử có những phát biểu nào đó (được gọi là những tiền đề), những phát biểu khác (được gọi là những kết luận) được bao hàm một cách không thể tránh khỏi. Các quy tắc suy diễn từ những tiền đề gồm phương pháp thông dụng nhất, modus ponens [dạng thức khẳng định], ở đó giả sử “A” và “Nếu A thì B”, thì “B” phải được kết luận. Một quy ước chung cho luận cứ diễn dịch là phép tam đoạn luận. Một luận cứ được coi là có giá trị hiệu lực nếu kết luận của nó quả thực rút ra từ những tiền đề của nó, cho dù những tiền đề ấy đúng hay không đúng, trong khi đó một luận cứ [được coi là] vững chắc nếu kết luận của nó rút ra từ những tiền đề đúng đắn. Logic mệnh đề sử dụng những tiền đề là các mệnh đề, những mệnh đề ấy là những lời tuyên bố hoặc đúng hoặc sai, trong khi đó logic vị từ sử dụng những tiền đề phức tạp hơn được gọi là biểu thức chứa các biến. Các biến này có thể được gán các giá trị hay có thể được định lượng ở chỗ khi chúng áp dụng với lượng từ phổ quát (luôn luôn áp dụng)  hay lượng từ tồn tại (áp dụng ít nhất là một lần). Lập luận quy nạp đưa ra những kết luận hay những sự khái quát hóa dựa trên lập luận xác suất. Ví dụ: nếu “90% con người đều thuận tay phải” và “Joe là con người” thì “Joe có thể thuận tay phải”. Các lĩnh vực trong logic học gồm: logic toán học (logic ký hiệu hình thức) và logic triết học.

(còn tiếp)

 

II. EXPLAINING ESSENTIAL TERMS

 

 

II. GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ CƠ BẢN

 

Reality is the state of things as they actually exist, rather than as they may appear or might be imagined. In a wider definition, reality includes everything that is and has been, whether or not it is observable or comprehensible. A still more broad definition includes everything that has existed, exists, or will exist. (Wiki)

 

 

Thực tại là trạng thái của các sự vật xét như là chúng đang tồn tại thực sự, chứ không phải như là chúng có thể xuất hiện ra hay có thể được hình dung ra. Theo nghĩa rộng, thực tại bao gồm tất cả những gì đã và đang tồn tại, cho dù chúng có thể được quan sát hay lĩnh hội hay không. Theo nghĩa còn rộng hơn nữa, thực tại bao gồm tất cả những gì đã, đang và sẽ tồn tại.

 

Argument is an attempt to persuade someone of something, by giving reasons or evidence for accepting a particular conclusion. (Wiki)

 

 

Luận cứ là sự cố gắng thuyết phục ai đó về điều gì đó, bằng cách nêu ra những lý do hay bằng chứng để người ta chấp nhận một kết luận riêng biệt.

 

Syllogism is a kind of logical argument in which one propositon (the conclusion) is inferred from two or more others (the premises) of a specific form. (Wiki)

 

 

Tam đoạn luận là một loại luận cứ logic trong đó một mệnh đề (kết luận) được rút ra từ hai hay nhiều mệnh đề khác (các tiền đề) của một dạng suy luận cụ thể.

 

Universal quantification is a type of quantifier, a logical constant which is interpreted as "given any" or "for all." It expresses that a propositional function can be sastified by every member of a domain of discourse. In other terms, it is the predication of a property or relation to every member of the domain. It asserts that a predicate within the scope of a universal quantifier is true of every value of a predicate variable. It is usually denoted by the turned A (∀) logical operator symbol, which, when used together with a predicate variable, is called a universal quantifier ("∀x", "∀(x)", or sometimes by "(x)" alone). Universal quantification is distinct from existential quantification ("there exists"), which asserts that the property or relation holds only for at least one member of the domain. (Wiki)

 

 

Lượng từ hóa phổ quát là một kiểu lượng từ, một hằng số logic được diễn giải như là “bất cứ cái nào” hay “với mọi”. Nó phát biểu rằng một hàm mệnh đề có thể được thỏa mãn bởi mọi phần tử trong miền đề cập (domain of discourse). Nói cách khác, nó là vị từ hóa của một thuộc tính hay quan hệ của bất cứ phần tử nào trong miền. Nó khẳng định rằng một vị từ trong phạm vi của một lượng từ phổ quát đúng với mọi giá trị của một biến vị từ. Nó thường được biểu thị bằng ký hiệu tác tử logic là chữ A viết ngược (∀), ký hiệu này, khi được sử dụng cùng với một biến vị từ, được gọi là lượng từ phổ quát (“∀x”, "∀(x)", hay đôi khi chỉ mỗi một chữ “(x)”). Lượng từ hóa phổ quát khác với lượng từ hóa tồn tại (“tồn tại”) vốn là cái khẳng định rằng thuộc tính hay quan hệ chỉ đúng ít nhất cho một phần tử trong miền

 

ĐINH HỒNG PHÚC soạn dịch

Bản tiếng Anh được chọn lọc và sử dụng lại từ trang mạng http://en.wikipedia.org.

 

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Ngọc Nguyễn - 13:54 25/06/2015
cảm ơn anh Đinh Hồng Phúc, anh dịch hay lắm.
Life care - 14:52 22/01/2016
Tôi định học tiếng Anh qua bản song ngữ này, nhưng mới học được chục từ thì ngã ngửa ra rằng: Mình quên chưa học tiếng Việt. Đọc được nhưng chẳng hiểu gì hết.
Trần Nhã Phương - 10:25 28/04/2017
a dịch hay lắm ạ. Để dịch được như thế này, không những giỏi ngoại ngữ mà còn phải có một kiến thức chuyên sau. E cũng đang làm bài tập về phần dịch thuật triết học như thế này. Nhưng dịch xong chẳng thể hiểu nổi mình đang viết gì nữa. A có thể giúp e sửa đổi những ngôn từ không phù hợp trong bản dịch được không ạ. Em cảm ơn a nhiều ạ!
Triết học - 23:40 01/05/2017
Bạn Trần Nhã Phương có thể liên hệ tác giả bản dịch bằng cách gửi cho chúng tôi đúng địa chỉ email của bạn để tác giả bản dịch trao đổi với bạn.
Thân mến.
quỳnh hoa - 19:26 17/08/2018
Học được rất nhiều chỉ qua bản dịch ngắn của anh Phúc, cảm ơn tác giả rất nhiều. Em cũng đang dịch một phần Tâm lý xã hội học nằm trong triết học mà có nhiều từ chuyên ngành quá,nên sau khi dịch xong thì đọc lại nội dung khá lủng củng, rất mong có thể trao đổi cùng tác giả chuyên sâu hơn. Email : quynhhoa3009@gmail.com > Cảm ơn page và tác giả
Như Anh - 20:17 04/07/2019
Mình đã học được rất nhiều qua các bài đăng ở đây và nếu được, mình có thể đặt môt số câu hỏi liên quan tới các thuật ngữ triết học khác không ạ?
Đình Phước - 09:36 17/05/2023
Cảm ơn tác giả rất nhiều vì dịch một bài viết rất hay. Em học được rất nhiều từ bài dịch này. Many thanks!
Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt