‘‘Hai mươi lăm năm triết học’ là khoảng thời gian từ năm 1781 đến 1806: từ lúc Phê phán lý tính thuần túy xuất bản đến lúc bản thảo Hiện tượng học tinh thần được hoàn tất. Vậy những gì chúng ta có ở đây có thể nói là một phiên bản khác của Câu chuyện ‘từ Kant đến Hegel’, một câu chuyện chứa đựng nhiều sự tinh tế học thuật và nội dung triết học
Marx đã luôn không chỉ đơn thuần là một nhà khoa học xã hội, hoặc ít ra ông không chỉ là một hình tượng thường thấy ở thế kỷ hai mươi và hai mốt: người đã đưa ra một ‘lý luận giải thích giành cho các ngành khoa học xã hội’. Ông đã là một nhà báo, một nhà hoạt động chính trị, và một nhà luận chiến khi cần thiết, cũng như là một nhà nghiên cứu không ngừng nghỉ, tò mò không biết chán, một trong những nhà trí thức vĩ đại nhất của công chúng thời kì ông còn sống.
Đến với môn Triết học trong cuộc sống ở trường đại học, lần đầu tiên được tiếp cận môn học này tôi cảm thấy rất mới mẻ, và giảng viên đã giới thiệu cho chúng tôi những quyển sách hữu ích, trong đó có quyển Alain nói về hạnh phúc của Émile Chartier.
Toàn bộ dự án triết học của Berkeley được triển khai trong công trình Các nguyên tắc này là biện minh cho những chân lý trong Phúc âm về sự hiện hữu của Thượng đế như là bản thể đích thực của mọi tồn tại, mọi trật tự tự nhiên và như là nguồn suối của mọi nhận thức của con người
Nhà xã hội học người Pháp Alain Touraine (1925- ), cha đẻ của thuật ngữ “xã hội hậu-công nghiệp”(société post-industrielle), là một gương mặt tiêu biểu cho những suy tư đương đại về hành động xã hội (action sociale) và các phong trào xã hội mới (nouveaux mouvements sociaux) từ đầu những năm 1970 cho đến nay.
Sau Lê quân, học giả nào biên tập về triết học Bergson nên làm sống triết học ấy thêm một chút. Làm sống bằng những sự đối chiếu mà chúng tôi đã mạo muội trình bày. Đó là còn quên kể sự đem đối chiếu quan niệm về chiêm bao của Bergson với quan niệm về chiêm bao của Freud.
Sách, tên là Nho giáo, dày 344 trang, in thiệt đẹp, tại nhà in Trung Bắc Tân Văn, giá mỗi cuốn 1$20. Nho giáo nầy có lẽ là một bộ sách, chưa biết mấy cuốn, đây mới là cuốn I. Trần tiên sanh, trong tập báo nầy đã có lần giới thiệu
Ở phần cuối “Báo cáo” của mình, Lyotard nhấn mạnh đến xu hướng khu biệt hóa ngôn ngữ khoa học trong bối cảnh xã hội ngày càng đồng thuận (ở những xã hội phát triển cao nhất). Và chính sự đồng thuận xã hội sẽ tạo khuôn khổ an toàn cho những nghịch biện và tự do sáng tạo “tự sự”, một tự sự được hợp thức hóa (thông qua giáo dục?), và nó được thể hiện trên sân chơi ngày càng bình đẳng cho tất cả mọi người.
Đại học là nơi hiện thực hóa lòng hiếu tri nguyên thủy. Nó không có mục đích nào khác hơn là trải nghiệm những gì ta có thể biết và những gì ta sẽ trở thành, thông qua tri thức. Nhiệt tình muốn biết này tự biểu hiện qua sự quan sát, qua tư duy có phương pháp, và qua sự tự phê phán như là nỗ lực đào tạo hướng đến tính khách quan. Nhưng đồng thời, cũng là trải nghiệm không chỉ về những ranh giới, về sự không biết mà cả về những rủi ro, căng thẳng vốn có trong bất kỳ cuộc tìm kiếm trí tuệ nào. Tính duy nhất và tính toàn thể là bản chất thực sự của lòng hiếu tri nguyên thủy.
Tiến bộ khoa học theo Bachelard không phải là sự gom góp dần dần ngày càng nhiều hơn của hiểu biết về Hiện Thực (viết hoa), mà là kết quả của một cuộc đấu tranh không ngừng giữa lý trí và hình ảnh của Hiện Thực, viết gọn là hiện thực (không chữ hoa) vì trong lý trí chỉ có hình ảnh của Hiện Thực.
Nếu bạn vẫn luôn không ngừng tìm hiểu, thắc mắc và tự hỏi những câu hỏi như Sophie, biết đâu sau này bạn lại là một nhà triết học? Hoặc một triết gia nổi tiếng nào đó. Bởi vì tôi tin là “Có những sự bắt đầu không bao giờ là quá muộn.” Hãy theo đuổi nếu thật sự bạn cảm thấy có hứng thú.
Tác giả là người đã viết rất nhiều và có một văn phong không trộn lẫn với ai khác. Trong công trình về lịch sử tư tưởng này, điều đó có chỗ đáng chú ý. Lời văn sáng sủa lưu loát gắn với lời nói thường gây ra một tác dụng tích cực là làm cho vấn đề trừu tượng khô khan trở nên sinh động, dễ hiểu, đến được với quần chúng, giàu tính chiến đấu hơn nhưng cũng có nhược điểm là hơi dài, thiếu cô đọng.
Qua tác phẩm Trò chuyện triết học, tôi còn được biết thêm nhiều về những triết gia của nền lịch sử tư tưởng Tây phương như ông Socrates, một người chưa từng tự tay viết một chữ nào nhưng lại có mức ảnh hưởng sâu đậm nhất đối với lịch sử triết học và hậu thế; Platon, cao đồ của Socrates và là thầy của Aristoteles
Thiên khảo luận triết học này không đi vào những khía cạnh tác nghiệp của lao động và kỹ thuật, mà là phân tích kích thước triết học của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên cũng như giữa con người với nhau trong lao động, cũng không dừng lại ở phạm vi lao động và kinh tế, mà mở rộng nhãn giới ra phạm vi xã hội, chính trị và văn hóa
Chỉ đơn giản vì Ferry đã trình bày cho chúng ta môn khoa học tương đối phức tạp và gắn liền với suy tưởng ở cấp độ đậm đặc này , môn triết học, như những vấn đề tâm lý có thực và vô cùng gần gũi với con người đang sống. Và đây cũng là điều khiến cho ông chỉ dừng lại ở một ý nghĩa ích dụng rõ rệt của triết học, mà chưa truyền đạt được cái nhìn toàn thể về môn khoa học của nhận thức con người vốn liên quan đến mọi mặt của sự sống và đời sống, chưa thoát khỏi chính những phiến diện của các tư tưởng mà ông từng phê phán.
Triết học là một lãnh vực tư duy tư biện, đòi hỏi độc giả phải có năng lực trừu tượng hóa cao. Những pho sách kinh điển của Kant, Hegel… tỏ ra không dễ “nuốt” đối với phần đông độc giả. Do đó, những cuốn sách dạng nhập môn triết học sẽ là những người bạn đồng hành để độc giả có một khởi đầu suôn sẻ và thân thiện.