Aristotle. Các phạm trù. § 1
Thứ 3, ngày 2 Tháng Bảy năm 2024
ARISTOTLE
CÁC PHẠM TRÙ
dịch theo bản tiếng Anh
của J. L. Ackrill
Jonathan Barnes (chủ biên). Aristotle toàn tập. Vol.1. Princeton University Press, 1991.
|
Tiết 1
|
1a1-1a5
|
Khi các sự vật chỉ có chung với nhau một tên gọi và định nghĩa về tồn tại tương ứng với tên gọi ấy là khác nhau, thì chúng được gọi là [những sự vật có] cùng âm khác nghĩa (hononymous). Vì thế, chẳng hạn, cả con người lẫn bức tranh là động vật. Cả hai sự vật này chỉ có một tên gọi chung và định nghĩa về tồn tại tương ứng với tên gọi ấy là khác nhau, thì ra sẽ đưa ra hai định nghĩa khác nhau.
|
1a6-1a12
|
Khi các sự vật có chung với nhau một tên gọi và định nghĩa về tồn tại tương ứng với tên gọi ấy là giống nhau, thì chúng được gọi là [những sự vật có] cùng nghĩa (synonymous). Vì thế, chẳng hạn, cả con người lẫn con bò đều là động vật. Mỗi một sự vật này được gọi bằng một cái tên chung là "động vật", và định nghĩa về tồn tại cũng là một với nhau; vì nếu ta muốn đưa ra định nghĩa cho từng vật – Là một động vật nghĩa là gì là [câu hỏi] cho từng vật một –ta sẽ đưa ra định nghĩa giống nhau.
|
1a13-1a15
|
Khi các sự vật nhận được tên của chúng từ cái gì đó, với sự khác biệt ở đuôi từ, chúng được gọi là cùng gốc từ (paranymous). Vì thế, chẳng hạn nhà ngữ pháp có tên gọi của mình từ ngữ pháp, người can đảm có tên gọi của mình từ lòng can đảm.[1]
|
[1] Do cấu trúc của tiếng Việt mà hiện tượng đuôi từ này sẽ không thể hiện được như bản gốc. Chẳng hạn, chữ "nhà ngữ pháp / ngữ pháp" không cho thấy có hiện tượng đuôi từ, nhưng trong bản gốc tiếng Hy Lạp, bản dịch tiếng Anh, cho thấy rất rõ: "γραμματικὸς (nhà ngữ pháp) và γραμματικῆς (ngữ pháp)" có cùng gốc từ như đuôi từ lại khác nhau "-ὸς và -ῆς"; đuôi từ "ἀνδρεῖος (người can đảm) và ἀνδρείας (lòng can đảm)" là "-ος và -ας"
|
Ý KIẾN BẠN ĐỌC