Logic học | Tư duy phản biện

Lời sớ Nhân minh nhập chính lý luận, Quyển thượng

 

LI S NHÂN MINH NHP CHÍNH LÝ LUN

SỐ 1840


Sa-môn Khuy Cơ chùa Đại Từ Ân soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bo Đi Tng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYN THƯỢNG

 

Lành thay! Khải phát giáo pháp không môn của Bậc Đại Thánh, trợ giúp lục vị để sáng rỡ sự mầu nhiệm, làm hưng thịnh dòng pháp nhờ bậc Tiên nhân, xiển dương trước sau mà hiển bày chân lý. Há như trí trọn khắp thập lực, người thợ gốm đúc muôn tượng dùng khuôn đổ, lòng bi cùng tột tam luân. Mở rộng ngũ thừa mà chỉ bày phép tắc, vì thế ứng cơ muôn vật mà thị hiện nơi Long thọ, chí giáo thấm nhuần nơi Trần châu, trở về chân tịch nơi Nhị hà, hào quang sáng rỡ nơi trần sa kiếp. Lớn lao thay! Vốn khó được danh xưng, quả quyết nơi hai mươi tám kiến chấp tụ tập nơi ngũ thiên, mười sáu nhà luận sư khuếch trương nơi Tứ chủ. Bồ-tát Viên Hữu hiệu Thương-yết-la là môn nhân của bậc thánh bên Tây Vức, đã có tư chất khéo dạy dỗ, thật gọi là bậc đa văn. Đem trí tuệ như biển cả để vào sâu trong đáy lòng, nghĩa lý mầu nhiệm như núi cao bỏ vào trong ngũ tạng, vì vậy mới xác định lên núi cao, chót vót để chọn lấy ngọc trong đá, bơi lặn nơi sông rạch mò bắt nghêu sò để tìm hạt châu. Thầm suy nghĩ lo buồn nhiều mối bèn trước tác nhiều luận để lưu hành rộng rãi, ý chí đó nhiều mà văn dón gọn, lý mầu nhiệm mà lại dễ hiểu. Thật là then chốt của cánh cửa pháp, chính là chìa khóa mở cửa mầu.

Bèn khiến cho Thắng luận Số luận giống như bị ngọn núi cao đè ấp trứng mùa xuân, Thanh sinh thanh hiển, thì như gió bảo cuốn lá rụng mùa thu. Từ lúc ấy về sau như bị hôn mê, suy nghĩ lời dạy như sóng lăn tăn, có thể lần theo dấu vết chỉnh sửa cho rõ ràng. Cuối cùng vui vẻ dạo chơi trong biển pháp bao la rộng lớn, thật mầu nhiệm kim dung sáng rỡ ngọc điệp lấp lánh. Tuy rằng giáo đã hưng thạnh mà kinh điển đây chưa hoàn bị, chỉ có ta đích thân dạy bảo.

Tam Tạng Đại sư thấu suốt ngũ minh. Tiếng tăm vang dội ngàn xưa. Ôi! Cách Thánh càng xa lòng nghẹn ngào chưa giải thích bèn chấn tích nơi Trung khu để phát giác được nơi chốn. Tầm sư nơi Tây hạ đi thẳng đến nơi Kỳ-xà-quật lần theo vết bánh xe mà chưa được nghe lời của bậc Tiên triết và tâm bảo bọc cùng tột. Giá như không gặp được bậc Tiên hiền đều thấu được tình khu, vì thế lá bối soạn ghi lời vi diệu, quê nhà trở lại dùng thần túc mới bảo rằng đã dịch, thông suốt đạo lý. Sư Cơ lầm xen vào giúp cho thành thí dụ xếp sắp ngang hàng. Vui mừng thay! Sáng được nghe chiều mất, e rằng đạo này không được lưu hành, bèn sơ lược trình bày để giải thích. Chỉ bày tôn chỉ giềng mối và sự mầu nhiệm u uẩn, ngõ hầu có thể làm gương trí tuệ sáng soi. Hy vọng nên lưu tâm mà xem xét quán chiếu!

Trong luận này này sẽ lược dùng bốn môn phân biệt: Một là trình bày lý do, hai là giải thích đề mục, ba là trình bày câu vấn nạn, bốn là giải thích bổn văn.

A. TRÌNH BÀY NGUYÊN DO:

Nhân minh luận, nguồn gốc chỉ có Đức Phật nói, văn nhiều nghĩa rải rác phân tán nhưng đầy đủ trong các bộ kinh. Nên bộ Địa Trì chép “Bồ-tát cầu pháp phải cầu nơi nào? Phải cầu tìm nơi tất cả ngũ minh, tìm cầu Nhân minh vì phá tà luận, an lập chánh đạo”. Kiếp sơ ngài Túc Mục khai phát ra chân tợ, bởi vậy quảquyết rõ ràng phép tắc cách thức của ngài Thế Thân. Tuy kỷ cương đã bày mà chỗ u huyền chưa phân, vì vậy làm cho chủ khách nêu ra để đối đáp vẫn còn nghi ngờ phép tắc lập phá.

Có Bồ-tát Trần Na xưng mạng thế là một vị Phật trong ngàn vị Phật ở Hiền kiếp, ẩn tích mai danh nơi thâm sơn cùng cốc và dừng tại Lư Đẳng Trì xem xét lợi hại của sự trình bày trước tác và sự rườm rà vắn gọn của văn nghĩa. Lúc ấy, trong hang núi có tiếng vang làm chấn động rồi một áng mây trắng và ráng đỏbiến đổi màu sắc sặc sỡ, bỗng chốc có vị thần núi nâng gót chân Bồ-tát lên cao mấy trăm thước, đồng thời xướng rằng: “Đức Phật thuyết Nhân minh huyền diệu khó cùng cực. Sau khi Đức Như Lai diệt độ, đại nghĩa dần dần mất tuyệt, nay may

mắn được phước trí sâu xa, thâm đạt ý chỉ của Bậc Thánh. Nói về Nhân Minh Luận, nguyện xin Ngài trùng tuyên lại để hoằng dương rộng rãi”, Bồ-tát bèn phóng thần quang soi chiếu các căn cơ cảm ứng.

Lúc bấy giờ ở Nam Ấn Độ vua nước Án-đạt-la thấy hào quang sáng có điềm nghi, bèn nhập định Kim cang xin chứng quả vô học. Bồtát bảo nhập định quán sát sắp giải thích thâm kinh, tâm trông mong bậc Đại giác, chẳng phải là nguyện của hàng tiểu quả (quả vị Tiểu thừa).

– Vua thưa: Quả vô học chư Thánh đều kính ngưỡng, thỉnh Tôn giả mau chứng đắc.

– Bồ-tát an ủi vỗ về muốn theo lời thỉnh của nhà vua mà thỉnh Bồtát Diệu Cát Tường, nhờ trong khoảng khảy móng tay cảnh tỉnh: Sao lại xả bỏ tâm Đại thừa, mà hưng phát chí Tiểu thừa? Vì lợi ích cho khắp tất cả, hãy truyền luận Du-già do ngài Từ Thị thuyết, sửa chữa thành hệ thống đúng đắn, có thể chế tác Nhân Minh, sắp đặt thành quy củ.

Ngài Trần Na kính cẩn nhận lời dạy bảo, phụng hành để được chu toàn. Do đó suy nghĩ kỹ, nghiên cứu tinh thông, tạo bộ “Nhân Minh Chánh Lý Môn luận”. Chữ “chánh lý” nghĩa là thể của các pháp vốn chân, “môn” so sánh đối chiếu nguyên do, ngài Luận chủ Thương-yếtla tức là môn nhân đó. Hà như sư quỷ cốc Tô Trương độc quyền tung hoành truyền bá hoặc ngăn cản việc du hạ, trong hư không nghe tiếng lễ nhạc mà thôi, đã không tài giỏi cùng tột nơi tam lượng, sự nhiệm mầu tận thi nhân. Mở bày thì dùng tám môn, khai thông thì dùng nhị không, nghiên cứu nghiệm xét lời dạy bậc hiền triết, làm quy mô khác lạ cho người sau, tổng quát kỷ cương mà tạo ra luận này.

Đại sư đi đến chùa Pháp Cứu luận sư ở nước Ca-thấp-di-la biên giới Bắc Ấn Độ, gặp Đại luận sư Tăng-già-da-xá, Trung Hoa dịch Chúng Xưng, đặc biệt rất giỏi về Tát-bà-đa và Nhân Thanh minh luận, khai sáng theo sự khảo cứu quyết đoán bèn hiểu lý mầu nhiệm. Sau này Ngài ở nước Ma-kiệt-đà xứ Trung Ấn Độ lại gặp Bồ-tát Thi-la-bạc-đà lại tìm tòi thêm lý vi diệu càng tinh thông nghĩa thú. Chỉ vạch ra nhánh lá mà hiểu cùng tột được cội gốc đó, tầm sóng cả mà nghiên cứu ngọn nguồn kia. Tuy trước tu mà quế ngộ, chưa truyền thừa tiếng thơm của thầy ta, bỗng chốc đã hoằng dương, nhân đó dạy bảo người mới học. Ngõ hầu khiến cho họ đối tà xiển dương điều chánh, căn bản có phép tắc, đây chính là nguyên nhân phát khởi trước tác bộ luận này.

B. GII THÍCH Đ MC:

Tiếng Phạm là Ế-đô Phí-đà Na-da Bát-la-phệ-xa Xa-tát-đát-la.

Ế-đô gọi là Nhân, Phí-đà gọi là Minh, Na-da gọi là Chánh lý, Bát-laphệ-xa dịch là nhập, Xa-tát-đát-la là luận. Thời Đường dịch là Nhân Minh Chánh Lý Nhập Luận, nay nói thuận theo phương đây là Nhân Minh Nhập Chánh Lý Luận, y đây nêu tên hợp lại thành năm cách giải thích.

– Minh là tên chung của ngũ minh, Nhân là tên riêng của một minh. Nhập chánh lý là tên riêng của bộluận này. Thể của nhân có hai: Đó là Sinh nhân và Liễu nhân, và mỗi loại có ba có giải thích đầy đủ nhưsau. Nay làm rõ nghĩa của nhân đây, nên gọi là Nhân minh. Điều được làm rõ là nguyên nhân, còn điều hay làm rõ là giáo lý, vì làm rõ nhân gọi là Nhân minh, là Y CHỦ THÍCH.

Chữ “nhập” là hiểu thấu đạt, “chánh lý” là các pháp vốn chân thật tự tánh sai biệt. Trải qua thời gian lâu dài, sự giải thích càng rối rắm, ý nghĩa có nhiều sự trầm ẩn, ngoài ra mặc dù giải thích nhưng thường tà vọng chẳng đúng. Nay bàn luận về pháp chân thật nên gọi là chánh lý, nhớ rõ ràng hai nhân này mà thâm nhập hiểu được chân tánh của các pháp, tức là nhập vào chánh lý, cũng nhập chánh lý nhân minh, đồng thời là Y CHỦ THÍCH.

Rõ thể là giáo, nhân minh tức là luận, đó là TRÌ NGHIỆP THÍCH. Lựa chọn cất chứa được tên, không có lỗi trùng lời nói.

– Nhân minh, cũng đồng gọi là minh, “nhập chánh lý” là tên riêng cốt yếu của bộ luận này. Nhân nghĩa là lời nói của người khác lập luận, xây dựng (sự nghiệp) đầu mối lớn lao của bổn tôn. Minh nghĩa là trí của người dịch chứng, soi chiếu, nguyên do của ý nghĩa lời nói. Chẳng phải lời nói không để hiển bày tôn, bao gồm cả trí nghĩa mà nêu tên “nhân”, chẳng phải trí không dùng để thấu suốt lý mầu nhiệm. Bao gồm cả lời nói ý nghĩa để nêu tên gọi “minh”, lập phá đầu mối thầm kín gọi là “chánh lý”, trí hiểu thông suốt gọi là “nhập”. Nhờ lời nói của người lập luận lập nguyên nhân, địch chứng khởi trí, vì hiểu nghĩa lập phá nhân minh nên gọi là Nhân minh, theo Y CHỦ THÍCH. Nhờ lời nói sinh trí thấu đạt đầu mối thuyết tịch của pháp gọi là nhập, nhập vào chánh lý cũng gọi nhập vào Nhân minh chánh lý, cũng là Y CHỦ THÍCH.

– Nhân là lời nói sinh nguyên nhân, minh là trí liễu nhân. Vì do lời nói phát sinh, trí chưa sinh liền được sinh. Vì nhờ trí liễu nghĩa mà chưa hiểu nay liền hiểu. Đã hiểu tôn thì gọi là chánh lý, trí được sinh gọi là nhập, Nhân và minh khác nhau, chung tên là nhân. Chánh lý nhập sai khác đều gọi là quả, vì nhờ lời nói sinh nhân, địch luận thâm nhập hiểu được tôn và nhờ trí được rõ ràng. Người thành lập chánh lý mới hiển bày, lẽ ra nói rằng nhập chánh lý, Nhân minh nhập chánh lý, đó là Y CHỦ THÍCH. Lập luận tuy nhờ lời nói phát sinh mới sinh trí của địch luận, quyết nhờ trí nghĩa mới có lời nói phát sinh. Địch luận tuy mượn trí mà rõ mới hiểu được tôn đã lập, cần nhờ nghĩa ngôn từ mới có trí liễu. Cho nên mặc dù chỉ nêu lời nói sinh trí liễu, tức tự mình gồm nói nhị liễu nhị sinh, nhiếp pháp tự kỹ đã chu toàn lược không còn sót.

– Nhân minh vốn là tên của kinh Phật, “chánh lý” gọi là luận của ngài Trần Na. Ngài Trần Na đã tạo hơn bốn mươi bộ luận, trong đó chủ yếu nhất bộ Chánh Luận là trước tiên. Nhập luận là hiệu của vị Thiên chủ giáo. Nhân nghĩa là trí liễu, soi chiếu hiểu được tôn, hoặc ngay lời nói sinh ra, tịnh thành tôn quả. Minh nghĩa là hiển bày rõ ràng, nhân tức là minh, theo TRÌ NGHIỆP THÍCH.

Theo phẩm thứ mười lăm luận Du-già, sao gọi là Nhân minh? Nghĩa là trong đó quán sát, hay tùy thuận pháp gọi là các việc sở hữu, các việc sở hữu gọi là Nhân minh. Vì nhân chiếu rõ nghĩa quán sát chánh lý lựa bỏ tà tức là các pháp vốn chân tự tánh sai biệt.

Ngài Trần Na lấy các nhà ngoại đạo… vọng nói vảy bụi nơi mắt, bèn trình bày lý do để hiểu gọi là môn luận. Ngài Thiên chủ dùng ý chỉ ngôn từ mầu nhiệm, nhưng sợ kẻ hậu học khó cùng tột, bèn tổng quát lại kỷ cương dùng làm luận này, tạo thứ tự của nhân minh làm nguyên do của chánh lý, cùng tột ý thú hai giáo gọi là nhập. Cho nên y Phạm ngữ thì gọi là Nhân minh chánh lý nhập luận. Theo Y CHỦ THÍCH

– Nhân minh chánh lý, đều là tên gọi Bổn luận của ngài Trần Na. Nhập luận mới là tên của bộ luận này. Do hiểu rõ luận đây nên có thể nhập Nhân minh chánh lý. Hoặc Nhân minh tức là tên nhập luận. Chánh lý xưng giáo thừa của ngài Trần Na, do Nhân minh luận này vì có thể nhập vào chánh lý kia, hoặc Nhân minh là tên chung của luận năng nhập sở nhập.

Nhập chánh lý là tên riêng của luận năng nhập sở nhập, vì nhờ Nhân minh này có thể nhập luận. Hiểu rõ thì đã nhập vào Nhân minh chánh lý, hoặc ở đây gọi nhân tức là minh, chánh tức là lý, đều là theo

TRI NGHIỆP THÍCH.

Trong đây có năm cách giải thích:

(1). Minh của nhân

(2). Nhân của minh

(3). Nhân và minh khác nhau

(4). Nhân tức là minh

(5). Thuộc ở giáo nào?

Chánh lý cũng có năm:

(1). Chân tánh của các pháp

(2). Lập phá đầu mối u uẩn

(3). Tôn nghĩa sở lập

(4). Bổn luận của ngài Trần Na

(5). Mỗi mỗi thông chung cả bốn loại trên đây.

Do đây mỗi loại phối hợp riêng chỉ thành năm cách giải dựa vào nhau để giải thích, hợp thành hai mươi lăm các giải thích, e rằng văn dài dòng cho nên lược không trình bày. Song y theo cách giải thích ban đầu thì giáo cũng là Nhân minh, theo bốn cách giải thích sau thì giáo là đầy đủ cả đó, cũng gọi là Nhân minh. Chữ “luận” là so lường, là nghị luận, là so lường quyết định chân tợ, bàn luận tường tận cách lập phá, lựa chọn tánh tướng, dạy bảo học chúng gọi là luận. Theo bốn cách giải sau đã là sở thuyên.

Luận là giáo, tức là Luận Nhân Minh Nhập Chánh Lý, theo Y CHỦ THÍCH. Muốn cho tùy theo đó chứng minh rõ nhân sinh mà nhập chánh lý, nên nói luận này. Như Trung Quán luận hoặc phân biệt đoạn này gọi là có thể nhập Nhân minh chánh lý nên lập tên luận này.

Như kinh Thập địa hoặc y năng nhập chánh lý Nhân minh mà nói luận này, như thủy lục hoa, cho nên dùng làm danh hiệu. Bồ-tát Thươngyết-la Chủ tạo luận, tiếng Phạm là Thương-yết-la Cơ-phược-di Bồ-đề Tát-đỏa Ngật-túc-để. Chữ Thương-yết-la Trung Quốc dịch là Cốt Tỏa, Cơ-phược-di dịch là Chủ, Bồ-đề Tát-đỏa như nghĩa thường giải thích; Ngật-túc-để dịch là Tạo. Theo phiên âm nhà Đường đọc là Cốt Tỏa chủ Bồ-tát tạo. Ngoại đạo có nói, bắt đầu của kiếp thành có Đại Tự Tại Thiên xuống nhân gian đểhóa đạo, sau khi giúp đỡ làm lợi ích đã xong Tự Tại bèn trở về trời. Người đời muốn nhớ ơn thờphượng bèn lập ra hình tượng Ngài, tượng khổ hạnh nhìn khốn khổ ốm đói, các lóng xương liền nhau hình trạng như móc xích. Do đó mới nêu tượng này gọi là Cốt Tỏa Thiên. Từ buổi kiếp sơ tuy có ngàn danh hiệu, thời gian giảm đi còn tồn tại lại mười hiệu, vị Cốt Tỏa Thiên này là một danh hiệu trong một ngàn hiệu đó là chính thân Bồ-tát. Thiếu không có con nối dõi nhân đó theo hình tượng cầu xin bèn đản sinh dị linh, dùng Thiên làm tôn thờ, nhân đó tự lập ra hiệu. Lấy trời làm chủ gọi là Cốt Tỏa Chủ, tức là người giải thích rất tài giỏi, luận này là lý do tạo ra điều đó.

C. VN NN:

Hỏi: Tại sao không gọi là Tôn minh, Dụ minh, mà chỉ gọi là Nhân minh? Đáp: Nhân có ba tướng, vì danh nghĩa rộng khắp, lại các năng lập đều gọi là nhân, chẳng phải chỉ có một tướng. Tôn do đây mà lập gọi chung là Nhân minh.

Hỏi: Chân nhân chân minh có thể gọi là nhân minh, Tợ nhân tợ minh lẽ ra chẳng phải nhân minh?

Đáp: Nêu chân nhiếp tợ, hoặc đã nhiếp rồi, hoặc gồm rõ ràng, vì chẳng phải chánh minh.

Hỏi: So sánh để phá lập lượng có thể gọi là Nhân minh, còn phá lỗi phá tợ lẽ ra chẳng phải là Nhân minh?

Đáp: Vì là cùng một loại Nhân minh, hoặc tợ hoặc chân đều Nhân minh, vì tên đã lược nhiếp.

Hỏi: Lập phá ngôn trí có thể là Nhân minh, hiện lượng tỉ lượng không có trí ngôn, lẽ ra chẳng phải Nhân minh?

Đáp: Thấy nhân cũng là minh, thấy nhân chứng minh. Tự chứng cũng là nhân, cho nên đều là Nhân minh.

Hỏi: Trí sinh, trí liễu có thể gọi là Nhân minh, còn nhị liễu, nhị sinh chẳng phải trí, lẽ ra nhân chẳng phải là minh?

Đáp: Là nhân của minh, hoặc đều thuận chiếu vì thành tôn nghĩa.

Hỏi: Nhân và Dụ năng lập có thể gọi là Nhân minh, còn tôn chẳng phải năng lập lẽ ra chẳng phải Nhân minh?

Đáp: Do không quyết định nên sở lập chẳng phải. Từ định thành tên nên không có lỗi, lại năng nhân năng minh chính là nhân minh, sở nhân sở minh cũng gồm nhân minh. Còn nay sở lập chỉ có tôn, năng lập mặc dù chỉ có nhân và dụ, nhưng lời nói không trái Cổ Nhân Minh, nên Tôn cũng là Nhân minh.

Hỏi: Tại sao không gọi quả minh, mà chỉ gọi là nhân minh?

Đáp: Quả có minh của quả, chẳng phải quả đều ngay nơi minh. Nhân có nhân của minh, là nhân đều ngay nơi minh. Quả minh không nhất định, nghĩa cũng có lẫn lộn; nhân minh hai định, nghĩa cũng chẳng nhầm lẫn. Cho nên gọi là nhân minh là vì muốn dùng nhân thành nghĩa của quả, vì không muốn dùng quả thành nghĩa của nhân.

D. GII THÍCH BN VĂN:

Năng lập cùng năng phá đề cập chỉ có ngộ tha, hiện lượng cùng tỉ lượng đề cập dường như chỉ có tự ngộ. Trình bày trong một bộ, đại văn có hai phần là văn kệ tụng và văn trường hàng, nêu tôn tùy phần giải thích. Một bài tụng ở cuối cùng hiển rõ phần sơ lược và chỉ chỗ đầy đủ.

Phần thứ nhất có hai, một bài tụng trước nêu loại tôn, sau là các văn trường hàng, tùy phần nêu riêng giải thích thông suốt cả nghĩa loại. Đưa ra luận tôn ở trước sở nêu vì tùy ứng giải thích.

Trong bài tụng đầu, bàn luận bài tụng có một, trình bày chỗ ngộ có hai, luận câu có bốn, rõ nghĩa có tám, theo văn xem kỹ có thể biết. Ngộ tha, tự ngộ luận đều phân biệt rõ ràng. Bốn chân bốn tợ hợp thành tám nghĩa.

– Năng lp:

Nhân, dụ chân chánh, tông nghĩa viên thành, hiển bày rõ ràng để người khác ngộ nên gọi là năng lập (theo ngài Trần Na thì năng lập chỉ lấy nhân và dụ, theo cổ thì gồm cả tôn… Nhân và dụ có hai nghĩa: Một là đầy đủ mà không thiếu, vì lìa bảy lỗi; hai là chánh mà không có tà vì lìa mười bốn lỗi.

Tôn cũng có hai nghĩa: Một là chi viên, vì năng y sở y đều đầy đủ; Hai là thành tựu, vì năng y sở y đều không có lỗi. Nhờ luận này hiển rõ chân mà không có vọng, nghĩa cũng gồm trình bày đầy đủ mà không có thiếu. Phát ra lời nói này làm cho người khác sinh kiến giải đúng. Tôn do lời nói hiển bày nên gọi là năng lập. Do đây tợ lập quyết định trái nhau, mặc dù không thiếu lỗi, chẳng phải chánh năng lập. Vì không thể làm cho người khác sinh chánh trí).

– Năng phá:

Địch luận suy lường về lỗi, khéo bài xích quấy kia, hoặc giỏi gạn về tôn nên gọi là năng lập (Ở đây có hai nghĩa: Một là hiển lỗi người khác, họ lập luận không thành. Hai là lập lượng trái với người khác. Họkhông lập tôn, các luận chỉ trình bày cách phá lỗi người khác. Theo lý cũng gồm có lập lượng gạn hỏi, nghĩa là phát ra lời nói, chứng minh địch luận đều rõ ràng thất bại do lời nói. Vì vậy gọi là năng phá).

– T năng lp:

Tợ năng lập ba chi xen nhau thiếu, nhiều lời có lỗi uổng công tự hãm hại, nên gọi tợ năng lập (tợ năng lập có hai nghĩa: Một là thiếu chi, tôn nhân dụ ba chi tùy ứng thiếu hoặc giảm. Hai là lỗi giả lập đầy đủ, các lỗi theo đó sinh. Ngụy lập vọng trình bày, tà tôn lầm hiển rõ, thốt ra lời nói tự hại mình, nên gọi tợlập).

– T năng phá:

Địch luận suy lượng sự viên thành, vọng sinh phê bình gạn hỏi do đó phát khởi lỗi nên gọi tợ phá (có hai nghĩa: Một là địch luận suy lường không có lỗi, vọng sinh phê bình cật vấn mười bốn lỗi… Hai là tụ suy lường có lỗi, nghĩa là vì phá người khác), ngụy cho là mình hơn, nên gọi là tợ phá). Văn nói cùng chữbiểu thị nhiều thể trái nhau (lập – phá – chân – tợ, thể nghĩa có khác. Nói cùng tự đó hiển thể trái nhau. Nhẫn đến dường như nói hiển bày lỗi thông cả năng lập và năng phá (tiêu biểu cho năng lập ở đoạn trước, có tợ năng lập. Đồng thời hiểu biết năng phá có tợ năng phá, nêu chân… tợ nên gọi là cập).

Tôn nghĩa đều quyết định (theo bổn đã giải thích), tà chánh khó biết (vì chưa cùng chấp nhận). Nhờ so sánh đã trình bày (nhờ nhân so sánh với dụ, trình bày rõ ràng gọi là hiển). Thị phi bèn chấp trước (tôn thành gọi là thị, không thành gọi là phi, chấp trước rõ ràng, chân tợ nói phát khởi, hiểu rõ ràng tôn thịphi). Công thành hơn thua, kia đây đều sáng rõ (năng lập năng phá do tự phát ngôn. Công đã thành thù thắng, chứng minh cho địch luận hiểu tợ lập tợ phá tự công thành bại. Do tha chỉ thuật lại. Luận chứng lập luận đều rõ ràng). Cho nên từ nhiều phần đều ngộ tha.

Theo Lý Môn luận thì tùy sở ứng đó vì khai ngộ cho người khác, nên nói năng lập và tợ năng lập này. Năng lập ngộ địch luận và người chứng nghĩa, do tự phát ngôn vì người khác sinh hiểu biết. Tợ lập ngộchứng minh và lập trường của luận chủ, nhờ người khác hiển rõ được mình, chứng minh bản thân sinh hiểu biết. Nên nói tùy ứng năng lập tợ phá, căn cứ sự hiểu biết cũng như vậy. Văn luận sau sẽ nói về năng lập năng phá đều hay ngộ tha, tợ lập tợ phá không có năng ngộ tha, đúng ra giống như luận kia. Vì vậy trong bài tụng này căn cứ vào nhiều phần. Đều ngộ chứng là nói chỉ có ngộ tha, không nói tự ngộ. Còn chân lập phá, chỉ ngộ nơi người khác, tợ tuy cũng có tự, theo chân gọi là duy (chỉ).

– Hin lượng:

Hành lìa sự lay động, chứng minh rõ ràng các duyên, đích thân thầm tự thể hội, nên gọi là hiện lượng (hay duyên hành tướng, không lay động, nhân y theo sự chiếu cảnh không suy lường, lìa tâm phân biệt. Soi chiếu phù hợp với tiền cảnh, rõ ràng hạn cuộc nơi tự thể, nên gọi là hiện lượng. Song có hai loại định vị và tán tâm, định tâm lắng đọng cảnh đều minh chứng. Pháp nào cũng tùy duyên đều gọi là hiện lượng, tất cả tâm tán loạn hoặc đích thân so sánh cảnh thầm được tự thể, cũng đều hiện lượng).

– T lượng:

Tỉ lượng dụng đã cực thành, chứng minh trước không chấp nhận, cộng tướng trí quyết định, nên gọi là Tỉlượng. Nhân dụ đã thành, tôn chẳng chấp nhận trước, dụng đã chấp nhận pháp thành ra chưa chấp nhận tôn. Như xâu tràng hoa, nhờ nghĩa thông suốt đầy đủ, cộng tướng trí khởi phân biệt sinh sự hiểu biết nên gọi là tỉ lượng, mặc dù dụng đã chấp nhận, thành ra chưa chấp nhận tôn, sinh trí không quyết định thuộc phi lượng tỉ lượng).

– T hin lượng:

Tợ hiện lượng hành động có suy tính, chẳng phải rõ ràng chứng cảnh, lầm cho là đắc thể nên gọi là tợhiện lượng (tán tâm có hai: Có phân biệt và không phân biệt, các tợ hiện lượng trùm khắp hai tâm. Tâm có phân biệt vọng cho là rõ ràng đắc cảnh tự chứng. Tâm không phân biệt vì không thể thầm chứng cảnh rõ ràng, gọi là tợ hiện lượng. Luận y cứ vào quyết định chỉ nói phân biệt, chẳng phải không có tâm phân biệt, vì đều chỉ có hiện lượng).

– T t lượng:

Tợ tỉ lượng vọng khởi, lý do so sánh lầm thành tà tôn, tương vi trí khởi, gọi là tợ tỉ lượng (vọng khởi nhân dụ lầm kiến lập tà tôn, thuận trí không sinh, liền sinh khởi sự hiểu biết trái nghịch. Sở lập giả sửthành, kia đây trái nhau, dị sinh phân biệt, gọi là tợ tỉ lượng). Và tợ… đều các pháp vào sự giải thích trước, pháp có u hiển (u vi hiển trước, nếu cảnh hiện lượng, lý mầu nhiệm hiểu biết sự, hoặc cảnh sở lập tỉ lượng là mầu nhiệm thì năng lực được hiển bày). Hành tướng rõ ràng hay mê mờ (hành nghĩa là hành tướng của tâm năng duyên, chân hiện tỉ đối với cảnh, u hiển đều rõ ràng Tợ hiện tỉ so với cảnh u hiển đều mê muội). Cho nên hai loại khắc định này chỉ ngộ tự chẳng có tha (hiện tủ nhân trí nên hai khắc định ngộ tự chẳng có tha). Tuy tự mình không hiểu rõ chẳng làm cho người khác ngộ. Lẽ ra trong bài tụng sau trước ngộ, chỉ để chế định sự so sánh vốn làm lợi người, vì vậy trước ngộ tha, sau mới tự ngộ.

Phân biệt tám nghĩa này sơ lược có ba môn:

(1). Nói rõ sự đồng dị xưa nay.

(2). Phân biệt tám nghĩa đồng dị.

(3). Giải thích sự đồng dị của thể tướng.

1. NÓI RÕ XƯA NAY ĐNG D:

Trong nghĩa năng lập ban đầu, theo Du-già quyển thứ 15, Luận Hiển Dương quyển thứ 11, nói có tám thứ: Lập tôn, biện nhân, dẫn dụ, đồng loại, dị loại, hiện lượng, tỷ lượng và chánh giáo. Luận Đối Pháp cũng nói có tám: Lập tôn, lập nhân, lập dụ, hợp, kết, hiện lượng, tỉ lượng và Thánh giáo, đều do tự tánh sai biệt mà thành sở lập. Theo Luận Dugià và Hiển Dương, trong tám nghĩa năng lập, có ba nghĩa dẫn chứng vì du là tổng, còn đồng loại dị loại là biệt. Với tổng so sánh pháp tợ loại, biệt dẫn thuận nghịch đồng phẩm dị phẩm mà thành hai dụ. Tổng biệt có sai khác phân làm ba loại, lìa ngoài nhân dụ không riêng có hợp và kết, nên lược bỏ hợp kết không riêng khai ra. Đối Pháp luôn luôn chấp trước tám nghĩa thành năng lập, vì thuận với các vị luận sư trước đó. Do nhân tổng biệt đã không có ly hợp thì tổng – biệt của dụ do đâu nhờ hợp lý? Vì vậy chỉ nói chung một mà không khai làm hai dụ. Ly dụ đã thiếu nên thêm vào hợp kết, hợp kết tuy lìa nhân dụ chẳng có, khến cho nghĩa sở lập càng được thêm rõ ràng, vì vậy phải riêng lập. Lỗi của dụ đã nói không có hợp và đảo hợp lại lập chi chân, đúng lý phải có hợp, hợp đã biệt lập, kết cũng phải hiển bày, do đây cũng có tám.

Cổ sư lại có thuyết bốn nghĩa năng lập: Nghĩa là: Tôn và nhân đồng dụ và dị dụ. Theo Bồ-tát Thế Thân quy tắc của luận nói năng lập có ba: Tôn – Nhân và Dụ. Do người hay lập chắc là nhiều lời, đa ngôn hiển sở lập kia liền đầy đủ nên chỉ nói ba. Vả lại, dụ tổng biệt, cuối cùng là kiến biên, nên Đối Pháp nói người lập dụ cho rằng dùng sở kiến biên và chưa sở kiến biên hòa hợp nói đúng. Theo giải thích của ngài Sư TửGiác, sở kiến biên là đã phân biệt hiển bày rõ ràng, còn vị sở kiến biên là chưa phân biệt hiểu rõ ràng. Do hiển rõ ràng, hiển chưa hiển rõ ràng làm cho nghĩa bình đẳng, tất cả chánh thuyết gọi là lập dụ nên nói chung một dụ.

Đã khiến sở lập kiến biên nào cần riêng khai hoặc ba hoặc hai, trong dụ không có hợp nghĩa mới không rõ ràng. Đảo hợp đảo thành nên nói là lỗi, lìa nhân và dụ đều không có thắng thể, nên không nói trong chân năng lập, chỉ nói nhân ban đầu, dụ theo sau. Nghĩa hợp đã rõ ràng, lại nói có kết một thì đâu phiền nói dài dòng, nên chỉ tổng lược. Người lập luận hiện lượng đồng có ba sơ lược có ngộ tha do đó gọi là năng lập; địch luận hiện lượng đồng có ba đích thân chỉ tự ngộ nên chẳng phải năng lập. Nay theo ngài Trần Na thì nhân dụ là năng lập, tôn là sở lập, tự tánh sai biệt cả hai đều cực thành. Chỉ là tôn y chưa thành sở tránh, hợp lại để thành tôn, tánh không rời nhau mới là sở tránh. Đâu thành năng lập, do đó trong năng lập định trừ tôn kia.

Hỏi: Nhưng theo Thanh minh thì một lời nói là Bà-đạt Nam, hai lời nói là Bà-đạt-nê, nhiều lời nói là Bà-đạt. Nay ở đây năng lập là nói âm thanh Bà-đạt đã cùng nhiều lời, tại sao chỉ nói nhân dụ hai pháp dùng làm năng lập?

Đáp: Theo ngài Trần Na giải thích thì nhân có ba tướng, tác nhân có một và dụ có hai. Đó chẳng phải đa ngôn, chẳng phải cốt yếu ba thể, do đó định nói tôn là sở lập. Từ ngài Trần Na sắp về sau sơ lược có ba cách giải thích.

– Tôn nói nghĩa sở thuyên là sở lập, nên quyển thứ 15 của luận Dugià chép: Sở thành lập nghĩa có hai loại tự tánh và sai biệt, năng thành lập pháp có tám loại. Tôn kia nói năng thuyên và nhân… nói nghĩa đều gọi năng lập, tôn đó vì nhân dụ thành, mặc dù cũng có sở lập. Với luận thuyết tại sao trước lập tôn? Vì trước hiển bày từ tôn nghĩa ái lạc nên cũng có sở lập, chẳng phải định sở lập vì nghĩa năng thành. Cũng như với nhân vì dụ sở thành chỉ gọi là năng lập, nghĩa tôn sở thuyên định chỉ có sở lập, riêng gọi sở thành.

– Tập hợp chung các pháp tự tánh sai biệt, hoặc giáo hoặc lý đều là sở lập, luận chung danh nghĩa vì tùy ứng có một phần trong tổng. Đối địch đã trình bày lý do, hoặc lời nói hoặc ý nghĩa đều gọi là tôn tức năng lập. Tuy đối tôn này cũng là sở lập, vì năng lập chung được tên năng lập. Cho nên theo ngài Trần Na, tôn gọi là sở lập cùng Du-già đồng lý không trái nhau, vì Du-già đồng chẳng nói tôn không phải hoàn toàn chỉ có năng lập.

– Tự tánh sai biệt nghĩa hợp sở y gọi là sở lập. Năng y hợp tôn gọi là năng lập vì tổng lập biệt, chẳng phải tổng này mà tôn nhất định chỉ có năng lập. Đối địch hòa hợp đã bày rõ vì Thánh nhân dụ cũng là sở lập, do chẳng định sở lập nên được tên năng lập. Theo ngài Trần Na, chỉ do cùng chấp nhận nhân dụ, thành ra người kia chưa chấp nhận. Kia chưa chấp nhận chỉ là hợp tôn, tôn là sở lập, tự tánh sai biệt chỉ là tôn y, chẳng phải sở lập. Sở lập đầy đủ hy vọng nghĩa sai khác chẳng trái nhau. Nếu không như thế thì ngài TừThị, ngài Vô Trước, ngài Thiên Thân há không hiểu Nhân minh sao!

Đã nói năng lập, kế giải năng phá. Các luận chỉ có hiểu biết cách phá lỗi của địch luận, không phá lập lượng, vì lập lượng tức là phá lỗi kia. Trong phần hiển phá lỗi cổ sư có nói tám nghĩa năng lập, thiếu một có tám, thiếu hai có hai mươi tám, cho đến thiếu bảy có tám, thiếu tám có một. Cũng có thuyết lấy bốn cho là năng lập, thiếu một có bốn, thiếu hai có sáu, thiếu ba có bốn, thiếu bốn có một. Theo Bồ-tát ThếThân thì thiếu giảm tánh lỗi, trong tôn nhân dụ thiếu một có ba, thiếu hai có ba, thiếu ba có một. Từ ngài Thế Thân về sau đều trừ lỗi thứ bảy. Dùng tôn – nhân – dụ cả ba làm năng lập, nói chung thiếu thì chẳng phải, đã vốn không có thể tại sao thành năng lập, có thiếu gì đâu mà đặt tên tợ? Theo Bồ-tát Trần Na thì nhân một dụ hai nói có sáu lỗi thì ba tướng của nhân có sáu lỗi đã đúng. Thiếu một có ba, thiếu hai có ba, không thiếu ba. Từ Đại sư trở về trước sáu mươi năm, ở chùa Thi Vô Yểm, có một vị luận sư tên Hiền Ái, ngài tính chuyện quán sát với lòng từ bi đặc biệt thấu suốt cả thế sự, đồng luận về nhân minh, lúc ấy không có địch luận cũng trừ nghĩa thứ bảy, từ đó về sau các sư không chịu trừ.

Nhân một, dụ hai thì ba tướng của nhân tuy có trình bày tôn, không trình bày nhân dụ. Như Số luận chấp ngã là tư duy chẳng bày nhân dụ, há chẳng phải lỗi sao? Mặc dù có nói mà ba tướng đều thiếu. NhưThanh luận sư đối với Phật pháp, lập “âm thanh là thường”, vì đức sở y cũng như trạch diệt, các vật chẳng thường đều không phải đức y. Như bốn đại chủng, nhân của đức y này, tuy có chỗ nói ba tướng đều thiếu, đâu được phi tợ. Do thứ bảy này cũng thiếu lỗi, trong tợ năng lập vả lại có chín tợ tôn. Theo các luận của ngài Trần Na Bồ-tát và Lý Môn… lập có năm loại chẳng nói bốn loại sau, nghĩa là năng – sở, biệt – câu, bất cực thành – tương phù cực thành. Do ý môn nói tôn… đa ngôn thuyết năng lập, trong đây chỉ lấy tùy tự ý. Lạc là sở lập gọi là tôn, chẳng phải nghĩa tương vi đó, hay trừ bốn loại sau đã không trái nhau cho nên lược bỏ. Thiên chủ có lỗi về tôn không chỉ trái nhau nên trình bày chín loại.

Thứ hai là giải thích theo Bồ-tát Trần Na thì do năng lập không thành, tức là trong nhân có các lỗi bất cộng bất định, cũng là trong dụ sở lập không thành, thiếu không có lỗi đồng dụ. Sở biệt bất thành vì hữu pháp không, tức là lỗi trong nhân sở y không thành lỗi, đều bất cực thành, thời hợp thành hai lỗi. Tương phù cực thành phàm chỗ lập luận danh nghĩa trái nhau, đã gọi là tương phù bèn chẳng phải sở lập, vì vốn không phải tôn, y cái gì lập lỗi? Như những người thế gian thọ giới chẳng phải loại thọ giới, thì dựa vào cái gì để nói họ là trì giới phá giới? Vì vậy không nói bốn lỗi sau. Nay ngài Thiên chủ thêm vào năng diệt bất thành, dùng tôn hợp thủ, tánh không rời nhau mới được thành tôn. Nếu không có năng biệt thì cái gì không rời nhau, hoặc do trong nhân là bất cộng bất định.. cũng là sở lập bất thành trong dụ, e phiền phức nên không nói lại.

Trong nhân đã thiếu đồng phẩm có lỗi bất cộng, trong dụ lại nói năng lập không thành, một đâu cần phải trịnh trọng do đó thêm vào. Ngài Thiên Chủ lại thêm sở biệt không thành, nếu cho là nhân sở y không thành, cũng sợ lặp lại nên lược không cần nói. Trong nhân đã có dị phẩm biến chuyển… lỗi bất định và là dị phẩm chẳng phải khắp không có lỗi trong dị phẩm, lại đâu cần nói năng lập không trừ, nào bỏ lỗi của tôn cũng là lỗi của nhân. Ngoài ra khó giống trước vì vậy thêm vào. Câu bất thành hợp cả hai, chủ yếu có hai loại xen nhau sai khác, tánh không lìa nhau mới được thành tôn. Hai loại kia đều chẳng phải sao thành tôn nghĩa, nên thêm vào. Nếu ba loại trên đây không lập lỗi thì sở y chẳng cùng tột, lại càng phải thành, tôn đã chẳng phải chân sao gọi là sở lập. Tương phù cực thành nếu dùng tương phù vì vốn chẳng phải tôn, dựa vào cái gì lập lỗi, lưỡng câu bất thành và câu bất thành, đồng thời đều không khiển trừ, vốn chẳng phải là nhân dụ thì nương cái gì để lập lỗi?

Nếu do nhân dụ có chỗ trình bày sao chẳng phải lỗi, về tôn cũng có nói như thế nào chẳng phải lỗi, do đó thêm vào. Chỉ có ngài Trần Na nói sơ lược, ngài Thiên Chủ quả thật trình bày đầy đủ, chẳng phải thầy trò tự làm mâu thuẫn nhau. Còn ngài Trần Na theo cổ sư trước kia, trong tôn lại nói tôn nhân có lỗi trái nhau. Ngài Trần Na và Lý Môn Luận tự phá: Các hữu thuyết ngôn tôn nhân trái nhau gọi là lỗi của tôn, đây chẳng phải lỗi của tôn, do đó lập âm thanh là thường. Vì tất cả đều là vô thường. Là dụ phương tiện pháp ác lập dị, do hợp dụ hiển bày chẳng phải tất cả. Ý của ngài Trần Na như Thanh luận lập âm thanh là thường, tất cả đều là vô thường cho nên nhân, ngoại đạo lập dụ tôn, phương tiện giả trí, ác lập dị pháp vô thường, chẳng muốn thành tôn, thành lập âm thanh là thường. Giải thích nhân: Do hợp dụ hiển bày chẳng phải tất cả, chính xác theo ngài Trần Na thì lập âm thanh là thường, chánh nhân lẽ ra phải nói vì chẳng phải tất cả, do pháp ngoại đạo nói chẳng phải thường. Có nhiều phẩm loại, các thứ sai biệt gọi là tất cả, cho nên lập âm thanh là thường chẳng phải tất cả nhân. Trong hợp dụ vì các chẳng phải tất cả, vì thể là thường cũng hư không, đâu được bèn dùng tất cả đều là nhân vô thường, lập thường làm tôn. Lại nói rằng nhân này chẳng có, do âm thanh thuộc tất cả.

Theo ý của ngài Trần Na thì Cổ Nhân minh dẫn chứng tất cả đều là vô thường nên làm nhân, trong đó lập thường thanh chẳng có, vì âm thanh thuộc tất cả đều là vô thường, còn trong nhân cả hai không thành, cùng không chấp nhận nhân, vì có hữu pháp, lập âm thanh thường chẳng phải tất cả nhân. Ngài Trần Na lại cho rằng, hoặc sở lập một phần nghĩa, chủ ngoại đạo chấp nhận chẳng phải tất cả nhân, với tôn thì có, nội đạo không chấp nhận âm thanh chẳng phải tất cả, nhân đối với tôn không, tức tùy nhất bất thành là lỗi của nhân. Do đó hai cách lý giải này đều chẳng phải lỗi của tôn, nên gọi là lỗi của nhân, cũng là lỗi dịdụ đảo ly. Tất cả lìa pháp trước tôn sau nhân đã lập thường tôn, chẳng phải tất cả nhân, dị dụ lìa ngôn ngữ, các loại vô thường đều là tất cả. Mà nay nói tất cả đều là vô thường cho nên trước nhân sau tôn, thành đảo ly ác lập dị pháp theo nghĩa vô thường do đây tôn trái nhau, chẳng phải lỗi của tôn là lỗi của nhân dụ. Ngài Trần Na đả phá, ngài Thiên Chủ phục tùng theo nên cũng không lập.

Nếu do lỗi của nhân thì trong tôn không lập, đã là lỗi của dụ và nhân lẽ ra không lập. Vả lại, như trái nhau và bất cộng bất định lẽ ra chẳng phải trong dụ năng lập bất thành. Nay giải thích không như thế. Nhân có ba tướng nghĩa của thể rộng nhất, chỉ trình bày nhân, có là tương vi bất cộng bất định, chưa nêu dụ. Vềphần lỗi đã trình bày xong. Bây giờ trình bày về tôn cũng chưa có lỗi, nêu nhân mới có lỗi, đâu được truy tìm lỗi mới ở trong tôn. Chẳng giống tỷ lượng tương vi, kia chỉ nêu tôn đã trái với nhân rồi, nay ở đây không như vậy, cho nên chỉ nói như ngài Trần Na.

Nhân minh của ngoại đạo trong bốn pháp không thành, chỉ có lỗi lưỡng câu và tùy nhất, không nói do dựsơ ý bất thàn. Ở đây không thành nhân cũng không thành tôn. Lập luận và địch luận và hoặc có khi một bên trong thành. Theo ngài Trần Na tuy đúng lý như vậy, nhân y đối với tôn, hoặc quyết định hoặc nghi ngờ, tôn hoặc có hoặc không, đã có sai khác, tổng hợp khó biết, nên khai thành bốn. Lý Môn Luận và CổNhân Minh cũng nói bất định có năm trừ bất cộng nhân, vì dị dụ không có, ngài Trần Na thêm vào, vì bất cộng. Ở đây như thế nào đồng trong các lượng, Cổ Nhân minh hoặc nói có ba là Hiện lượng, Tỉ lượng và Thánh giáo lượng, vì quán sát có thể tin âm thanh mà so với nghĩa. Hoặc lập thành bốn lượng là thêm Thí dụ lượng, như không biết trâu đồng nói giống trâu nhà mới dùng dụ để hiểu biết. Hoặc lập năm lượng, tức thêm Nghĩa chuẩn theo lượng. Nghĩa là, nếu pháp vô ngã căn cứ biết chắc vô thường, vì pháp vô thường quyết là vô ngã. Hoặc lập vô lượng thêm vô thể lượng, như vào trong nhà này thấy chủ không có biết đã đi chỗ khác. Như vào nhà Lộc Mẫu không thấy Bí-sô thì biết đã đến chỗ khác. Ngài Bồ-tát Trần Na bỏ bốn loại sau, tùy chỗ thuộc vào hiện lượng hay tỉ lượng. Theo Lý Môn luận thì thanh dụ… kia thuộc ở trong đây, do luận chủ chỉ lập hai lượng. Trên đây lược nói về sự đồng dị của Cổ nhân minh và Tân nhân minh, nguyên do phân biệt nghĩa căn sau sẽ biết.

2. PHÂN BIT S S GING VÀ KHÁC NHAU CA TÁM NGHĨA:

Tức là có là năng lập mà không có là năng phá. Như chân năng lập kiến lập tự tôn, có giải thích, đây không. Năng lập tự tôn tức năng phá địch luận vì quyết đối với kia. Có là năng phá mà chẳng có là năng lập, như hiển lỗi phá, “có giải thích đây không” vì chỉ phá tôn người khác tự mình liền lập. Có là năng lập cũng là năng phá, như chân lập phá tha sở bất thành, có giải thích đây không. Lập nghĩa hay trình bày tự, phá là căn cứ vào tôn người khác, có chẳng phải năng lập cũng chẳng phải năng phá nghĩa là tợ lập phá. Có là năng lập mà chẳng có là tợ lập là chân năng lập, có là tợ lập mà chẳng có là năng lập. Trừ quyết định tương vi ngoài ra là tợ lập. Có là năng lập cũng là tợ lập nghĩa là quyết định tương vi, có giải thích không có đây vì chỉ có tơ lập không có năng lập.

Người lập luận tuy nói đầy đủ vì trí người khác không quyết định. Có chẳng phải năng lập cũng chẳng phải tợ lập, nghĩa là lầm phá nghĩa thành lập của đối phương. Có là năng lập mà chẳng có là tợ phá nhưkhông có lỗi lượng. Có là tợ phá mà chẳng có là năng lập như mười bốn lỗi…, có là năng lập cũng là tợphá, như quyết định tương vi, có giải không có văn đây vì chỉ có tợ phá không có chân lập. Có phi năng lập cũng có phi tợ phá là hiển bày phá lỗi, có giải thích đoạn văn thì không, chỉ rõ lỗi đối phương không đúng thì tự mình liền lập luận. Năng phá nhất định chẳng phải tợ phá, vì khác chân tợ. Có là tợ lập mà chẳng phải tợ phá, nghĩa là có lỗi lượng kinh luận tự tôn, có giải thích đây không nghĩa tự tôn thành, tức là chân phá. Tự đã không lập tức tợ phá tha, có là tợ phá mà chẳng phải tợ lập, nghĩa là vọng hiển bày tha chẳng phải, mười bốn lỗi có giải thích đây không làm cho là phá tha vì vọng lập, có tợ năng lập cũng là tợ phá. Như dùng lỗi lượng phá tha bất thành, có chẳng phải tợ lập cũng chẳng tợ phá là chân năng lập, hoặc chân năng phá. Tợ hiện tợ tỉ đều gọp chung vào phi lượng, do đây có thể nói hiện lượng chẳng phải tỉ lượng và chẳng phi lượng, tỉ lượng cũng chắc chẳng phải thuộc phi lượng. Có hiện lượng chẳng phải tỉvà phi lượng là chứng trí tự tướng chân hiện lượng. Có tỉ – phi lượng chẳng phải chân hiện lượng tức chứng cộng tướng, tỉ lượng trí và các phi lượng, ở đây y kiến phần.

Nếu y tâm thể thì kiến phần thông cả tỉ – phi lượng, vì tự chứng ắt hiện lượng, do đó thể của tám nghĩa chỉ có bảy, mặc dù căn cứ vào tha tôn. Thể của chân năng lập tức là chân năng phá, có hiển lỗi phá, chẳng phải chân năng lập. Tuy tợ năng lập thì tợ năng phá, lầm đưa ra lỗi phá chẳng phải tợ năng lập, cho nên ngoài năng lập riêng hiển bày năng phá, ngoài tợ lập riêng hiểu biết tợ phá. Chân hiện lượng chân tỉlượng, tợ hiện tợ tỉ thuộc trí liễu nhân, vì hai trì rõ. Do đây tám nghĩa thể tuy bảy loại tướng chân tợ rõ ràng nên thành tám nghĩa.

3. GII THÍCH S GING VÀ KHÁC CA TH TƯỚNG:

Tức là giải văn luận biện tám loại khác và giống của thể tướng.

Lun rng: Như vậy tổng nhiếp yếu nghĩa của các luận.

Thut rng: Từ đoạn thứ hai tùy văn nêu ra riêng giải thích, trong đó có ba: Ban đầu nêu tổng quán quần cơ, kế y nêu giải thích theo, sau cùng dừng lại tại việc này. Phương góc lược chỉ bày dứt văn rườm rà. Chữ “như thị” chỉ bài tụng đã nói, chữ “tổng nhiếp” dùng sơ lược thông suốt nhiều loại; “các luận” tức là xưa nay đã chế tác tất cả nhân minh, “yếu nghĩa”, tức là đạo lý kỷ cương lập chánh phá tà. Nghĩa này đều hiển bày trong các thuyết của Luận Du-già, Đối Pháp, Hiển Dương.

Nhân minh có bảy theo bài tụng: Luận thể, luận xứ sở, luận cứ, luận trang nghiêm, luận phụ, luận xuất ly, luận đa sở tác pháp.

1/ Luận thể, nghĩa là nói sinh nhân, thể lập luận.

2/ Luận xứ sở, nghĩa là đối với vương gia chứng nghĩa bàn luận về xứ sở.

3/ Luận cứ, nghĩa là luận sở y tức là chân năng lập và chân hiện tỉ lượng… nghĩa tự tánh sai khác của nó là ngôn thuyên cũng thuộc sở y.

4/ Luận trang nghiêm là chân năng phá.

5/ Luận phụ là tợ lập tợ phá.

6/ Luận xuất ly là lúc sắp hưng phát luận, pháp lập địch an xứ thân tâm.

7/ Luận đa sở tác pháp, tức do có đủ sáu nghĩa trên có thể tạo tác nhiều. Nay toát yếu chung thành một bài kệ này, tuy nói tám môn tức bốn loại thứ nhất, thứ hai, thứ tư và thứ năm. Chỉ trình bày đại cương, không nói rõ lý khác gọi là nhiếp yếu nghĩa.

Theo ngài Thế Thân tạo luận, phép tắc luận, cách thức… pháp mặc dù hoàn toàn đầy đủ văn rườm rà nghĩa phức tạp. Ngài Trần Na khảo sát rõ ràng tỉ mỉ, lại thành các luận Nhân Minh, Lý Môn… Tuy giáo lý luân hoán mà ý chỉ mầu nhiệm ngôn từ thâm thúy, khiến cho người mới học tập chẳng nghiên cứu được tinh vi đó. Ngài Thiên Chủ tạo luận này tập hợp biên soạn những ý vi diệu hai bộ trước tiên, áo nghĩa đều bao gồm hết, khống chế các căn cơ. Chẳng những đưa ra đầy đủ điều cốt yếu thật ra cũng đổi nghiệp thành công. Đã trình bày công năng của tứ cú gồm rõ lợi ích của tám nghĩa, vì vậy thâu nhiếp hết yếu nghĩa của các luận.

Lun rng: “Trong này, tôn… đa ngôn gọi là năng lập”.

Thut rng: Đoạn thứ hai sẽ y theo văn giải thích có sáu phần: Năng lập, tợ lập, hai pháp chân lượng, hai pháp tợ lượng, năng phá và tợ năng phá.

Hỏi: Tại sao văn trường hàng trình bày văn bài tụng trước mà không theo thứ lớp giải thích, còn phân khai hợp chẳng giống văn tụng trước?

Đáp: Lược có ba cách giải thích.

– Trước bài tụng nêu tôn, hai loại ngộ sai khác lập phá chân tợ, tương đối dùng theo thứ tự. Sở dĩ tám nghĩa theo thứ tự như vậy, văn trường hàng giải thích rộng, bèn theo đó trình bày tánh tướng suy tìm cần phải theo thứ tự trình bày. Văn tụng do chân tợ đều khác khai thành tám nghĩa, văn trường hàng do thểloại có chỗ giống nhau hợp thành sáu đoạn cũng chẳng trái nhau.

– Trong văn tụng dùng ý chỉ của Nhân minh vốn muốn lập chánh phá tà, nên trước nói năng lập, kế trình bày năng phá. Theo Lý Môn luận, vì muốn lựa chọn giữ lại chân thật trong nghĩa năng lập năng phá nên tạo luận này không bị lỗi thành nghĩa lập phá. Đã trình bày thì lỗi sinh sao thành lập phá nên lập phá sau. Kế trình bày hai pháp tợ, tuy biết chân tợ hai ngộ không đồng khai thị người chứng, đều thuộc ngộ tha. Khắc định phá thể cần phải hai lượng, hiện lượng thì đắc cảnh chính thân rõ ràng, tỉ lượng cũng vượt nghĩa không lầm lộn, nên trước hiện lượng, tỉ lượng trình bày sau, khắc định mặc dù thành nhưng sai lầm khó trở lại khuôn phép. Do đó đối chân đế rõ hai tợ, vì vậy bài tụng có tám nghĩa theo thứ tự như vậy. Văn trường hàng giống Lý Môn luận đã nói, do pháp Nhân minh trước lập sau phá, thoát khỏi luận bàn của người khác, chiết phục tha luận vì thắng lợi. Pháp lập nghĩa: a) Chân lập vì chánh thành nghĩa. b) Lập cụ vì lập sở y. Chân nhân dụ… gọi là chân lập, hiện tỉ hai lượng gọi là lập cụ. Vì vậy các bậc tiên sư gọi đúng là năng lập. Từ ngài Trần Na về sau chẳng phải chân năng lập chỉ là lập cụ, năng lập đã đủ nên năng phá trước, đầu tiên nói rõ hai lượng. Thân sơ năng lập đều có chân tợ do tự tướng sáng rõ, nên chân lập sau liền rõ tợ lập. Hai món chân lượng sau rõ hai món tợ lượng, sáu môn này nhờ năng lập và quyến thuộc. Theo Lý Môn Luận nói, sáu môn trên là chân tợ lập, lập nghĩa thành rồi kế mới phá tha, vì vậy sau mới rõ năng phá tợ phá.

– Chân lập tợ lập, chân lượng tợ lượng đều có biệt thể, thể chân lập liền không có lỗi đa ngôn. Tợ lập thếtức có lỗi đa ngôn, trí chân lượng rõ ràng quyết định, trí tợ lượng u ám nghi ngờ, vì đều có sai khác. Hoặc chân năng lập, hoặc năng lập cụ vì đều là năng lập, đầu tiên đã rõ ràng. Năng phá tợ phá tuy thể tức ngôn thuyết cảnh vốn có sai khác, cảnh năng phá thể tức tợ lập, cảnh tợ phá tức chân năng lập. Phải biết cảnh đó mới có thể trình bày cảnh phá, lập rồi mới phá nên sau đã rõ ràng.

Khai hợp phân biệt rõ và thể loại đồng, trường hàng và kệ tụng do đây không giống. Ban đầu giải thích năng lập. Đại văn có ba: Đầu là nêu thể giải thích nghĩa, kế trình bày tướng đầy đủ, sau tổng kết thành văn trước. Lựa chọn sự đồng dị, trong phần ban đầu lại chi thành hai nêu thể và giải thích nghĩa đây nêu thể. Nêu chung nhiều pháp mới thành năng lập, phạm nghĩa năng lập trong đa ngôn đã nói. Cho nên ngài Trần Na theo Lý Môn luận, chỉ luận của ngài Thiên Thân mà nói, nên đây đa ngôn, đối với luận thức… gọi danh năng lập. Nói rong đây theo lý nên có hai cách giải: Khởi luận bàn nhiều nghĩa và chọn giữnghĩa, hễ phát đầu mối luận nêu ra nhiều từ nên nói trong này khởi đầu mối luận nghĩa. Chọn giữ có hai nghĩa.

1. Lựa bỏ sự thêm bớt của tà tôn, giữ lấy trung đạo của chánh tôn. Tà tăng là thêm tợ lập thành chân lập, dùng tợ phá làm chân phá, giảm tà dùng chân lập làm tợ lập, dùng chân phá làm tợ phá. Trung đạo hai chân là chân, hai tợ là tợ.

2. Luận này đã nói rõ tổng cộng có tám nghĩa. Vả lại nói năng lập chưa bàn bảy nghĩa đó, lược bỏ bảy nghĩa, giữ lại một nghĩa này, nên trong đây nói lưu giữ nghĩa. Bồ-tát Thanh Biện nói: “Bát-nhã Đăng Luận giải thích có bốn nghĩa là phát đoạn, tiêu cử, giải trì và chỉ xích”. Tôn là nghĩa gì? Là có bốn nghĩa sở tôn, sở sùng, sở chủ và sở lập. Chữ “đẳng” đồng lấy nhân và dụ. Từ ngài Thế Thân sắp về trước tôn là năng lập, ngài Trần Na chỉ dùng ba tướng của nhân đồng – dị dụ mà làm năng lập vì năng lập chắc chắn đa ngôn. Nay nói tôn đẳng gọi là năng lập lược có hai cách giải thích:

3. Tôn là sở lập, nhân… là năng lập. Nếu không nêu tôn để hiển năng lập, chẳng biết nhân dụ loại nào là năng lập, e cho rằng đồng với xưa. Năng lập có hai tự tánh và sai biệt, nay nêu tôn hiển sở lập, năng lập nhân dụ, là năng lập của tôn sở lập này. Tuy nêu tôn ý lấy đồng một nhân hai dụ làm năng lập thể, nếu không như vậy tức có sở lập, lẫn lộn với cách giải thích xưa, năng lập cũng lộn lỗi năng lập kia, vì lựa bỏlỗi đó nên nêu tôn…

4. Theo ý của ngài Trần Na, các bậc tiên cổ đều dùng tôn làm năng lập, hai pháp tự tánh sai biệt làm sởlập, ngài Trần Na bèn lấy hai pháp làm tôn y, chẳng phải đã tranh luận trái nhau. Nói chẳng phải sở lập, sở lập tức tôn có chấp nhận hay không chấp nhận vì đã tranh luận nghĩa. Theo Lý Môn luận, do sở thành lập tánh gọi là tôn, luận này cũng nói tùy tự lạc làm sở thành lập tánh gọi là tôn. Nhân và hai dụ vì thành tôn này mà làm năng lập, nay luận nếu nói nhân dụ đa ngôn gọi là năng lập, chẳng những ý nghĩa tôn chỉthấy trái với cổ sư mà văn cũng tương vi bèn thành cạnh tranh trái nghịch. Hai ý của ngài Trần Na và ngài Thiên Chủ giống nhau, đã bẩm thọ lời bậc tiên hiền làm luận sau này, văn không trái người xưa. Nêu tôn làm năng…, nghĩa là khác tiên sư lấy đồng nhân dụ làm năng lập tánh, nên trong năng lập nêu tôn…

Hỏi: Tôn nếu là sở lập, trong bài tụng có tám nghĩa nhiếp pháp không tột?

Đáp: Tùy tám món sở lập tức là tôn, còn tôn sở lập, tùy năng lập, bèn kế nói rõ vì sở lập kia thuộc pháp cũng cùng tột. Quán sát nghĩa tất cả các sự gọi là Nhân minh chẳng nên tôn kia làm sao quán sát. Nên nay nêu tôn hiểu rõ sở hữu sự, năng lập thể.

Hỏi: Năng lập nhân dụ có nói nghĩa trí tại sao luận không nói đa trí đa nghĩa gọi là năng lập mà nói đa ngôn gọi là năng lập?

Đáp: Cách lập luận vốn sinh tha giải, tha giải chiếu đạt sở lập tôn nghĩa vốn do người lập. Nói năng lập kia nói sinh nhân chính là năng lập, trí nghĩa thuận đây cũng được gọi là nhân. Do nói sinh nhân phát sinh địch chứng trí, địch chứng trí giải là chánh liễu nhân.

Lý Môn luận vấn nạn rằng: Nếu như vậy đã lấy trí làm liễu nhân bèn mất năng thành lập tánh, ở đây vấn nạn nhân lẽ ra chẳng phải năng lập. Họ tự giải thích, đây cũng không đúng, vì làm chia kia ức niệm vốn cực thành. Ý ở đây giải thích vì nói nhân khiến địch chứng trí, rõ bổn cực thành nhân, hiểu sở lập tôn nghĩa nên người lập luận nói chính là năng lập. Địch chứng trí rõ cũng là năng lập tánh, nếu không nhưvậy quyết định trái nhau. Nói chi đầy đủ lẽ ra gọi là năng lập, đã do tha trí không sinh quyết định hiểu biết gọi là tợ lập. Nên biết lấy chung sinh trí hiểu làm năng lập thể, nay căn cứ vào bổn này chỉ nêu lời gọi là năng lập.

Theo Du-già cũng nói sáu thứ ngôn luận là luận thể tánh không nói trí sinh nghĩa sinh nghĩa liễu gọi là năng lập, nói rồi thì lời sinh nên thể cũng nên như vậy.

Hỏi: Tại sao năng lập chủ yếu tại đa ngôn, còn một, hai lời nhất định chẳng phải năng lập? Đáp: Theo Lý Môn luận đối với luận thức vì nói đa ngôn này gọi là năng lập. Ngài Thế Thân đã tạo luận quỹ luận thức, kia nói đa ngôn gọi là năng lập, nay chẳng trái xưa nên nói là đa ngôn.

Luận kia lại nói trong tỉ lượng chỉ thấy lý này, hoặc đã so sánh chỗ thì tưởng này nhất định trùm khắp, với loại khác thì đồng loại, niệm này định có với kia không xứ, niệm này biến vô nên do vậy sinh quyết định hiểu. Ba tướng của nhân đã là tôn pháp tánh đồng có dị không, hiển nghĩa tròn đủ, quyết nhờ đa ngôn nên nói đa ngôn gọi là năng lập. Còn một, hai lời thì tôn do chưa thành lập, đa ngôn nghĩa đầy đủ, sở lập mới thành. Nếu chỉ nói nhân không so với đồng dụ, nghĩa chẳng rõ ràng, nào được kiến biên. Hoặc chỉ đồng không dị mặc dù so sánh trợ tôn, nhân của năng lập, hoặc lại thành pháp, không dị dừng lại chỗ lẫn lộn, làm sao có thể kiến lập tôn. Giả sử có hai dụ thiếu biến tông nhân, tôn pháp đã tự không thành, tôn nghĩa do đâu được thành lập. Quả nhiên tôn chẳng thành lập nhân huống chi thiết, luống không gây ra sự phân vân, sự tranh luận nhờ đâu sẽ tiêu dứt. Cho nên nói rõ xưa nay năng lập đầy đủ chủ yếu nhờ đa ngôn.

Lun rng: “Do tôn nhân dụ đa ngôn khai thị các cõi, người hỏi chưa rõ nghĩa”.

Thut rng: Giải thích nghĩa năng lập, tôn nghĩa định như xưa, trước thành nhân dụ, tại sao nay nói năng lập? Theo Lý Môn luận cũng nói, do tôn – nhân – dụ đa ngôn phân biệt họ chưa rõ nghĩa, các cõi người hỏi nghĩa là địch chứng… chưa rõ nghĩa là người lập luận tôn. Người địch luận đó một do không biết, hai là nghi hoặc, ba là học mỗi tôn. Người lập chưa rõ lập nghĩa chỉ như thế nào mà lại có lời hỏi, nên dùng tôn… đa ngôn như vậy? Thành lập tôn nghĩa là trừ người không biết đó, cái chấp hẹp hòi do dự, làm cho người lập luận hiểu rõ. Sở lập nghĩa tôn luận nghĩa pháp đó, Du-già… nói có sáu xứ sở: Vương gia, chấp lý gia, trong đại chúng, ở trước bậc hiền triết, khéo giải nghĩa pháp trước Sa-môn, Bà-la-môn và đối trước người ưa pháp nghĩa. Trong sáu pháp này quyết phải chứng minh, giỏi tôn tự tha, tâm không dửng dưng phát ra lời nói có phép tắc, có thể quyết định phải trái. Người làm chứng có hỏi lập luận tôn gì, nay dùng tôn… đa ngôn như thế, trình bày tôn chỉ dó làm chứng nghĩa rõ nghĩa sở lập. Chữ “cố” là lý do, đệngũ chuyển thin; chữ “do” là nhân do đệ tam chuyển nhiếp, nhân do địch chứng. Hỏi sở lập tôn nói tôn – nhân – dụ khai thị nơi đó, sở dĩ đa ngôn gọi là năng lập, mở bày có ba:

– Địch luận chưa tập quen nay năng lập… khai sáng mở mang, người chứng minh trước phải hiểu, nay năng lập, lại chỉ bày.

– Cả hai đều nói chỉ bày chánh lý đó.

– Bỏ quên tôn mà hỏi thành ra khai, vì muốn nhớ tôn mà hỏi thành chỉ bày. Vì những người đặt câu hỏi chưa rõ nghĩa, lược có hai cách giải thích:

1/ Những người hỏi thông chứng và dịch luận, đối phương đặt câu hỏi, lý không cần nghi. Người chứng minh từ lâu đã biết tôn nghĩa tự tha, thà cho đặt câu hỏi nhưng chưa rõ nghĩa: Một là, do nhiều năm trôi qua đã quên; Hai là chủ khách phân vân; Ba là, lý có trăm đường mà hỏi y theo lối mòn sao? Bốn là, ban đầu nghe chưa xét phải xét kỹ mới biết; Năm là, phá tâm nghi, hiểu rõ ý của sư, nên lại hỏi tôn chưa rõ nghĩa.

2/ Lẽ ra phải phân biệt vì người chứng minh kia, luận chỉ nên nói đa ngôn, vì chỉ rõ nghĩa cho người hỏi. Người chứng đã lâu mà không hiểu, vì người địch luận, nên nói đa ngôn, vì khai thị cho người hỏi chưa rõ nghĩa, người đối địch với tôn có chỗ chưa rõ. Nay hợp thành văn, chẳng phải luận chứng đó cũng gọi chưa rõ, so chỉ bày hai hạng trên nên nói đa ngôn là năng lập.

Hỏi: Năng lập có nhiều tại sao nói một lời là năng lập?

Đáp: Giải theo Lý Môn và hiển bày cái tổng thành một năng lập tánh, do đây nên biết, theo chỗ thiếu gọi là lỗi năng lập, vì thiếu chi liền chẳng phải tánh năng lập.

Lun rng: “Tôn ở trong Luận này”.

Thut rng: Đoạn thứ hai sẽ trình bày tướng rộng lớn có ba phần: Tướng tôn, tướng nhân và tướng dụ. Theo Du-già Luận rằng: Hỏi: Nếu tự tướng của tất cả pháp thành tựu, đều đã tự an lập trong pháp tánh, lại do nhân duyên gì kiến lập hai loại sở thành lập nghĩa?

Đáp: Vì muốn cho người khác sinh lòng tin hiểu, chẳng phải sinh ra mà thành tánh tướng các pháp.

Hỏi: Vì muốn thành tựu sở thành lập nghĩa, tại sao trước phải lập tôn?

Đáp: Vì trước hiển bày tôn nghĩa ái lạc.

Hỏi: Tại sao kế biện nhân?

Đáp: Vì muốn hiển y hiện kiến sự, quyết định hiện lý, khiến cho họ nhiếp thọ tôn nghĩa sở lập.

Hỏi: Tại sao tiếp đến dẫn dụ?

Đáp: Vì muốn hiển bày nơi y chỉ hiện thấy sự của đạo lý năng thành.

Hỏi: Tại sao lại nói đồng loại dị loại, hiện lượng – tỉ lượng – chánh giáo lượng…?

Đáp: Vì muốn khai thị nhân dụ hai loại trí tương vi hay không tương vi.

Tương vi nghĩa là dị loại, không trái nhau là đồng loại, thì đối với nhân dụ đều có hiện lượng, tỉ lượng… tương vi hay không tương vi, tùy chỗ ứng thuộc chân tợ. Kia lập lại chữ “tương vi” do hai nhân duyên không quyết định và đồng sở thành, ban đầu là sáu món bất định. Nhân đối với đồng dị hai dụ vì hoặc thành hoặc trái, sau bốn món bất thành và bốn món tương vi. Nhân đối với lỗi của tôn gọi là bất thành, trong hai dụ hoàn toàn tương phản gọi tương vi. Vốn lập cộng nhân suy nghĩ thành tôn quả, nhân đã gồm tợ, lý cần phải thành. Nếu thành thì cùng tôn chẳng khác nhau gọi là đồng sở thành, tợ tôn hai dụ cũng thuộc đây.

Không trái nhau cũng có hai nhân duyên quyết định và dị sở thành. Ban đầu là chân nhân chân dụ, vì nhất định thành tôn, sau thời chân nhân chân dụ này không có các lỗi vì thể vì thể năng thành, khác nhau với sở thành. Tương vi vì thành tựu tôn nghĩa đã lập không thể làm lượng nên không gọi là lượng nghĩa là tợ– nhân dụ, và tợ hiện tỉ lượng gọi tương vi; vì không thành tôn nên không gọi chân lượng. Bất tương vi vì thành tựu tôn nghĩa sở lập, có thể làm chánh lượng nên gọi là lượng, nghĩa là chân nhân dụ và chân hiện tỉ, chánh thành tôn nên đúng tên lượng. Nay đây tuy không giống thứ tự đó sở y của tôn và tôn nhân dụ hiện tỉ lượng… thứ lớp sinh khởi, cũng căn cứ theo đó giải thích. Trong phần thứ nhất lại chia làm ba trình bày, hiện tướng và chỉ pháp.

Lun rng: “Cực thành hữu pháp cực thành năng biệt”.

Thut rng: Phần chỉ bày tướng có bốn: Hiển y, xuất thể, lựa chọn xen lộn và kết thành. Chữ “cực” là chí, chữ thành là tựu, chí cực thành tựu gọi tắt là cực thành. Hữu pháp năng biệt chỉ là tôn y mà chẳng phải là tôn, y đây quyết phải hai tôn chí cực cùng chấp nhận thành tựu, vì ý nghĩa lập tôn thể mới thành. Sở y nếu không có năng y sao thành lập? Do tôn y đây ắt phải cùng chấp nhận. Cùng chấp nhận gọi là chí cực thành tựu vì chí lý có, vì pháp vốn chân. Nếu chấp nhận hữu pháp năng biệt hai loại chẳng phải cảhai cùng chấp nhận bèn có hai lỗi: Một là lỗi thành nghĩa khác, nghĩa là năng lập vốn muốn lập tôn tánh hòa hợp không rời nhau hai loại trên đây. Không muốn thành lập tôn hai sở y, sở y nếu chẳng phải trước đó cả hai chấp nhận, bèn cần phải lập bất thành y này, thế thì năng lập thành với nghĩa khác, chẳng phải thành bổn tôn. Cho nên tôn sở y quyết phải cùng chấp nhận, tánh của tôn y mới không thành, vì cực thành bèn lập không có quả, lại có lỗi khác. Nếu chấp nhận năng biệt chẳng phải cả hai cực thành, vì thiếu tôn chi, không được viên thành.

Trong nhân ắt có nhân đồng phẩm không nhất định có lỗi của tánh, chắc thiếu đồng dụ đều có sở lập bất thành, dị dụ một phần hoặc lỗi biến chuyển. Nếu chấp nhận hữu pháp chẳng phải cả hai cực thành, vì thiếu tôn chỉ cũng không viên thành, năng biệt không có chỗ nương là pháp gì. Trong nhân cũng có sở y tùy nhất lưỡng câu bất thành, do tôn y này chắc y cùng chấp nhận. Tánh của tôn năng y mới không cực thành và năng lập thành vốn đã tranh luận, trong tất cả pháp lược có hai loại thể và nghĩa, vả lại như năm uẩn sắc… là thể.

Các nghĩa hữu lậu vô lậu trên đây gọi là nghĩa, thể cùng nghĩa đều có ba tên. Thể có ba tên: Một là tựtánh, cổ sư đã nói tự tánh trong các kinh Du-già… Hai là hữu pháp đã nói trong luận này. Ba là sở biệt như trong phần lỗi của tôn dưới đây gọi sở biệt bất thành. Nghĩa cũng có ba tên: Một là sai biệt, cổ sư đã nói nghĩa sai biệt trong Du-già…; Hai là pháp trong phần tương vi sau sẽ nói pháp tự tướng tương vi nhân… Ba là năng biệt, như trong đây gọi năng biệt.

Theo Phật Địa Luận thì Nhân minh bàn tự tướng của các pháp chỉ hạn cuộc nơi tự thể, không thông các cõi trên gọi là tự tánh như xâu tràng hoa thông suốt đến nghĩa sai khác của các pháp khác, nên gọi là sai biệt. Hai loại này không nhất định thuộc một môn, chẳng đồng với Đại thừa, do tất cả pháp không thể nói là tất cả thành tự tánh, có thể nói là cộng tướng. Trong câu “như có thể nói” năm uẩn… là tự, vô thường.. là cộng, trong sắc uẩn sắc xứ là tự, sắc uẩn là cộng. Trong sắc xứ màu xanh… là tự, sắc xứ là cộng. Trong màu xanh… nhờ hoa là tự, màu xanh là cộng. Trong phần nhờ hoa cực vi là tự, y hoa là cộng. Như thếcho đến lìa lời nói là tự, cực vi là cộng. Trong lìa ngôn ngữ vì Thánh trí nội thầm đắc bổn chân, gọi là tự; lời nói lìa ngôn thuyết gọi là cộng. Cộng tướng giả có, vì giả trí biến đổi, tự tướng có thể chân, hiện lượng nhân duyên vì chúng Thánh trí. Trừ ngoài đây là tự tánh, đều giả tự tánh chẳng phải chân tự tánh, vì không lìa giả trí và thuyên ngôn. Nay Nhân minh chỉ hạn cuộc nơi tự thể gọi là tự tánh, thông cả loại khác gọi là sai biệt, chuẩn theo tương vi tự tánh sai biệt, mỗi loại lại phân biệt có tự tướng sai biệt nghĩa là nói đã gồm có tự tướng vì không thông các loại khác. Trong lời nói không mang ý đã chấp nhận nghĩa gọi là sai biệt do thông các loại.

Nay nhờ Nhân minh gồm có ba lớp: Một là hạn cuộc chung cuộc hạn thể gọi tự tánh vì hạn hẹp, thông các loại khác gọi sai biệt vì rộng lớn. Hai là trước sau trước trình bày tên tự tánh, vì trước chưa có pháp để phân biệt, sau nói tên sai biệt, vì do trước đó đã có pháp khả năng phân biệt. Ba là chấp nhận lời nói trong lời nói đã mang tên tự tánh, trong ý đã chấp nhận tên sai biệt. Vì trong lời nói đã trình bày nghĩa khác nhau, giải thích tên kia tự tánh sai biệt hai tên như đoạn văn trước. Thứ hai tự tánh cũng gọi hữu pháp, sai biệt cũng gọi pháp Hữu pháp có hai nghĩa là năng trì tự thể và quỹ sinh tha giải. Vì thế các bộluận đều ghi pháp nghĩa là giữ gìn khuôn phép. Trước giữ tự thể tất cả đều thông, sau nhờ khuôn phép sinh hiểu biết. Chủ yếu phải có uốn nắn ban đầu chưa có nói cách bày biện giữ gìn khuôn phép hình thể; chưa có uốn nén họ sinh hiểu sai khác, sau bày biện trước đã có nói. Có thể sau nói phân biệt trưng bày trước, mới có uốn nắn sinh hiểu sai khác, kia sinh dị giải, chỉ đợi sau sẽ nói, vì vậy ban đầu đã trình bày. Chỉ đủ một nghĩa hay giữ gìn tự thể, nghĩa không thù thắng chẳng được tên pháp, sau đó trưng bày đầy đủhai nghĩa, hay giữ gìn lại khuôn mẫu vì nghĩa thù thắng riêng được tên pháp. Trước đã trưng bày hay có pháp sau lại gọi hữu pháp.

Thứ ba tự tánh cũng gọi là sở biệt, sai biệt cũng gọi là năng biệt, lập – địch đã chấp nhận không tranh luận trước trưng bày, trên tranh luận trước trưng bày đó, không đem trước trưng bày riêng nơi sau trước tự tánh gọi là sở biệt, sau trần sai biệt gọi là năng biệt. Nếu như vậy ba tên đây đều có lỗi, lỗi đó như thếnào? Gạn hỏi tên ban đầu hoặc thể gọi là tự tánh, nghĩa gọi là sai biệt, tại sao dưới đây nói như Số luận sưlập ngã là tư, ngã là tự tánh, tư là sai biệt. Văn kia bèn lấy nghĩa làm tự tánh thể làm sai biệt, vì ngã vô ngã… phân biệt suy nghĩ. Gạn hỏi danh từ kế nếu đủ một nghĩa được tên hữu pháp, nếu đủ hai nghĩa chỉcó tên pháp. Như luận sư này lập ngã là suy nghĩ, tại sao suy nghĩ chỉ có một nghĩa mới gọi là pháp, ngã đủ hai nghĩa được tên hữu pháp. Gạn hỏi tên sau cùng, nếu sau này trần biệt kia trước đã nói, trước là sởbiệt, sau là năng biệt?

Như người thế gian nói hoa sen màu xanh chỉ nói màu xanh không nói hoa sen, chẳng biết màu xanh gì, màu xanh của ao hay của cây hoặc của bình…, chỉ nói hoa sen không nói màu xanh. Không biết hoa gì hoa màu đỏ hay màu trắng hoặc màu hồng… lựa bỏ hoa màu đỏ. Nói hoa sen lựa bỏ màu xanh của áo, trước trình bày sau nói lại xen có lựa chọn, xen nhau là sở biệt, xen là năng biệt. Ở đây lẽ ra cũng nhưvậy, sau trình bày trước phân biệt, trước trình bày phân biệt sau, lẽ ra xen nhau gọi là năng biệt sở biệt?

Giải thích câu vấn nạn ban đầu, tôn của nhân minh đây không đồng các bộ luận. Trong đây chỉ do hạn cuộc giữ gìn tự thể gọi là tự tánh vì không thông với khác, nghĩa thấu suốt với loại khác như xâu tràng hoa thì gọi là sai biệt. Trước đã trình bày giới hạn nơi tự thể, sau đã nói nghĩa thông suốt với các nghĩa khác, nghĩa đối với số nhiều. Giới hạn nơi tự thể nghĩa đối tiện ít. Sau này pháp hiểu được trước chẳng do trước hiểu sau, nên trước trình bày gọi tự tánh, sau trình bày gọi là sai biệt.

Giải thích câu hỏi thứ hai, trước trình bày hữu pháp lập địch không trái nhau. Trên đây nghĩa sai khác cảhai nhà tranh luận trái nhau, nghĩa là tranh luận kia đây tương vi, có thể sinh khuôn mẫu hiểu danh từ gọi là pháp. Chẳng phải chỗ tranh biện kia đây không có phép tắc, giữ gìn tự thể không có hiểu riêng phép tắc chỉ có tên hữu pháp. Bàn luận thật lý đó trước trình bày sau nói đều đủ hai nghĩa, y sự tăng thắng luận cùng tên riêng kia, nên trước trình bày gọi là hữu pháp, sau trình bày gọi là pháp. Theo Lý Môn luận, quán đã thành cho nên lập pháp hữu pháp, chẳng phải đức hữu đức, pháp cùng hữu pháp, tất cả không quyết định. Nhưng trước trình bày đều là hữu pháp, sau nói đều gọi pháp, vì quán sở lập chẳng phải nhưThắng luận nói về đức và hữu đức tất cả quyết định.

Giải thích câu vấn nạn thứ ba, trước sau đã trình bày tướng xen nhau lựa chọn phân biệt, lẽ ra đều được tên năng biệt sở biệt. Vì như thành tôn nói sai biệt tánh, nhưng trước người trình bày chẳng phải tranh luận trái nghịch, sau đó nói kia đây tương vi. Nay trình bày cả hai tranh luận nhưng nghĩa trên thể, nên trước trình bày gọi là sở biệt, sau gọi năng biệt cũng xét theo sự tăng thắng để được tên đó. Nhưng trước trình bày chân thật gọi là tự tánh hữu pháp sở biệt, chỉ là sau nói đều gọi sai biệt pháp và năng biệt, chỉtranh luận sau với trước, vì không tranh luận trước sau. Nêu sau mới tranh luận vì không nêu trước tranh luận, năng lập lập ở sau vì chẳng lập ở trước, vì phát khởi trí liễu không do trước. Do đó được tên trước sau đều nhất định.

Hỏi: Trước trình bày sau nói mỗi loại đã có ba tên, tại sao cực thành ban đầu nói hữu pháp, sau nói năng biệt không dùng tự tánh sai biệt gọi là hiển rõ?

Lại chẳng dùng pháp và hữu pháp, năng biệt sở biệt tương đối làm tên gọi, mà đều y nêu một hữu pháp năng biệt?

Đáp: Ban đầu có ba cách giải thích:

(1). Giả sử đến nỗi có nhiều tên khác, chắc chắn có sự vấn nạn này, tùy theo đó nêu một loại, tại sao cảhai lại gạn hỏi.

(2). Hữu pháp hay có thắng giải cho người khác nên trước nêu ra để trình bày, rõ ràng chắc có pháp sau. Để giải thích trước đã trình bày, năng biệt phân biệt với tha thắng, tôn này sau trình bày, ắt cùng tôn kia sau trình bày nghĩa khác nhau. Sau này sẽ nói năng biệt trình bày trước nên sau nêu năng biệt.

(3). Tự tánh sai biệt, trên các pháp cùng mượn tên chung hữu pháp năng biệt, tên riêng trong tôn chỉ nêu biệt danh, ẩn tên chung khác cũng chẳng trái nhau. Trả lời câu vấn nạn sau, trước nêu hữu pháp hiển bày pháp sau, sau nêu năng biệt bày rõ sở biệt trước. Như hai ngọn đèn hai ngọn đuốc hai bóng hai ánh sáng, vì xen nhau nêu một danh tướng phát sinh, vì muốn văn gọn mà nghĩa rườm rà, vì tên riêng của tôn đầu hiển bày đầy đủ, nhiếp tên đã bao trùm, lý thật ra không có lỗi.

Hỏi: Đã nói cực thành tại sao lựa riêng, có bỗng nhiên loại không thành, nói thành lựa riêng?

Đáp: Năng biệt nhất định thành. Vả lại trong sở biệt có tự bất thành, có tha bất thành, có câu bất thành, có câu chẳng bất thành. Ba loại trước là lỗi, câu thứ tư chẳng phải. Lại có tự nhất phần bất thành, có tha nhất phần bất thành, có câu nhất phần bất thành, có câu phi nhất phần bất thành. Ba loại trước đều là chẳng phải, một loại thứ tư có thị (phải), sở biệt nhất định thành, năng biệt không thành là câu cũng nhưvậy. Như vậy, thiên cú tổng biệt hợp có bốn loại bốn câu đều không thành hoàn toàn, có năm loại bốn câu, có tự năng biệt không thành tha sở biệt, có tha năng biệt không thành tự sở biệt, có câu năng biệt bất thành tự sở biệt, có câu năng biệt bất thành tha sở biệt, có tự năng biệt bất thành câu sở biệt, có tha năng biệt bất thành câu sở biệt, có câu năng biệt bất thành câu sở biệt, có câu năng biệt bất thành câu phi sởbiệt. Như năng biệt bất thành làm Thượng thủ có hai toàn tứ cú, sở biệt không thành cũng như vậy, trong hai mươi bốn câu, bảy câu trước đều là lỗi này, câu thứ tám là thiên về lỗi trước. Tuy tổng có bốn thể chỉcó hai loại, vì sau thời là trước càng không khác nhau, sở dĩ chỉ gọi hai loại tứ cú. Có tự lưỡng câu bất thành chẳng phải tha, có tha lưỡng câu bất thành chẳng phải tự, có câu lưỡng câu bất thành, có câu chẳng phải tự tha lưỡng câu bất thành. Ba câu trước là phi, câu thứ tư là thị. Như vậy hợp lại có năm loại toàn cú, mỗi mỗi lìa là một phần cú. Lại có năm câu (cú) cộng thành mười câu lại đem một phần cú đối với toàn cú kia. Lại đem toàn cú đối một phần cú, như lý nên suy nghĩ, e phiền nên dừng lại.

Hữu pháp ban đầu không thành thiên cú, như giải trong sở biệt không thành dưới đây. Năng biệt không thành thiên cú, như dưới đây sẽ giải trong phần năng biệt bất thành. Các câu cả hai không thành, nhưdưới đây sẽ giải trong phần lưỡng câu bất thành. Lưỡng câu toàn phần nhất phần bất cực thành kia thì tôn cả hai chẳng thành. Tự tha toàn phần nhất phần bất cực thành đó thì tôn tùy nhất bất thành, căn cứtheo nghĩa cũng có tôn do dự bất thành. Các lỗi lưỡng câu tùy nhất toàn phần nhất phần, đến phần tợ tôn sẽ phân biệt đầy đủ. Hai loại tự tánh và hai pháp sai biệt bất cực thành. Ở đây đều tổng nhiếp vì lựa bỏchẳng phải kia, nên hai pháp tôn y đều nói cực thành.

Hỏi: Tại sao lỗi của tôn có chín loại đó, nay cực thành lựa chỉ chọn có ba?

Đáp: Trong đây chỉ lấy tôn bất cực thành, cở y phải cực thành, nên chỉ chọn có ba, chẳng phải muốn chọn đầy đủ tất cả lỗi của tôn. Theo Lý Môn Luận, khi thành tôn chỉ chọn năm lỗi, do lời nói chẳng phải nghĩa đó trái nhau có thể khiến trừ, luận này chọn năm loại kia. Cho nên chỉ nói ba pháp tùy tự thời chọn tương phù cực thành, lựa chín loại đầy đủ, Lý Môn Luận lược còn năm như trước đã nói. Cũng như dụnói hiển nhân đồng phẩm quyết định có tánh, không chọn hợp kết, nên đây chỉ có ba.

Hỏi: Cả hai đã chấp nhận, tại sao không gọi cộng thành mà nói cực thành?

Đáp: Tự tánh sai biệt, chính là các pháp chí cực thành lý, do họ không ngộ, năng lập đã thành lập. Nếu nói cộng thành chẳng phải hiển chân cực, lại pháp Nhân minh có tự tỉ lượng và tha tỉ lượng, có năng lập năng phá. Nếu nói cộng thành lẽ ra không có văn đâ. Lại vì hiển tôn y, trước tiên phải đến nơi lý cực cứu cánh, tôn tánh năng y mới là chỗ tranh luận, vì vậy nói cực thành mà không nói cộng.

Hỏi: Tôn y cần cả hai chấp nhận thành chọn bất thành, nhân dụ quyết cộng thành, nói cực lựa chọn chăng? Cực sao nhân nhân dụ không nêu cực thành, riêng đối với tôn y thậm chí chọn cực thành?

Đáp: Có bốn nghĩa:

(1). Tôn y cực thành tôn không cực, vì lựa không cực nói là cực thành, nhân dụ y thể đều phải cực thành, không có chỗ lựa chọn nên chẳng nói cực.

(2). Nhân dụ năng lập đều phải cực, không đâu chẳng phải cực nên không cần chọn lựa. Tôn là sở lập chẳng phải cộng thành, vì có nơi lựa chọn phải nói cực, trong nhân dụ tự so sánh gọi là chấp nhận, tha tỉnói chấp giữ mà lựa riêng ra nên không phải bất cực.

(3). Trong nhân dụ thành không có bất thành, vì không xen chọn lựa bỏ. Không nói có bất thành trong tôn cực thành, có chọn lựa nên chỉ nói cực.

(4). Nhân không thành thuộc chẳng phải cực, từ nghĩa rộng có tên bất có tên cực. Trong tôn bất thành không riêng nhiếp nên nói cực thành lựa bỏ bất cực. Trong nhân có lỗi lưỡng câu tùy nhất, sở lập năng lập bất thành trong dụ. Trong các lỗi này đã thuộc về bất cực, lưỡng câu thì rộng, từ đó mà xưng tên, vì hữu thể vô thể đều là lỗi này. Lỗi của tôn không như vậy, nói cực là lựa chọn, cả hai chấp nhận có hữu thểbèn chẳng có lỗi, do đó với trong tôn chỉ nói cực thành.

Theo Lý Môn Luận thì tôn pháp chỉ lấy địch luận và lập luận quyết định đồng chấp nhận. Trong đồng phẩm hữu phi hữu cũng lại như vậy, nên biết nhân dụ quyết phải cực thành. Chỉ có luận này lược bỏ, Duy thức cũng nói sáu thức cực thành, vì thuộc tùy nhất, như cực thành khác, cho nên biết văn đây lược bỏ.

Lun rng: “Vì tánh sai biệt”.

Thut rng: Đưa ra tôn thể sai biệt nghĩa là lấy tất cả hữu pháp và pháp xen nhau sai khác, tánh là thểvậy. Trong đây lấy hai loại tướng xen nhau sai khác tánh chẳng rời nhau dùng làm tôn thể. Như nói sắc uẩn vô ngã, sắc uẩn là hữu pháp, vô ngã là pháp. Hai loại này hoặc thể hoặc nghĩa xen nhau sai khác, cho là lấy sắc uẩn lựa riêng vô ngã. Sắc uẩn vô ngã chẳng phải thọ vô ngã, và do vô ngã lựa riêng sắc uẩn, vô ngã sắc uẩn chẳng phải ngã sắc uẩn. Lấy hai loại xen nhau sai khác này hợp lại thành một xứ tánh chẳng rời nhau mời thành tôn kia, tức lựa chọn các Nhân minh của cổ sư. Chỉ nói hữu pháp làm tôn, vì pháp thành hữu pháp, hoặc chỉ nói pháp là tôn, vì pháp trên hữu pháp đã tranh luận. Hoặc dùng hữu pháp và pháp làm tôn, thì kia phân biệt chẳng phải tôn, vì hợp hai loại này tôn đã thành, trước đây đều cùng chấp nhận đâu được thành tôn, vì đã lập rồi thành không có quả. Chỉ nên lấy xen nhau sai khác tánh không rời nhau, có chấp nhận hay không chấp nhận dùng làm tôn thể.

Hỏi: Trước trình bày năng biệt chỉ ở trong pháp, tại sao nay nói xen nhau sai khác?

Đáp: Lập luận và địch luận đối đãi nhau. Pháp là năng biệt, thể – nghĩa đối đãi nhau, xen nhau thông cảnăng sở, đối vọng nhau có khác cũng chẳng trái nhau.

Hỏi: Xen nhau sai biệt thời là tôn tánh, đâu nhờ trong đây phải nói chữ “cố”?

Đáp: Chữ “cố” là lý do ở đây có hai nghĩa:

(1). Chọn cách nói của Cổ sư chỉ dùng năng biệt hoặc chỉ có sở biệt, hoặc song dùng cả hai mà thành tôn kia. Cách chọn của ngài Trần Na đều chẳng phải tôn tranh luận, lấy hai nghĩa trên đây xen nhau sai khác, tánh không rời nhau để tranh luận mới thành tôn. Năng biệt…trước đó cùng chấp nhận chẳng phải cả hai đã tranh luận, đều không phải là tôn, vì chọn Cổ sư bèn nói chữ “cố”.

(2). Giải thích sở y, trước hữu pháp và do năng biệt cực thành, vì chỉ dùng hữu pháp và pháp xen nhau sai biệt tánh không rời nhau, một chấp nhận, hoặc đồng ý không chấp nhận mà thành tôn. Sở y hữu pháp năng biệt của tôn, đều phải cực thành, do trong tôn này nói chữ “cố”, không như vậy thì sở y phải thành lập sao? Hoặc có người ở đây không ngộ lý do, bèn đối lại luận rằng sai biệt làm tánh, chẳng phải ngay đó trái ngược điều then chốt của Nhân minh, chính là cách nói ngu si của Đường Phạm, vừa đổi văn luận rất đáng quở trách.

Pháp sư Thích Đạo An ở Di Thiên ưa chuộng thương lượng, lược phiên dịch thành năm lỗi ba món không dời đổi. Các vị La-hán kết tập mạnh mẽ như vậy, phàm phu đời mạt pháp phê bình như vậy là đúng. Thay đổi lời nói vi diệu trên ngàn đời, đồng kẻ mạc tục dưới trăm vua, há không đau xót sao! Huống chi chẳng phải pháp lữ dịch kinh, chỉ là bọn học lơ là bề ngoài, dối lừa trẻ ấu thức đời sau, dụ dỗkẻ đồng mông sơ học. Vọng nói lưu xuất ra từ hông ngực vạt áo, lại cho là Thánh giáo, là tuệ nhãn đời sau, định hằng không sinh, tâm trí hiện tại, do đây mà tự tiêu diệt. Các vị có học nên lựa bỏ nghĩa này y xưa là đúng vì tánh sai biệt.

Hỏi: Tại sao chỉ có tôn nói sai biệt tánh, còn trong nhân dụ không có?

Đáp: Vì tôn có thành và một không thành, nên chỉ nói tôn sai biệt tánh,; còn nhân dụ chỉ có thành, chẳng có bất thành, nên không chọn cái “bất” nói là sai biệt tánh. Như ba tướng của nhân mặc dù có sai khác, không muốn lấy tánh chẳng lìa nhau trên đây một bên chấp nhận một bên không chấp nhận thành năng lập đó. Sở y liền chẳng phải do đó không nói sai biệt tánh. Theo Lý Môn Luận, chỉ nói tôn… đa ngôn thuyết năng lập, trong đó chỉ tùy tự ý lạc làm sở thành lập gọi là tôn. Chẳng phải kia nghĩa tương vi có thể khiển trừ, không nói sở biệt năng biệt cực thành và sai biệt tánh, luận này riêng nói.

Lun rng: Tùy tự ưa thích làm sở thành lập tánh”.

Thut rng: Đây là lựa bỏ lỗi lầm lộn. “Tùy tự” là lựa riêng nơi tôn; lạc làm sở thành lập tánh là lựa riêng nhân dụ. Nên theo Lý Môn Luận là tùy tự ý, hiển bày không xét luận tôn mà tùy tự ý lập, ưa thích làm sở lập nghĩa là không ưa làm năng thành lập tánh. Chẳng phải khác với đây nói sở thành lập, tợ nhân tợ dụ lẽ ra cũng gọi là tôn. Luận về tôn có bốn loại:

(1). Khắp đã chấp nhận tôn, như mắt thấy sắc, vì kia đây hai tôn cùng chấp nhận.

(2). Trước tiên nương nhờ tôn, như đệ tử Phật tu tập các pháp không. Đệ tử Hưu Lưu lập có thật ngã.

(3). Căn cứ bên nghĩa tôn, như thành lập “âm thanh vô thường”, bên nghĩa gần đúng hiển vô ngã.

(4). Chẳng xét luận tôn, theo tình người lập ưa thích bèn thành lập, như đệ tử Phật lập nghĩa Phật pháp.

Hoặc người giỏi ngoài tôn ưa thích liền thành lập không cần nhất định xem xét. Trong đây ba loại trước không thể kiến lập. Loại thứ nhất khắp chấp nhận tôn, hoặc chấp nhận người thành lập, liền lập đã thành. Trước đây cùng chấp nhận, đâu cần kiến lập. Kế đó thừa bẩm thọ, hoặc hai nhà ngoại đạo, cũng chấp nhận tăng đuổi đi đối đáp tranh luận bổn tôn cũng luống uổng không có kết quả, vì lập đã thành. Nghĩa là, nhờ tôn chẳng phải lời nói đã tranh luận, ở đây lại dùng cách gì vốn tranh luận nhờ ngôn ngữ, hy vọng người khác hiểu nên phát ra lời nói, bên cạnh hiển rõ nghĩa sai khác. Chẳng phải vốn thành, nên cũng không thể lập làm chánh luận, song với Nhân minh chưa thấy lỗi đó. Đối với nhân đã có lỗi, nhân thuyết pháp sai biệt tương vi, tức bên cạnh tôn có thể thành tôn nghĩa, nhưng chẳng phải chánh lập.

Nay lựa ba loại trước không thể thành lập, chỉ có loại thứ tư không xét luận tôn, có thể dùng làm tôn, là tùy người lập tự ý ưa thích. Vì ba loại trước đều là tự mình chẳng ưa thích, thích làm sở thành lập tánh, lựa bỏ người hay thành lập. Người hay thành lập pháp, cho rằng nhân dụ thời nhân dụ thành lập tự nghĩa lẽ ra cũng gọi là tôn, chỉ gọi là tôn chẳng phải đã thành lập. Xưa đã thành nên không được gọi là tôn, nay hiển bày ưa thích làm tân đã thành lập mới thành tôn kia. Tuy thích nhân dụ chẳng phải mới thành lập, lập liền phù hợp nhau nên không gọi tôn, đã như thế tợ tôn, tợ nhân, tợ dụ lẽ ra được xưng là tôn, vì trước đã chưa thành lại nên thành. Lúc ấy tranh luận mới là chân tôn, khi trình bày nhân dụ nên phải lựa riêng. Tợtôn nhân dụ mặc dù lại có thể thành, chẳng phải là điều ưa thích, vì thời gian thứ hai đã có thể thành, chẳng phải nay đã tranh luận sơ lược nên chẳng phải tôn.

Một cách giải trên đây y Lý Môn luận chỉ chọn cái chân, không lựa tợ. Lại giải thích lạc là thông suốt từtrên xuống dưới. “Tùy tự lạc ngôn” nghĩa là lựa ba tôn trước chẳng phải tùy tự lạc; chỉ có tôn thứ tư là ý sở lạc là lời nói ưa thích, lựa tợ tôn… Tuy sau này lại có thể thành lập, vì chẳng phải là lúc này đã thích làm. Sở thành lập tánh, chọn chân tợ dụ không thể gọi tôn, tuy đã thành nghĩa là năng thành lập. Trước đã thành nên chẳng phải nay đã thành, nay đã thành lập thể nghĩa gọi là tôn. Nếu theo cách giải sau mặc dù khác với Lý môn, lựa chân cùng tợ vì sơ lược trọn đầy đủ.

Hỏi: Tại sao nhân dụ không có tùy tự lạc, mà chỉ riêng tôn có?

Đáp: Tôn cả hai trái nghịch tranh luận phải tùy tự lựa chọn, nhân dụ cộng chấp nhận, cho nên không tùy tự. Nhân dụ hai loại như cộng tỉ lượng, quyết trước tiên cùng chấp nhận mới thành năng lập, không chấp nhận lỗi khắp và thừa nhận lỗi, chủ yếu nói đã trình bày mới gọi nhân dụ. Không nói cũng có gần nghĩa sai biệt, không có nghĩa căn cứ lỗi, tự tha tỉ lượng nói cũng có lựa chọn, nói chấp giữ nên tùy đó không xem xét. Vì thế với nhân dụ không nói tùy tự.

Hỏi: Tại sao trong tôn bên cạnh có nghĩa gần đúng gọi là sai biệt, nhân du thì không?

Đáp: Năng lập vốn thành, thành tự sở lập tùy ứng với nghĩa, lập bèn trái nhau, cùng tự trái nhau, do đó với tôn bên cạnh có nghĩa gần đúng, thì bốn loại tương vi đã ngược lại sai biệt. Nói trình bày quyết định mới thành năng lập, cho nên với nhân dụ chẳng nói cũng có nghĩa gần như năng lập.

Hỏi: Tại sao chỉ trong tôn nói ưa thích, còn nhân dụ không nói?

Đáp: Tợ tôn nhân dụ càng phải thành lập mới có thể dùng làm tôn. Nay hiển rõ đương lúc đó đã tranh luận làm tôn, không lấy kia làm tôn nên nói lạc lựa chọn ba loại tợ tôn nhân dụ kia. Giả sử hiện nay và sau đó đều không thể nói là nhân, là dụ cũng như vậy, nếu lại lập luận cũng thuộc tôn. Chẳng nói ưa làm, giả sử lại thành lập dùng làm tôn cật vấn, nghĩa đã thành rồi mới thành nhân dụ, lần lượt xa dần thành ra chẳng đồng với tôn. Cho nên đối với nhân dụ không nói ưa thích làm. Còn trong tôn nói lạc vi, lựa bỏ tợbao trùm sự cật vấn, nhân dụ lược. Tôn có tranh luận do lại phải thành, tôn nghĩa xen lộn nhau nên chỉnói lạc vi, nhân dụ ắt phải cực thành, không thành bèn chẳng phải nhân dụ. Chẳng có chỗ xen lộn nên không nói lạc vi.

Hỏi: Tại sao chỉ có tôn nêu sở thành lập tánh, nhân dụ không nói năng thành lập?

Đáp: Tôn nói sở lập, đã hiển bày nhân dụ là năng thành lập, rõ ràng pháp đã bao trùm cần gì phải nói lại. Còn tôn trước chưa nói, sợ lộn phải trình bày, nhân dụ đã rõ ràng cần gì phải nói lại. Tôn trái với xưa nói đã thành lập để phân biệt xưa nay nhân dụ không trái nhau. Chẳng nói năng lập do lựa chọn riêng biệt. Lại nữa, đoạn trước nêu tôn… đa ngôn gọi là năng lập, đầu tiên đã nói rồi sau không cần luận bàn thêm.

Lun rng: “Ấy gọi là tông”.

Thut rng: Đây là kết thành vậy.

Lun rng: “Giả như có thành lập âm thanh là vô thường”.

Thut rng: Thứ ba chỉ về pháp. Như đệ tử Phật đối với thanh luận sư, lập âm thanh không phải âm thanh. Âm thanh là hữu pháp, vô thường là năng biệt, kia đây cùng chấp nhận, có âm thanh và vô thường gọi là cực thành hữu pháp, cực thành năng biệt, làm tôn sở y. Thanh luận sư không chấp nhận trên âm thanh có vô thường này, nay đệ tử Phật hợp lại một xứ, xen nhau sai biệt tánh chẳng rời nhau cho rằng âm thanh vô thường. Thanh luận sư không chấp nhận nên được thành tôn, đã thành tùy tự cũng là ưa làm sởthành lập tánh nên gọi chân tôn. Sợ nghĩa không rõ ràng chỉ cách này cho hiểu.

Luận Du-già thì cho rằng, người lập tôn là y hai loại sở thành lập nghĩa, mỗi loại sai biệt nhiếp thọ tựphẩm đã chấp nhận. Nhiếp thọ là tự ý ưa thích nghĩa, phẩm là tôn nghĩa, cho nên hiển dương các biệt nhiếp thọ tự tôn đã chấp nhận. Trong đoạn văn này ý nói y hai món sở lập lập luận đều sai khác, tùy tự ý thích tự tôn đã chấp nhận, do đó gọi là tôn, có ba cách giải thích:

(1). Dùng ngôn từ đối lý, chấp y nghĩa năng thuyên gọi là các biệt tự tôn đã chấp nhận.

(2). Dùng biệt đối tổng, chấp y tổng bố thí lời nói và nghĩa là hai gọi tự mình đã chấp nhận.

(3). Dùng hợp đối ly, chấp năng y kia tánh hợp không rời nhau dùng đó làm tự tôn đã chấp nhận, cầu xin đồng với đây, đây văn tổng.

Sau đây có mười câu chia thành ba loại, hai câu đầu là tôn thể: Một là nhiếp thọ luận tôn; hai là như tựbiện tài. Ban đầu y sư thầy mình lập tôn đối địch với sư khác mà thành lập tôn của mình, không như vậy liền thành tương phù cực thành. Sau đó nhờ bản thân biện tài lập tôn nghĩa khác, tùy tự ý ưa thích chẳng xét luận tôn, chỉ có hai loại này là đúng sở tôn. Hoặc đã chấp nhận tất cả, hoặc cả hai thừa nhận đồng tôn, hoặc nghĩa gần đúng, chẳng phải riêng nhiếp thọ, chẳng phải tùy tự lạc nên chẳng phải chân tôn, vì lập luận đã thành tựu, vì chẳng phải vốn thành. Ba câu kế là lập nhân duyên: Một là khinh miệt người; hai theo họ nghe; ba hoặc giác biết chân thật mà trình bày tôn thú. Thế gọi là nhân duyên, vì lập tha nghĩa khinh tha, lập tự nghĩa theo họ nghe, vì giả chân thật tự ngộ, như kế tiếp phối hợp. Năm câu sau là ý lập tô. Vì hai câu đầu nêu tất cả lập tôn không có lỗi này: Một là thành lập tự tôn, hai là phá hoại tôn người khác. Ba câu sau giải thích: Một là chế phục người khác, trên giải thích thành lập tự tôn; Hai là khuất phục người khác, trên đây giải thích phá hoại tha tôn; Ba là thương xót họ, vì thành tự phá tha đều thương xót.

Lun rng: “Nhân có ba tướng”.

Thut rng: Trên đây chỉ bày tôn tướng, dưới đây chỉ bày nhân tướng. Tướng này lược dùng bốn môn để phân biệt: Xuất thể, thích danh, biện sai biệt, minh phế lập.

1). Xut th: Nhân có hai loại là sinh nhân và liễu nhân. Như hạt giống sinh ra mầm mống, hay phát khởi dụng gọi là sinh nhân. Theo Lý Môn luận chẳng phải như sinh nhân do hay khởi dụng, như đèn chiếu vật, vì có thể hiển rõ quả gọi là liễu nhân. Sinh nhân có ba là ngôn sinh nhân, trí sinh nhân và nghĩa sinh nhân.

Ngôn sinh nhân là người lập luận lập nhân bằng các ngôn từ. Vì có thể làm cho địch luận sinh tâm hiểu quyết định gọi là sinh nhân. Cho nên ở đoạn văn trước nói tôn… đa ngôn gọi là năng lập, do đó mà đa ngôn, vì khai thị nhưng người hỏi chưa rõ nghĩa.

Trí sinh nhân nghĩa là trí của người lập luận phát ra lời nói, chính sinh trí hiểu biết cho người thực tại đa ngôn, trí là nhân hay sinh khởi lời nói, lời nói sinh nhân, nên gọi là sinh nhân.

Nghĩa sinh nhân, nghĩa có hai loại, đạo lý gọi là nghĩa và cảnh giới gọi là nghĩa. Nghĩa đạo lý là người lập luận nói ra lời diễn giải nghĩa, sinh nhân diễn thuyết gọi là sinh nhân. Nghĩa cảnh giới là cảnh hay sinh trí cho người địch chứng, cũng gọi là sinh nhân. Căn bản lập nghĩa định sinh hiểu biết cho người. Trí giải của họ phát khởi căn bản nhờ lời nói sinh ra, nên gọi là chánh sinh, trí nghĩa gồm sinh nhiếp. Do đó luận trước sau đã nói đa ngôn, lúc khai ngộ cho người gọi là năng lập…

Trí liễu nhân nghĩa là người chứng địch hiểu lời nói năng lập, trí rõ tôn soi chiếu kiến giải đã nói gọi là liễu nhân. Theo Lý Môn luận, chỉ nhờ trí lực hiểu được nghĩa đã nói. Liễu nhân nghĩa là lời nói của người chủ lập luận hay thành lập, do lời nói này địch luận và chứng minh cả hai hiểu rõ sở lập. Rõ được nguyên nhân của nhân gọi là liễu nhân, không chỉ do trí rõ có thể soi chiếu hiểu biết, vì cũng nhờ lời nói này. Chiếu hiển sở tôn gọi là liễu nhân. Vì vậy Lý Môn luận cho rằng: Như thế đã chấp trí là liễu nhân, thì lời nói liền mất có thể thành lập nghĩa. Điều này cũng không đúng, vì khiến cho kia nhớ nghĩ vốn cực thành, nhân dụ xưa chấp nhận gọi là vốn cực thành. Do năng lập nói thành sở lập nghĩa, khiến cho kia trí ức vốn thành nhân dụ nên gọi là liễu nhân. Nghĩa liễu nhân là chủ lập luận sau lời năng lập nghĩa sởthuyên là cảnh hay sinh trí hiểu cho người. Nhân của liễu nhân nên gọi là liễu nhân, cũng do nghĩa năng lập, thành tự sở lập tôn, chiếu hiển tôn nên cũng gọi liễu nhân. Theo Lý Môn luận, như hai nhân trước với nghĩa đã lập, trí của người lập từ lâu đã hiểu tôn, năng lập thành tôn, vốn sinh tha giải, vì vậy trí người khác hiểu chính là liễu nhân. Nói nghĩa cũng gồm thuộc liễu nhân, phân biệt sinh hiểu biết tuy thành sáu nhân, chính xác chỉ lấy lời nói sinh trí hiểu. Do lời nói sinh nên địch chứng giải sinh, do trí hiểu nên ẩn nghĩa nay hiển hiện, vì vậy chính là lấy hai làm nhân tướng thể. Ngoài ra không có lỗi.

2). Gii thích tên: Nhân là lý do, tức giải thích lý do sở lập tôn nghĩa, hoặc nguyên nhân ý nghĩa. Nhờvậy nên nghĩa sở lập thành. Lại kiến lập nghĩa, vì hay thành lập sở lập tôn kia, hoặc nghĩa thuận tiên lợi ích. Do lập nhân này, thuận ích tôn nghĩa, khiến lập tôn nghĩa, do đó gọi là nhân. Theo Du-già thì biện nhân nghĩa là thành tựu tôn nghĩa sở lập, y chỗ đã dẫn dụ đồng loại dị loại, hiện lượng tỉ lượng và chánh giáo lượng. Kiến lập thuận ích đạo lý ngôn luận.

Hỏi: Dụ đã kiến lập thành tôn, cũng có thể thuận ích, sao không gọi là nhân?

Đáp: Dụ nghĩa là ví dụ tình huống, nói chính xác là kiến biên, khiến cho nghĩa sở lập thấy được bên mé kia, rốt ráo viên mãn nên gọi kiến biên. Mặc dù cũng thuận ích, chẳng phải là lý do giải thích tôn đúng, thân sơ khởi kiến lập được tên nhân này. Dụ sơ sau thành không được gọi là nhân, vì thế nhân đây không gọi biên kiến, vì lúc nói nhân thì nghĩa chưa thành, đến văn sau sẽ biết.

3). Bin s sai bit: Tuy y các nghĩa kiến lập thuận ích, chung được tên nhân, có quả không đồng, sơthành sinh sự hiểu biết mỗi loại có sai khác. Phân ra ngôn – nghĩa – trí, thể khác liền thành hai trí lập luận và địch luận. Nghĩa cùng ngôn từ sinh liễu đều sai khác. Riêng khai sáu loại. Do đây nên nói đắc quả phân thành hai, xét theo thể thành bốn, căn cứ về loại có ba, nhìn theo nghĩa làm sáu. Trí liễu nhân chỉ là quảsinh nhân mà chẳng phải nhân sinh nhân. Trí sinh nhân chỉ là nhân sinh nhân mà không phải quả liễu nhân. Ngôn nghĩa hai loại sinh nhân tức là quả trí sinh nhân, là trí nhân liễu nhân. Hai loại liễu nhân ngôn và nghĩa là nhân trí liễu nhân chẳng phải quả trí liễu được làm quả sinh trí, không tạo trí sinh nhân. Do lời nói hy vọng nơi ý nghĩa, cũng thành ra hiển rõ nhân. Do nghĩa trông mong nơi lời nói cũng thành hiển rõ quả, dùng nghĩa trông nơi lời nói cũng tạo nhân hay sinh, do lời nói trông nơi nghĩa cũng là quả bị sinh. Thế thì nên nói chỉ có nhân chẳng phải quả, nghĩa là trí sinh nhân, vì quả cũng thành nhân. Năm quả kia, lại làm bốn câu có; Chỉ có sinh nhân mà chẳng có liễu nhân, nghĩa là trí sinh nhân. Có là liễu nhân mà chẳng phải sinh nhân là trí liễu nhân. Có là sinh nhân cũng là liễu nhân, nghĩa là ngôn – nghĩa; Có chẳng phải sinh nhân cũng chẳng liễu nhân là sở lập tôn.

4). Nói rõ người phế b lp lun:

Câu hỏi thứ nhất: Tại sao có một nhân, dụ chia làm hai loại?

Đáp: Nhân chánh kiến lập tôn, tổng quát gọi đồng nhất. Dụ có trái thuận, biệt lìa phân hai, đến dụ sau sẽ phân biệt đầy đủ.

Câu hỏi thứ hai: Tại sao một nhân thể phân sinh liễu?

Đáp: Trụ cảnh thưa sơ rộng rãi, chiếu hiển gọi liễu, nói quả thân cận hạn hẹp làm cho khởi gọi sinh. Quảđã có sai khác, nhân phân sinh liễu đồng có thể đắc quả, chỉ chung gọi nhân.

Câu hỏi thứ ba: Tại sao hai nhân đều phân ba loại?

Đáp: Sinh quả chiếu quả nghĩa dụng không đồng, tùy loại có công năng nên chia làm ba loại. Lập trí cách nơi ngôn nghĩa bất đắc theo nhau gọi là liễu, địch trí không sinh lập giải, không do khả đắc gọi sinh, vì thế chỉ chia ba không tăng không giảm.

Câu hỏi thứ tư: Tại sao sáu nhân thể chỉ có bốn?

Đáp: Thuận quả nghĩa sai khác phân thành sáu nhân, người lập luận ý nghĩa và lời nói, trông mong quảhai dụng, trừ vô thỉ này nên chỉ có bốn.

Câu hỏi thứ năm: Tại sao chỉ trong nhân có khai ba tướng, còn tôn dụ không khai?

Đáp: Phân biệt tên tôn dụ thông chung thì gọi nhân, vì trùm khắp là hai pháp tôn dụ. Lại nhân quyết phải rộng rãi, tánh tôn dụ nhỏ hẹp, như xâu hoa và sợi dây xâu hai môn. Do vậy khai nhân không khai tôn dụ, chỉ bày trong nhân tướng có năm là tiêu cử, trừng số, liệt danh, biệt thích và thị pháp.

Nói sinh nhân và nghĩa địch chứng trí sở thuyên đều có ba tướng. Tướng là hướng vậy, chính lấy lời nói sinh khởi vì chính năng lập, sinh trí liễu này soi chiếu hiểu tôn nên đúng nhân thể. Nói sinh trí liễu cũng gồm cả nghĩa sinh, vì hay kiến lập tôn, tôn đồng dị phẩm đều có một thể. Nhân tướng thông suốt cả ba lại chẳng có biệt thể, do đây nên nói tướng là hướng đến nghĩa. Theo Lý Môn thì bất cộng bất định vì hoàn toàn lìa xa thiếu một tướng, tướng này là diện (mặt), là biên (bên) vậy.

Ba diện ba biên nếu như thế đã một nhân, như thế nào gọi đa ngôn là năng lập, tướng kia nhiều nghĩa. Năng thuyên gọi là đồng nhất, trong ba tướng chỉ nói một nhân, vì vậy một nhân sở y thông suốt ba biệt xứ, nên nhiều tướng gọi là đa ngôn. Chẳng phải đa ngôn nên gọi đa ngôn. Cổ sư giải tướng là thể, tướng ban đầu đồng với đây, hai tướng kia đều dùng hữu pháp làm tánh. Ngài Trần Na không chấp nhận, vì đồng dị hữu pháp chẳng phải năng lập, chỉ lấy nghĩa đó, nên tướng chẳng phải thể.

Lun rng: “Thế nào là ba tướng”.

Thut rng: Kể số vậy.

Lun nói: “Gọi là trùm khắp là tôn pháp tánh, đồng phẩm định hữu tánh, dị phẩm biến vô tánh”.

Thut rng: Thứ ba là kể tên. Biến thị tôn pháp tánh, đây kể tướng ban đầu, hiển thể của nhân do vì thành tôn ắt phải trùm khắp là pháp tánh của tôn. Căn cứ sở lập tôn chủ yếu là cực thành pháp và hữu pháp tánh không rời nhau, trong đây nói tôn chỉ thuyên hữu pháp, trên hữu pháp tất cả nghĩa sai khác gọi là pháp. Pháp này có hai: Một là bất cộng hữu là trong tôn pháp vậy; hai là cộng hữu tức là nhân thể.

Theo Lý Môn luận, tôn pháp ở đây chỉ lấy quyết định của người lập luận và địch luận đồng chấp nhận, nay vì chỉ ý chứng minh liễu nhân. Kia tự vấn nạn đã như vậy bèn có lỗi đoạn trước nói tánh hay thành lập. Luận chủ giải thích do có lời nói phát sinh, vì khiến cho kia nhớ nghĩ vốn cực thành, ý do pháp nhân thể cùng chấp nhận, trong lúc thành tôn không cùng chấp nhận pháp. Vì vậy hai pháp này đều là nghĩa sai khác trên hữu pháp, cho nên nay chỉ lấy hữu pháp gọi tôn. Đối địch luận đã trình bày thành lập nhân dụ, tuy lấy cả hai tánh không rời nhau dùng làm tôn thể. Hữu pháp đã thành hai pháp tổng chủ, tổng tôn một phần nên cũng gọi tôn. Lý môn thì hoặc chẳng chung lấy ưa thành lập hợp lại nói là tôn, tại sao trong đây mới nói tôn chỉ lấy hữu pháp, vậy không có lỗi, do tổng kia âm thanh phân biệt cũng chuyển, như nói cháy áo. Hoặc có tôn âm thanh chỉ thuyết minh với pháp, hoặc trong tôn sau trình bày gọi là pháp, tức tôn là pháp, trì nghiệp là danh pháp của tông tôn cũng y chủ thích, đầy đủ cả hai được đặt tên xưng. Nay nhân gọi là pháp, pháp tánh của tôn chỉ y tánh chủ thích là thể vậy. Đây chỉ có nghĩa tánh chẳng phải thể tánh vì tương ưng với nghĩa, hai loại kia cũng như vậy. Cùng chấp nhận chỉ được trùm khắp là tôn tánh hữu pháp, do pháp của tôn thánh tức là tôn pháp, không biến khắp là tánh của pháp tôn, vì nhân phạm lỗi cảhai không thành. Vì không muốn thành tôn hữu pháp, song lý nhân minh thì hữu pháp không thành nơi hữu pháp, đây 36 cũng không thành nơi pháp, vì nhân phạm lỗi sở y bất thành.

Lý Môn luận gạn hỏi: Nếu dùng hữu pháp để lập các hữu pháp khác, hoặc lập pháp kia, như dùng khói lập lửa, hoặc dùng lửa lập xúc, nghĩa đó như thế nào? Nghĩa này hỏi rằng, lại từ xa thấy khói lập luận sẽ có lửa vì có khói, há chẳng phải kia dùng hữu pháp để thành hữu pháp, vì khói và lửa đều là hữu pháp? Lại nói, thấy lửa nhất định có hơi nóng vì do có lửa, hơi nóng xúc chạm đã là pháp của nhà lửa, há không dùng hữu pháp thành nơi pháp ư!

Ngài Trần Na giải thích: Nay trong đây chẳng dùng thành lập lửa xúc chạm làm tôn, chỉ vì thành lập vật tương ưng này. Nghĩa là, thành lập chỗ núi quyết định có lửa do có khói, trong lò nhất định nóng do có lửa, đó gọi vật là khói lửa tương ưng. Chẳng phải do có pháp là khói, trở lại thành có pháp là lửa, cũng không do hữu pháp lửa mà thành pháp nóng xúc chạm. Luận kia lại nói, nếu không như vậy nương khói lập luận có lửa, nhờ lửa lập xúc chạm, lẽ ra thành tôn nghĩa một phần làm nhân. Ngược lại do trong tôn một phần hữu pháp mà làm nhân, bèn không thể được nên nhân mới có sở y không thành vì không có sởy, cũng chẳng dùng pháp thành lập hữu pháp, trong tôn đã trình bày. Sau có thể phân biệt trước gọi là năng biệt cũng gọi là pháp, nhân thành ở nơi đây. Không muốn đem nhân thành đã trình bày đoạn trước, là sở biệt, vì chẳng phải phân biệt sau.

Theo Lý Môn Luận, vì ở đây quán đã thành tựu lập pháp hữu pháp không đức có đức nên chẳng có lỗi. Đoạn trước đã trình bày tên hữu pháp, sau hiển bày đều gọi pháp, chẳng pháp hữu pháp pháp tánh quyết định. Như Thắng luận sư nói đức cũng hữu đức, hữu đức nghĩa là thật vì kia quyết định. Bài tụng của Lý Môn Luận thì hữu pháp chẳng thành nơi hữu pháp, và pháp này chẳng thành hữu pháp, chỉ do pháp nên thành pháp đó. Như thế thành lập đối với hữu pháp, nghĩa là hữu pháp nhân pháp cả hai đều cực thành. Pháp trong tôn, địch luận trước tiên không chấp nhận, chỉ được cùng chấp nhận nhân ở trong tôn trên hữu pháp, thành ra không cùng chấp nhận pháp trong tôn. Như vậy giúp ích cho nghĩa hữu pháp tánh, có thể được nhân trong cái không chấp nhận trong đó chấp nhận cái gì là sở thành lập. Lại nếu chấp nhận nhân, y pháp không chấp nhận, phàm chỗ lập nhân đều có tha tùy nhất sở y không thành lỗi. Không nói hữu pháp mà thành sở y, chỉ do pháp đó mà thành sở y, pháp chẳng phải không chấp nhận. Giả sử chỉ lập pháp chấp nhận đâu chắc định không có lỗi này? Lại như lập tôn “âm thanh là vô thường”, vì sở tác tánh, nghĩa vô thường bị diệt nghĩa sở tác sinh. Âm thanh có diệt vì do có sinh, vì tất cả vật có sinh đều có diệt. Âm thanh đã do nhân sinh rõ ràng có quả diệt. Nếu nhân đã tạo tác không trùm khắp tôn âm thanh, đâu được có khắp trên vô thường, trong tất cả chánh nhân, lẽ ra đều có lưỡng câu bất thành, vì trên vô thường vốn không sinh. Do đây nên biết nhân đều là pháp của tôn hữu pháp chẳng pháp của pháp.

Hỏi: Gọi là tôn pháp tức đã thành nhân, đâu cần phải nói trùm khắp? Ban đầu đã nói khắp nhân và nghĩa đã rõ đâu cần lại nói là tôn pháp tánh?

Đáp: Nếu nhân không biến khắp trên tôn hữu pháp, chỗ này không trùm khắp bèn chẳng phải nhân thành có chỗ không lập. Hiển rõ đều là nhân lập nên gọi là biến khắp. Nếu chỉ nói biến khắp không nói tôn pháp tức không thể hiểu biết nhân là pháp tánh của tôn hữu pháp có thể thành nơi pháp. Nhân đối với tôn có lỗi gọi là không thành. Trong hai dụ đều có, đều không nên gọi là bất định; trong hai dụ có – không trái nhau thì gọi là tương vi. Nếu chỉ nói pháp tánh không nói biến khắp, nhân đối với tôn có lỗi tức là không thành, hoặc cả hai đều không biến khắp, hoặc tùy nhất không biến khắp, hoặc do dự không biến khắp, hoặc sở y bất biến, toàn phần… tùy ứng mà có đó, vì lựa bỏ này nên nói biến khắp. Nếu chỉ nói biến không nói tôn pháp, chẳng biết nhân này là nhân thuộc về ai, vì hiển nhân của tôn hữu pháp, thành nơi tôn pháp, nên nói pháp tánh. Do đó lẽ ra thành các câu phân biệt, có tôn pháp mà chẳng biến khắp, có là biến khắp cũng gọi tôn pháp, chẳng chẳng biến chẳng phải tôn pháp, ắt không có câu là biến chẳng phải tôn pháp, chỉ biến hữu pháp. Hoặc có biệt thể, hoặc không biệt thể đồng thời có thể thành tôn vì nghĩa liên quan với nhau chắc là tôn pháp.

Như Tát-bà-đa đối với Đại thừa “lập mạng căn thật có”, do có nghiệp. Như năm căn… đâu do mạng căn cùng nghiệp khác thể tức là chẳng phải chánh nhân, nên có thể riêng. Nếu không có biệt thể mang nghĩa có liên quan nhau quyết là tôn pháp, đều được gọi là pháp tánh của tôn chẳng phải vô thể là đúng cũng chẳng hữu thể là sai. Ban đầu có tôn pháp mà chẳng khắp. Trong bốn pháp bất thành đều thuộc một phần, đầu tiên lưỡng câu nhất phần lưỡng câu bất thành. Như Thắng luận sư đối thanh sinh lập tôn là “tất cảâm thanh đều là vô thường”. Cần dũng vô gián nhân sở phát tánh, lập – địch hai tôn chỉ chấp nhận nội thanh có cần – dũng phát ngoại âm thanh chẳng có. Lập dịch đều nói nhân này đối với tôn nửa có nửa không, nên lỗi này là cả hai có hữu thể một phần không thành, ngoài ra vô thể cả hai một phần một loại không thành. Hoặc hữu thể hoặc vô thể, hoặc tự hoặc tha, hợp cả bốn loại một phần tùy nhất không thành, lưỡng câu nhất phần, hoặc tự hoặc tha hợp cả ba loại một phần do dự không thành. Lưỡng câu hữu thể một phần, hoặc tự hoặc tha, hữu thể một phần tùy nhất, hợp ba loại sở y không thành. Lại có mười một loại như thế và hai mươi mốt không thành ở trước, đều như sau đây sẽ giải thích.

Câu sau chẳng biến chẳng tôn pháp, trong bốn món bất thành và lỗi toàn phần. Như Thanh luận sư đối đệtử Phật lập “âm thanh là thường”, vì mắt là chỗ thấy, đều nói nhân này đối với âm thanh không có. Đây là hữu thể, cả hai toàn phần, cả hai không thành; ngoài ra vô thể cả hai toàn phần một loại không thành. Hữu thể vô thể hoặc tự hoặc tha, bốn loại toàn phần tùy nhất không thành: cả hai toàn phần, hoặc tự hoặc tha, ba loại do dự không thành hữu thể vô thể cả hai toàn phần. Hữu thể vô thể hoặc tự hoặc tha tùy nhất toàn phần sáu món sở y bất thành. Lại có mười bốn lỗi như thế và mười lăm toàn phần không thành trước kia, cũng sẽ giải thích như dưới đây. Câu nhị biến này đồng thời đều là lỗi, chỉ có câu biến thứ hai cũng là tôn pháp là tướng chánh nhân, vì lựa bỏ chẳng phải câu (cú), nói biến khắp là tôn pháp tánh.

Nói: “Đồng phẩm định hữu tánh” tức là hiển rõ tướng thứ hai. “Đồng” là nghĩa tương tợ, “phẩm” là nghĩa thể loại, tương tợ thể loại gọi là đồng phẩm. Theo Lý Môn luận thì ở đây hoặc phẩm cùng sở lập pháp gần bình đẳng gọi là đồng phẩm, do tất cả nghĩa gọi là phẩm. Ý nói, mặc dù tất cả nghĩa đều gọi là phẩm, nay lấy nhân chánh đó là chỗ thành pháp. Nếu nói đã hiển bày tự tướng của pháp, hoặc chẳng nói hiển y đã chấp nhận, nhưng hai tôn đã tranh luận nghĩa pháp đều gọi là sở lập. Tùy ứng có sở lập pháp xứnày gọi là đồng phẩm, do tùy thể có – không gọi là đồng phẩm, vì do phẩm này là thể loại. Nếu nói đã trình bày đã tranh luận tự tướng của pháp gọi là sở lập, có pháp xứ này gọi là đồng phẩm bèn không có bốn nhân trái nhau. Tỉ lượng tương vi, quyết định tương vi đều nên không có bốn lỗi, hoặc hoàn toàn đồng có tất cả nghĩa sở hữu trên pháp thì liền không phải đồng phẩm, cũng không có dị phẩm. Tôn có một phần tương phù cực thành, vì chẳng phải tất cả nghĩa đều tương vi, nên chỉ lấy sở lập có tên giống như đây. Nhưng sẽ luận bàn như lập vô thường, bình… vô thường gọi là đồng phẩm. Chỉ nêu đã trình bày hai tôn vốn tranh luận tự tướng của pháp gọi là đồng phẩm. Do nhiều ý đã chấp nhận gần như đã tranh luận, lược bỏ không nói đều đồng phẩm, dùng văn này để giải thích lẽ ra nghĩa suy xét. Đồng phẩm có hai: Một là, tôn đồng phẩm theo luận cho rằng sở lập pháp đồng nghĩa phẩm, đó gọi đồng phẩm. Hai là, nhân đồng phẩm, văn sau cũng nói hoặc là xứ hiển nhân đồng phẩm quyết định hữu tánh. Song luận đa số nói đồng phẩm của tôn gọi là đồng phẩm vì tôn tương tợ. Đồng phẩm của nhân gọi là đồng phẩm vì pháp của tôn, đâu cần cả hai đều đồng. Nhân tại xứ nói tôn đồng phẩm, muốn hiển nhân kia vì khắp tôn dụ.

Tôn pháp tùy nhân nói là nhân đồng pháp, hiển có nhân xứ lập pháp vì quyết tùy theo. Vả lại, tôn đồng phẩm sao gọi là đồng? Nếu đồng hữu pháp hoàn toàn không tương tợ âm thanh là hữu pháp vì bình là dụ. Hoặc pháp là đồn thì địch luận không chấp nhận pháp đối với hữu pháp có, cũng chẳng phải tướng của nhân biến khắp tôn pháp, sao được lấy pháp mà cho là đồng? Ý nghĩa trong đây chẳng bố thí lấy hai, tổng lấy một pháp có tôn pháp xứ gọi tôn đồng phẩm. Vì thế luận nói rõ như lập vô thường, bình… vô thường là tên đồng phẩm, có tôn xứ đây quyết định có nhân gọi tên nhân đồng phẩm. Nhưng thật ra đồng phẩm chính là đồng nhân, thể tánh của nhân thông suốt tôn dụ rộng khắp. Có chỗ cùng chấp nhận nhân pháp này, vì chẳng cùng chấp nhận pháp quyết định phải theo. Nay nói rõ tất cả chỗ có tôn pháp nhân kia nhất định có, nên nói tôn đồng, vì không muốn dùng tôn mà thành nghĩa của nhân, chẳng đúng đồng phẩm. Nhân đối tôn đồng phẩm quyết định vó tánh, nên nói đồng phẩm định hữu tánh.

Nhân nhất định có, hiển rõ tôn pháp ắt phải theo, Lý Môn Luận cũng nói nhân tôn đã theo nhau, tôn không thì nhân chẳng có. Dựa vào hai tướng trên, Lý Môn luận cho rằng, làm sao phân biệt pháp với biệt xứ chuyển? Ý hỏi như sở tác nhân hẳn theo trợ giúp âm thanh cùng bình… sở tác tánh sai biệt. Như thếnào âm thanh trên tôn biệt nhân, đối với bình biệt xứ mà chuyển, hoặc sở tác nhân là âm thanh hữu pháp, biết pháp trên tôn. Làm sao phân biệt bình xứ chuyển mà nói cộng tướng thông suốt tôn dụ, biến khắp là tôn pháp, đồng phẩm nhất định có? Theo ngài Trần Na giải thích: Do tương tợ kia không nói tên khác, nói tức là không có lỗi này? Nay trả lời rằng: Do trên âm thanh bình cùng sở tác tánh tương tợ mà có, tổng tướng phối hợp mà nói, chẳng nói âm thanh bình hai tên sai khác. Âm thanh sở tác tánh tức dụ xứ sởtác tánh, nói kia thì không có lỗi này.

Lại gạn hỏi, nếu không nói sai khác tại sao nhân này gọi là tôn pháp? Đoạn trước vấn nạn tôn là âm thanh vì nhân là sở tác tánh, đâu được phân biệt bình chuyển. Ở đây gạn hỏi tại sao bình sở tác tánh nói là tôn pháp? Đã không nói sở tác tánh khác tổng hợp mà nói, nhân sở tác tánh với bình đã có, tại sao nhân này gọi là tôn pháp? Lại giải thích: Trong đây chỉ nói nhất định là tôn pháp, không muốn nói chỉ là tôn pháp. Ý giải thích trong tổng nhân chỉ nói tánh định biến tôn pháp, không muốn nói ngôn ngữ chỉ là tôn pháp, cho nên một tổng nói thông suốt cả hai chỗ. Tôn chẳng phải tôn thượng thảy đều có được tên gọi, trong đó có thể có biến khắp là tôn pháp. Nếu nói khác nhau chỉ có âm thanh sở tác, duy tôn pháp tánh, đặc biệt không cho nêu có dụ thành tôn, lại nói sai khác thì chỉ có bình là sở tác, cũng chẳng thành được tôn pháp tánh, cần gì phải thành lập?

Họ lại gạn hỏi, nếu như vậy đồng phẩm lẽ ra cũng gọi là tôn? Ý này gạn hỏi rằng, trong hai sở tác thông suốt chung gọi nhân, trên hai loại vô thường lẽ ra đều là sự tranh luận của tôn? Họ tự giải thích không đúng! Vì chỗ khác nói đã thành, nhân chắc không khác mới thành tỉ lượng nên chẳng tương tợ. Lời đáp vấn nạn ấy không đúng, chỉ riêng trên âm thanh có nghĩa vô thường là sở thành kia, vì đã cùng tranh luận chẳng phải đối với bình. Luận về người lập nhân, quyết phải lập địch tôn dụ cả hai đều không sai khác mới thành tỉ lượng nên chung năng lập, nghĩa sở lập hạn cuộc, lý không tương tợ nên đáp chẳng đúng.

Hỏi: Tại sao nhân này đối với tôn dị phẩm đều nói chữ biến, còn với đồng phẩm chỉ nói định ngôn?

Đáp: Nhân vốn thành tôn không trùm khắp thành ra phi lập luận, dị dụ chỉ lẫn lộn ngăn cản không cùng tột nên bất định đồng khởi thành ra tôn không trùm khắp. Như đã trình bày ở trên, chỉ lẫn lộn không cùng tột, văn sau sẽ nói rõ. Đồng dụ vốn thuận thành tôn, tôn thành thì gọi là đồng dụ, đâu do dụ khắp hay thuận sở lập mới thành nghĩa tôn, chỉ muốn dùng nhân thành tôn, nhân có tôn quyết theo nhau. Chẳng muốn dùng tôn thành nhân, có tôn nhưng nhân chưa chắc có, nên mặc dù tôn đồng phẩm không cần nhân có khắp. Với dị phẩm có, đồng phẩm nửa có nửa không, tuy đều không nhất định, do nhân đối với dị có nên thành lỗi. Chẳng phải nhân đồng không biến khắp là lỗi, tức là trong chín câu, trong ba câu sau thì câu đầu và câu cuối đúng, câu giữa của ba câu sau thuộc về chánh nhân, vì trong dị phẩm đều xen lộn. Hai câu trước và sau thuộc loại không nhất định có lỗi, vì chỉ dị phẩm lộn không cùng tột, do đây đồng phẩm gọi định hữu tánh. Trong tôn dị phẩm đều nói biến khắp.

Chín câu kia theo Lý Môn luận cho rằng, tôn pháp đối với đồng phẩm nghĩa là hữu phi hữu chung, đối với dị phẩm đều có ba là hữu, phi hữu và cả hai. Nói tôn pháp nghĩa là pháp của tôn tức là nhân vậy. Đối với đồng phẩm, là tôn đồng phẩm thể tức đồng dụ. Nghĩa là năng lập nhân với đồng phẩm dụ thành ba loại kia: Hữu, phi hữu và cũng hữu cũng phi hữu. Luận kia gọi là “câu”. Đây nói ba loại nhân ở trên tôn dịphẩm dị pháp dụ cũng đều có ba: Hữu, phi hữu và cũng hữu cũng phi hữu, luận kia gọi là “cả hai”. Vả lại, đồng phẩm có, dị phẩm ba. Nghĩa là, nhân đối với đồng phẩm có dị phẩm ba: Nghĩa là, nhân đối với đồng phẩm có, dị phẩm cũng có; với đồng phẩm có, dị phẩm (phi hữu) chẳng có; với đồng phẩm có dịphẩm có, chẳng có. Như vậy nhân đối với đồng phẩm chẳng có dị phẩm cũng có ba, với đồng phẩm có chẳng có, dị phẩm cũng có ba, cho nên thành chín câu.

Lý Môn luận chỉ bày chín tôn thường vô thường, cần dũng tánh hằng trụ kiến cố, chẳng động bất biến do sở lượng… chín loại. Tánh hằng trụ kiên cố và bất biến, bốn tôn này là nghĩa thường, dời đổi là vô thường. Trong bốn câu này, ba câu trên hiển bày chín tôn, một câu dưới kết do chín nhân mà thành chín loại. Chín nhân kia theo Lý Môn luận thì sở lượng tạo vô thường, tác tánh nghe dũng phát, vô thường dũng không xúc chạm, y tánh thường… chín loại nói không xúc chạm nghĩa là không có chất ngại. Ba câu trên hiển bày chín nhân, một câu dưới kết lý do chín tôn mà thành chín loại. Do ba câu trên này thành ba câu trên ở đoạn trước, trong mỗi một câu đều có ba loại, thứ lớp phối hợp liền thành chín:

(1). Đồng phẩm có dị phẩm có: Như Thanh luận sư, lập “âm thanh là thường”, vì sở lượng tánh, dụ nhưhư không. Trong đây thường tôn bình là dị phẩm, nhân sở lượng tánh đối với đồng dị phẩm đều có cùng khắp.

(2). Đồng phẩm có dị phẩm chẳng có: Như Thắng luận sư lập “âm thanh là vô thường”, vì sở tác tánh, dụnhư bình.… Tôn vô thường hư không là dị dụ, nhân sở tác tánh đối với đồng phẩm có với dị phẩm không.

(3). Đồng phẩm có dị phẩm có chẳng có: Như Thắng luận sư lập “âm thanh, cần, dũng, không gián đoạn, sở phát”, vì tánh vô thường dụ như bình… Tôn cần dũng dũng điện chớp – hư không làm dị dụ, nhân tánh vô thường, với đồng phẩm hoặc có, với dị phẩm dụ điện… có, trên hư không… không có. Đây là ba loại ban đầu.

Ba câu giữa:

(1). Đồng phẩm chẳng có dị phẩm có: Như Thanh luận sư lập “âm thanh là thường”, vì sở tác tánh, dụnhư hư không. Trong đây tôn là thường, bình làm dị dụ, nhân là sở tác tánh. Đối với trên, đồng phẩm hưkhông không có, với dị phẩm bình thì có.

382

(2). Đồng phẩm chẳng có dị phẩm chẳng có: Như Thanh luận sư đối đệ tử Phật lập “âm thanh là thường”, vì sở tác tánh, dụ như hư không. Trong đây tôn là thường, bình làm dị dụ, nhân là sở tác tánh. Trong đồng dị phẩm đều chẳng có.

(3). Đồng phẩm chẳng có dị phẩm có chẳng có: Như Thanh luận sư lập “âm thanh là thường, cần – dũng – vô gián”, vì sở tác tánh, dụ như hư không. Trong đây tôn là thường, dùng điện chớp bình… làm dịphẩm, nhân là cần dũng. Đối với đồng phẩm hư không hoàn toàn chẳng có, với dị phẩm bình… kia thì có, điện chớp… không có.

Ba câu sau:

(1). Đồng phẩm có chẳng có, dị phẩm có: Như Thanh luận sư lập “âm thanh chẳng cần dũng vô gián sởphát”, vì tánh vô thường. Dụ như điện chớp hư không. Đây chẳng phải cần tôn bình làm dị phẩm, nhân là tánh vô thường. Với đồng phẩm điện chớp có, hư không chẳng có. Trong dị phẩm bình hoàn toàn có.

(2). Đồng phẩm có, chẳng có dị phẩm chẳng có: Như Thanh luận sư lập trong “âm thanh vô thường”, vì tánh cần – dũng – vô gián – sở phát, dụ như điện chớp, bình. Tôn là vô thường, dùng hư không làm dị dụ, nhân là cần dũng. Với đồng phẩm bình có, điện chớp không, trong dị phẩm hư không hoàn toàn chẳng có.

(3). Đồng phẩm có chẳng có, dị phẩm có chẳng có: Như Thanh luận sư đối Thắng luận sư, lập “âm thanh là thường”, vì không có chất ngại, dụ như cực vi và hư không. Trong đây Tôn là thường, dùng bình lạc… làm dị dụ, nhân là không có chất ngại. Với đồng phẩm hư không kia có, cực vi thì không. Cũng như với dị phẩm bình không, lạc – thọ… có. Như vậy gọi là chín câu.

Nhưng theo sự chọn lựa của Lý Môn luận thì với đồng phẩm có và cả hai, nơi dị phẩm không là nhân, trái với đây gọi là tương vi, ngoài ra đều không nhất định. Đối với đồng có nghĩa là năng lực nhân với đồng phẩm có, lời nói và cả hai trong đồng phẩm cũng có chẳng có, tại dị phẩm thì không. Ở đây năng lập nhân với đồng phẩm có tại dị phẩm không; và trong đồng phẩm cũng có chẳng có, với dị phẩm không. Gọi là nhân hai câu này đều là chánh nhân, trong chín câu đã thuộc hai câu thứ hai và thứ tám. Ngược với đây gọi là tương vi, tức là trái ngược với hai loại chánh nhân này là tương vi. Trái lại câu ban đầu với đồng phẩm có, với dị phẩm có; ngược câu thứ hai với đồng phẩm chẳng có, với dị phẩm cũng có, chẳng có. Tức là trong chín câu đã thuộc về hai câu bốn và sáu, đều là nhân trái nhau, vì là pháp tự tướng tương vi nhân. Còn lại nhiếp không cùng tột, ngoài ra đều không nhất định. Năm câu còn lại đều là bất định, nghĩa là trong chín câu, câu một, ba, năm, bảy, chín:

Câu một: Thuộc cộng bất định.

Câu ba: Dị phẩm nhất phần chuyển đồng phẩm biến chuyển.

Câu năm: Bất cộng bất định.

Câu bảy: Đồng phẩm nhất phần chuyển dị phẩm biến chuyển.

Câu chín: Câu phẩm nhất phần chuyển.

Các câu này tới văn sau sẽ biết. Trong chín tôn trên, năm tôn thường, ba câu đầu một câu thứ nhất, ba câu giữa đều, ba câu cuối cùng của ba câu sau hai pháp vô thường. Ban đầu, sau, ở giữa một cần, một câu cuối của ba câu ban đầu một loại chẳng phải cần. Một câu ban đầu của ba câu sau tổng cộng là bốn loại.

Hỏi: Câu thứ tám nhân nếu thuộc chánh nhân có tỉ lượng tương vi, câu thứ tám chẳng thuộc chánh nhân vì chung đồng phẩm, như câu thứ bảy và chín?

Đáp: Đây có quyết định tương vi, lượng rằng câu thứ tám nhân thuộc chánh nhân vì trong câu thứ chín nhân có đủ ba tướng. Như câu thứ hai không nói chín câu chỉ nói đủ ba tướng e có lỗi bất định, vì nhưcâu thứ hai có đủ ba tướng, ở đây chánh nhân đã thuộc câu thứ tám. Ví như quyết định tương vi… có đủba tướng, câu thứ tám này chẳng thuộc chánh nhân. Nên nói trong chín câu bên không có lỗi này, hoặc quyết định tương vi không đủ ba tướng vì tha trí không quyết định.

Hỏi: Định hữu tánh đã hiển bày có nhân tôn phải thuận theo, đâu cần nói đồng phẩm. Đã nói đồng phẩm tức hiển bày có tôn nhân ắt tùy thuận theo, đâu cần nói lại định hữu tánh?

Đáp: Chỉ nói định hữu không nói đồng phẩm, chính là hiển bày nhân thành nghĩa bất định, chẳng phải định thành tôn. Chỉ nói đồng phẩm không nói định hữu, cũng hiển bày nhân này thành các pháp tương vi, chẳng phải vốn là tôn nghĩa. Nay hiển bày định thành tôn và chẳng thành dị phẩm, nên nói đồng phẩm quyết định hữu tánh, do đây lẽ ra phân biệt thành bốn câu. Có đồng phẩm chẳng có định hữu nghĩa là tôn đồng phẩm chẳng nhân định hữu, tức là trong chín câu ba câu giữa đó vậy. Câu thứ tư và thứ sáu thuộc lỗi tương vi, câu thứ năm là bất cộng bất định. Có định có phi đồng phẩm, nghĩa là định có nhân chẳng phải tôn đồng phẩm. Trong chín câu trừ câu hai, năm và tám còn sáu câu kia là đúng. Câu thứ tư, thứ sáu là nhân tương vi, bốn câu còn lại thuộc lỗi bất định. Câu thứ nhất chung, câu thứ ba dị phẩm nhất phần chuyển đồng phẩm biến chuyển, câu thứ bảy đồng phẩm nhất phần chuyển dị phẩm biến chuyển, câu thứchín câu phẩm nhất phần chuyển. Có cũng định hữu cũng đồng phẩm, nghĩa là tôn đồng phẩm cũng có nhân định hữu. Trong chín câu trừ ba câu giữa, tức là sau ba câu ban đầu. Thật ra, nếu không có lỗi chỉlấy chánh nhân của câu thứ hai và thứ tám, hoặc chung có lỗi tức thông sáu câu hai chánh nhân bốn bất định. Có chẳng đồng phẩm cũng chẳng định hữu, nghĩa là chẳng phải tôn đồng phẩm cũng chẳng phải nhân định hữu tức là dị phẩm biến vô tánh.

Trong chín câu thuộc ba câu thứ hai, năm và tám. Câu thứ hai và thứ tám là chánh nhân, câu thứ năm là bất định. Trong ba câu ban đầu chỉ có câu thứ ba là một phần ít là chánh nhân, ngoài ra đều có lỗi. Vì lựa cú lỗi hiển bày tự không có lỗi, cho nên nói đồng phẩm định hữu tánh, dị phẩm biến vô tánh hiển bày tướng thứ ba. Dị là nghĩa sai khác, sở lập không có chỗ tức gọi là biệt dị. Phẩm là tụ loại, chẳng phải nghĩa thể loại, vì chấp nhận không có thể. Không giống như đồng phẩm thể loại phẩm, tùy thể có không, chỉ cùng sở lập sai khác tụ loại thì gọi là dị phẩm. Theo Cổ Nhân Minh thì cùng đồng phẩm kia tương vi, hoặc khác gọi dị phẩm như lập tôn thiện bất thiện là trái hại, nên gọi tương vi. Khổ vui, sáng tối, lạnh nóng, lớn nhỏ, thường vô thường… tất cả đều như vậy, chủ yếu khác thể trái hại với tôn, mới gọi là dịphẩm. Hoặc nói cùng sở lập trước có khác gọi dị phẩm, như lập vô thường, trừ ngoài vô thường còn lại tất cả khổ vô ngã…, các nghĩa lo ngại đều gọi là dị phẩm.

Từ ngài Trần Na về sau đều không chấp nhận như vậy. Như tôn vô thường, vô thường vô xứ thì gọi dịphẩm không giống Cổ Nhân Minh trước xưa. Lý Môn luận phá chẳng cùng đồng phẩm tương vi hoặc sai khác. Nếu tương vi lẽ ra phải lựa riêng, nghĩa là kia nếu không có chỗ sở lập gọi là dị phẩm. Chủ yếu pháp tương vi gọi là dị phẩm, lẽ ra chỉ lựa riêng, thế thì chỉ có pháp lập tương vi lựa riêng đồng phẩm. Không phải thời ngược lại ngăn cản tôn nhân hai loại có, hoặc chấp nhận như thế thì tất cả pháp nên có ba phẩm. Như lập tôn là thiện, bất thiện trái hại chỉ do lựa riêng gọi là dị phẩm, vì pháp vô ký không lựa riêng. Bèn thành phẩm thứ ba và chẳng thiện chẳng bất thiện. Trong đây dung chứa phẩm, đã hy vọng tôn thiện chẳng trái hại nhau, há chẳng phải câu thứ ba sao! Do đây nên biết, không có chỗ sở lập thì gọi là dịphẩm, bất thiện vô ký đã không có sở lập, đều gọi dị phẩm bèn không có lỗi đó.

Lại vấn nạn: Hoặc khác tên dị phẩm, nếu sai khác lẽ ra không có nhân? Nghĩa là, nếu nói ngôn từ cùng tôn có sai khác liền gọi dị phẩm, thế thì không có quyết định chánh nhân. Như lập âm thanh vô thường, các nghĩa âm thanh – vô ngã – không… đều gọi là dị phẩm. Nhân sở tác tánh với dị đã có, sao gọi là định nhân? Cho rằng tùy sở lập tất cả tôn pháp, ý gần như đã chấp nhận, cũng là nhân đã thành. Đây là ý gần chấp nhận đã gọi là dị phẩm, nhân lại hay thành, nên tất cả lượng đều không có chánh nhân. Thế nên biết chỉ là không có chỗ sở lập tức là dị phẩm, đây cũng có hai loại:

(1). Tôn dị phẩm nên dưới sẽ luận rằng, dị phẩm nghĩa là đối với chỗ nơi không có sở lập kia.

(2). Nhân dị phẩm sẽ luận về dị phẩm, nếu với chỗ nơi nói không có sở lập, nhân biến khắp chẳng có. Song nhiều luận cho rằng, dị phẩm của tôn gọi là dị phẩm vì tôn loại khác nhau. Dị phẩm của nhân gọi là dị pháp vì tôn pháp sai khác, đâu cần hai loại sai khác. Vô xứ của nhân gọi là tôn dị phẩm, vì muốn hiển rõ nhân kia theo tôn không có. Vô xứ của tôn nói là nhân dị phẩm, hiển nhân không có chỗ nơi, trước tiên chắc chắn không có tôn, vả lại tôn dị phẩm.

Sao gọi là dị hoặc khác hữu pháp, đồng pháp sở y hữu pháp chắc khác nhau cũng nên gọi là dị. Hoặc khác biệt đối với pháp, địch luận vốn không chấp nhận pháp sở lập đối với hữu pháp có, tất cả dị pháp đều nên gọi đồng. Dị phẩm này chẳng riêng lấy hai, chung lấy tất cả không có chỗ tôn pháp gọi tôn dị phẩm, cho nên luận cho rằng với chỗ không có sở lập đó. Còn nếu là thường thấy chẳng phải sở tác như hưkhông… đây chỉ lược tranh luận không đúng về vô thường. Chỉ nêu thấy thường gọi là dị phẩm xét, lý đồng như trước, không theo pháp sở ứng sở lập, không có tôn xứ này nhất định biến khắp không có nhân gọi nhân dị phẩm. Tuy nhiên, dị phẩm cũng lấy nhân sai khác, hiển rõ không có tôn xứ nhân định theo cũng không có. Ngược lại, hiển có nhân tôn nhất định tùy chuyển, mặc dù lại lìa pháp trước tôn sau nhân, kia nếu không đúng bèn thành dị pháp. Nay hiển năng lập vốn muốn thành tôn, đối với dị phẩm không có tôn kia liền lập, vì vậy chánh tôn khác sau mới có nhân sai biệt. Nhân đối với tôn dị phẩm xứ quyết định biến vô, nên nói dị phẩm biến vô tánh.

Hỏi: Biến vô tánh đã hiển rõ không có nhân tôn chắc chắn không theo nhau, đâu cần phải nói dị phẩm? Đã nói dị phẩm tức hiển bày không có tôn, nhân cũng tùy theo đó mà không có, cần gì phải nói lại biến vô tánh?

Đáp: Chỉ nói biến vô không nói dị phẩm, chính là hiển rõ nhân này thành pháp tương vi, chẳng phải lìa nơi tôn lại thành nghĩa tôn. Chỉ nói dị phẩm không nói biến vô, cũng hiển bày nhân này thành pháp bất định chẳng định thành tôn. Nay hiển rõ nhân này định thành nơi tôn đồng phẩm định hữu, với dị phẩm quyết định biến vô, cho nên nói dị phẩm biến vô tánh.

Do đây lẽ ra phân biệt thành bốn câu, có dị phẩm chẳng phải biến vô. Nghĩa là, tôn dị phẩm chẳng phải nhân biến vô, tức là trong chín câu trừ câu thứ hai thứ năm và thứ tám, còn sáu câu kia một, ba, bảy, chín và bốn là bất định. Câu bốn và câu sáu trái nhau như đã phối hợp giải thích ở đoạn văn trước. Có biến vô chẳng phải dị phẩm, nghĩa là nhân biến vô mà chẳng phải tôn dị phẩm. Trong chín câu, câu thứ tư, năm và sáu thì câu thứ tư và sáu trái nhau, câu thứ năm là bất định. Có dị phẩm cũng có biến vô, nghĩa là tôn dịphẩm cũng có nhân biến vô. Tức là trong chín câu, câu thứ hai, thứ năm, thứ tám thì câu thứ hai và thứtám là chánh nhân, câu thứ năm là bất định. Có chẳng phải dị phẩm cũng chẳng có biến vô, nghĩa là chẳng phải tôn dị phẩm, cũng chẳng phải nhân biến vô. Tức là trong chín câu, trừ câu bốn, năm và sáu còn lại sáu câu thì câu hai và câu tám là chánh nhân, còn bốn câu kia là bất định. Đã lựa chọn các câu nhưtrên đây.

Tự cú (câu) tha cú đều không có lỗi thuộc chánh nhân. Trong câu “đương” mặc dù không có lỗi đó nhưng tha cú có lỗi, nên như trước mỗi mỗi phân biệt. Trong ba câu đầu chỉ có câu thứ ba là có một ít phân chánh nhân, ngoài ra đều có lỗi, vì lựa bỏ lỗi đó nên nói dị phẩm biến vô tánh.

Hỏi: Trong ba tướng này, tại sao không nói biến là tánh của tôn phẩm mà lại nói pháp tánh? Hai tướng đồng dị tại sao không nói đồng định hữu pháp tánh, pháp tánh dị biến vô mà đều nói phẩm? Đáp: Tôn đồng một sở lập gọi chung là tôn hạn hẹp không nói phẩm, dụ rộng lớn có thể thành lập đều nói chữ“phẩm”. Do nhân thành tôn, chẳng phải thành hai dụ, tướng ban đầu gọi là pháp hai tướng sau không nói.

Hỏi: Ba tướng này vì đầy đủ mới thành hay thiếu cũng được. Nếu đầy đủ mới thành thì tại sao đoạn trước nói thiếu không có dị phẩm cũng thành chánh nhân? Đã không cần đầy đủ, cần gì phải đủ ba tướng? Đáp: Chủ yếu đủ ba tướng, chỉ khác nhau nhầm lẫn mà thành nhân, vì chẳng phải thiếu dụ, y thiếu thì không chấp nhận là chánh. Đồng pháp vốn thành tôn nghĩa, chẳng phải y bất thuận mà thành tôn, dị pháp vốn chỉ nhầm lẫn thì không đúng, lẫn lộn bèn thành tôn nghĩa. Cho nên đồng quyết phải y thể, dị pháp không y cũng thành. Đây nói hữu thể thành tôn hữu thể, vì vậy dị thể không có cũng đủ ba tướng.

Ba câu trên đây đã nói vế lỗi, trong mỗi tự cú lỗi của bốn câu.

Nếu bàn về việc thiếu lỗi, thiếu có hai loại là thiếu vô thể và thiếu hữu thể. Thiếu vô thể nghĩa là không trình bày ngôn từ, chỉ tại ba chi chẳng phải ở tại ba tướng. Nếu trình bày nhân ắt thiếu hữu thể, ba tướng đã có nghĩa nên chẳng phải vô thể. Thiếu không có thể trong đây tương đối xen nhau tùy thuận có không cũng là bốn câu. Nhân hữu thể chẳng phải đồng dị dụ, có thiếu đồng dị dụ chẳng phải nhân; nhân có thiếu cũng thiếu đồng dị dụ, có chẳng phải thiếu nhân chẳng thiếu đồng dị dụ. Trong bốn câu này câu ban đầu thiếu một, câu thứ hai thiếu hai, câu thứ ba thiếu cả ba, câu thứ tư chẳng phải lỗi. Nhẫn đến ba lần lập như vậy đều thiếu, cả ba đều không thiếu, có thiếu đều có lỗi. Chẳng thiếu là bất định.Vì mặc dù đã có trình bày tợ lập sinh, cả ba đều thiếu, tuy trình bày tôn kia vì chẳng trình bày loại khác. Như vậy hợp lại có ba loại tứ cú: Một là lưỡng cú; hai là chỉ gọi khuyết lỗi chẳng phải lỗi nhiếp; ba là khuyết hữu thễ. Lại có hai loại:

(1). Dùng ba tướng của nhân làm năng lập, tuy nói ba tướng của nhân thiếu tướng gọi là khuyết.

(2). Nhân là một, dụ là hai, ba là năng lập. Tuy trình bày thể kia, thiếu nghĩa gọi là khuyết. Vả lại, ba tướng của nhân, thiếu tướng có thiếu tướng ban đầu chẳng phải hai tướng sau, có thiếu hai tướng sau chẳng phải tướng ban đầu. Có thiếu tướng ban đầu cũng như hai tướng sau, có chẳng thiếu tướng đầu cũng chẳng có hai tướng sau. Nhẫn đến ba tướng đều thiếu như thế, ba tướng đều chẳng thiếu, trong đây tổng cộng có ba loại tứ cú.

Một loại hai câu chỉ thiếu tướng ban đầu thuộc bốn món bất thành, như vậy hai loại phối hợp thiếu, cho đến ba hợp thiếu. Tùy theo đó gần như có các lỗi bất thành – bất định và tương vi, đều vì do lỗi của nhân. Hoặc nhân một dụ hai trình bày thành nghĩa năng lập thiếu kém, cũng có ba loại tứ cú, một loại hai câu, vả lại thiếu nghĩa của nhân chẳng phải hai tướng sau. Bốn lỗi bất thành có thiếu thứ hai chẳng phải loại trước và sau, đều thuộc bất thành; có thiếu tướng thứ ba thì chẳng phải hai tướng ban đầu đều nhiếp lỗi không khiển trừ. Như vậy thiếu hai nhẫn đến thiếu ba và cả ba không thiếu, thiếu thì đều có lỗi, không thiếu chẳng phải lỗi, tùy đó nên đều có nhân và bốn lỗi bất thành.

Đồng dụ đều không thành, dị dụ đều không khiển trừ, hoặc đủ hai lỗi, hoặc đủ ba lỗi. Các vị Bồ-tát Hiền Ái luận sư, Bồ-tát Trần Na… chẳng đem vô thỉ cho là thiếu kém nên chỉ có sáu câu. Mặc dù chỉ trình bày tôn vốn không có năng lập, sao gọi là lỗi năng lập thiếu khiếm? Chư vị cổ đức đều nói tổng cộng có bảy câu. Chẳng nói có năng lập để 388 thành lỗi, chỉ thiếu lỗi năng lập, cho nên nói bảy câu thiếu.

Hỏi: Lý Môn luận lựa chọn chín câu đối với đồng phẩm có và hai, tại dị phẩm không là nhân, ngược với đây gọi tương vi, ngoài ra đều bất định. Nghĩa là, trong chín câu chỉ có pháp tự tướng tương vi là một và năm món bất định, còn bốn lỗi bất thành là một bất định, hai tương vi, tại sao không nhiếp? Đáp: Do bản thân nhân thành nơi tôn, sở dĩ nói thuận nhau đó, đồng dị thành tôn thưa xa nên chỉ nên thuận nghịch đó. Do các lỗi này không nhiếp hết, trong ba tương trên mỗi loại đều tự thành cú (câu) và cả ba tương đối thiếu.

Văn của luận tuy không có thứ tự tạo tác nhưng đạo lý quyết định rõ ràng, lớn nhỏ phân biệt lại có nhiều loại. Vả lại, trong ba câu của tướng ban đầu, một câu làm tiên phong, đối hai tướng còn lại tạo thành bốn câu. Có là tôn pháp mà chẳng biến khắp, chẳng phải đồng phẩm chẳng phải định hữu tánh. Có là đồng phẩm chẳng phải định hữu tánh, chẳng phải là tôn pháp mà chẳng biến khắp. Có là tôn pháp mà chẳng trùm khắp, cũng là đồng phẩm chẳng phải định hữu tánh. Có chẳng phải tôn pháp mà chẳng biến khắp, cũng là đồng phẩm chẳng phải định hữu tánh. Như vậy dùng tướng ban đầu câu thứ nhất đối tướng thứhai bốn câu, có bốn loại bốn câu. Lại lấy câu này đối tướng thứ ba của bốn câu, lại có bốn loại bôn câu. Như vậy tướng ban đầu câu thứ nhất đối bốn câu của hai tướng còn lại có tám loại bốn câu. Dùng tướng ban đầu hai câu còn lại làm thượng thủ, đối với hai tướng kia đều có bốn câu cũng như vậy. Ba câu của tướng ban đầu đó làm thượng thủ, đối ba loại tám câu còn lại, tổng cộng thành hai mươi bốn loại tứ cú.

Dùng tứ cú tướng thứ hai đối với tứ cú tướng thứ ba, mỗi mỗi phân biệt, có bốn loại tứ cú, lại thành mười sáu loại tứ cú, tổng cộng như vậy thành bốn mươi loại tứ cú, có đúng có sai, văn rườm rà rộng lược chỉ bày mà thôi. Đối với các câu trước nói chung bài tụng; với tôn pháp ba tướng, đều đối nhau theo đó không có, như nên làm lỗi bất thành – bất định – tương vi.… Chữ “vân vân” ý nói rõ các lỗi thiếu kém. Đồng dụ dị dụ tất cả các lỗi đều thuộc ở đây, ba tướng tôn pháp, ba tướng nhân, đối với ba tướng này mà giải thích nghĩa. Vì nhân đích thân thành tôn tướng rộng khắp, các loại đối xen nhau mà không có, ởđây có bốn loại:

(1). Mỗi loại đối nhau: Ba tướng mỗi mỗi đều đối tự pháp thành câu, tướng ban đầu có ba, hai tướng sau có bốn.

(2). Xen nhau tùy theo không có: Ba tướng lại xen nhau thiếu không có nương tựa đối thành câu. Xưa nay tổng hợp có nhiều cách giải thích, nay chỉ lấy ba tướng tôn pháp đưa vào bài tụng này có ba loại bốn câu, có một loại hai câu.

(3). Mỗi cập đối xen nhau theo không có: Dùng mỗi mỗi câu trong ba câu tướng ban đầu đều đối hai tướng sau trong mỗi mỗi tứ cú. Lại xen nhau có không dùng làm tứ cú, và dùng mỗi mỗi tứ cú của tướng thứ hai đối mỗi mỗi tứ cú tướng thứ ba, lại theo nhau có – không dùng làm bốn câu, hợp lại có bốn mươi loại tứ cú.

(4). Đều đối theo nhau dùng ba tướng của nhân, như chỗ ứng kia tướng ban đầu có lỗi gọi là bất thành, với hai tướng sau có lỗi gọi là bất định, với hai tướng kia có lỗi tương vi gọi là tương vi. Hoặc ba chi xen nhau thiếu, nhân thiếu gọi là bất định, đồng thiếu gọi là câu bất thành, dị thiếu gọi là bất khiển. Ba chi tuy đủ nhưng tự tha đều đối xen nhau đúng sai gọi là tương vi quyết định. Như vậy nhiếp chung hết các lỗi của nhân, trong đây hợp lại có bốn mươi lăm loại tứ cú, một loại ba câu, một loại hai câu. Hoặc thiếu một có ba câu, thiếu hai có ba…, đấy gọi là lược giải thích ba loại tôn pháp.

Lun rng: “Thế nào là đồng phẩm dị phẩm?”

Thut rng: Bốn là giải thích riêng, gồm có hai phần hỏi và đáp.

Hỏi: Tại sao ba tướng không hỏi cách giải thích ban đầu?

Đáp: Có hai cách giải thích.

1. Đng phm d phm: Mỗi mỗi có hai tôn đồng dị và nhân đồng dị. Nay nói tôn đồng dị, sợ lộn với nhân đồng dị cho nên riêng hỏi, tướng ban đầu không nhầm lẫn nên chẳng còn lựa bỏ.

Hỏi: Trùm khắp là tôn pháp, tôn có biệt tổng, nghĩa cũng có nhẫm lẫn, tại sao không có chứng cứ?

Đáp: Nhân đối với có – không nói tông đồng dị, tôn thành thuận nghịch nói nhân đồng dị. Cho nên với tôn nhân đồng dị không nhất định, vì lựa bỏ lỗi này bèn phân biệt gạn thành hai. Do nhân chỉ là hữu pháp tôn pháp vì thành đối với pháp, chẳng phải pháp chung của tôn và pháp. Không nhầm lẫn có thể ngăn cản được nên không có chứng cứ giải thích, vì hai câu hỏi này thể tướng thành tựu rõ ràng.

2. Tôn là hu pháp: Trên đây đã nói rõ rồi, hai phẩm chưa sáng tỏ nên cần phải giải thích chứng cứ.

Luận cho rằng sở lập pháp đồng với nghĩa phẩm gọi là đồng phẩm, trả lời có hai chứng cứ như đoạn trước là đồng và dị. Trong đồng phẩm lại chia ra hai tổng đưa ra thể và biệt chỉ bày pháp. Sở lập pháp, sởlập nghĩa là tôn, pháp nghĩa là năng biệt, chữ “quân” nghĩa là đồng đều, “đẳng” là tương tợ, chữ “nghĩa” là nghĩa lý, chữ “phẩm” là chủng loại, có không pháp xứ. Nói chung nghĩa này cho rằng, hoặc một vật có cùng sở lập pháp trong tổng tôn, bình đẳng – tương tợ – nghĩa lý – thể loại gọi là đồng phẩm, trong đây ý nói đồng phẩm của tôn. Sở lập tôn là sở lập của nhân, tự tánh sai biệt tánh không rời nhau đồng phẩm cũng như vậy. Có pháp trong sở lập này, xen nhau sai khác tụ thành chủng loại tương tợ tánh không rời nhau, tức là đồng phẩm. Hoặc cùng tổng tôn với sở lập tụ hội tất cả chủng loại tương tợ gọi là đồng phẩm, với tôn ý chấp nhận tất cả pháp sai biệt đều đưa vào tổng tôn. Vả lại như dị phẩm với hư không vô ngã, cùng âm thanh ý chấp nhận tương tợ vô ngã lẽ ra gọi là đồng phẩm.

Hoặc cùng tập hợp chủng loại tương tợ hữu pháp sở lập gọi là đồng phẩm, tức là tất cả tôn phần đa không đồng phẩm. Như âm thanh hữu pháp vì bình đẳng chẳng phải đồng loại, thậm chí trong dụ phải kiến lập đầy đủ, vì ngăn hai lỗi này tổng nêu sở lập pháp mà lựa biệt. Hoặc tập hợp có với khách chủ đã tranh luận sở lập pháp, tụ chủng loại tương tợ gọi là đồng phẩm. Do pháp sở biệt của pháp năng biệt và sở thành của tôn nhân, nên nêu pháp này để trình bày tập hợp đó.

Hỏi: Nếu như vậy các nghĩa trên âm thanh vô ngã, chẳng phải nhân sở lập lẽ ra dị phẩm?

Đáp: Kia nếu không chấp nhận âm thanh có pháp là có cũng thành dị phẩm, vì tôn nhân không. Hoặc kia chấp nhận có vì nhân đã thành, tùy ý đã tranh luận cũng gọi là đồng phẩm, cho nên có hữu pháp sai biệt tương vi. Luận lập vô thường bình… vô thường gọi đồng phẩm, đây riêng chỉ bày pháp, như trong phần lập tôn trình bày pháp tụ hợp vô thường gọi là tôn, bình… cũng có vô thường. Cho nên bình.. tụ tập gọi là đồng phẩm, trong đây chỉ lấy nhân thành pháp tụ gọi là đồng phẩm. Theo luận Du-già nói, đồng loại nghĩa là tất cả pháp trông mong các pháp khác, tướng đó lần lượt có chút phần tương tợ, có năm loại tương tợ: Tướng trạng, tự thể, nghiệp dụng, pháp môn và nhân quả. Nay chỉ nói pháp môn tương tợ.

Luận về dị phẩm nghĩa là đối với chỗ này không có sở lập đó, sẽ giải thích dị phẩm có hai. Đưa ra chung và riêng chỉ bày pháp. Xứ nghĩa là xứ sở, tức là trừ ngoài tôn còn lại tất cả pháp, thể thông cả có – không. Hoặc lập hữu tôn, đồng phẩm hẳn có thể, sở dĩ trước nói bình đẳng với nghĩa phẩm. Dị phẩm thông vô thể nên nói là xứ, sở lập nghĩa là tánh của tôn không rời nhau, hoặc chỗ các pháp không có sở lập của nhân gọi là dị phẩm. Chẳng phải riêng không trình bày pháp đó và cùng hữu pháp gọi là dị phẩm, lỗi nhưtrước đã nói. Trong đây chẳng nói không có pháp sở lập, đoạn trước với đồng phẩm đã nói đồng với sởlập pháp đã

xong, căn cứ vào đây có thể biết chỉ không có sở lập vì nghĩa đã thành. Lý Môn Luận cũng nói rằng nếu sở lập không có gọi là dị phẩm, chỉ không có sở lập tức là dị phẩm, đồng phẩm không nói xứ sở, vì dịloại thông cả vô. Theo Du-già nói, dị loại nghĩa là tất cả pháp trông vào các pháp khác, tướng kia lần lượt có một chút phần không tương tợ, cho nên chẳng phải tất cả toàn bộ không tương tợ. Vì chỉ không tùy ứng nhân đã thành cùng đồng tương vi cũng có năm loại.

Lun rng: Nếu có là thường kiến chẳng phải sở tác, như hư không…”.

Thut rng: Đây riêng chỉ về pháp. Như lập tôn vô thường sở tác tánh làm nhân, hoặc có chỗ nơi pháp thường tụ thấy chẳng phải là sở tác, như hư không… gọi là dị phẩm. Trong đây đã nói tôn dị phẩm, chỉnên nói hoặc là thường như hư không…, lại cho rằng thấy chẳng phải sở tác nêu nhân dị phẩm gồm giải thích biến vô.

Hỏi: Tại sao trước nói tôn đồng phẩm không gồm định hữu, đây giải thích dị phẩm gồm giải thích biến vô? Đáp: Có hai cách giải:

1). Trình bày đng phm: Chỉ vì lựa riêng nhân đồng phẩm, hiển rõ dị cũng như vậy, không cần giải thích định vô tướng, nên văn lược bỏ. Trong dị phẩm vì nhờ phương tiện lời nói, gồm giải thích biến vô, hiển bày đồng cũng như vậy.

2). Đng phm tùy thun thành tu: Chỉ chấp nhận có nhân liền thành đồng phẩm. Vì văn dễ hiểu cho nên không giải quyết định hữu tánh dị phẩm, do sợ lẫn lộn hẳn phải hiển rõ biến vô mới thành dứt sự lẫn lộn. Vì thế giải dị phẩm gồm giải biến vô đồng phẩm nhân, vì hiển rõ đồng dị hai phẩm sai khác.

Hỏi: Như lập vô thường, lông rùa sừng thỏ không có tướng vô thường kia cũng gọi là vô thường, vì với tất cả thời tánh thường không, cũng được gọi thường, tại sao không lập chẳng đồng dị phẩm?

Đáp: Âm thanh nói là vô thường, tánh là nghĩa diệt. Sở tác tánh thể là nghĩa sinh, lông rùa sừng thỏ chẳng diệt, cũng chẳng có sinh đã không có chỗ thành lập liền nhập vào dị phẩm. Nếu chẳng phải hữu phẩm bèn nhập vào đồng.

Lun rng: “Trong đây luận về sở tác tánh, hoặc cần dũng vô gián sở phát tánh”.

Thut rng: Năm là chỉ bày pháp có ba nêu hai nhân, thành ba tướng và hiển rõ chỗ thành. Phát khởi đoạn nghĩa hoặc đã nói nhân nghĩa, đều nêu hau nhân, sơ lược có ba nghĩa: Một là đối với hai nhà luận sư; hai là giải thích biến định, và ba là nêu hai chánh:

(1). Đi vi hai lun sư: Thanh luận sư tổng có hai loại: Một là âm thanh từ duyên sinh tức thường hằng không diệt; hai là âm thanh vốn thường trụ. Từ duyên đã hiển bày nay mới có thể nghe, duyên âm hưởng hoặc dứt mất ngược lại không thể nghe. Thanh sinh cũng như vậy duyên dứt nghe, duyên còn nên nghe, hai nhà luận sư này đều có một phần tất cả trong ngoài dị tánh, vì một thể nhiều thể năng thuyên sai khác. Hoặc đệ tử Phật đối Thanh luận sư lập “âm thanh vô thường”, nhân là sở tác tánh bèn đủ ba tướng, đối Thanh hiển luận nói sở tác tánh tùy nhất bất thành. Hoặc đối thanh hiển nói nhân cần dũng liền đủ ba tướng, đối thanh sinh luận lập tất cả âm thanh đều là vô thường, cần dũng làm nhân. Tôn pháp chẳng biến khắp lưỡng câu bất thành.

Nay hiển đối thanh sinh, sở tác làm nhân, hoặc đối thanh hiển cần dũng làm nhân. Lại lập âm thanh trong ngoài đều vô thường, nhân gọi là sở tác, hoặc lập nội thanh, nhân là cần dũng. Không như thế thì nhân có lưỡng câu nhất phần lưỡng câu bất thành, vì đối với chấp phân biệt nên trình bày hai nhân.

(2). Gii thích biến đnh: Nhân sở tác tánh thành tôn vô thường, ba tướng đều biến khắp thành nhân cần dũng, đồng nhất định biến khắp. Hiển thuận thành tôn đồng định cũng lược không cần cả ba đều biến khắp, nên nêu hai nhân.

(3). Nêu hai chánh nhân: Hiển bày chín câu, sở tác trong đây là nhân thứ hai kia, ở đây là nhân cần dũng. Câu thứ tám đó theo ngài Trần Na nói cả hai đều là chánh nhân, vì đủ ba tướng. Nay hiển bày hai nhân đó đều đủ ba tướng nên trình bày cả hai. Sở tác tánh là nhân duyên tạo tác, hiển bày sinh nghĩa đó. Cần dũng vô gián sở phát tánh, cần dũng nghĩa là sách tấn khởi phát, thiện tức là tinh tấn. Nhiễm nghĩa là giải đãi, vô ký là dục giải hoặc là tác ý, hoặc là tầm từ, hoặc là tư tuệ. Vì do các nghĩa này, gió thổi va chạm vào thành rốn, cho đến lần lượt kích động yết hầu, môi lưỡi… phát hiển dũng mãnh không gián đoạn.

Lun rng: “Biến là tôn pháp đối với đồng phẩm định hữu với dị phẩm biến vô”.

Thut rng: Hiển thành ba tướng như trên đã nói. Sinh hiển nhân đều đủ ba tướng nên thành chánh nhân, nghĩa lẽ ra mỗi mỗi đều căn cứ như trước tạo tác hoặc biến khắp hoặc thiếu. Luận nói các nhân vô thường, hiển nhân đã thành, chữ “đẳng” đồng lấy hư không, vô ngã… Hai nhân trên đây không chỉ hay thành tôn vô thường pháp, cũng có thể thành lập hư không vô ngã… tùy sở ứng đó chẳng phải lấy tất cả. Hoặc sở tác nhân cũng có thể thành lập, nói đã trình bày khổ… và tôn vô thường, ý đã chấp nhận tất cảcác pháp như khổ…, nhân này bèn có lỗi bất định. Nghĩa là lập lượng rằng âm thanh cũng là khổ vì sở tác tánh, dùng pháp vô lậu làm dị phẩm, nhân sở tác tánh đối với dị phẩm đó trên một phần chuyển, lẽ ra thành bất định như vậy đã thành âm thanh. Vì như đối với bình, vì sở tác tánh, thể là khổ kia, vì như các pháp tự tôn đạo đế… vì sở tác tánh. Thể chẳng phải khổ đã thành chánh nhân không có lỗi bất định nên đây nói…, tùy sở ứng đó. Theo Du-già nói đồng dị dụ, hơi tương tợ và không tương tợ, chẳng nói tất cảđều tương tợ, tất cả đều không tương tợ. Nếu không như vậy tất cả bèn không phải dị phẩm, nhân hạn hẹp hay thành lập pháp hạn hẹp. Nhân kia cũng có thể thành lập pháp rộng lớn, đồng phẩm tuy nhân không biến khắp, đối với dị phẩm định biến là không. Nhân rộng lớn hoặc có thể thành lập pháp rộng lớn, ở đây chắc không thể định thành pháp hạn hẹp với dị phẩm có các lỗi bất định theo đây mà sinh. Do đó lẽ ra lập sự khó nhọc.

NHÂN MINH NHP CHÁNH LÝ LUN S GII

QUYN THƯỢNG

(HT)

Ngày mùng 1 tháng 7 niên hiu Kiến Võ th hai viết xong quyn thượng, công phân làm ba dùng bút tích đ kết duyên giúp cho pháp v tôn thn. Trông mong mt ngày gió mát thi thâu nhiếp k hèn mn tr vchánh lý, t sinh thăng trm được mát mẽ yên tĩnh ny mm nhân thin. Quyn lut sư tôn kinh.

Đng ngày 19 xem li, hoc có bn ghi người xem li bn là v tăng Minh Thuyên  chùa Nguyên Hưng. Nhưng các nơi có ch không khế hp ngn đèn sáng, tính sao chép li âm thch bc tiên đc, nhưng chưa được giám sát.

Theo bn giáo chánh: Y trưởng gi Đin Ngưỡng ly s xem ca ngài Minh Thuyên làm bn ch yếu, đem s ngu hèn xem xét li ba quyn. Li s ca quyn này bt đu t ngày 16 tháng giêng niên hiu Nhân Bình th tư đến ngày 14 tháng 2, và ngày 27 tháng 2 thì đc xong, xem có ch sai lm bèn sa li ngay (T Đi Thn Ti Ng Phán).

Đc xong ta ngày 28 cùng tháng, không cam tâm mc tình ngu ý xóa b sa đi. T ngày 16 tháng giêng đến gi Ng ngày 14 tháng 2 khc bn xong. Ngày 28 tháng 5 đến ngày 24 tháng 6 đc li bn tho mt ln. Đến ngày 3 tháng 2 niên hiu Cu Th th ba đc li mt ln na, bt đu t 24 tháng trước đến ngày 18 tháng 3 niên hiu Cu Th th ba đc li. Cách tháng bt đu t 22 đến nay đã viết xong mc lc.

 


Nguồn: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, T159, LS 13 1840 Lời sớ Nhân minh nhập chính lý luận, Quyển thượng. | Bản chữ Hán: Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh 


 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt