Chuyên đề triết học

  • Con đường triết học

    Con đường triết học

    11/09/2013 00:01

    Nhiều nhà triết học đã nhận thấy «sự suy nghĩ những vấn đề triết lý qua thứ tiếng thông dụng (mẹ đẻ) của mỗi người nhiều khi đem lại cho ta những ý nghĩa sâu sắc không ngờ». Ý nghĩa của danh từ triết lý chẳng hạn đã hiện ra với ta dưới những hình thể đặc biệt khi ta trở về nguồn gốc của tiếng nói. Ta thấy rằng danh từ thông dụng triết lý có một nguồn gốc Tây phương. Điều mà ta thường gọi là triết lý của triết gia phương Đông thường gọi là đạo.

  • Triết học nước Pháp (kỳ 5)

    Triết học nước Pháp (kỳ 5)

    10/09/2013 23:38

    Triết học Pháp không ưa kết cấu tư tưởng thành “thuyết hệ”, lấy cái độc đoán chủ nghĩa cùng cái kiểm điểm chủ nghĩa của triết học Đức là những chủ nghĩa quá đáng cả. Không phải rằng người Pháp không có tài kết cấu giỏi. Nhưng các nhà triết học Pháp hình như tự nghĩ trong bụng rằng dựng “thuyết hệ” thì có khó gì

  • Triết học nước Pháp (kỳ 4)

    Triết học nước Pháp (kỳ 4)

    10/09/2013 13:31

    Triết học nước Pháp về thế kỷ thứ 19 chia ra làm hai phần. Một phần mới thuật đó là chủ về đường sinh lý học, tâm lý học, xã hội học. Còn một phần nữa thì vẫn kế thiệu cái học thống các đời trước mà lấy vạn vật, lấy linh tinh người ta làm mục đích cho sự tư tưởng.

  • Nhận xét chung về phần Phân tích pháp về cái đẹp

    Nhận xét chung về phần Phân tích pháp về cái đẹp

    10/09/2013 11:08

    IMMANUEL KANT (1724-1804) | BÙI VĂN NAM SƠN dịch || Cái cao cả trong Tự nhiên chỉ là một cách gọi không thật đích thực, và thật ra nó chỉ được phép gán vào cho lề lối tư duy hay đúng hơn, cho cơ sở để đi đến lề lối tư duy ở trong bản tính tự nhiên

  • Triết thuyết Vedànta

    Triết thuyết Vedànta

    10/09/2013 10:39

    Vedànta, khởi thủy là một danh hiệu được chỉ cho các tập Upanishads, bộ phận cuối của Veda. Nội dung của danh từ này chỉ định cho cứu cánh hay cùng đích của tư tưởng Veda. Cùng đích đó như đã được chính các bộ Upanishads quy định, hướng tới con đường tri thức của chiêm nghiệm thay thế cho con đường tế tự.

  • Trên đường đi tới triết học chân chính

    Trên đường đi tới triết học chân chính

    09/09/2013 23:27

    Bảo vệ được một cách khoa học tính độc lập của sinh linh cá thể của chúng ta và tìm được cho nó một vị trí riêng giữa “cái tuyệt đối” hút thu tất cả của triết học Đức và nguyên tắc cơ chế phân hoá tất cả của khoa học tự nhiên - đó là nhiệm vụ quả thật lý thú của sách Chủ nghĩa cá thể.

  • Bàn về quốc học

    Bàn về quốc học

    09/09/2013 15:42

    Nước Nam ta mấy mươi thế kỷ theo học nước Tàu, chỉ mới là một người học trò khá, chưa hề thấy dám thoát cửa thầy mà lập nên môn hộ riêng. Không những thế, lại cũng thường không lọt được ra ngoài vòng "giáo khoa" mà bước lên tới cõi "học thuật" nữa. Như vậy thì làm sao cho có quốc học được?

  • Tự do của mỗi người là điều kiện đảm bảo cho tự do của mọi người

    Tự do của mỗi người là điều kiện đảm bảo cho tự do của mọi người

    09/09/2013 15:25

    Hai vấn đề nằm trong cơ sở của đời sống xã hội và không có gì khó khăn hơn việc giải quyết chúng cho thật hài hòa – vấn đề tự do và vấn đề bánh mì. Có thể giải quyết được vấn đề tự do bằng cách tước mất bánh mì của con người. Một trong những quyến rũ mà đức Kitô bác bỏ ở sa mạc, là quyến rũ biến những hòn đá thành bánh mì. Ở đây bánh mì biến thành sự nô dịch con người.

  • Nhà nho với dân chủ

    Nhà nho với dân chủ

    08/09/2013 01:21

    Từ hồi nào đến giờ, chúng ta chưa hề có một phen bạo dạn và mạnh mẽ tuyên truyền tư tưởng mới, đánh đổ tư tưởng hủ bại của nhà nho; thứ tư tưởng này nó đâm rễ mọc mầm trong đầu người ta đã sâu rồi thì tự nhiên nó còn vững chãi lắm, dẫu là khi nho giáo đã điêu linh.

  • Các quy luật cơ bản của tư duy

    Các quy luật cơ bản của tư duy

    07/09/2013 10:14

    PHẠM ĐÌNH NGHIỆM || Một phương pháp khác thuận tiện và hiệu quả hơn nhiều là sử dụng các quy luật của tư duy, tức là các quy luật mà môn logic nghiên cứu, để làm cơ sở cho việc xét đoán. Suy luận nào tuân theo các quy luật đó thì hợp lý,

  • Quyền lực của ngôn từ và quyền lực của biểu tượng

    Quyền lực của ngôn từ và quyền lực của biểu tượng

    06/09/2013 10:11

    Không một thời đại nào trước đây biết đến sự chú ý đối với ngôn ngữ như thời đại chúng ta. Con người đã suy nghĩ về bản chất của ngôn ngữ rất nhiều và từ lâu, ít nhất là từ thời cổ đại, nhưng đến thế kỷ XX trong sự phát triển của văn hóa châu Âu đã xảy ra cái có thể gọi là “bước ngoặt ngôn ngữ học"

  • Những thuyết trình về thần-nhân loại

    Những thuyết trình về thần-nhân loại

    03/09/2013 09:31

    Con đường dẫn đến sự cứu rỗi, đến sự thực hiện bình đẳng, tự do và bác ái chân chính phải thông qua sự tự phủ định. Nhưng để tự phủ định, tất yếu cần có sự tự khẳng định sơ bộ: để chối từ ý chí ngoại biệt của mình, cần có trước ý chí ấy; để cho ...

  • Minh triết dân gian Việt Nam theo cái nhìn của cố Cả (Léopold Cadière)

    Minh triết dân gian Việt Nam theo cái nhìn của cố Cả (Léopold Cadière)

    02/09/2013 09:09

    Nếu không có sách vở bằng tiếng Việt, viết theo lối chữ Nôm, hay lối chữ quốc ngữ dùng mẫu tự La-tinh, thì thiết tưởng tư tưởng Việt Nam khó mà phát triển được cái quốc học, như trong thế kỷ XX. Ý kiến của cha Cadière ...

  • Nhân phẩm - một cách tiếp cận văn hóa

    Nhân phẩm - một cách tiếp cận văn hóa

    30/08/2013 22:52

    Trong thế giới mở, phức tạp, với nhiều nền văn hóa khác nhau như ngày nay, liệu còn có điều gì thực sự mang tính phổ quát? Đó là câu hỏi có muôn vàn đáp số tùy thuộc vào vị trí, tầm nhìn, cách tiếp cận của mỗi người, mỗi ngành khoa học. VHNA đi tìm một câu trả lời từ nhà triết học Bùi Văn Nam Sơn. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

  • Triết học tôn giáo là gì?

    Triết học tôn giáo là gì?

    28/08/2013 22:04

    Triết học tôn giáo khảo cứu các tư tưởng và các nguyên tắc chung mà tôn giáo căn cứ trên đó. Triết học này nghiên cứu những kỳ vọng nắm bắt chân lý mà tất cả các tôn giáo đều đề ra, và kiểm tra tính có lôgic chặt chẽ và ý nghĩa của những kỳ vọng ấy.

  • Bàn thêm về khoa học

    Bàn thêm về khoa học

    26/08/2013 11:13

    Tôi phủ định cái trong giới chúng ta được gọi là khoa học còn bởi vì, những tri thức được xem là khoa học trong thế giới của chúng ta đang được mua và bán như mọi thứ hàng hoá, và vì thế chúng chỉ hợp với các giai cấp giàu có và một ít người trong nhân dân

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt