Thuật ngữ tổng quát

Nguyên tắc công lợi / Principle of utility

 

NGUYÊN TẮC CÔNG LỢI

[PRINCIPLE OF UTILITY]

 

ĐẠO ĐỨC HỌC, TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ, TRIẾT HỌC PHÁP LUẬN  Cũng gọi là nguyên tắc hạnh phúc lớn nhất, nguyên tắc công lợi là ý niệm trung tâm của thuyết công lợi và Jeremy Bentham là người đầu tiên phát biểu nó. Nó tuyên bố rằng chúng ta nên đánh giá giá trị đạo đức của một hành động theo hậu quả mà nó tạo ra. Một hành động nào đó là đúng đắn khi nó tỉ lệ thuận với xu hướng thúc đẩy công lợi hay hạnh phúc và sai trái khi nó theo xu hướng gây ra đau khổ cho các bên liên quan. Công lợi được đề ra không chỉ giữ vai trò là tiêu chí duy nhất của đạo đức, mà còn là cơ sở cho việc đánh giá các định chế và biện minh cho nghĩa vụ chính trị đối với nhà nước. Bentham khẳng định rằng nguyên tắc này là cơ sở thế tục của bất cứ hệ thống pháp lý nào, với công lợi là tiêu chí kiểm tra xem luật nào nên có. Nguyên tắc công lợi bị thách thức trên nhiều căn cứ khác nhau: nó nhấn mạnh đến hậu quả chứ không phải ý định khi đánh giá các hành động, nó ưu tiên cho lý thuyết về cái tốt hơn là lý thuyết về điều đúng đắn, nó không quan tâm đến sự phân phối hạnh phúc, và vấn đề khó khăn trong việc đo lường và kết hợp tạo nên tổng hạnh phúc. Các phiên bản của nguyên tắc này đã thay hạnh phúc bằng những cái tốt khác, thỏa mãn nhu cầu chẳng hạn.


"Nguyên tắc công lợi được hiểu là nguyên tắc chấp thuận hay không chấp thuận bất cứ hành động nào theo xu hướng xem ra là phải gia tăng hay giảm thiểu hạnh phúc của bên nào mà lợi ích của nó đang được xem xét." BenthamAn Introduction to the Principles of Morals and Legislation.


Từ điển triết học phương Tây của Nicholas Bunin và Jiyuan Yu (Blackwell, 2004)

 

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt