Chủ nghĩa hiện sinh

Chủ nghĩa hiện sinh

 

TRIẾT HỌC HIỆN SINH

 

ÉMILE BREHIER (1876-1952)

 


Émile Brehier. Nhng ch đề hiện đại của triết học. Mai Vi Phúc dịch. Sài Gòn: Kỷ Nguyên, 1969, tr. 105-112.


 

Hu th và thi gian (Sein und Zeil) của Martin Heidegger vào năm 1927, Hu th và hư vô của Jean Paul Sartre vào năm 1943, đó là những cái tựa của hai tác phẩm nền tảng cho sự khai mở ra triết học hiện sinh đã làm náo động thế giới rất nhiều. Căn cứ vào những cái tựa, mượn từ truyền thống kinh viện, người ta chờ đợi tìm thấy ở đó một hữu thể luận trừu tượng theo đường lối xưa củ ; và sự thực tác phẩm của Ô. Heidegger có báo trước về vấn đề ấy một quyển nhì chưa hề thấy xuất bản, và tác phẩm của Ô. Sartre có mang phụ đề; Hu th hin tượng lun. Thếnhưng người ta thấy ngay rằng đối tượng đích thực của những tác phẩm này, đó không phải chính là hữu thể trừu tượng mà chính là con người trong sự hiện hữu cụthể nhất của sự hiện hữu thường nhật giữa vật giới và những người khác, với tất cảnhững dự phóng và những ưu từ nảy sanh từ đó, kể cả trong sự hiện hữu phản tỉnh, khi mà sự phóng tâm và những bận rộn thường nhật không còn nữa, nó cảm thấy nổi xao xuyến trước hư vô đã siết chặt lấy nó, nó không hiểu được tại sao và bằng cách nào nó đã ra khỏi hư vô và nhận thấy sự hiện hữu của nó chỉ đặt biệt dành cho cái chết sẽ nhận chìm nó trở lại hư vô.

Những tác phẩm đề cập đến những vấn đề loại ấy (Và đã có nhiều quyền nhưthế nhất là trong văn chương của những nhà thuyết pháp) xưa kia mang những lựa như:«Về ý nghĩa (hoặc sự vô nghĩa) của đời sống, “và nó thuộc về đạo đức học hơn là về hữu thể luận. Vã chăng Ô Sartre có chứng minh trong một tác phẩm rằng : «Triết học hiện sinh là một nhân bản luận». Vậy nên trước hết, theo tôi, để hiểu rõ triết học hiện sinh người ta nên tìm hiểu tại sao ông đã đồng nhất sự nghiên cứu vềcon người với hữu thể luận.

Hình như triết học hiện sinh là một trong số những dấu hiệu rõ rệt nhất của sựsụp đổ về mặt chủ nghĩa tiêu biểu cho thời đại chúng ta. Gán cho đời sống một ý nghĩa, có nghĩa là xét chính đời sống của chúng ta, trong cốt cách và ý hướng của nó như là một phần của một toàn thể lớn hơn đã trao cho nó một phận sự, và như là một phần cộng tác của nó vào toàn thể ấy. Thế nên cần phải một cách nào đó ra khỏi sự hiện hữu để nhìn thấy nó chìm đắm trong một thục lại phong phú hơn, dù thực tại hiện hữu ấy có là nhân loại, gia đình, xứ sở, khoa học hay mọi cứu cánh nào khác. Chúng ta cần phải cảm thấy bị vây bọc bởi thực tại chứ không bởi hư vô; chỉ nhưvậy con người mới có một định mệnh. Nhưng như thế hữu thể luận vượt quả việc nghiên cứu về sự hiện hữu của con người. Trái lại hãy giả thiết rằng lần ra khỏi sựhiện hữu ấy, lần bay lượn ấy bên trên sự hiện hữu của tôi bị xem như là một sự giảtạo, bấy giờ tất cả những gì mà tôi gọi là định mệnh của tôi và nâng tôi lên khỏi chính mình trở thành công việc của đời sống hằng ngày và gắn chặt vào chính sựhiện hữu của tôi; không một số phận nào cưỡng chế tôi hay được đề nghị cùng lui ; tôi được tự do là những gì tôi muốn. Hữu thể luận bấy giờ giới hạn nơi sự hiện hữu của con người, nơi chính sự hiện hữu của tôi, ít ra là đối với hữu thể hiện tượng luận, loại hữu thể luận chỉ mô tả cái hiện có. Sự nổi loạn, nổi buồn nôn, đó là tình cảm gây ra bởi thuyết duy tâm giả tạo đã che dấu chúng ta và những người khác cái thực tại.

Hu th và hư vô của Ô. Sartre, chứa đựng bao nhiêu sự phân tách chính xác và ở trình độ cao, có thể được xem như là lịch sử của chuỗi thất vọng mà nhà triết học gặp phải trong việc đi tìm hữu thể.

Thất vọng thứ nhất : sự tự giác bằng phản tỉnh được xem đặc biệt đối với triết học Pháp, như là nguồn suối chính của nền siêu hình học. Thế nhưng, nó đã thật sựcho chúng ta biết được những gì? Đúng ra, chỉ có hư vô và sự trống rỗng. Sự phản tỉnh, theo như người ta quan niệm, thì ngẫu phát; nhưng ngay khi mà sự ngẫu phát muốn trở nên dứt khoát là một cái gì sự phản tỉnh trở thành một tự thể và ngừng hiện hữu cho sự thành tựu của bản thể. Ý thức là hướng tt th, một sự phản tỉnh không ngớt tự qui về mình ; nếu nó cho t th của nó là cái này hoặc cái kia, thì đó chính là một sự trá ngụy. Mỗi người trong chúng ta giữ một vai trò không phải là chính họ ; bởi vì nếu vai trò ấy thật sự là họ, nó không còn dành cho việc hướng tất thể của họ: thể nên bao giờ sự phân tách cũng đưa chúng ta đến sự trống rỗng.

Thất vọng thứ hai: sự liên hệ giữa ý thức với vật giới. Ý thức của chúng ta còn hoàn toàn bất định, nếu nó đã không là ý thức về một cái gì ; nó cốt yếu, như lời Ô. Sartre đã lập lại sau Heidegger, là một hữu thể giữa vật giới. Hướng tt th hay là ý thức và t thế hay vật giới là bất khả phân. Bởi vì chỉ có ý thức về vật giới cho nếu chỉ có vật giới dưới mắt nhìn của ý thức. Nhưng mà xác nhận sự liên hệ ấy không có nghĩa là thừa nhận thuyết duy ngã có tính cách duy tâm đã giản lược những sự vật thành những hình thái của ý thức chúng ta ; tri thức là một sự liên hệ giữa hướng tt th và một t th theo bản chất hoàn toàn khác biệt với no. Hướng tt th có tìm được trong sự liên hệ ấy một điềm tựa nào cho hữu thể của nó không? Hoàn toàn không : tri thức chỉ đơn giản là một sự hiện diện của chính tôi ở đời, nhưng mà tth của vật giới được xem như là một sự hiện hữu ù lì có thể nói là không có nội dung và không để cho bị xâm nhập. Trong một quyển tiểu thuyết của Ô. Sartre, người ta nhìn thấy một nhân vật của ông trầm trồ quan sát những viên đá của Pont Neuf và hoài công lao ước được chia xẽ sự hiệu hữu của chúng. Ô, Sartre cho rằng một sự ao ước như thể trú ngụ nơi đây sâu của thần học : bởi vì Thượng Đế của những nhà thần học tập họp hai điều kiện ấy. Ngài là một tự thể hướng tất thể ; nói khác đi ý thức của Ngài tạo nên hữu thể của Ngài, và thế nên người tín đồ cố gắng đồng hóa vào Ngài. Nhưng sự kết hợp hướng tất thể với tự thể là một sự phi lý và có một nhịnguyên không làm sao đơn giản được trong sự phối hợp cần thiết ấy. Chúng ta có thể xử dụng những đồ vật như những dụng cụ tùy theo những đặc tính mà chúng ta tìm thấy nơi chúng, nhưng sự xử dụng ấy chỉ làm tăng thêm ngoại tính và sự siêu việt của chúng.

Thất vọng thứ ba : những sự liên hệ của chúng ta với tha nhân. Chúng ta nằm trong sự liên hệ cần thiết không những đối với vật giới mà cả với tha nhân. Phải chăng chính trong những sự liên hệ với tha nhân, trong tình thương như trong nỗi thù hận, hay trong sự hợp tác, mà cái tôi cuối cùng nhận ra được sự ổn cố mà nó kiếm tìm ? Thế mà, thay vì như thế, những sự liên hệ ấy, dù là hời hợt nhất, cũng đã ép buộc chúng ta phải tự vong hóa với chúng ta. Ở Sartre đã có một nhận xét lạ lùng về sự trao đổi tư tưởng của chúng ta với tha nhân bằng ngôn ngữ. “Ngay chính sự kiện phát biểu, ông viết, cũng là một sự đánh cắp tư tưởng, bởi vì tư tưởng cần những cạnh tranh của một sự tự do vong hóa để tự tạo thành một đối tượng). Vậy nên giờ đây chính những thính giả của tôi bị nghi ngờ là đã đánh cắp tư tưởng của tôi, chính vì sự thúc dục mà họ dành cho tôi để buộc tôi phải phát biểu tư tưởng của mình bằng một ngôn ngữ dễ hiểu cho họ,

Nơi những trang sách thuộc những trang chủ yếu nhất của tác phẩm, Ô. Sartre muốn cho thấy lòng tin bắt nguồn từ một tình tương ái là giã dối dường nào. Ông khởi từ một nguyên lý mà những người tán thành loại tình yêu vô vị lợi sẽ phủ nhận: tình yêu, chính là ý muốn được người kia yêu nơi một tình nhân ; nhưng mỗi người đều đòi hỏi người kia không những ý muốn được hắn yêu mà cả ý muốn yêu hắn ; như thế hắn đòi hỏi những gì mà hắn không ban bố, những gì mà hắn không thể nào ban bố vì bởi hắn tìm nơi người kia một điểm tựa mà người kia không làm sao cung cấp cho hắn. Nói theo ngôn ngữ thông thường và phi hiện sinh, tình yêu chỉ là một trò chơi ích kỷ mà mỗi người đều đặt lòng tin nơi sự tận tâm của người kia.

Tôi không cần phải đẩy xa hơn nữa câu chuyện những nỗi thất vọng của chúng ta : tri thức về bản thân, tri thức về vật giới, tri thức về những người khác, tất cả những thứ ấy đều không làm đầy được sự trống rỗng của hướng tất thể. Toàn bộ của triết học này giống như một trong số những chuyện thần thoại tàn bạo mà phải yếm thế vào cuối thế kỷ XIX ưa tưởng tượng ra ; nhưng nó lại muốn đặt những luận thuyết của nó lên trên chính cơ cấu của con người, khiến sự bi quan của nó có một giọng điệu lãnh đạm và hách dịch tiêu biểu cho trường phái này và cũng khiến nó được hợp thời, vì bởi phù hợp theo đặc tính chung của tư tưởng hiện đại, nó chỉ biết có con người cụ thể nơi kết hợp chặt chẽ vào nhau linh hồn và thân xác, ý thức và ngoại giới, cái tôi và tha nhân.

Và tôi sẽ không còn gì để nói thêm nữa nếu phần thứ tư và phần chót của Hữu thể và hư vô đã không cho thấy như là một sự tự phản trong tư tưởng của Ô. Sartre, một sự di chuyển từ nỗi bi quan sang một lối khắc kỷ khá bất ngờ. Thật ra đối với con người có những giá trị như điều thiện chẳng hạn không gì khác hơn là chính ý thức về một sự khiếm khuyết ; con người đi tìm những giá trị bao giờ cũng khao khát được là cái gì không phải là nó hiện lại và không là chính cái hiện tại của nó. Sự bất toàn ấy mà chúng ta gọi là sự bất định, Ô. Sartre muốn được người ta gọi là sự tự do. Chúng ta bao giờ cũng được tự do đảm nhận, chịu trách nhiệm về hoàn cảnh mà chúng ta đang trải qua, ký thác sự trách nhiệm của chúng ta vào một nguyên nhân. Tuy nhiên hãy để ý đến tính hàm hồ của đạo đức học này theo từ ngữ của Bà Simone de Beauvoir người đã trình bày nó; bởi vì cái tôi chỉ là nó với điều kiện là phải trốn chạy, phải cách biệt với chính mình, và sự thử đồng nhất với một số phận nào đi nữa cũng đều đưa đến sự hủy diệt.

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt