THỜI CỦA NHỮNG KẺ GIẾT NGƯỜI
JEAN-PAUL SARTRE (1905-1980)
Michel Contat and Michel Rybalka, Les Écrits de Sartre. Paris, Gallimard, 1970. (Originally in the review “Franchise,” No. 3, November-December 1946. | Dịch theo bản tiếng Anh: The Time of Assassins của Mitch Abidor.
Khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu, một trong các chủ đề thường trực của Sartre là mối nguy hiểm của lòng tin rằng Chiến tranh Thế giới thứ ba là không thể tránh khỏi. Đây là một trong những lý do khiến ông gia nhập vào đảng Tập hợp Dân chủ Cách Mạng [Rassemblement Démocratique Révolutionnaire – RDR] năm 1948-49. Bài viết ngắn sau đây là bài đầu tiên trong nhiều bài ông viết về chủ đề này.
Cuộc chiến này sẽ là cuộc chiến của sự sợ hãi. Chính vì sợ hãi mà nó được chuẩn bị. Người ta đang để nó đến một cách từ từ, cùng với trạng thái tâm lý bị kích thích. Họ tin vào nó giống như tin bói toán, giống như một kẻ xưng tội, giống như bất cứ thứ gì giải thoát họ ra khỏi xiềng xích của số phận. Họ yêu thích nỗi sợ hãi của họ; nỗi sợ hãi ấy hòa giải họ với chính họ, nó treo lửng các năng lực của linh hồn giống như cách người ta hắt hơi và đi tiêu chảy. Và cái mối đe dọa đang đè trên đầu họ ấy che khuất họ những cõi trời trống rỗng: nó là một cái vòm. Và trong lúc ấy, các chính quyền bị hăm dọa đang gầm ghè nhau. Khi một quốc gia nào đó có động thái hết sức đột ngột do hoảng sợ thì các quốc gia khác sẽ thộp cổ nó ngay. Thế là cuộc tàn sát tập thể trừu tượng sẽ bắt đầu. Trước đây, khi liều mình tiêu diệt sinh mệnh của người khác, ta thấy xác kẻ thù sát bên cạnh mình, ta có thể chạm vào vết thương của họ; giờ đây, ta đứng bắn ở khoảng cách xa hơn mà không lo nguy hiểm, chúng ta sẽ chết không vì cái gì cả. Các nhà kĩ trị ở Washington, ở Texas, sẽ chuẩn bị cho những nấm mồ tập thể ở Baku và Leningrad mà không cần phải nhìn thấy chúng. Thậm chí cũng không cần phải mường tượng ra chúng. Không có anh hùng, không có kẻ tử đạo: một cơn đại hồng thủy đang giáng xuống những con thú đang hoảng sợ. Tôi không tin vào ngày tận thế, và tôi thậm chí còn không biết là tôi tin có cuộc chiến này không nữa. Hai mươi năm, có lẽ năm mươi năm sẽ trôi qua trước khi nó xảy ra. Nhưng nếu trong thời gian này chúng ta vẫn tiếp tục trông đợi nó, nếu khoảng năm mươi năm nữa chúng ta phải sống trong nỗi sợ hãi, nếu chúng ta thuyết phục mình rằng để sống chúng ta phải chờ mối xung đột sắp tới chấm, rồi chúng ta sẽ vô hiệu hóa ba phần tư lượng bom nguyên tử. Sẽ chẳng còn ai để giết nữa; [vì khi ấy] mọi sự ắt cũng đã “xong phim” rồi! Đinh Hồng Phúc dịch |
Ý KIẾN BẠN ĐỌC