Chủ nghĩa Marx

Chủ nghĩa duy vật lịch sử là gì? Mục 3

I. SA-ME-RI-AN

 

CHỦ NGHĨA

DUY VẬT LỊCH SỬ

LÀ GÌ?

 

NHÀ XUẤT BẢN SỰ THẬT

HÀ NỘI, 1961

------- o0o ------

 

III. SỰ BIỂN ĐỒI CÁCH MẠNG VỀ QUAN ĐIỂM XÃ HỘI

 

Triết học của chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa duy vật. Nhưng nó có khác về bản chất với triết học duy vật chủ nghĩa cũ, trước Mác.

Triết học duy vật chủ nghĩa cũ (trước Mác) đã có tác dụng to lớn về mặt giải thích thế giới một cách khoa học trong lúc đó. Nó công khai nói rằng: thế giới vật chất không phải do một người nào sáng tạo ra, mà là tồn tại vĩnh viễn. Nó phủ nhận sự tồn tại của cái gọi là lực lượng siêu tự nhiên (thượng đế, tinh thần). Những người duy vật chủ nghĩa chứng minh rằng giới tự nhiên không cần thiết những lực lượng siêu tự nhiên đó.

Nhưng chủ nghĩa duy vật trước Mác không triệt để. Chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII – XVIII, coi mọi sự vật và hiện tượng của thế giới chung quanh là bất biến. Những quan điểm đó về các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và xã hội gọi là quan điểm siêu hình. Chính cũng vì vậy mà chủ nghĩa duy vật cũ cũng gọi là chủ nghĩa duy vật siêu hình.

Mác và Ăng-ghen căn cứ vào các tư tưởng triết học và các thành tựu về khoa học tự nhiên trước đó, đã nghiên cứu kinh nghiệm đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản, đã sáng lập ra triết học mới là chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nó sở dĩ gọi là chủ nghĩa duy vật biện chửng, là vì nó liên hệ chặt chẽ với phép biện chứng. Thế giới quan biện chứng trực tiếp đối lập với quan điểm siêu hình. Chủ nghĩa duy vật biện chứng coi vạn vật (giới tự nhiên, xã hội, và tư duy) là luôn luôn không ngừng phát triển và biến hóa. Trên thế giới không có một cái gì không biến đồi. Nguyên nhân làm cho giới tự nhiên và xã hội không ngừng phát triển là ở bản thần nỏ. Chính cuộc đấu tranh của các lực lượng và các mặt mâu thuẫn, đối lập bên trong những hiện tượng của giới tự nhiên và xã hội, là nguyên nhân phát triển của nó, là nguyên nhân một số hình thái này không ngừng bị một số hình thái khác thay thế. Vi như, cuộc đấu tranh của các giai cấp đối lập (vô sản và tư bản) là động lực phát triển của xã hội có giai cấp, là động lực làm cho chế độ tư bản chủ nghĩa bị chế độ xã hội chủ nghĩa thay thế.

Mác đã vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng để giải thích sự phát triển của xã hội loài người, đã sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã vạch ra quy luật phát triển khách quan của xã hội, đã chứng minh điều kiện sinh hoạt vật chất của người ta quyết định bộ mặt tinh thần, tư tưởng, và ý thức của người ta. Ví như, khi chủ nghĩa tư bản chưa ra đời do đó cũng chưa có sự đối kháng giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, thì toàn bộ học thuyết của chủ nghĩa Mác, và tư tưởng đấu tranh giai cấp và cách mạng của giai cấp vô sản cũng chưa thể ra đời.

Cũng như trong giới tự nhiên, vật chất cỏ trước ý thức, trong xã hội, sinh hoạt vật chất cũng có trước sinh hoạt tinh thần của xã hội. Mác đã chứng minh rằng xã hội phát triển theo quy luật khách quan của nó. Quá trình sản xuất tư liệu vật chất là cơ sở phát triển hợp với quy luật của xã hội. Người ta, trước khi tham gia hoạt động chính trị, khoa học, nghệ thuật, thì trước hết phải có ăn, có uống, có chỗ để ở, có y phục để mặc. Sản xuất tư liệu vật chất trực tiếp có trước đời sống tinh thần của người ta, và quyết định đời sống tinh thần của người ta.

Những phát hiện và những luận chứng dó của chủ nghĩa duy vật lịch sử là sự biến đổi cách mạng trong quan điểm xã hội. Sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy tâm về lịch sử là biểu hiện sự đối lập căn bản giữa thế giới quan của giai cấp vô sản và thế giới quan của giai cấp tư sản. Chỉ có đứng trên lập trường của giai cấp vô sản mới có thể xây dựng được triết học mác-xít.

Giai cấp vô sản là giai cấp cách mạng của xã hội hiện nay; địa vị và lợi ích của nó làm cho nó trở thành người lãnh đạo tất cả những người bị bóc lột và bị áp bức. Lợi ích kinh tế và địa vị của giai cấp vô sản làm cho nó có khuynh hướng về chủ nghĩa xã hội, và khuynh hướng về thế giới quan duy vật chủ nghĩa.

Trong tác phẩm thiên tài Tư bản, Mác đã phân tích một cách sâu sắc quá trình phát triển kinh tế của xã hội tư bản chủ nghĩa, đã vạch ra quy luật khách quan của nó, và chứng minh tính tất yếu lịch sử của sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội thông qua cuộc cách mạng của giai cấp vô sản và xây dựng nền chuyên chính của giai cấp vô sản. Bản thân chủ nghĩa tư bản đã tạo điều kiện vật chất làm cho chủ nghĩa tư bản tất nhiên phải chuyển sang chủ nghĩa xã hội. Đó là sự phát triển cao độ của lực lượng sản xuất và công nghiệp đại cơ khí. Chủ nghĩa tư bản cũng đã sinh ra lực lượng để tiêu diệt nó và xây dựng chủ nghĩa xã hội; lực lượng đó là giai cấp vô sản.

Trước khi chủ nghĩa Mác ra đời, cũng đã có các học thuyết về chủ nghĩa xã hội. Nhưng các học thuyết đó có tính chất không tưởng. Chúng ta có thể lấy học thuyết của những nhà xã hội không tưởng hồi nửa đầu thế kỷ XIX như Xanh Si-mông, Phu-ri-ê (nước Pháp) và Ô-oen (nước Anh) làm ví dụ. Những nhà tư tưởng đó đã phê phán một cách thiên tài xã hội của giai cấp tư sản, và đề ra kế hoạch của xã hội xã hội chủ nghĩa. Họ cho rằng: chỉ cần chứng minh cái không hợp lý của chế độ tư bản chủ nghĩa, và những cái tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội, chỉ cần làm cho các nhà chính trị lớn, chủ nhà máy và nhà ngân hàng tin rằng việc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa là tất yếu, thì xã hội có thể chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Đó là một sai lầm rất lớn. Bởi vì xã hội phát triển, biến hóa theo quy luật khách quan chứ không phải theo ý chí của nhân vật cá biệt. Sự mâu thuẫn giữa giai cấp vỏ sản và giai cấp tư sản không thể điều hòa được. Chỉ có thông qua cách mạng của giai cấp vô sản và thiết lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản, mới có thể làm cho chủ nghĩa tư bản chuyển lên chủ nghĩa xã hội. Do có chủ nghĩa duy vật lịch sử, tức là quan điểm duy vật về lịch sử mà chủ nghĩa xã hội mới từ không tưởng trở thành khoa học. Chủ nghĩa xã hội khoa học là vũ khí mạnh mẽ của giai cấp vô sản và của toàn thể nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh thoát khỏi ách nô dịch của chủ nghĩa tư bản.

Lê-nin đã viết: «Công lao của Mác và Ăng-ghen đổi với giai cấp công nhân, có thể tóm tắt trong câu: Hai ông đã dạy cho giai cấp công nhân nhận thức được và có ý thức về vai trò của mình, lấy khoa học thay thế cho ảo tưởng"[1].

Trước khi chủ nghĩa Mác xuất hiện, cuộc đấu tranh của những người bị áp bức và bị bóc lột chống bọn bóc lột không có mục đích rõ ràng và căn cứ khoa học. Cuộc đấu tranh của nô lệ chống chủ nô, của nông nô chống địa chủ đều là tự phát. Chỉ có giai cấp vô sản mới hiểu rõ ràng đúng đắn mục đích đấu tranh của mình. Bởi vì chủ nghĩa Mác đã giúp họ đề ra cương lĩnh có căn cứ khoa học, vạch ra con đường giành thắng lợi. Ý nghĩa lớn lao của quan điểm lịch sử duy vật trước hết là ở chỗ đó.

Chủ nghĩa duy vật lịch sử là khoa học cải tạo xã hội bằng cách mạng. Nó phản ánh lợi ích căn bản của giai cấp công nhân, và dùng những tri thức về quy luật phát triển khách quan của xã hội vũ trang cho giai cấp công nhân.

Lê-nin đã phát triển học thuyết của Mác và Ăng- ghen; ông đã làm phong phú và cụ thể hóa chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới của thời đại đế quốc chủ nghĩa. Lê-nin vạch ra quy luật của thời đại đế quốc chủ nghĩa, và chứng minh rằng chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản, là đêm trước của cách mạng của giai cấp vô sản và chuyên chính của giai cấp vô sản. Lê-nin đã phát triển nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, đã vũ trang cho giai cấp vô sản và đảng cộng sản một vũ khi lý luận hết sức sắc bén, vô địch, để cải tạo xã hội bằng cách mạng, đểtiêu diệt chế độ tư bản chủ nghĩa, và xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Điểm xuất phát cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử là nguyên lý cho rằng tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.

Chúng ta hiều nguyên lý đó như thế nào?



[1] Lê-nin: Toàn tập, q. 2, Nhà xuất bản Nhân dân (Trung quốc), 1959, tr. 2.

 


 MỤC 4
 MỤC 2

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt