Chủ nghĩa Marx

Chủ nghĩa duy vật lịch sử là gì? Mục 4

 

I. SA-ME-RI-AN

 

CHỦ NGHĨA

DUY VẬT LỊCH SỬ

LÀ GÌ?

 

NHÀ XUẤT BẢN SỰ THẬT

HÀ NỘI, 1961

------- o0o ------

 

IV. TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI

 

Chúng ta nên hiểu tồn tại xã hội là sinh hoạt vật chất của xã hội, mà trước hết là phương thức sản xuất tư liệu vật chất, tức là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Ngoài ra tồn tại xã hội còn bao gồm quan hệ gia đình, giai cấp (trong xã hội có giai cấp) và dân tộc.

Ý thức xã hội tức là quan điểm của xã hội về triết học, khoa học, tôn giáo và chính trị v.v. Ý thức xã hội có một số hình thái sau đây: khoa học, tôn giáo, triết học, nghệ thuật và đạo đức, v.v.

Tồn tại xã hội cỏ trước hay ý thức xã hội có trước? Tồn tại xã hội có trước ý thức xã hội.

Điều đó nghĩa là trước khi người ta sáng lập ra một lý luận hay một học thuyết nào đó, thì trước hết phải sống. Mà muốn sống thì người ta phải sản xuất ra tư liệu sinh hoạt cần thiết cho đời sống như: thức ăn, quần áo, nhà ở, v.v. Do đó việc sản xuất tư liệu vật chất có trước ý thức xã hội.

Điều kiện sinh hoạt vật chất của người ta là nguồn gốc của các loại quan điểm, tư tưởng, và lý luận của xã hội. Chúng ta không nên tìm nguyên nhân đẻ ra các loại lý luận, chính trị, triết học và các học thuyết khác của xã hội ở trong bản thân tư tưởng, mà nên tìm ở điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Chúng ta lấy ví dụ về sự ra đời của chủ nghĩa Mác để giải thích rõ điềm đó.

Những người duy tâm, khi giải thích sự ra đời của chủ nghĩa Mác, thì nhất định đi tìm nguyên nhân đó ở phạm vi ý thức xã hội để giải thích xem những học thuyết chính trị, triết học và lý luận nào đã ảnh hưởng đến Mác, và tìm xem Mác đã đi qua con đường phát triển tư tưởng như thế nào. Nói tóm lại, người duy tâm chủ nghĩa khi đi tìm nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa Mác, họ chỉ hạn chế ở lãnh vực đời sống tinh thần, tư tưởng.

Những người duy vật mác-xít giải quyết vấn đề đó bằng cách khác. Họ không phủ nhận nguồn gốc tư tưởng của việc hình thành chủ nghĩa Mác. Trái lại, họ vạch ra rằng : học thuyết của chủ nghĩa Mác "ra đời chính là sự kế thừa trực tiếp những học thuyết của các đại biểu vĩ đại nhất của triết học, kinh tế chính trị học, và chủ nghĩa xã hội"[1].

Những cái mà người duy vật nghiên cứu sâu sắc là những điều kiện và nguyên nhân vật chất, kinh tế xã hội đã đẻ ra học thuyết của Mác và Ăng-ghen. Những nguyên nhân đó là điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội tư bản chủ nghĩa hồi những năm 40 thế kỷ XIX, sự phát triển của mâu thuẫn bên trong của xã hội tư bản chủ nghĩa, cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản đã gay gắt, và nhu cầu về lý luận cách mạng của giai cấp công nhân có căn cứ khoa học, tiền tiến xuất hiện trên cơ sở đó.

Chủ nghĩa Mác chỉ có thể ra đời trong thời đại cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản đã phát triển. Toàn bộ tiến trình phát triển của xã hội chính là đã làm cho giai cấp vô sản trở thành người lãnh đạo toàn thể nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh tiêu diệt chủ nghĩa tư bản và giành thắng lợi cho chủ nghĩa xã hội. Do đó ta thấy rằng sự ra đời của chủ nghĩa Mác liên hệ với việc giai cấp công nhân bước lên vũ dài lịch sử. Do đó, chủ nghĩa Mác cũng là thế giới quan khoa học của giai cấp công nhân.

Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là phản ánh của tồn tại xã hội.

Thật vậy, nếu chúng ta nghiên cứu kỹ sinh hoạt xã hội và lịch sử xã hội, thì chúng ta sẽ thấy sự thực sau dày : sự biến đổi trong lĩnh vực tồn tại xã hội sẽ dẫn tới sự biến đổi trong lĩnh vực sinh hoạt tinh thần và ý thức xã hội. Tồn tại xã hội như thế nào, thì ý thức xã hội như thế ấy. Bởi vì ý thức xã hội là phản ánh đặc biệt của tồn tại xã hội.

Ví như mỗi người chúng ta đều biết rằng ở Liên-xô quan điểm chiếm địa vị thống trị là quan điểm chính trị, quan điểm pháp luật xã hội chủ nghĩa và các tiêu chuẩn đạo đức cộng sản chủ nghĩa; văn hóa xã hội chủ nghĩa cũng đang phát triển ở Liên xô. Nhưng ở Mỹ, Anh, Pháp và các nước tư bản chủ nghĩa khác, quan điểm chiếm địa vị thống trị thì lại là những quan điểm pháp luật, quan điểm chính trị của giai cấp tư sản, là tiêu chuẩn đạo đức của giai cấp tư sản và văn hóa của giai cấp tư sản.

Tại sao lại như vậy?

Đó là vì, ở Liên-xô, tồn tại xã hội là chủ nghĩa xã hội; còn ở các nước tư bản chủ nghĩa thì tồn tại xã hội là chủ nghĩa tư bản.

Trước đây hơn bốn mươi năm, nước Nga cũng là một nước tư bản chủ nghĩa. Lúc đó chiếm địa vị thống trị cũng là tư tưởng và học thuyết của giai cấp tư sản. Nhưng sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười, tồn tại xã hội đã có sự biến đổi căn bản và dể thích ứng với nó, ý thức xã hội cũng biến đổi về căn bản. Ở Liên xô, ý thức xã hội xã hội chủ nghĩa phù hợp với tồn tại xã hội xã hội chủ nghĩa.

Trong những thời kỳ lịch sử khác nhau của xã hội loài người, đã có những quan điểm và học thuyết chính trị, triết học, và tôn giáo khác nhau. Đó là do các điều kiện khác nhau của tồn tại xã hội sinh ra.

Nhưng từ đó không thể rút ra kết luận là: hình như ý thức xã hội, tư tưởng và học thuyết xã hội chỉ là sự phản ánh tiêu cực của tồn tại xã hội.

Kẻ thù của chủ nghĩa Mác quả quyết rằng chủ nghĩa duy vật lịch sử phủ nhận ý nghĩa và tác dụng của tư tưởng xã hội, ý thức xã hội trong sinh hoạt xã hội.

Thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ bác bỏ quan điểm duy tâm về tác dụng của tư tưởng xã hội, chống lại việc coi tư tưởng xã hội là cơ sở và lực lượng quyết định sinh hoạt xã hội. Thực ra lực lượng chủ yếu, quyết định của sự phát triển của xã hội là sinh hoạt vật chất của xã hội. Nhưng điều đó không có nghĩa là quan điểm chính trị, quan điểm pháp luật, học thuyết triết học và lý luận khoa học căn bản không có chút tác dụng nào đối với sinh hoạt xã hội. Rõ ràng là trái lại, nó có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Tư tưởng và lý luận xã hội, sau khi đã ra đời trong điều kiện vật chất nhất định, lại ảnh hưởng trở lại những điều kiện vật chất đỏ và tồn tại xã hội.

Tác dụng của tư tưởng xã hội, tác dụng tích cực của nó đối với tồn tại xã hội, là do tính chất của bản thân tư tưởng quyết định: nó tiên tiến, tiến bộ, hay phản động. Vấn đề là ở chỗ: tư tưởng xã hội (quan điểm học thuyết) phản ánh lợi ích của giai cấp nào; mà lợi ích của các giai cấp thì mâu thuẫn nhau.

Ví như, trong điều kiện tư bản chủ nghĩa, lợi ích của giai cấp tư sản và của giai cấp vô sản trực tiếp đối lập nhau. Do đó quan điểm và tư tưởng của hai giai cấp đó cũng đối lập nhau. Bọn tư bản muốn rằng chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa tồn tại mãi mãi, còn công nhân thì ra sức tiêu diệt chế độ đó, và thay thế nó bằng chế độ xã hội chủ nghĩa.

Do đó ta thấy rằng, lợi ích của bọn tư bản trái với quy luật khách quan của sự phát triển xã hội. Còn lợi ích của giai cấp công nhân thì nhất trí với quy luật khách quan của sự phát triển xã hội. Do lợi ích của bọn tư bản trái với quy luật phát triển xã hội, cho nên tư tưởng, quan điểm và học thuyết của giai cấp tư sản cũng có tính chất phản động, phản khoa học. Mục đích của nó là muốn xuyên tạc chân tướng của sự thật, và tìm chỗ dựa cho sự tiếp tục tồn tại của chủ nghĩa tư bản.

Tư tưởng và quan điểm cách mạng của giai cấp vô sản, phản ánh lợi ích căn bản của giai cấp vô sản, có tính chất tiến bộ. Lợi ích của giai cấp vô sản nhất trị với tiến trình khách quan của lịch sử, được phản ánh trong hệ thống tư tưởng khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

Tư tưởng tiên tiến có tác dụng tiến bộ. Nó giúp giai cấp tiên tiến trong xã hội hiểu một cách đúng đắn hoàn cảnh lịch sử, và những sự kiện đang phát sinh, giúp họ giải quyết một cách thuận lợi những nhiệm vụ trước mắt.

Tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê-nin là một bằng chứng rõ ràng về mặt này. Khi Mác và Ăng-ghen đưa ra bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản nổi tiếng của hai ông, thì những người ủng hộ tích cực chủ nghĩa cộng sản khoa học mới chỉ có mấy chục người. Nhưng chỉ trong một thời gian lịch sử tương đối ngắn (110 năm) tư tưởng của chủ nghĩa Mác đã trở thành lý luận được phong trào cách mạng của công nhân thừa nhận. Tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, một khi đã đến tay quần chúng, thì sẽ biến thành lực lượng vật chất to lớn của phong trào cộng sản quốc tế. Ở Liên-xô, dưới ngọn cờ của tư tưởng Mác – Lê-nin, đã thực hiện cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại, đã tiêu diệt chế độ tư bản chủ nghĩa, đã xây dựng lên xã hội xã hội chủ nghĩa. Và ngày nay đã có tới hơn 1 phần 3 loài người sống trong những nước xã hội chủ nghĩa. Ở nước Cộng hòa nhân dân Trung-hoa, ở Tiệp-khắc, ở Bun-ga-ri và các nước dân chủ nhân dân khác, quần chúng lao động đang tiến lên theo con đường được tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê-nin soi sáng.

Việc tất cả những đoàn đại biểu của các nước xã hội chủ nghĩa và hầu hết các đoàn đại biểu các đảng cộng sản và công nhân anh em trên thế giới họp ở Mát-scơ- va để mừng ngày kỷ niệm lần thứ 40 Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại, là một sự thật; việc đó đã biểu lộ, một cách nổi bật làm cho người ta không thể quên được, thắng lợi của tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê-nin. Hội nghị các đại biểu của hơn 33 triệu đảng viên các đảng cộng sản và đảng công nhàn đã biểu thị sự đoàn kết nhất trí của họ.

Lực lượng tổ chức và lực lượng chỉ đạo vĩ đại của tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lê-nin cũng biểu hiện một cách rõ ràng ở chỗ sự lãnh đạo vững mạnh phong trào toàn dân đấu tranh cho hòa bình thế giới chính là các đảng cộng sản và đảng công nhân. Người đảng viên cộng sản coi cuộc đấu tranh cho hòa bình là nhiệm vụ hàng đầu của mình. Bản Tuyên ngôn hòa bình do hội nghị đại biểu 64 đảng cộng sản và đảng công nhân thông qua có viết: “Những người cộng sản chúng ta hiến thân cho sự nghiệp xã hội chủ nghĩa. Những người cộng sản chúng ta trước sau đều tin tưởng vững chắc ở thắng lợi của sự nghiệp vĩ đại đó. Chính vì chúng ta tin tưởng ở thắng lợi của tư tưởng chúng ta tức là tưtưởng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng của chủ nghĩa quốc tế vỏ sản, cho nên chúng ta mới mong muốn hòa bình và dấu tranh cho hòa bình. Chiến tranh là kẻ thù của chúng ta»[2].

Chúng ta dễ dàng rút ra kết luận là: việc kẻ thù của chủ nghĩa Mác nói liều là hình như chủ nghĩa duy vật lịch sử phủ nhận tác dụng tích cực của tư tưởng, hoàn toàn chỉ là sự công kích xấu xa đối với chủ nghĩa Mác. Chủ nghĩa duy vật lịch sử kiên quyết cho rằng tư tưởng tiến bộ, cách mạng có tác dụng hết sức quan trọng trong đời sống xã hội. Tư tưởng tiền tiến phản ánh một cách chính xác tiến trình phát triển của xã hội và yêu cầu đã chín muồi của xã hội, khi nó đã vào ý thức quần chúng, thì biến thành lực lượng mạnh mẽ của sự phát triển xã hội và cải tạo xã hội. Nhân dân Liên-xô sở dĩ thu được thành tựu trong việc xây dựng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, trước hết là do lực lượng lãnh đạo và chỉ đạo của nhân dân Liên-xô là Đảng Cộng sản đã dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lê-nin để xây dựng chính sách và sự hoạt động của mình.

Trong 15 năm gần đây, Liên-xô chẳng những có thể đuổi kịp, mà còn có thể vượt Mỹ về sản lượng những sản phẩm quan trọng nhất hiện nay. Trong 5, 6 năm tới, Liên xô có đầy đủ số vải, giày và các hàng thường dùng khác. Khoảng chừng 10 đến 12 năm nữa nhân dân Liên-xô không còn thiếu nhà ở. Những người công tác nông nghiệp đang vượt Mỹ về mặt sản xuất sữa, bơ và thịt tính theo đầu người. Về mặt văn hóa khoa học và kỹ thuật cũng sẽ thu được những thành tựu lớn hơn. Hình dáng rực rỡ của chủ nghĩa cộng sản ngày càng hiện ra rõ ràng.

Đảng Cộng sản Trung quốc cũng như các đảng cộng sản và công nhân tất cả các nước dân chủ nhân dân khác theo học thuyết của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, cũng đều thu được những thành tựu lớn lao trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Tư tưởng và học thuyết tiên tiến có sức mạnh vĩ đại như vậy.

Còn như tư tưởng phản động thì khác. Nó cản trở sự phát triển của xã hội. Ví như, mục đích của tư tưởng thế giới chủ nghĩa của giai cấp tư sản là muốn làm cho ý chí bảo vệ nền độc lập dân tộc của nhân dân các nước bị giao động. Bọn theo chủ nghĩa thế giới phủ nhận Tổ quốc. Chúng cổ động việc nhường quyền cho đế quốc Mỹ thống trị toàn thế giới.

Chúng ta nói thêm về tư tưởng của chủ nghĩa chủng tộc phản động. Người theo chủ nghĩa chủng tộc nói liều rằng hình như dân tộc phân ra « hạ đẳng » và « cao đẳng»; dân tộc « hạ đẳng phải đề cho dân tộc «cao đẳng » đè đầu cưỡi cổ. Chủ nghĩa chủng tộc biện hộ cho mọi hành động bạo lực của bọn đế quốc phạt bất công đối với người da đen (Mỹ) đến hành động tàn bạo quân sự đối với các nước thuộc địa và việc trấn áp đối với phong trào giải phóng dân tộc.

Tóm lại, chủ nghĩa duy vật lịch sử dạy chúng ta rằng, tồn tại xã hội của người ta quyết định ý thức con người. Đồng thời ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, và ảnh hưởng tích cực trở lại tồn tại xã hội, ảnh hưởng đến đời sống vật chất xã hội. Ví như, tư tưởng và học thuyết tiên tiến, tiến bộ có tác dụng tổ chức và tác dụng cải tạo to lớn đối với xã hội.



[1] Lê-nin: Toàn tập, t. 19, Nhà xuất bản Nhân dân (Trung quốc), 1959, tr 1.

[2] Tuyên ngôn của Hội nghị các đảng cộng sản và công nhân họp ở Mát-scơ-va (11-1957), Nhà xuất bản nhân dân (Trung quốc), 1958, tr. 24-25.

 


 MỤC 5
 MỤC 3

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt