Chủ nghĩa Marx

Mâu thuẫn chủ yếu và mặt chủ yếu của mâu thuẫn

 

BÀN VỀ MÂU THUẪN

(Tháng Tám 1937)

 

MAO TRẠCH ĐÔNG (1893-1976)

 


Mao Trạch Đông. Bàn về thực tiễn. Bàn về mâu thuẫn. Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1966. | Nguyên bản tiếng Trung | Bản dịch tiếng Anh | Bản dịch tiếng Pháp.


 

4. MÂU THUẪN CHỦ YẾU VÀ MẶT CHỦ YẾU CỦA MÂU THUẪN

 

Trong vấn đề tính riêng biệt của mâu thuẫn, còn có hai tình hình cần phải đặc biệt nếu ra và phân tích, đó là: mâu thuẫn chủ yếu và mặt chủ yếu của mâu thuẫn.

Trong quá trình phát triển phức tạp của sự vật, có nhiều mâu thuẫn tồn tại, trong đó tất phải có một cái là mâu thuẫn chủ yếu, vì sự tồn tại và phát triển của nó đã quy định hoặc ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của những mâu thuẫn khác.

Ví dụ trong xã hội tư bản chủ nghĩa, thì giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, hai lực lượng luôn luôn mâu thuẫn đó là mâu thuẫn chủ yếu, những lực lượng mâu thuẫn khác, như mâu thuẫn giữa tàn dư của giai cấp phong kiến với giai cấp tư sản, mâu thuẫn giữa tiểu nông với giai cấp tư sản, mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với tiểu nông, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản tự do với giai cấp tư sản độc quyền, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa dân chủ tư sản với chủ nghĩa phát-xít tư sản, mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc với thuộc địa, và các mâu thuẫn khác, đều bị lực lượng mâu thuẫn chủ yếu ấy quy định và ảnh hưởng.

Ở các nước nửa thuộc địa như Trung quốc, mối quan hệ giữa mâu thuẫn chủ yếu và những mâu thuẫn không chủ yếu thật là phức tạp.

Khi chủ nghĩa đế quốc tiến hành chiến tranh xâm lược các nước đó, thì trừ một bọn phản quốc ra, các giai cấp trong một nước như thế đều có thể tạm thời đoàn kết, tiấn hành chiến tranh dân tộc, chống chủ nghĩa đế quốc. Lúc đó, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và một nước như thế trở thành mâu thuẫn chủ yếu, còn tất cả các mâu thuẫn nội bộ giữa các giai cấp trong nước (gồm cả mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với đông đảo nhân dân) đều tạm thời lui xuống địa vị thứ yếu, và phụ thuộc. Ở Trung-quốc, cuộc chiến tranh thuốc phiện năm [1] 1840, cuộc chiến tranh Trung – Nhật [2] năm 1894, cuộc chiến tranh Nghĩa hòa đoàn năm 1900 và cuộc chiến tranh Trung – Nhật hiện nay, đều có tình hình đó. Nhưng, trong một tình hình khác, thì địa vị của mâu thuẫn lại thay đổi. Khi chủ nghĩa đế quốc không dùng chiến tranh để áp bức, mà lại dùng những hình thức tương đối ôn hòa, như chính trị, kinh tế, văn hóa, v.v. để áp bức, thì giai cấp thống trị ở nước nửa thuộc địa có thể đầu hàng chủ nghĩa đế quốc, cả hai kết thành đồng minh, cùng nhau áp bức đông đảo nhân dân. Lúc đó, đông đảo nhân dân thường dùng hình thức nội chiến để chống lại khối đồng minh giữa chủ nghĩa đế quốc và giai cấp phong kiến, mà chủ nghĩa đế quốc thị thường dùng phương thức gián tiếp để giúp đỡ bọn phản động ở nước nửa thuộc địa đàn áp nhân dân, chứ không trực tiếp hành động, do đó mâu thuẫn bên trong lộ ra đặc biệt sâu sắc. Ở Trung-quốc, cuộc chiến tranh cách mạng Tân hợi, chiến tranh cách mạng từ 1923 đến 1927, chiến tranh cách mạng ruộng đất 10 năm từ 1927 trở về sau, cũng đều có tình hình đó. Còn có nội chiến giữa các tập đoàn thống trị phản động trong một nước nửa thuộc địa, như chiến tranh quân phiệt ở Trung-quốc, cũng thuộc loại đó.

Khi chiến tranh cách mạng trong nước phát triển đến chỗ uy hiếp về căn bản sự tồn tại của chủ nghĩa đế quốc và bè lũ phản động trong nước làm chó săn của chúng, thì chủ nghĩa đế quốc thường dùng những phương pháp ngoài phương pháp nói trên, hòng duy trì quyền thống trị của chúng; hoặc chúng làm phân hóa nội bộ của mặt trận cách mạng, hoặc chúng trực tiếp phái quân đội giúp bọn phản động trong nước. Lúc đó, chủ nghĩa đế quốc nước ngoài và bọn phản động trong nước hoàn toàn công khai đứng về một phía, đông đảo nhân dân thì đứng về phía khác, trở thành một mâu thuẫn chủ yếu, và quy định hoặc ảnh hưởng đến tình hình phát triển của các mâu thuẫn khác. Như sau Cách mạng tháng Mười, các nước tư bản chủ nghĩa giúp bọn phản động ở Nga, đó là ví dụ về sự can thiệp bằng vũ trang. Năm 1927, Tưởng Giới-thạch phản bội, đó là ví dụ về sự phân hóa mặt trận cách mạng.

Song không kể như thế nào, trong mỗi một giai đoạn phát triển của quá trình, chỉ có một mâu thuẫn chủ yếu có tác dụng lãnh đạo, điều đó hoàn toàn không còn nghi ngờ gì nữa.

Do đó mà biết rằng, bất cứ quá trình nào, nếu có nhiều mâu thuẫn, thì trong đó nhất định phải có một là chủ yếu, có tác dụng lãnh đạo và quyết định, còn những cái khác thì ở vào địa vị thứ yếu và phụ thuộc. Cho nên, khi nghiên cứu bất cứ quá trình nào, nếu là quá trình phức tạp có từ hai mâu thuẫn trở lên, thì phải ra sức tìm cho ra mâu thuẫn chủ yếu của nó. Nắm được mâu thuẫn chủ yếu đó, thì mọi vấn đề sẽ dễ giải quyết. Đó là phương pháp mà Mác đã chỉ cho chúng ta khi nghiên cứu xã hội tư bản chủ nghĩa. Khi nghiên cứu chủ nghĩa đế quốc và tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản, khi nghiên cứu kinh tế Liên-xô, Lê-nin và Sta-lin cũng đã chỉ cho chúng ta phương pháp đó. Hàng nghìn hàng vạn những nhà học giả và những nhà hoạt động, vì không hiểu phương pháp ấy, kết quả như lạc vào trong đám khói mù, không tìm được chỗ trung tâm, và cũng không tìm được cách giải quyết mâu thuẫn. Không thể xem ngang nhau tất cả các mâu thuẫn trong quá trình, phải phân biệt hai loại mâu thuẫn: chủ yếu và thứ yếu, chú trọng nắm chắc mâu thuẫn chủ yếu, như trên đã nói. Nhưng trong các mâu thuẫn, bất cứ nó là mâu thuẫn chủ yếu hay là mâu thuẫn thứ yếu, thì hai mặt của mâu thuẫn có thể xem ngang như nhau được không? Cũng không thể được. Bất cứ mẫu thuẫn nào, các mặt của mâu thuẫn đều phát triển không đều nhau. Có khi tựa hồ như thế lực đôi bên ngang nhau, nhưng do chỉ là tình hình tạm thời và tương đối, hình thái cơ bản là không đều nhau. Trong hai mặt mâu thuẫn với nhau, tất phải có một mặt là chủ yếu, mặt kia là thủ yếu. Mặt chủ yếu của mâu thuẫn, tức là mặt có tác dụng chủ đạo của mâu thuẫn. Tinh chất của sự vật, chủ yếu là do mặt chủ yếu của mâu thuẫn ở vào địa vị chi phối, quy định.

Nhưng tình hình đỏ không phải là cố định, mặt chủ yếu và mặt không chủ yếu của mâu thuẫn chuyển hóa lẫn nhau, tính chất của sự vật cũng theo đó mà thay đổi. Trong một quá trình nhất định, hoặc một giai đoạn nhất định của sự phát triển của mâu thuẫn, mặt chủ yếu ở phía A, mặt không chủ yếu ở phía B; đến một giai đoạn phát triển khác, hoặc một quá trình phát triển khác, thì lại thay đổi vị trí lần nhau; đó là do mức độ tăng giảm của lực lượng đấu tranh của hai mặt mâu thuẫn trong khi sự vật phát triển, quyết định.

Chúng ta thường nói « cái mới thay cái cũ ». Cái mới thay cái cũ là quy luật phổ biến, vĩnh viễn không thể chống lại được trong vũ trụ. Theo tính chất và điều kiện của bản thân sự vật, trải qua những hình thức nhảy vọt khác nhau, sự vật này chuyển hóa thành sự vật khác, đó là quá trình cái mới thay cái cũ. Bên trong bất cứ sự vật nào cũng đều có mâu thuẫn giữa hai mặt mới và cũ, hình thành một loạt những cuộc đấu tranh quanh co. Kết quả của cuộc đấu tranh là: mặt mới từ nhỏ biến thành to, tiến lên thành cái chi phối ; mặt cũ thì từ to hóa nhỏ, biến thành cái dần dần đi đến diệt vong. Và khi mặt mới đã giành được địa vị chi phối đối với mặt cũ, thì tính chất của sự vậy cũ biến hóa  thành tính chất của sự vật mới. Do đó ta thấy: tính chất của sự vật, chủ yếu là do mặt chủ yếu của mâu thuẫn ở vào địa vị chi phối quy định. Mặt chủ yếu của mâu thuẫn ở vào địa vị chi phối đã biến hóa, thì tính chất của sự vật cũng theo đó mà biến hóa.

Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa tư bản đã từ địa vị phụ thuộc ở thời đại xã hội phong kiến cũ chuyển hóa thành lực lượng có địa vị chi phối, thì tính chất của xã hội cũng từ phong kiến biến thành tư bản chủ nghĩa. Trong thời đại của xã hội mới tư bản chủ nghĩa, những thế lực phong kiến nguyên là lực lượng ở địa vị chi phối, chuyển hóa thành lực lượng phụ thuộc, theo đó nó cũng dần dần đi đến tiêu diệt. Ví dụ ở các nước Anh, Pháp đều như thế. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, giai cấp tư sản từ chỗ là giai cấp mới, có tác dụng tiến bộ, chuyển hóa thành giai cấp cũ, có tác dụng phản động, cho đến cuối cùng thì bị giai cấp vô sản lật đổ, nó chuyển hóa thành giai cấp bị tước đoạt tư liệu sản xuất tư hữu và mất quyền lực, giai cấp đó cũng dần dần đi đến tiêu diệt. Giai cấp vô sản, số người đông hơn giai cấp tư sản rất nhiều, sinh trưởng cùng một lúc với giai cấp tư sản, nhưng bị giai cấp tư sản thống trị, là một lực lượng mới, từ địa vị phụ thuộc vào giai cấp tư sản lúc đầu, nó dần dần lớn mạnh lên, trở thành giai cấp độc lập và có tác dụng chủ đạo trong lịch sử, cho đến cuối cùng giành được chính quyền, thành giai cấp thống trị. Lúc đó, tính chất của xã hội lại từ xã hội cũ, tư bản chủ nghĩa, chuyển hóa thành xã hội mới, xã hội chủ nghĩa. Đó là con đường mà Liên-xô đã đi qua và tất cả các nước khác tất nhiên sẽ đi qua.

Nói về tình hình Trung-quốc: chủ nghĩa đế quốc ở vào địa vị chủ yếu của mâu thuẫn hình thành ra nước nửa thuộc địa, nó áp bức nhân dân Trung-quốc, Trung- quốc thì từ một nước độc lập biến thành nửa thuộc địa. Nhưng, tình hình nhất định sẽ biến đổi, trong cục diện hai bên đấu tranh, lực lượng của nhân dân Trung-quốc lớn lên dưới sự lãnh đạo của giai cấp và sản, tất nhiên sẽ biến Trung-quốc từ một nước nửa thuộc địa thành một nước độc lập, mà chủ nghĩa đế quốc thì sẽ bị đánh đổ, Trung-quốc cũ tất nhiên sẽ biến thành Trung quốc mới.

Trung-quốc cũ biến thành Trung-quốc mới, điều đó còn bao gồm sự biến đổi của tình hình giữa thế lực phong kiến cũ và thế lực nhân dân mới ở trong nước. Giai cấp địa chủ phong kiến cũ sẽ bị đánh đổ, từ kẻ thống trị biến thành kẻ bị thống trị, giai cấp đó cũng sẽ dần dần đi đến chỗ tiêu diệt. Còn nhân dân thì, dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản, sẽ từ kẻ bị thống trị biến thành kẻ thống trị. Khi đó, tính chất của xã hội Trung-quốc sẽ biến đổi, từ xã hội cũ, nửa thuộc địa và nửa phong kiến, sẽ biến thành xã hội mới, dân chủ.

Tình hình chuyển hóa lẫn nhau như thế, trước kia đã có. Đế quốc nhà Thanh thống trị Trung-quốc gần 300 năm, đã bị đánh đổ trong thời kỳ cách mạng Tân hợi; và Cách mạng đồng minh hội do Tôn Trung-sơn lãnh đạo, đã từng một thời giành được thắng lợi. Trong chiến tranh cách mạng từ 1924 đến 1927, thế lực cách mạng ở miền Nam của khối liên hiệp giữa Đảng cộng sản và Quốc dân đảng đã từ lực lượng nhỏ bé biến thành lớn mạnh, và đã giành được thắng lợi trong cuộc Bắc phạt; còn bọn quân phiệt Bắc-dương xưng hùng xưng bá một thời thì đã bị đánh đổ. Năm 1927, lực lượng nhân dân do Đảng cộng sản lãnh đạo đã bị thế lực phản động Quốc dân đảng tiến công, biến thành rất nhỏ; nhưng vì quét sạch được chủ nghĩa cơ hội trong nội bộ mình nên lại dần dần lớn mạnh lên. Trong những khu căn cứ cách mạng do Đảng cộng sản lãnh đạo, nông dân từ kẻ bị thống trị biến thành kẻ thống trị, địa chủ thì chuyển hóa ngược lại. Trên thế giới, luôn luôn cái mới thay thế cái cũ như vậy, luôn luôn mới cũ thay nhau, loại cái cũ đưa cái mới, hoặc gạt bỏ cái cũ tạo ra cái mới là như vậy.

Ở một thời kỳ nào đó trong cuộc đấu tranh cách mạng, mà điều kiện khó khăn nhiều hơn điều kiện thuận lợi, thì lúc đó khó khăn là mặt chủ yếu của mâu thuẫn, thuận lợi là mặt thứ yếu của mâu thuẫn. Nhưng, do những người cách mạng cố gắng mà có thể dần dần khắc phục khó khăn, mở ra cục diện mới thuận lợi, cục diện khó khăn nhường chỗ cho cục diện thuận lợi. Tình hình sau khi cách mạng Trung quốc năm 1927 thất bại, tình hình Hồng quân Trung-quốc trong cuộc Trường chinh đều như vậy. Cuộc chiến tranh Trung Nhật hiện nay, Trung-quốc lại ở vào địa vị khó khăn, nhưng chúng ta có thể thay đổi tình hình đó, làm cho tình hình hai bên Trung-Nhật có sự thay đổi về căn bản. Trong tình hình ngược lại, thuận lợi cũng có thể chuyển hóa thành khó khăn, nếu những người cách mạng phạm sai lầm. Thắng lợi của cách mạng 1924 – 1927, đã biến thành thất bại. Các khu căn cứ cách mạng đã phát triển ở các tỉnh miền Nam sau 1927, đến năm 1934 đều đã thất bại.

Khi nghiên cứu vấn đề học vấn, mâu thuẫn từ chỗ không biết đến chỗ biết cũng là như thế. Khi chúng ta mới bắt đầu nghiên cứu chủ nghĩa Mác, thì giữa tình hình không biết hoặc biết ít chủ nghĩa Mác với những tri thức của chủ nghĩa Mác, hai điều đó mâu thuẫn lẫn nhau. Song, vì cố gắng học tập, có thể từ không biết chuyển hóa thành biết, từ biết ít chuyển hóa thành biết nhiều, từ chỗ mù quáng đối với chủ nghĩa Mác biến thành có thể tự do vận dụng chủ nghĩa Mác.

Có người cho rằng có một số mâu thuẫn không như vậy. Ví dụ : mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất là chủ yếu; mâu thuẫn giữa lý luận và thực tiễn, thực tiễn là chủ yếu, mâu thuẫn giữa cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng cơ sở kinh tế là chủ yếu; địa vị của những mặt đó không chuyển hóa lẫn nhau. Đó là quan điểm của chủ nghĩa duy vật máy móc, chứ không phải là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Cố nhiên, lực lượng sản xuất, thực tiễn, cơ sở kinh tế, nói chung là có tác dụng chủ yếu và quyết định, ai không thừa nhận điều đó, người ấy không phải là người duy vật. Song, trong những điều kiện nhất định, thì những mặt quan hệ sản xuất, lý luận, kiến trúc thượng tầng lại chuyển thành có tác dụng chủ yếu và quyết định, điều đó cũng phải thừa nhận. Trong khi quan hệ sản xuất không thay đổi và lực lượng sản xuất không thể phát triển được, thì sự thay đổi quan hệ sản xuất sẽ có tác dụng chủ yếu và quyết định. Khi, như Lê-nin đã nói, "không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng"[3], thì việc sáng lập và đề xướng lý luận cách mạng lại có tác dụng chủ yếu và quyết định. Khi cần làm một việc gì (bất cứ việc gì cũng vậy) mà chưa có phương châm phương pháp, kế hoạch hoặc chính sách, thì việc định rõ phương châm, phương pháp, kế hoạch hoặc chính sách, là việc chủ yếu và quyết định. Khi kiến trúc thượng tầng: chính trị, văn hóa, v.v., ngăn trở cơ sở kinh tế phát triển, thì việc đổi mới về chính trị và văn hóa trở thành việc chủ yếu và quyết định. Chúng là nói như thế có trái với chủ nghĩa duy vật không? Không. Vì rằng chúng ta thừa nhận : trong sự phát triển chung của lịch sử thì vật chất quyết định tinh thần, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội; nhưng đồng thời cũng thừa nhận, hơn nữa cần phải thừa nhận tác dụng trở lại của tinh thần, tác dụng trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội, tác dụng trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở kinh tế. Đó không phải là trái với chủ nghĩa duy vật, mà chính là đã tránh khỏi chủ nghĩa duy vật máy móc, giữ vững chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Trong khi nghiên cứu vấn đề tính riêng biệt của mâu thuẫn, nếu không nghiên cứu mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn không chủ yếu trong quá trình, cùng mặt chủ yếu và mặt không chủ yếu của mâu thuẫn, nghĩa là nếu không nghiên cứu sự khác nhau của hai loại tình hình mâu thuẫn đó, thì sẽ sa vào sự nghiên cứu trừu tượng, sẽ không thể hiểu tình hình của mâu thuẫn một cách cụ thể được, do đó mà cũng không tìm được phương pháp đúng để giải quyết mâu thuẫn. Tính khác nhau hoặc tính riêng biệt của hai loại tình hình mâu thuẫn đó, đều là tinh không đều nhau của lực lượng mâu thuẫn. Trên thế giới, không có cái gì phát triển một cách tuyệt đối đều nhau. Chúng ta phải chống lại thuyết đều nhau hoặc thuyết thăng bằng. Đồng thời, tình hình mâu thuẫn cụ thể ấy, và sự biến đổi của mặt chủ yếu và mặt không chủ yếu của mâu thuẫn trong quá trình phát triển, chính đã biểu hiện ra ở lực lượng của sự vật mới thay thế cho sự vật cũ. Việc nghiên cứu các tình hình không đều nhau của mâu thuẫn, nghiên cứu mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn không chủ yếu, nghiên cứu mặt chủ yếu và mặt không chủ yếu của mâu thuẫn, đã trở thành một trong những phương pháp quan trọng để cho các chính đảng cách mạng quyết định một cách đúng đắn phương châm chiến lược, chiến thuật về chính trị và quân sự của mình, đó là điều mà tất cả những người cộng sản đều phải chú ý.



[1] Trong mấy chục năm cuối thế kỷ XVIII, nước Anh đưa thuốc phiện vào Trung quốc ngày càng nhiều. Việc đưa thuốc phiện vào đã đầu độc nhân dân Trung quốc một cách nặng nề, và cướp đi rất nhiều bạc trắng của Trung quốc. Việc buôn bán thuốc phiện đã bị Trung quốc chống lại. Năm 1840, chính phủ Anh mượn cớ bảo vệ việc thông thương, kéo binh xâm lược Trung quốc. Quân đội Trung quốc dưới sự lãnh đạo của Lâm Tắc từ đã tiến hành cuộc chiến tranh chống lại. Nhân dân Quảng châu đã từng tự phát tổ chức ra “ Bình Anh đoàn», giáng những đòn nặng nề vào quân xâm lược Anh. Năm 1842, chính phủ triều Thanh mục nát đã ký “Điều ước Nam-kinh" với bọn xâm lược Anh, ngoài những điều quy định bồi thường và cắt nhượng Hương cảng, còn mở cửa Thượng hải, Phúc-châu, Hạ-môn, Ninh ba. Quảng châu làm chỗ thông thương buôn bán, thuế các hàng hóa của Anh đưa vào Trung-quốc do hai bên cùng bàn định.

[2] Năm 1894, cuộc chiến tranh Trung – Nhật nó ra, là do Nhật-bản gây xâm lược với Triều tiên và tiến hành khiêu khích đối với lục hải quân Trung quốc. Trong cuộc chiến tranh, quân đội Trung quốc đã từng anh dũng chiến đấu, nhưng do chính phủ triều Thanh mục nát và thiếu kiên quyết chuẩn bị chống xâm lược, nên phía Trung quốc bị thua. Kết quả chính phủ triều Thanh phải ký với Nhật điều ước Mã-quan nhục nhã, nhận cắt nhượng Đài-loan và các đảo Bành hò, bồi thường quân phi 2 vạn vạn đồng, chịu cho người Nhật dựng nhà máy ở Trung quốc, mở mang các nơi như Sa-thị, Trùng khánh. Tỏ châu, Hàng-châu. làm nơi buôn bán.

[3] V. Lê-nin : Làm gì?, Nhà xuất bản Sự thật, Hà nội, 1957, tr. 34.

 


5. Tính đồng nhất và tính đấu tranh giữa các mặt của mâu thuẫn
3. Tính riêng biệt của mâu thuẫn

 

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt