Chủ nghĩa Marx

Chủ nghĩa duy vật lịch sử là gì? Mục 2

 

I. SA-ME-RI-AN

 

CHỦ NGHĨA

DUY VẬT LỊCH SỬ

LÀ GÌ?

 

NHÀ XUẤT BẢN SỰ THẬT

HÀ NỘI, 1961

------- o0o ------

 

II. TRƯỚC ĐÂY CÁC NHÀ HỌC GIẢ

GIẢI THÍCH ĐỜI SỐNG XÃ HỘI NHƯ THẾ NÀO?

 

Trước khi chủ nghĩa Mác xuất hiện, nhiều học giả đã nghiên cứu đời sống xã hội, cố gắng tìm ra động lực của sự phát triển và biến hóa của xã hội, tức là quy luật phát triển và biến hóa của xã hội. Lúc đó cũng đã có một số kiến giải chính xác cả biệt và những suy đoán thiên tài. Nhưng nhìn chung thì trước khi chủ nghĩa Mác ra đời, không có một người nào có thể giải thích một cách khoa học lịch sử xã hội loài người.

Trước khi chủ nghĩa Mác ra đời, những quan điểm xã hội nào đã chiếm địa vị thống trị? Quan điểm lịch sử duy vật chủ nghĩa, khoa học chân chính đã được phát hiện ra như thế nào?

Trước khi tư tưởng xã hội đạt tới chỗ giải thích một cách khoa học về lịch sử, đã trải qua con đường lâu dài, đầy sai lầm. Tất cả những lý luận xã hội và học thuyết xã hội được lưu truyền ít nhiều rộng rãi trước chủ nghĩa Mác đều là những lý luận và học thuyết duy tâm chủ nghĩa.

Những người duy tâm chủ nghĩa coi giới tự nhiên và xã hội loài người là sản vật của một loại tinh thần hay quan niệm nào đó. Thế giới quan duy tâm chủ nghĩa thực chất là nhất trí với thế giới quan của tôn giáo.

Thế giới quan đối lập với chủ nghĩa duy tâm là chủ nghĩa duy vật. Những người ủng hộ chủ nghĩa duy vật dùng nguyên nhân tồn tại bên trong bản thân thế giới để giải thích nguồn gốc và sự phát triển của mọi hiện tượng trên thế giới. Chủ nghĩa duy vật đã bác bỏ học thuyết duy tâm chủ nghĩa và tôn giáo về nguồn gốc siêu tự nhiên của giới tự nhiên và hiện tượng xã hội.

Bọn duy tâm nói liều rằng: thần (tinh thần) sáng tạo ra giới tự nhiên, còn chủ nghĩa duy vật thì dạy rằng : giới tự nhiên không do một người nào sáng tạo ra cả; giới tự nhiên tồn tại vĩnh viễn; nó là vô hạn và nằm trong trạng thái phát triển và biến hóa không ngừng; nếu không có vật chất thì bản thân ý thức không thể tồn tại được; ý thức, tu duy là sản vật của sự hoạt động của bộ óc con người; khi người ta chết đi, bộ óc ngừng hoạt động, thì tư duy và ý thức cũng chấm dứt. Điều đó có nghĩa là vật chất quyết định ý thức, chứ không phải là ý thức quyết định vật chất, như những bọn duy tâm chủ nghĩa đã nói liều.

Chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật còn đối lập với nhau trong cách nhìn xã hội loài người. Chủ nghĩa duy tâm đã quả quyết rằng sự phát sinh, biến hóa trong xã hội và toàn bộ lịch sử xã hội, hoặc là do tư tưởng (học thuyết) của những nhân vật đột xuất cá biệt sáng tạo ra quyết định, hoặc hình nhu do tinh thần nguyên thủy của thế giới quyết định. Ví như, trong học thuyết của Hê-ghen, một nhà triết học duy tâm chủ nghĩa Đức, cho nguồn gốc của tất cả các sự vật tồn tại là « quan niệm tuyệt đối »; hình như “quan niệm tuyệt đối, đó sinh ra toàn bộ thế giới – giới tự nhiên và xã hội. Quan điểm duy tâm chủ nghĩa đó thực chất không khác chút nào với học thuyết tôn giáo cho rằng thượng đế sáng tạo ra con người và xã hội loài người.

Chủ nghĩa duy vật đã bác bỏ quan điểm phản khoa học, sai lầm duy tâm và tôn giáo đó. Quy luật khách quan của sự phát triển xã hội là cơ sở của các sự kiện lịch sử. Tư tưởng xã hội và sự hoạt động của những nhân vật cá biệt (trong đó bao gồm những nhân vật đột xuất nhất) đều phải theo những quy luật đó.

Chúng ta hãy tưởng tượng một cuộc tranh luận giữa người duy vật chủ nghĩa và người duy tâm chủ nghĩa về vấn đề: Tại sao nhân dân các dân tộc thuộc địa bị áp bức lại muốn thoát khỏi ách đế quốc chủ nghĩa và đòi độc lập dân tộc? Chế độ thực dân đế quốc tại sao sẽ tan rã?

Người duy tâm chủ nghĩa sẽ bàn về vấn đề đó đại khái như sau: nguyên nhân việc nhân dân các dân tộc thuộc địa vùng dậy đấu tranh cho nền độc lập dân tộc của mình là « âm mưu của Mát-scơ-va », tức là sự truyền bá tư tưởng cộng sản chủ nghĩa « có hại » trong các dân tộc đó. Nếu không có tư tưởng cộng sản chủ nghĩa « có tính chất cổ động » và « chỉ thị của Mát-scơ-va » thì sẽ không có một hệ thống thực dân đế quốc chủ nghĩa nào tan rã.

Nhưng người duy vật chủ nghĩa thì cho rằng người duy tâm chủ nghĩa là bịa đặt... Mát-scơ-va không có một âm mưu nào. Liên-xô không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. Chế độ thực dân đế quốc chủ nghĩa dinh liền với sự thối nát. Việc cuối cùng nó phải tiêu diệt là việc tất nhiên của lịch sử. Xã hội đang phát triển theo hướng hoàn toàn tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc và chủnghĩa thực dân. Đó là kết quả của việc mâu thuẫn gay gắt bên trong của chế độ đế quốc chủ nghĩa. Nhân dân các dân tộc thuộc địa mong muốn tự do độc lập, do đó họ đồng tình với chủ trương tiêu diệt chủ nghĩa để quốc và chủ nghĩa thực dân. Tuy rằng tư tưởng cộng sản chủ nghĩa khi đã ăn sâu vào lòng người, thì có tác dụng tổ chức trong cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do của nhân dân các dân tộc, nhưng nếu bản thản chế độ xã hội chưa thối nát, cũng tức là nếu điều kiện khách quan chưa chín muồi thì không một tu tưởng nào có thể lay chuyển được nó, càng không thể nói là tiêu diệt được nó. Chế độ thực dân để quốc đã lỗi thời, nó không còn phù hợp với tinh thần của thời đại nữa; điều kiện mới đã chín muồi, do đó nhân dân các dân tộc phải tiêu diệt nó.

Trong các học thuyết về xã hội trước khi chủ nghĩa Mác ra đời, quan điểm duy tâm độc chiếm địa vị thống trị. Ngay cả học thuyết về xã hội của những nhà triết học duy vật chủ nghĩa nổi tiếng cũng không thoát khỏi điều đó.

Chúng ta lấy quan điểm xã hội của các nhà triết học duy vật đột xuất thế kỷ XVIII ở nước Pháp như Đi-dơ-rô, Hôn-bách, Hen-vê-ti-uýt và La-mét-tơ-ri làm ví dụ. Họ sống vào thời đại cách mạng của giai cấp tư sản Pháp đã chín muồi; họ kiên quyết chống chế độ phong kiến, chống sự thống trị của bọn quỷ tộc và tăng lữ.

Tôn giáo bảo vệ cho chế độ phong kiến, muốn mọi người ngoan ngoãn phục tùng chế độ phong kiến. Nó cho rằng quyền lực của quốc vương và địa vị thống trị của quý tộc và tăng lữ hình như do thượng đế » quy định. Do đó, những nhân vật đại biểu tiên tiến của giai cấp tư sản cách mạng lúc đó đã công kích tôn giáo, truyền bá thế giới quan khoa học - chủ nghĩa duy vật, Họ chống lại việc coi bản chất của giới tự nhiên không phải là vật chất mà là tinh thần. Những nhà triết học duy vật chủ nghĩa Pháp đã chế giễu một cách chua cay những việc bịa đặt của tôn giáo về thượng đế sáng tạo ra con người. Những nhà triết học duy vật Pháp nói rằng nếu con người, và thân thể con người ngủ thì "linh hồn» (ý thức) cũng ngủ... Nếu con người chết đi, thì ý thức của họ cũng ngừng hoạt động theo sự kết thúc sinh mệnh của con người.

Những nhà triết học duy vật Pháp nói một cách khẳng định rằng: quan điểm và tính cách của con người là kết quả của hoàn cảnh xã hội – chế độ nhà nước, pháp luật ảnh hưởng đến họ. Hoàn cảnh như thế nào thì con người cũng sẽ như vậy. Nếu xã hội tốt thì con người cũng sẽ tốt. Mà trong xã hội không tốt, thì người ta cũng độc ác và không có đạo đức.

Tư tưởng cho rằng quan điểm và tính cách của người ta là do hoàn cảnh xã hội quyết định, có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển của học thuyết về xã hội. Nhưng những nhà duy vật Pháp không luận chứng được một cách khoa học tư tưởng đó. Họ cho rằng bản thân hoàn cảnh xã hội, chế độ chính trị và pháp luật đều do sự tiến bộ của lý tính loài người quyết định. Do đó trở thành thuyết tuần hoàn: con người là sản vật của hoàn cảnh, mà hoàn cảnh lại là sản vật của quan điểm và lý tính của con người. Những nhà duy vật Pháp rút cục đã đi đến kết luận là: hình như ý kiến chi phối thế giới. Xét theo quan điểm đó, sự tiến bộ của trí tuệ và lý tính loài người là động lực phát triển của xã hội. Mà quan điểm đó hoàn toàn là chủ nghĩa duy tâm. Nếu «ý kiến chi phối thế giới », thì những người đề xuất ra những ý kiến đó, tức là nhân vật vĩ đại, cũng chi phối số phận loài người. Người sáng tạo ra lịch sử không phải là nhân dân, mà là nhân vật cá biệt.

Như vậy, tuy những nhà triết học Pháp thế kỷ XVII đỏ, về mặt giải thích giới tự nhiên, thì là những người duy vật triệt để nhất lúc bấy giờ. Nhưng họ không thể mở rộng chủ nghĩa duy vật vào việc giải thích xã hội. Về mặt này, họ vẫn còn đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy tâm. Quan điểm về xã hội của tất cả những nhà triết học và sử học khác trước Mác, đều là duy tâm chủ nghĩa. Nhưng điều đó không phủ nhận là trong học thuyết về xã hội trước Mác, đối với một số vấn đề, đã có những nguyên lý và dự đoán khoa học, chính xác cả biệt. Về những nguyên lý đó, trước hết là tư tưởng của các nhà duy vật Pháp cho rằng hoàn cảnh xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành quan điểm và tính cách của con người. Trong những nguyên lý đó, lúc bấy giờ còn có tư tưởng về đấu tranh giai cấp, và tác dụng của đấu tranh giai cấp trở thành động lực xã hội (tất nhiều những tư tưởng đó còn hết sức sơ bộ). Trong các tác phẩm của các nhà sử học của giai cấp tư sản Pháp nửa đầu thế kỷ XVH như Mi-nhê Ghi-do và Chi-e v.v. đã bao hàm những tư tưởng đó.

Nhưng, những nhà sử học của giai cấp tư sản Pháp đó không thể giải thích một cách chính xác nguồn gốc và bản chất của giai cấp và đấu tranh giai cấp. Họ không vạch ra được cơ sở kinh tế của xã hội phân chia giai cấp và mâu thuẫn giai cấp. Những nhà sử học đó coi sự ra đời của giai cấp chỉ là kết quả của bạo lực và chinh phục. Họ không hiểu cơ sở của sự hình thành giai cấp là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Những nhà sử học Pháp đó cho rằng đấu tranh giai cấp trước đây (khi giai cấp tư sản chống bọn quý tộc) là hợp quy luật; nhưng trong xã hội tư bản chủ nghĩa, đấu tranh giai cấp (đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản) là phản lại quy luật.

Những nhà học giả vĩ đại nước Nga, những nhà dân chủ cách mạng như Héc-den, Bi-ê-lin-ski, Séc-nu-sép- ski và Đơ-bơ-ra-liu bốp đã đi tới gần nhất quan điểm lịch sử khoa học. Những nhà tư tưởng đỏ đã hiểu rằng sự đối lập về lợi ích giai cấp của nông nô và địa chủ là không thể điều hòa được. Họ cho rằng chỉ có thông qua biện pháp cách mạng nông dân thì nông dân mới được giải phóng khỏi sự áp bức của bọn bóc lột.

Những nhà dân chủ cách mạng Nga đã nhận xét một cách chính xác rằng điều kiện sinh hoạt của người ta quyết định quan điểm của người ta. Trong các tác phẩm của mình, họ đã vạch ra một cách rõ ràng tinh giai cấp của văn học, nghệ thuật và triết học.

Nhưng quan điểm của họ về đời sống xã hội, vẫn là duy tâm chủ nghĩa. Bởi vì họ cho rằng sự phát triển của xã hội rút cục là do sự phát triển của giáo dục và tri thức quyết định. Theo sự giải thích của họ thì lý tính, khoa học, giáo dục hình như là động lực chủ yếu của sự phát triển lịch sử.

Do đó, ta thấy rằng, trước khi chủ nghĩa Mác ra đời, chưa có quan điểm lịch sử duy vật, khoa học. Tại sao lại như vậy?

Trước Mác, người nghiên cứu lý luận xã hội, chủ yếu là những nhân vật đại biểu của giai cấp hữu sản. Tinh chất hạn chế về giai cấp của họ làm cho họ không thể phát hiện được quan điểm lịch sử duy vật, khoa học. Vấn đề là ở chỗ: mỗi giai cấp hữu sản (chủ nô, chúa phong kiến, nhà tư bản) đều cố sức giành địa vị thống trị, và sau khi đã giành được địa vị thống trị, lại cố sức dùng mọi thủ đoạn để duy trì mãi mãi địa vị của chúng.

Thế kỷ XVII – XVIII, giai cấp tư sản nổi lên đánh đổ sự thống trị của chúa phong kiến (quý tộc, địa chủ).

Sau khi giành được chính quyền, giai cấp tư sản dùng trăm phương ngàn kể hết sức muốn duy trì vĩnh viễn địa vị thống trị của nó. Nhưng lợi ích của giai cấp tư sản và tiến trình phát triển tiến lên của xã hội tuyệt đối không thể phù hợp với nhau. Chúng ta cần phải thấy rằng sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện làm cho chủ nghĩa tư bản tất nhiên phải chuyển sang chế độ mới tức là chế độ xã hội chủ nghĩa.

Chúng ta cũng phải thấy tính chất phức tạp của đời sống xã hội và tính đặc thù của tính quy luật của đời sống xã hội. Điều đó cũng làm cho chủ nghĩa duy vật trước Mác không thể giải thích một cách đúng đắn tính quy luật của đời sống xã hội. Chỉ sau khi Mác đã xây dựng triết học duy vật chủ nghĩa mới và vận dụng nó để giải thích những hiện tượng về đời sống xã hội thì mới có khả năng phát hiện ra quan điểm lịch sử duy vật chủ nghĩa (tức là chủ nghĩa duy vật lịch sử).

Bản thân khả năng ra đời của triết học mác-xít và việc phát hiện ra chủ nghĩa duy vật lịch sử, là do hàng loạt tiền đề về kinh tế xã hội, giai cấp và khoa học quyết định,

Chỉ khi nào quá trình phát triển của xã hội đã đề ra nhiệm vụ mới, đã xuất hiện những nhu cầu mới thì quan điểm xã hội và học thuyết mới mới ra đời. Triết học của chủ nghĩa Mác (chủ nghĩa duy vật lịch sử là một bộ phận hợp thành của triết học mác-xít) ra đời vào năm 40 thế kỷ XIX. Lúc đó, các nước chủ yếu ở Tây Âu đã xác lập xong chế độ tư bản chủ nghĩa; mâu thuẫn bên trong của chế độ tư bản chủ nghĩa bắt đầu ngày càng biểu hiện rõ. Đấu tranh giai cấp giữa giai cấp công nhận và giai cấp tư sản đã lên tới mức độ đặc biệt gay gắt.

Cuộc đấu tranh của công nhân lúc đầu có tính chất tự phát. Lúc đó, nhiều công nhân cho rằng nguyên nhân nghèo khổ của người lao động là do sự phát triển của kỹ thuật. Đầu tiên, những người công nhân chỉ đứng dậy một cách lẻ tẻ chống lại nhà tư bản cá biệt, phá hoại máy móc và công xưởng. Sự phát động của công nhân dần dần trở thành có tổ chức hơn, và dùng những hình thức bãi công và khởi nghĩa. Năm 1839 ở xứ U-a-li-xơ (Wales) nước Anh, đã nổ ra cuộc khởi nghĩa đại quy mô của công nhân. Năm 1842 đã nổ ra cuộc tổng bãi công ở Man-sét-stơ. Từ giữa năm 1830 đến cuối năm 1840, công nhân Anh đã mở ra phong trào cách mạng có tính chất quần chúng, yêu cầu tiến hành cải cách dân chủ; phong trào đó gọi là phong trào hiến chương. Năm 1831 và 1834, hai lần khởi nghĩa của công nhân dệt ở Ly-ông (Pháp) đã có ý nghĩa rất lớn. Năm 1844, công nhân dệt ở Si-lê-di (Đức) cũng đã khởi nghĩa.

Tuy rằng cuộc đấu tranh của công nhân chống bọn tư bản có tính chất quần chúng, nhưng phong trào cách mạng lúc đó chưa có kế hoạch. Nó chưa có mục đích rõ ràng đúng đắn và không có căn cứ khoa học. Chủ nghĩa Mác đã luận chứng một cách khoa học sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, vạch ra cho phong trào công nhân mục tiêu rõ ràng, đúng đắn.

Mác và Ăng-ghen đã lập ra thế giới quan của giai cấp công nhân tức là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Hình thức mới, cao nhất của triết học duy vật đã ra đời trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của phong trào cách mạng của giai cấp vô sản và tiếp thu có phê phán những thành tựu của khoa học và triết học quá khứ.

Học thuyết của chủ nghĩa Mác liên hệ chặt chẽ với phong trào cách mạng của giai cấp vô sản, điều đó không phải là ngẫu nhiên. Giai cấp công nhân là giai cấp cách mạng nhất. Địa vị và lợi ích của nó hoàn toàn nhất trí với tiến trình khách quan của sự phát triển lịch sử xã hội tức là của tiến trình chủ nghĩa cộng sản thay thế chủ nghĩa tư bản: điều kiện của giai cấp vô sản, trong xã hội tư bản chủ nghĩa, không thể không thúc đẩy họ tiến lên, làm cho họ đấu tranh để thoát khỏi hiện tượng người bóc lột người. Đấu tranh giai cấp tất nhiên sẽ làm cho công nhân giác ngộ rằng: ngoài chủ nghĩa xã hội, họ không có một con đường thoát nào khác. Chủ nghĩa Mác và triết học mác-xít là sự phản ánh khoa học của giai cấp công nhân giác ngộ về lợi ích căn bản của mình và mục tiêu đấu tranh của mình.

 


 MỤC 3
 MỤC 1

 

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt