Khi Phoi-ơ-bắc là nhà duy vật thì ông không bao giờ đề cập đến lịch sử; còn khi ông xem xét đến lịch sử thì ông không phải là nhà duy vật. Ở Phoi-ơ-bắc, lịch sử và chủ nghĩa duy vật hoàn toàn tách rời nhau
Còn nhiệm vụ của chúng ta là phải bóc trần cái thế giới cũ và làm một công tác tích cực để hình thành một thế giới mới. Tiến trình các sự kiện càng dành nhiều thời gian bao nhiêu cho nhân loại biết tư duy để ý thức được tình trạng của mình, và cho nhân loại đang đau khổ để đoàn kết nhau lại, - thì thành quả đang chín muồi trong lòng hiện tại sẽ còn ngon ngọt hơn bấy nhiêu.
Đối với con người không có gì hấp dẫn hơn tự do cho lương tâm nhưng cũng không có gì khổ ái hơn. Thế mà thay cho những nguyên tắc nền tảng vững chắc để làm cho lương tâm con người mãi mãi yên ổn, Chúa lại chọn tất cả những gì là phi thường, bí ẩn và vu vơ, tất cả những cái không vừa sức con người,
Những năm 1842 – 1843 là giai đoạn thứ hai của sự hình thành những quan niệm triết học của Mác. Đó là thời kỳ Mác viết những bài báo cho Báo Rê-ma-ni và viết bản thảo chưa hoàn thành nhan đề là Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hê-ghen và những bài khác nữa.
trong lịch sử triết lý, đã có những triết gia đơn độc, không hãn hữu, không thuộc vào một tín ngưỡng hay tổ chức nào cả. Họ đã can đảm một mình trước mặt Thiên chúa thực hiện nguyên tắc triết lý là biết chết!
Văn bản đã có ý nghĩa là những mối quan hệ bên trong, cấu trúc của nó; chỉ bây giờ nó mới có nghĩa, và sự thực hiện nghĩa này có trong lời nói riêng của chủ thể đọc. Thông qua ý nghĩa, văn bản chỉ có trước chiều kích ký hiệu học, và giờ đây thông qua nghĩa của nó, văn bản có được sự mở mang ngữ nghĩa.
Chúng ta có thể như là những người đọc trước sự bấp bênh của văn bản, có thể ứng xử với văn bản như là cái không thế giới, không tác giả; và nếu làm như vậy là chúng ta giải thích văn bản theo các mối quan hệ bên trong của nó, tức là theo cấu trúc văn bản.
Đặc biệt hãy nhớ rằng bạn không có quyền phán xét ai cả. Bởi vì trên trái đất này, không thể xét xử kẻ phạm tội trước khi chính quan tòa nhận thức được rằng bản thân mình cũng là kẻ phạm tội hệt như kẻ đang đứng trước mình, mà có lẽ còn có lỗi hơn ai hết về tội của kẻ đó. Khi nào hiểu được điều đó thì mới có thể làm người xét xử.
Chúng ta có cần bỏ qua mối liên hệ của sự hiểu đối với sự diễn giải? Có cần phải để cho sự diễn giải các tượng đài kỷ niệm bằng văn bản như là sự hiểu các ký hiệu bên ngoài của đời sống nội tâm nào đó; nói chính xác hơn, chúng ta phải quan niệm đó là những trường hợp riêng của sự hiểu đời sống nội tâm?
Chúng ta gọi tất cả mọi diễn ngôn được ghi lại là văn bản. Trong ý nghĩa của sự định nghĩa này thì sự ghi lại bằng chữ viết tạo nên văn bản. Nhưng sự viết ghi lại cái gì? Chúng tôi đã nói là tất cả mọi diễn ngôn. Vậy chúng ta có thể nói được rằng cần thể hiện diễn ngôn về mặt thể chất trước hay về mặt ý nghĩ? Rằng tất cả mọi sự viết, chí ít ở dạng tiềm năng, trước hết là lời nói?
Tôi muốn nói rằng, từ định nghĩa, hiện hữu không phải là tất yếu. Hiện hữu là hiện thể ra đó, chỉ vậy thôi; những vật thể xuất hiện, để cho ta gặp gỡ chúng, nhưng chẳng bao giờ ta có thể suy diễn, diễn dịch chúng được.
Tôi thấy mình có lỗi, vì đã hiện hữu, nên cần một chiến lược để thoát khỏi cảm giác tội lội ấy. Phải đi từ "khổ dâm" sang "bạo dâm", từ nạn nhân sang thủ phạm! Nghĩa là, trở thành nguyên nhân của chính mình!
Cách đọc “giải cấu trúc” phản đối việc thiết lập những hệ thống dựa trên “sự hiện diện thuần túy” nào đó, đè nén sự khác biệt, sự liên đới và sự tương thông.“Để cho tương lai có tương lai” (“de laisser de l’avenir à l’avenir”), là tín niệm về một tương lai để mởcủa Derrida trong một cuộc phỏng vấn gần cuối đời. Điều này cũng đúng trong việc đọc, nhất là đọc Derrida: tác phẩm mời gọi và thách thức việc đọc, đọc lại, suy tưởng và khám phá đến vô tận.
Bài “Chúng ta đang từ bỏ thứ chủ nghĩa Marx nào?” của TS Triết học, GS Zotov V.D. sau khi được công bố đã gây ra khá nhiều tranh cãi. Dựa trên các ý kiến khác nhau xung quanh bài viết, Tổ Bộ môn Khoa học chính trị Đại học Nga Tình hữu nghị giữa các dân tộc RUDN (Nga) đã tổ chức mọt “Hội nghị bàn tròn” về những vấn đề đặt ra trong bài viết trên.
Bài trí cũ, mười hai giờ sau. Các đèn đều sáng, các cửa sổ mở. Trong đêm, một tiếng gào ngày càng lớn bên ngoài. THANH NIÊN DA ĐEN xuất hiện ở cửa sổ, cưỡi lên bậu cửa sổ, và nhảy vào căn phòng trống. Anh băng qua giữa sân khấu. Chuông reo. Anh trốn sau rèm. LIZZIE từ buồng tắm ra, tới cửa thông ra đường, và mở nó ra.
Vốn là một người nghiên cứu chủ nghĩa Marx lâu năm ở phương Tây, tác giả khẳng định rằng: sự giải phóng con người là một khái niệm cơ bản trong chủ nghĩa Marx, và về mặt tư tưởng, là nguồn động viên, là mục tiêu đầy sức thuyết phục cho những phong trào cách mạng kể từ trên một thế kỷ nay, trước hết là các phong trào công nhân.