Unit 02
WHAT IS PHILOSOPHY? TRIẾT HỌC LÀ GÌ?
I. READING TEXT |
|
I. ĐỌC VĂN BẢN
|
EPISTEMOLOGY |
|
NHẬN THỨC LUẬN
|
Epistemology is concerned with the nature and scope of knowledge, such as the relationships between truth, belief, and theories of justification.
|
|
Nhận thức luận bàn về bản tính và phạm vi của nhận thức, như các quan hệ giữa chân lý, lòng tin và các lý thuyết về biện minh.
|
Skepticism is the position which questions the possibility of completely justifying any truth. The regress argument, a fundamental problem in epistemology, occurs when, in order to completely prove any statement P, its justification itself needs to be supported by another justification. This chain can do three possible options, all of which are unsatisfactory according to the Münchhausen Trilemma. One option is infinitism, where this chain of justification can go on forever. Another option is foundationalism, where the chain of justifications eventually relies on basic beliefs or axioms that are left unproven. The last option, such as in coherentism, is making the chain circular so that a statement is included in its own chain of justification.
|
|
Thuyết hoài nghi là lập trường truy vấn khả thể của việc biện minh đầy đủ bất cứ chân lý nào. Luận cứ quy thoái, một vấn đề nền tảng trong nhận thức luận, diễn ra khi, để chứng minh đầy đủ bất cứ phán đoán P nào, bản thân sự biện minh của nó cần được nâng đỡ bằng một biện minh khác. Chuỗi này có thể thực hiện ba sự lựa chọn có thể có, mà theo thế tam nan Münchhausen thì cả ba lựa chọn này đều không thỏa mãn. Lựa chọn thứ nhất là vô tận luận: chuỗi biện minh này có thể đi đến vô cùng tận. Lựa chọn thứ hai là duy căn luận: chuỗi biện minh rốt cuộc phải lấy những lòng tin cơ bản hay những tiên đề không thể chứng minh làm căn cứ. Lựa chọn cuối cùng, như ở cố kết luận, là tạo ra chuỗi vòng luẩn quẩn sao cho một phát biểu được bao gồm trong chuỗi biện minh của chính nó.
|
Rationalism is the emphasis on reasoning as a source of knowledge. Empiricism is the emphasis on observational evidence via sensory experience over other evidence as the source of knowledge. Rationalism claims that every possible object of knowledge can be deduced from coherent premises without observation. Empiricism claims that at least some knowledge is only a matter of observation. For this, Empiricism often cites the concept of tabula rasa, where individuals are not born with mental content and that knowledge builds from experience or perception. Epistemological solipsism is the idea that the existence of the world outside the mind is an unresolvable question.
|
|
Thuyết duy lý là sự nhấn mạnh đến lập luận như là một nguồn suối của nhận thức. Thuyết duy nghiệm là sự nhấn mạnh đến bằng chứng quan sát qua kinh nghiệm của giác quan hơn so với bằng chứng khác như là nguồn suối của nhận thức. Thuyết duy lý yêu sách rằng mọi đối tượng khả hữu của nhận thức có thể được rút ra từ những tiền đề mạch lạc, không cần đến sự quan sát. Thuyết duy nghiệm yêu sách rằng ít ra một nhận thức nào đó chỉ là một vấn đề quan sát. Đối với yêu sách này, thuyết duy nghiệm thường dẫn ra khái niệm tabula rasa: con người ta được sinh ra thì trong đầu chưa có nội dung nào cả, và nhận thức hình thành từ kinh nghiệm hay tri giác. Thuyết duy ngã nhận thức luận là ý niệm cho rằng sự tồn tại của thế giới ở bên ngoài tinh thần là một vấn đề không thể giải quyết.
|
Parmenides (fl. 500 BC) argued that it is impossible to doubt that thinking actually occurs. But thinking must have an object, therefore something beyond thinking really exists. Parmenides deduced that what really exists must have certain properties—for example, that it cannot come into existence or cease to exist, that it is a coherent whole, that it remains the same eternally (in fact, exists altogether outside time). This is known as the third man argument. Plato (427–347 BC) combined rationalism with a form of realism. The philosopher's work is to consider being, and the essence (ousia) of things. But the characteristic of essences is that they are universal. The nature of a man, a triangle, a tree, applies to all men, all triangles, all trees. Plato argued that these essences are mind-independent "forms", that humans (but particularly philosophers) can come to know by reason, and by ignoring the distractions of sense-perception.
|
|
Parmenides (khoảng 500 TCN) cho rằng điều không thể nghi ngờ là tư duy đang thực sự diễn ra. Nhưng tư duy phải có một đối tượng, do đó cái gì đó vượt khỏi tư duy đang tồn tại thực. Parmenides suy ra rằng cái tồn tại thực phải có những thuộc tính nhất định – chẳng hạn: nó không thể xuất hiện hay mất đi, nó là một cái toàn bộ cố kết, nó vĩnh viễn vẫn là như vậy (quả vậy, nó hoàn toàn nằm ở bên ngoài thời gian). Điều này được ta biết đến với tên gọi luận cứ đệ tam nhân. Platon (427-347 TCN) kết hợp thuyết duy lý với một hình thức của thuyết duy thực. Công việc của triết gia là phải xem xét cái tồn tại và bản chất (ousia) của các sự vật. Nhưng các bản chất có đặc trưng: chúng là phổ quát. Bản tính của một người, một hình tam giác, một cái cây, áp dụng cho mọi người, mọi hình tam giác, mọi cái cây. Platon cho rằng các bản chất này là “các mô thức” độc lập với tinh thần, rằng con người (nhất là các triết gia) có thể đi đến chỗ biết [các mô thức ấy] bằng lý tính và bằng cách bỏ qua những phiền lụy của tri giác cảm tính.
|
Modern rationalism begins with Descartes. Reflection on the nature of perceptual experience, as well as scientific discoveries in physiology and optics, led Descartes (and also Locke) to the view that we are directly aware of ideas, rather than objects. This view gave rise to three questions:
|
|
Thuyết duy lý hiện đại bắt đầu với Descartes. Khi suy ngẫm về bản tính của kinh nghiệm của tri giác, cũng như những phát hiện của khoa học trong sinh lý học và quang học, Descartes (cũng như Locke) đi đến chỗ quan niệm rằng ta ý thức trực tiếp về các ý niệm, chứ không phải các đồ vật. Quan niệm này làm nảy sinh ba vấn đề:
|
(1). Is an idea a true copy of the real thing that it represents? Sensation is not a direct interaction between bodily objects and our sense, but is a physiological process involving representation (for example, an image on the retina). Locke thought that a "secondary quality" such as a sensation of green could in no way resemble the arrangement of particles in matter that go to produce this sensation, although he thought that "primary qualities" such as shape, size, number, were really in objects.
|
|
(1). Một ý niệm có phải là bản sao đúng thật của cái thực tồn mà nó trình bày? Cảm giác không phải là sự tương tác trực tiếp giữa các đối tượng hữu hình và giác quan của ta, mà là một quá trình sinh lý học có bao hàm biểu tượng (chẳng hạn, một hình ảnh trên võng mạc). Locke cho rằng một “tính chất hạng hai” như cảm giác về màu xanh lá cây có thể không hề giống với sự sắp xếp của các phân tử trong vật chất vốn là cái đi đến chỗ tạo ra cảm giác này, cho dù ông nghĩ rằng “các tính chất hạng một” như hình dạng, kích thước, con số đều thực sự ở nơi các đồ vật.
|
(2). How can physical objects such as chairs and tables, or even physiological processes in the brain, give rise to mental items such as ideas? This is part of what became known as the mind-body problem.
|
|
(2). Làm thế nào các vật thể vật lý như bàn, ghế hay thậm chí các quá trình sinh lý học trong bộ não, tạo ra các đơn vị tinh thần như các ý niệm được? Đây là một phần của cái mà ta gọi là vấn đề tinh thần-thể xác.
|
(3). If all the contents of awareness are ideas, how can we know that anything exists apart from ideas?
|
|
(3). Nếu mọi nội dung của ý thức đều là các ý niệm, làm thế nào ta có thể biết được cái gì đó tồn tại tách biệt với các ý niệm?
|
Descartes tried to address the last problem by reason. He began, echoing Parmenides, with a principle that he thought could not coherently be denied: I think, therefore I am (Cogito erfo sum). From this principle, Descartes went on to construct a complete system of knowledge (which involves proving the existence of God, using a version of the ontological argument). His view that reason alone could yield substantial truths about reality strongly influenced those philosophers usually considered modern rationalists (such as Baruch Spinoza, Gottfried Leibniz, and Christian Wolff), while provoking criticism from other philosophers who have retrospectively come to be grouped together as empiricists.
(continued) |
|
Descartes cố gắng bàn luận vấn đề thứ ba bằng lý tính. Ông bắt đầu, mang hơi hướng Parmenides, với nguyên lý mà ông nghĩ là không thể bị bác bỏ một cách mạch lạc: Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại (Cogito ergo sum). Từ nguyên lý này, Descartes đã đi đến chỗ xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh về nhận thức (gồm cả việc chứng minh sự hiện hữu của Thượng đế, bằng cách sử dụng một phiên bản của luận cứ bản thể học). Quan niệm chỉ có lý tính mới có thể mang lại những chân lý trọng yếu về thực tại ở nơi ông đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các triết gia thường được coi là các nhà duy lý hiện đại (như Baruch Spinoza, Gottfried Leibniz, và Christian Wolff), trong khi đó lại gây ra sự phê phán từ các triết gia khác, những người mà ngày nay ta tập hợp lại gọi là các nhà duy nghiệm.
(còn tiếp) |
|
|
|
II. EXPLAINING ESSENTIAL TERMS
|
|
II. GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ CƠ BẢN
|
The Münchhausen trilemma (after Baron Münchhausen, who allegedly pulled himself and the horse on which he was sitting out of a swamp by his own hair), also called Agrippa's trilemma (after Agrippa the Skeptic), is a philosophical term coined to stress the purported impossibility to prove any truth even in the fields of logic and mathematics.
|
|
Thế tam nan Münchhausen (gọi theo tên của Bá tước Münchhausen, theo truyền thuyết, là người cầm tóc kéo mình và ngựa ra khỏi bãi lầy), còn được gọi là thế tam nan Agrippa (gọi theo tên của triết gia phái hoài nghi là Agrippa), là một thuật ngữ triết học được đề ra để nhấn mạnh cái được gọi là tính bất khả trong việc chứng minh bất cứ chân lý nào ngay cả trong lĩnh vực lôgíc học và toán học.
|
Belief is the psychological state in which an individual holds a proposition or premise to be true.
|
|
Lòng tin là trạng thái tâm lý trong đó một cá nhân cho một mệnh đề hay tiền đề nào đó là đúng.
|
The third man argument (commonly referred to as TMA), first offered by Plato in his dialogue Parmenides, is a philosophical criticism of Plato's own theory of Forms. This argument was furthered by Aristotle who used the example of a man (hence the name of the argument) to explain this objection to Plato's theory; he posits that if a man is a man because he partakes in the form of man, then a third form would be required to explain how man and the form of man are both man, and so on, so on, ad infinitum.
|
|
Luận cứ đệ tam nhân (thường gọi tắt là TMA), được đưa ra đầu tiên bởi Platon trong đối thoại Parmenides, là một sự phê phán triết học về lý thuyết các Mô thức của chính Platon. Luận chứng này được Aristoteles, người đã lấy một con người làm ví dụ (do đó luận cứ mới có cái tên này) để giải thích cho lối bác bỏ lý thuyết của Platon nói trên, cải tiến thêm; ông nêu thành định đề rằng nếu một người là một người vì anh ta thông dự vào mô thức con người, thì ắt ta sẽ phải cần đến mô thức thứ ba để giải thích làm thế nào con người và mô thức con người đều là người được, và vân vân, cứ thế đến vô tận.
|
ĐINH HỒNG PHÚC soạn dịch
Bản tiếng Anh được chọn lọc và sử dụng lại từ trang mạng http://en.wikipedia.org.
Ý KIẾN BẠN ĐỌC