Logic học | Tư duy phản biện

Bản tính của chân lý

 

Thiên thứ hai

VẤN ĐỀ PHÁN ĐOÁN

 

CHƯƠNG MỘT

BN TÍNH CA CHÂN LÝ

 


Ave Jesu Maria Joseph (1998). Lun lý hc cht liu (Logica Materialis). Khóa bản triết học kinh viện, tr. 29-55.


 

Muốn biết rõ thế nào là chân lý, ta sẽ xét xem trí khôn có thái độ nào đối với chân lý, và đạt được chân lý bằng những hành vi nào.

I.- THÁI Đ TRÍ KHÔN VI CHÂN LÝ

7. KHÁI NIỆM VỀ CHÂN LÝ

Chân lý (veritas), có nghĩa là trí khôn hòa hợp với sự vật, sự vật thế nào thì trí khôn hiểu nhưvậy (conformitas inter intellectum et rem). Có ba thứ chân lý:

a) Chân lý nhận thức, cũng gọi là chân lý mô thể, hay chân lý luận lý (veritas cognitionis, formalis, logica).

Chân lý lun lý là sự trí khôn hòa hợp, quân bình với sự vật được nó nhận thức, sao cho sựnhận thức ấy xác thực, nghĩa là nó phù hợp với đối tượng của nó: nhận cái có là có, cái không có là không có. Trái lại, nhận thức sẽ hư ngụy, nếu nhận cái không có là có, cái có lại bảo là không.

b) Chân lý sự vật hay chân lý siêu nghiệm (veritas rei vel transcendentalis).

Chân lý s vt là chính hữu thể theo như nó tương quan với trí khôn, tức sự vật hòa hợp với trí khôn nó hiểu. Nếu nhận thức là thật vì hòa hợp với sự vật, thì sự vật cũng là thật vì nó hòa hợp với trí khôn sinh ra nhận thức. Mà mọi sự vật tự nhiên đều bởi trí khôn Thiên Chúa mà ra. Còn sựvật nhân tạo thì tùy ở trí khôn thụ tạo làm nên nó, vì ý tưởng của con người ảnh hưởng đến hữu thểnó làm ra, chẳng hạn mô hình ngôi nhà là nguyên nhân để chuyển thành ngôi nhà. Do đó, ta nói mọi sự vật thiên nhiên là thật vì nó hòa hợp với trí khôn Thiên Chúa, sự vật nhân tạo là thật vì nó hòa hợp với trí khôn người làm ra nó.

c) Chân lý ngôn từ hay chân lý luận lý (veritas locutionis vel moralis).

Chân lý lun lý là lời nói hay ngoại hiệu phù hợp với ý niệm bên trong của trí khôn. Ta nói một lời nói là thật khi nó hợp với ý nghĩ của tâm tư. Chân lý luận lý được gọi bằng một danh từkhác thuận hợp hơn, là chân thành, thành thực (veracitas).Có một liên quan sâu xa liên kết ba loại chân lý trên. Chân lý luận lý phù hợp lời nói với ý niệm trong tâm hồn, chân lý trong ý niệm lại phù hợp với sự vật bên ngoài, và chân lý sự vật phù hợp với thần ý. Do đó, chân lý sự vật bởi thần ý mà ra, chân lý ý niệm hay chân lý luận lý bởi sự vật thật sự mà có, và chân lý luân lý phát sinh bởi chân lý luận lý.

Cả ba thứ chân lý ấy đều có một nét chung là quân bình, hòa hợp với một định luật, một nguyên lý, một nguyên nhân nào đó: chân lý nhận thức có định luật và nguyên lý là sự vật. Chân lý sự vật có định luật, có nguyên lý là trí khôn Thiên Chúa hay trí khôn con người. Chân lý luân lý thì có tâm tư con người làm định luật, làm nguyên lý. Trí khôn Thiên Chúa chi phối và làm nên sự vật, chính sự vật chi phối và làm nên nhận thức. Cái nhận thức thật thì chi phối và làm nên ngôn từ thật.

8. BỐN TRẠNG THÁI CỦA TRÍ KHÔN ĐỐI VỚI CHÂN LÝ

Đối với chân lý, trí khôn hoặc hoàn toàn ở tiềm thể, không nhận thức được đối tượng, lúc đó gọi là vô trí, dốt (ignorantia), hoặc hoàn toàn liên kết với đối tượng, không sợ một sai lầm nào, gọi là xác thực (certitudo), hoặc ở trạng thái bất toàn. Trạng thái bất toàn này có ba bậc: khi so sánh hai ý niệm, trí khôn vẫn lưỡng lự, không ngả hẳn phía nào, gọi là hoài nghi (dubium), ngả về một phía, nhưng lý do quá nhẹ chưa chấp nhận hẳn, gọi là ngờ vực (suspicio). Sau cùng đã chấp nhận nhưng còn sợ sai lầm, đó là ý kiến (opinio).

Như vậy ngờ vực như là trung gian giữa hoài nghi và ý kiến. Trí khôn chưa chấp nhận, nhưng cũng không trung lập đối với hai phía, mà là đã ngả về một phía hơn. Tuy vậy, xem ra bản chất ngờvực không phải là một hành vi tách biệt với ý kiến và hoài nghi. Vì trí khôn hoặc chấp nhận hoặc không chấp nhận, mặc dầu có lẽ nghiêng về chấp nhận.

Nếu chấp nhận thì đó là ý kiến, nếu không chấp nhận thì là hoài nghi. Vậy ngờ vực là hoài nghi, nhưng thuộc riêng lý trí hoàn toàn, vì là hoài nghi hướng về ý kiến, song chưa qui hẳn về. Đôi khi ngờ vực cũng có nghĩa khuynh hướng về một phần thôi vì có một lý do nhẹ thúc đẩy, lúc đó nó hướng về ý kiến giống như cái bất toàn hướng về cái hoàn toàn: nó là một thứ võng đoán (judicium temerarium).

Đối với chân lý, như vậy, trí khôn có bốn trạng thái là: vô tri (dốt) - hoài nghi - ý kiến - và xác thực.

Ta sẽ xét riêng từng trạng thái ấy.

A. VÔ TRI: IGNORANTIA

9. ĐỊNH NGHĨA VÔ TRỊ

Triết học định nghĩa vô tri là:

S thiếu nhn thc nơi mt ch th có kh năng nhn thc: carentia cognitionis in subjecto cognitionis capaci".

Nghĩa là khi một người nào đó có thể nhận thức được, mà không nhận thức. Sự thiếu ấy có thểhoặc chỉ do không nhận thức, gọi là nescientia, không biết, hoặc cả do khiếm khuyết kiến thức, đây là vô tri, ignorantia đúng nghĩa.

Không biết gồm cả sự phủ nhận kiến thức một cách đơn giản, còn vô tri gồm sự khiếm khuyết kiến thức. Một người sinh ra đã có khả năng nhận thức được, hoặc theo sức tự nhiên có khả năng nhận thức được, mà lại thiếu nhận thức ấy, ta gọi họ là người dốt.

Dốt thực sự trương quan với trí khôn. Nó là thiếu kiến thức, hay thiếu nhận thức hoàn hảo. Mà kiến thức và nhận thức hoàn hảo là của trí khôn, chứ không phải của cơ năng giác cảm. Vậy cái dốt theo nghĩa đen không tương quan với giác cảm, nhưng với trí khôn. 

10. NGUYÊN NHÂN CỦA CÁI ĐỐT

Dốt có hai nguyên nhân: tự nhiên và tự ý.

1. Nguyên nhân t nhiên (causa naturalis) của cái dốt hoặc là thiếu nơi sự vật, hoặc là thiếu nơi trí khôn tả.

a) Thiếu nơi s vt thì hoặc vì đối tượng mờ tối, quá xa trí khôn ta, hoặc vì nó quá sáng rõ làm lóa trí khôn ta, vì đối với những sự vật có thể hiểu rất rõ ràng thì trí khôn ta cũng bị lóa như là mắt con cú bị lóa trước ánh nắng.

b) Thiếu nơi trí khôn ta: trí khôn thì có giới hạn và thường yếu kém. Thoạt đầu nó như một tấm bảng chưa với gì lên, rồi do học hành, nó được khai hoá, nhận thức được những gì có thể cảm thấy, nhờ cảm giác mới nhận ra được. Sự ngu si (stupor), sự ngây dại (hebetudo) là cái dốt do nguyên nhân tự nhiên mà phát sinh.

“Kẻ ngu si sợ không dám xét gì hiện tại, không dám tìm tòi tương lai ... Ngu si là một chướng ngại cho suy tư triết học. Còn ngây dại thì đối nghịch với sắc sảo, trí khôn không đủ để hiểu những điều sâu xa” (thánh Tôma).

2. Nguyên nhân t ý (causa voluntaria) là không muốn biết vì trí khôn quá bận bịu. Việc áp dụng các cơ năng khác vào một hành vi thì tùy ở ý chí - nhưng ý chí có thể làm ngăn trở trí khôn không cho nhận thức chân lý. Hoặc vì chính ý chí ghét chân lý, hoặc vì muốn tránh khó nhọc vất vả, hoặc vì đam mê ngăn lối. Do đó mới có cái dốt tự nguyện, mà Thánh vịnh 35 đã nói: “Nó không muốn hiểu biết để hành động cho đúng”.

Do ảnh hưởng của ý chí mà trí khôn bị phân lãng và bận bịu, quá chú ý đến những gì ý chí thích, mà bỏ quên hay chối bỏ những điều khác, hoặc lại muốn chú ý đến mọi sự, thành ra sự áp dụng để biết bị yếu kém.

11. SAI LẦM

Do cái dốt lại sinh ra sai lầm (error). Con người chỉ lầm lạc khi xét đoán sự vật khác với sựthật của nó, vì không hiểu biết nó: mà không hiểu biết sự vật tức là dốt, là vô tri. Nhưng ta đừng lẫn lộn dốt nát với sai lầm. Theo thánh Tôma:

“Sai lầm là nhận cái giả làm thật, nên lại thêm một hành vi nữa vào cái dốt. Người khác biết mà mình không biết, thì có thể là dốt thôi, chứ không phải là lầm”.

Dốt nát và sai lầm có hai dị biệt này:

1) Dốt thì trí khôn không phán đoán gì, còn lầm thì trí khôn phán đoán sai.

2) Dốt chỉ đối nghịch với chân lý một cách tiêu cực, còn lầm thì đối nghịch với chân lý cách tích cực.

Dốt có nghĩa là trí khôn không phù hợp với sự vật, và cũng không phù hợp sai với sự vật. Nhưng lầm thì rõ ràng không phù hợp một cách tích cực với sự vật. Do đó, chân lý và sai lầm được định nghĩa đối nghịch nhau là:

“Chân lý là trí khôn quân bình với sự vật. Sai lầm là trí khôn lệch lạc với sự vật".

{Bossuet viết: “Sai lầm là cái không có lại tin là có, còn dốt chỉ là không biết đến cái đó thôi” (tức là không biết cái đó có hay không)* }. 

12. NGUYÊN NHÂN CỦA SAI LẦM

Bản tính con người là lầm lạc. Cái dốt có khi là bẩm sinh, và cái lầm lại do cái dốt mà có, nên có thể nói tự nhiên con người lầm lạc, nên mới có cách ngôn: “Errare humanum est: thế nhân lầm lỗi phận thường”. Nhưng không có nguyên nhân tự nhiên nào thúc đẩy con người phán đoán lầm lạc cả. Trí khôn chỉ xúc động vì cái hiển nhiên. Nhưng cái lầm lạc không thể sinh ra được một cái hiển nhiên cần thiết. Nên tự nhiên không bao giờ trí khôn lại xúc động để phán đoán sai lầm. Vậy ta lầm lạc thì bao giờ cũng là do ảnh hưởng nào đó của ý chí gây ra.

Sai lầm có năm nguyên nhân chính sau đây:

1) Vì dốt tự ý ít nhiều, không biết những kiến thức làm nền tảng cho những kiến thức khác, như Luận lý học và Siêu hình học.

2) Con người có xu hướng mạnh mẽ phán đoán theo cảm giác và chối bỏ những gì kinh nghiệm cảm giác không nhận thấy.

3) Những tưởng tượng lừa dối. Tưởng tượng (ảo thể phantasma) thật cũng cần cho sự hiểu biết, nhưng đôi khi con người lại nhận tưởng tượng làm thực tế, khi họ theo tưởng tượng hướng dẫn và chấp nhận trò chơi của tưởng tượng như là thực tại khách quan.

4) Tính khí và đam mê của mỗi người. Con người dễ xét những gì họ thích, hợp tính khí họ, vuốt ve dục vọng của họ, là điều tốt điều hay.

5) Thành kiến (yên tri) coi trọng nhiều ý kiến thiếu nền tảng hay nền tảng sai lầm làm nguyên tắc, làm giáo điều tất nhiên.

Triết gia Bacon nói có bốn nguyên nhân gây nên sai lầm - mà ông gọi là bốn thần tượng (idolum) là:

a. Bản tính con người: do tâm cảm sinh ra dục vọng, kiêu căng v.v. do giác quan và tưởng tượng sinh ra ảo ảnh, do trí khôn sinh ra vội đoán, thiếu suy xét.

b. Bản tính và thân phận cá nhân.

c. Xã hội loài người.

d. Các lý thuyết, phương pháp, giáo điều sai lạc.

B.– HOÀI NGHI: DUBIUM

13. HOÀI NGHI

Hoài nghi là trạng thái trí khôn không phân đoán gì, mặc dầu đã thấy đối tượng, vì sợ sai lầm. Trí khôn nhìn cả hai phía đối nghịch, nhưng không chiều về bên nào, vì chưa đủ lý do. Người ta thường phân biệt hoài nghi tích cực và hoài nghi tiêu cực.

Hoài nghi tích cực (dubium positivum ) là khi hai bên cùng có lý lẽ như nhau, nên trí khôn không thể chấp thuận.

Hoài nghi tiêu cực (dubium negativum) là khi không bên nào có những lý do xác đáng được trí khôn chấp thuận.

Hoài nghi tích cực có nhận thức được những lý do thị phi, phải chăng (pro et contra), hoài nghi tiêu cực thì chẳng nhận thức được lý do nào bất cứ.

Cũng chia làm: hoài nghi cố chấp (dubium scepticum) là hoài nghi mà cứ hoài nghi mãi, và hoài nghi phương pháp (methodicum) là chấp nhận hoài nghi để có thể khám phá ra kiến thức, khoa học.

14. HOÀI NGHI VÀ PHÁN ĐOÁN

Theo mô thể thì đã hoài nghi là không có phán đoán, nhưng theo giả thiết thì, nếu hoài nghi mà có bàn bạc, thì cũng gồm có phán đoán ít là cách ngậm. Người hoài nghi mà có bàn luận thì trí khôn họ đã hoặc không có lý do nào hoặc không có đủ lý do để chấp nhận. Đó chính là phán đoán. Nên hoài nghi mà có bàn bạc thì đã phán đoán ít là cách ngậm.

Cũng thế, dầu theo mô thể, hoài nghi không chứa đúng hay sai, nhưng theo giả thiết thì cũng có đúng hay sai. Đúng, nếu thực sự thiếu những lý do chính đáng để chấp nhận. Sai, nếu trí khôn có những lý do không đủ làm cho trí khôn chấp nhận một cách khôn ngoan.

C. – Ý KIN: OPINIO

15. Ý KIẾN

Ý kiến là chấp nhận một đối tượng nào đó vì lý do có thể chấp nhận, nhưng còn sợ một đối tượng đối lập. Ý kiến phát sinh từ một nguyên lý có thể đưa ra hai kết luận: khẩn thiết không chấp nhận hay chối bỏ kết luận nào.

Thực ra trí khôn có chấp nhận một và chối bỏ một, nhưng không hoàn toàn thỏa ý, mà vẫn còn sợ nhỡ ra lại chối bỏ mất kết luận chân xác. Do đó, ý kiến cũng được gọi là do dự.

Theo thánh Tôma, ý kiến có ba yếu tố: một nguyên lý và hai kết luận mà một thì kết luận rồi và một thì còn e ngại. Thật ra, e ngại (formido) thuộc về thị dục (appetitus), nhưng xét theo nguyên nhân thì nó thuộc về trí khôn, tùy như trí khôn xui cho ý chí e ngại hay sợ hãi.

Nói theo nội khởi và mô thể, thì ý kiến có tính cách không xác thực, nhưng có thể xác thực theo ngoại khởi. Chẳng hạn nói: có thể là có luật giữ chay, thì thực ra tôi không chắc là có luật giữchạy nhưng tôi chắc là có thể có luật đó.

Cho nên phải phân biệt hai phán đoán: một là về đối tượng mà trí khôn liên kết với qua một lý do cái nhiên (probabilis), phán đoán này vẫn còn sợ sai lầm; hai là về tính cách cái nhiên, hay những lý do cái nhiên, phán đoán này có thể xác thực, vì đã rõ có những lý do đủ để sản ra tính cách cái nhiên thực sự (có thể có thực sự). Thế nên, trong trạng thái ý kiến, thì trí khôn không sợ sai lầm ngoại khởi, nhưng về chính chân lý dự đoán thì nội khởi vẫn không xác thực, và còn sợ có một ý kiến đối lập lại.

D. XÁC THC: CERTITUDO

16. ĐỊNH NGHĨA XÁC THỰC

Nói chung thì xác thực là trí khôn định hẳn về một điểm nào đó. Những lý do trí khôn nhận thấy đã thúc đẩy nó phải vững chãi và cố định chấp nhận ý kiến này mà không sợ gì ý kiến kia. Nên Triết học định nghĩa xác thực là:

 “Trí khôn xác nhn mt đi tượng có th nhn biết vì có nhng lý do gt b mi e s sai lm: Firma mentis adhaesio alicui cognoscibili propter motiva quae excludunt omnem errandi formidinem".

Xác thực có ba yếu tố này:

1) Đối tượng phải là một sự vật khẩn yếu chân thật đến nỗi không thể khác đi được, không vậy thì sự chấp nhận sự vật ấy bị lung lạc.

2) Trí khôn phải nhận thức được sự khẩn yếu ấy của đối tượng. Nếu trí khôn đã nhận rằng sựvật không thể khác đi được, thì do đó nó phải hiểu là không thể nào thiếu chân thật. Mà, nếu đã không thể nào thiết chân thật, thì trí khôn phải chấp nhận chân lý (chân thật) ấy mà không sợ phải sai lầm, và thỏa ý với chân lý ấy. Do đó:

3) Hoàn toàn gạt bỏ sai lầm là yếu tố thứ ba của xác thực.

Cả ba yếu tố trên cần phải hòa hợp nhau. Trí khôn không sợ sai lầm thôi chưa đủ, còn phải gạt bỏ e sợ từ phía đối tượng nữa. Thế nên, người nào chấp nhận sai lầm mà không e ngại hay phỏng đoán là mình còn sai lầm, thì đúng ra chưa phải là có xác thực. Sự chấp nhận của họ không có nền tảng cố định, nhưng sai lạc. Mà chấp nhận có nền tảng thay đổi được, thì tự nó có thể lay chuyển. Vậy chấp nhận sai lầm thì nguyên thường có thể thay đổi, và thực sự bị thay đổi. Vì thế, nó không dự vào lý do chấp nhận xác thực, tức chấp nhận cố định và vững chãi. Nên ta phải phân biệt xác thực khác với tín phục (persuasio). Người ta có thể vì thành kiến hay dốt nát mà tín phục một điều sai lầm, nhưng không bao giờ xác nhận về sự sai lầm ấy. Tín phục có thể thay đổi, còn xác thực thì không bao giờ thay đổi.

Mặt khác, nếu sự vật mà trí khôn chấp nhận không có thể thay đổi cũng chưa đủ, trí khôn còn phải nhận rõ là khẩn thiết không thay đổi nữa. Khi trí khôn liên kết với một đối tượng cái nhiên nào thực tế là chân thực và khẩn thiết thì sự vật không thể thay đổi được, nhưng, vì trí khôn lại không nhận ra sự khẩn thiết không thay đổi ấy, nên vẫn còn e ngại, và đó là trạng thái ý kiến, do dự.

Như vậy, ý niệm chính xác về xác thực cần được được tách biệt khỏi những ý niệm không đúng khác.

Theo Bannez, có ba cách hiểu xác thực, ông viết:

 “Xác thực hiểu theo cách thứ nhất là xác thực về chính đối tượng theo như yếu tính thực tại nó có nơi nó, hoặc tương quan với trí khôn Thiên Chúa.

Xác thực kiểu này có thể rất phù hợp với ý kiến của ta về một đối tượng nào đó, chẳng hạn: Đức Thánh Cha đã thực sự băng hà, nhưng tôi lại chỉ nghĩ là Ngài băng hà thôi. Lý do là vì xác thực của một đối tượng như vậy, trí khôn tôi không biết gì, nghĩa là theo lối này thì dầu theo Đức Thánh Cha còn sống mà tôi nghĩ là chết, thì xác thực ấy mới là theo cách phán đoán thôi.

Xác thực cách thứ hai có thể chỉ xét về phía người nhận thức, vị trí óc không có một lý do cáinhiên nào để bất cẩn chấp nhận một xác nhận hay phủ nhận nào đó. Đây là chấp nhận táo bạo, hơn là xác thực, mặc dầu là họ vẫn nói mình rất xác thực. Những người chấp nhận lầm lạc và thà chết để làm chứng cho làm lạc ấy thuộc loại này.

- Cách thứ ba là xác thực chấp nhận vì đối tượng xác thực y như ta nhận theo lý do mô thể, nhờ ánh sáng không làm thúc đẩy ta chấp nhận sự vật y như nó hiện hữu. Cách thứ ba này mới là ý niệm chính xác về xác thực. Hai lối trên chỉ là lạm dụng hay không chính xác.

17. CẤP BẬC CỦA XÁC THỰC

Xác thực được xét theo hai khía cạnh: tiêu cực, tức gạt bỏ e sợ, và tích cực, tức chấp nhận vững chãi và cố định.

Tiêu cực không thể có cấp bậc: nếu có pha một chút e sợ hết sức nhỏ mọn mà thôi, cũng không còn là xác thực nữa. Về phía này, xác thực hệ ở chỗ bất phân. Do đó, ý kiến sai lầm là ý kiến nhận rằng xác thực có thể có cấp bậc khác nhau cách cái nhiên, vì hết thảy cấp bậc theo cái nhiên hiểu cùng một trật bao giờ cũng chứa mối e ngại sai lầm.

Nhưng về phía chính sự chấp nhận thì có thể có cấp bậc. Nguyên nhận của xác thực là cái chân. Mà hiệu quả nào cũng phải xứng với nguyên nhân. Nên xác thực phải xứng với cái chân. Một điều càng chân thật bao nhiêu thì càng xác thực bấy nhiêu. Nói khác đi, nếu cái chân có cấp bậc thì xác thực cũng có cấp bậc. Mà ta thấy cái chân có cấp bậc.

Thật vậy, nếu xét theo mô thể, cái chân là trí khôn phù hợp với sự vật, thì nó không thể có cấp bậc, bởi cái chân nào cũng loại bỏ sự không phù hợp. Nhưng xét về phía lý do chân lý có nền tảng ở nó, thì cái chân có cấp bậc.

Quả thế, cái chân có nền tảng ở hữu thể sự vật, và lời nói thật thì do sự vật thật, chứ không phải do nó là lời thật. Nhưng trong hữu thể lại có cấp bậc. Nên trong cái chân cũng có cấp bậc. Thếnên, Thiên Chúa là Hữu thể - do đó là chân thật - hơn bất cứ một thụ tạo nào, nên Ngài có thể sản ra trong ta một xác thực lớn hơn bất cứ một đối tượng nào.

Mặt khác, chân lý càng tiềm mật với trí khôn, càng ăn sâu vào trí khôn thì xác thực - tức sựchấp nhận chân lý - càng vững mạnh. Mà có một số chân lý rất tiềm mật với trí khôn, chẳng hạn những chân lý hoàn toàn khẩn thiết tự nó ăn sâu vào trí khôn. Cho nên giữa các xác thực cũng có những xác thực vững mạnh hơn nhau, xác thực này vững mạnh hơn xác thực kia.

Vì thế, cấp bậc của xác thực tức xác thực vững mạnh hơn được xét theo ba điểm:

a) Do đối tượng mô yếu như nguyên nhân có thể sản ra một xác thực lớn hơn.

b) Do đối tượng mô dụng, như ánh sáng làm cho chân lý nên rõ ràng hơn và thúc đẩy trí khôn mạnh hơn.

c) Do bản tính trí khôn như có một hoàn hảo căn bản làm cho chân lý rõ ràng ăn sâu vào trí khôn hơn.

Do điểm một và điểm hai, sự chấp nhận vững mạnh hơn cách đơn thường (simpliciter) vì các hành vi được định loại theo hai điểm ay.

Do điểm ba, thì sự chấp nhận vững mạnh theo tùy phương (secundum quid).

Vì thế mà đức tin theo đơn thường vững mạnh hơn kiến thức nhân loại, bởi những đối tượng mô yếu và mô dụng của đức tin đều thúc đẩy mạnh hơn.

Khoa Siêu hình học theo đơn thường xác thực hơn khoa Vật lý, vì đối tượng của Siêu hình học cao quí hơn, trừu tượng hơn. Nhưng theo tùy phương thì Vật lý học lại xác thực hơn, vì trí khôn ta dễ hiểu nó hơn.

Cũng thế, nhân đức và thiên nhiên thì xác thực hơn nghệ thuật, vì nó tác dụng một cách vô ngộ hơn.

Đức cậy ở Chúa xác thực hơn mọi nhân đức khác, vì xem ra theo đơn thường nó xác thực hơn bởi nghe lời Chúa phán v.v.

Do điểm ba: về cùng một đối tượng mà nhiều người nhận định, thì người này có thể sẽ thấy rõ hơn người kia, vì trí khôn của họ mạnh hơn, sáng hơn nên hiểu rõ đối tượng hơn.

18. PHÂN CHIA XÁC THỰC

Xác thực được chia thành nhiều thứ như sau:

a) Xác thc ch quan và xác thc khách quan:

Xác thc khách quan (certitudo objectiva) là xác thực do đối tượng làm trí khôn định hẳn về một điểm. Được định nghĩa là:

Năng lc không th lm mà đi tượng dùng đ kéo trí khôn ta xác nhn: Vis infalibilis quam habet objectum extorquandi assensum certum".

Xác thc ch quan (certitudo subjectiva) thì do chủ thể nhận thức (tức trí khôn người nhận thức) hoặc chính sự chấp nhận vững mạnh không sợ một sai lầm nào.

Xác thực chủ quan thì theo thiết yếu. Có chấp nhận mới có xác thực, vì xác thực là cách thức của chính sự chấp nhận. Mà chấp nhận thì tại trí khôn là chủ thể nhận thức. Vy xác thc đích ththuc trí khôn.

Xác thực khách quan thì xác thực theo loại suy vì nó sản ra xác thực, như ta nói thuốc bổ vì nó là nguyên nhân sinh sự bổ sức.

Tiếng chủ quan ở đây được dùng theo một nghĩa khác đúng hơn, đó là xác thực do ý chí mà ra. Đôi khi đối tượng tự nó không định hẳn được trí khôn, chẳng hạn trong vấn đề đức tin. Do đó, ý chí can thiệp áp dụng và thúc đẩy trí khôn chấp nhận vững vàng: lúc đó xác thực là do phía chủ thể, nên gọi là xác thực chủ quan, còn xác thực từ phía trí khôn thì đúng hơn nên gọi là xác thực mô thể(formalis) nên ta có thể phân biệt ba thứ xác thực là: Xác thc mô th  trong chính hành vi trí khôn chp nhn vng chc. Xác thc khách quan do phía đi tượng. Xác thc ch quan do phí ý chí chp nhn và thúc đy trí khôn chp nhn.

Do đó, khi Thiên Chúa thúc đẩy ta tin, thì Ngài thúc đẩy ý chí trước, rối nhờ ý chí mới thúc đẩy trí khôn ta.

b) Xác thc siêu hình, th lý, luân lý

Xác thc siêu hình (certitudo metaphysica) là sự chấp nhận vững mạnh có nền tảng ở chính yếu tính sự vật, đến nỗi theo nội khởi mà sự vật khác đi thì mâu thuẫn. Thí dụ: Homo est rationalis. Người mà thiếu lý trí thì mâu thuẫn với định nghĩa con người.

Xác thc th lý (certitudo physica) là sự chấp nhận vững chắc dựa trên luật thiên nhiên bền bỉ. Thí dụ: Lửa đốt cháy.

Xác thc luân lý (certitudo moralis) là sự chấp nhận nền tảng ở những lề luật bền vững của đạo làm người. Thí dụ: Con cái yêu mến cha mẹ.

Xác thực luân lý có thể hiểu theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng.

Theo nghĩa hẹp, nó là sự chấp nhận tuy dựa trên lề luật của đạo làm người, nhưng cũng loại trừđược mọi e ngại sai lạc.

Theo nghĩa rộng, nó hết sức cái nhiên, vì nó không loại bỏ được mọi nguy hiểm sai lạc, mà chỉđủ để hành động khôn ngoan. Thường trong đời sống con người, ta không thể có được xác thực chân xác, nhưng ta thường căn cứ vào các sự việc xảy ra thông thường mà đoán, rồi cho cái hết sức cái nhiên là chân xác.

Ba xác thực ở chữ b) này khác nhau về loại: Xác thực siêu hình hệ ở yếu tính sự vật tuyệt đối bất biến. Xác thực thể lý ở tại định luật thiên nhiên giả thiết cần thiết. Xác thực luân lý ở tại định luật đạo làm người giả thiết bền vững

c) Xác thc ph thông và xác thc triết hc

Xác thc ph thông (certitudo vulgaris) cũng gọi là xác thực tự phát (spontanea) hay kinh nghiệm (empirica) là xác thực nhận biết vững mạnh chân lý, nhưng không biết rõ ràng những lý do mình chấp nhận.

Xác thc triết hc (certitudo phylosophia) cũng gọi là xác thực khoa học (scientifica) hay xác thực suy lại (reflexa) là xác thực nhận thức rõ ràng được những tiêu chuẩn, hay lý do chấp nhận.

Xác thực phổ thông thường có trong những điều cần thiết cho cuộc sống con người. Nhiều người không nhận nó là xác thực đích danh, lại còn bảo nó là niềm tin mù quáng. Nhưng thực ra, nó có đủ mọi yếu tố của xác thực, như đã nói ở số 16 trên. Thật vậy:

1. Xác thực phổ thông cũng có đối tượng là sự vật chính xác không khác chút nào y như xác thực triết học.

2. Xác thực phổ thông cũng do trí khôn nhận thức, chẳng hạn hai với hai là bốn, lửa thì nóng, như xác thực triết học nhận thức.

Xác thực phổ thông cũng không sợ sai lầm, như ai mà chẳng nhận mặt trời soi sáng, một với một là hai?

Cho nên xác thực phổ thông cũng đúng là xác thực đích danh.

d) Xác thc tuyt đi và xác thc gi thiết

Xác thc tuyt đi (certitudo absoluta) là xác thực chấp nhận đối tượng là chân thật không tùy một giả thiết nào bất cứ, và không thể khác đi được, dầu có giả thiết nào đi nữa. Thí dụ: Deus est justus.

Xác thc gi đnh (certitudo hypothetica) là xác thực chấp nhận một đối tượng dầu không thể khác đi, cho rằng giả thiết là có thể khác đi, nhưng lại có thể khác đi mà không cần phải có giảthiết đó.

Xác thực siêu hình luôn luôn là tuyệt đối, vì yếu tính sự vật là khẩn thiết và không tùy một giảthiết nào, như: hai với hai là bốn, Thiên Chúa vô cùng ... là tuyệt đối xác thực. Xác thực thể lý và luân lý là giả định, vì định luật tự nhiên và định luật đạo làm người không tuyệt đối cần thiết. NhưThiên Chúa có thể đã không sáng tạo vũ trụ, và sáng tạo rồi lại có thể treo các định luật tự nhiên (như trong trường hợp phép lạ).

19. HIỂU XÁC THỰC THEO LOẠI SUY

Nói cho đúng và thiết yếu thì xác thực chỉ có thể ở trí khôn ta, vì nó là một phẩm tính của việc trí khôn chấp nhận.

Nhưng xét theo loại suy, tức xét theo cách thông phần và theo tương tự, thì nó ở trong hết những cái bị sức nhận thức của trí khôn thúc đẩy một cách không lầm để tới cứu cánh nó. Chẳng hạn sự khát khao nhân đức được nhận thức thúc đẩy, thì nó cũng thông phần cách nào đó vào sự xác thực của nhận thức: đức cậy hướng về cứu cánh vì thông phần với đức tin là đức ở trong trí khôn.

Cũng vậy, xác thực ở trong thị dục tự nhiên đúng theo nó được trí khôn Thiên Chúa hướng nó tới mục đích thúc đẩy. Xác thực của Thiên Chúa và của nghệ thuật được hướng dẫn và thúc đẩy bởi nhận thức của Chúa tạo thành và nghệ sĩ. Nên càng được sức nhận thức chi phối bao nhiêu thì thịdục càng thông phần vào xác thực bấy nhiêu. Xác thực thiết yếu ở trong sức nhận thức cũng như là ở trong đỉnh cao loại suy vậy (summum analogatum).

20. KHÁC NHAU GIỮA XÁC THỰC VÀ CHÂN LÝ

Qua các điều vừa nói trên, ta xét ra được sự khác nhau giữa xác thực và chân lý.

Xác thực là trạng thái của trí khôn, chân lý là đối tượng, là chung điểm của trạng thái ấy.

Xác thực là sự trí khôn chấp nhận hoàn toàn, chân lý là lý do, là nguyên nhân của sự chấp nhận ấy.

Xác thực thì bản chất là chủ quan, chân lý thì bản chất là khách quan.

Nhưng xác thực cũng nói được là khách quan theo loại suy, vì đối tượng sản ra trong trí khôn một chấp nhận xác thực, lúc đó thì xác thực không khác biệt chân lý theo thực tế, nhưng chỉ khác theo lý luận thôi: không khác biệt theo thực tế, vì duy có chân lý mới có thể sản ra chấp nhận xác thực. Nhưng khác biệt theo luận lý, vì xác thực có một cách thức đặc biệt làm cho chân lý khuất phục được trí khôn. Nhưng mọi chân lý có xác thực theo khách quan, cũng như mọi xác thực đều do chân lý sản ra không?

Theo khách quan thì mọi chân lý đều là xác thực, vì cái chân tự nó có sức loại bỏ mọi e ngại sai lầm, nhưng theo chủ quan thì không phải mọi chân lý đều xác thực, vì có một số đối tượng, mặc dầu chân xác, nhưng không ăn sâu được vào trí khôn để loại bỏ được mọi e ngại sai lầm, như đã nói ở số 17.

Như vậy, vì chỉ nhận thức được cái chân là chân xác, ta mới có xác thực, nên cũng phải có cùng một hành vi là phán đoán, ta mới có chân lý hoàn hảo và xác thực. Do đó, những điều chứng tỏchân lý hiện hữu, cũng chứng tỏ được xác thực hiện hữu. Tiêu chuẩn của chân lý và tiêu chuẩn của xác thực cũng được sử dụng lẫn nhau.

Cho nên, dầu chân lý và xác thực có khác nhau, nhưng vẫn liên kết với nhau, đến nỗi xác thực chỉ được sản ra do chân lý, và chân lý chỉ được thâu thái hoàn toàn do xác thực.

II. HÀNH VI ĐT CHÂN LÝ

21. VẤN ĐỀ PHẢI GIẢI QUYẾT

Ta đã biết, trí khôn có ba hành vi là sơ niệm, phán đoán và suy luận. Suy luận là liên kết nhiều phán đoán, nên ta thử tìm hiểu xem chân lý có ở sơ niệm không, hay nó ở phán đoán, hoặc đồng thời ở cả sơ niệm ở cả phán đoán.

Nhân tiện cũng nên biết là sơ niệm có hai thứ: sơ niệm phức tạp (complexa) và sơ niệm bất tạp (incomplexa).

Sơ niệm bất tạp là sơ niệm chỉ có một từ (chủ từ hoặc thuộc từ) như: người, sư tử.

Sơ niệm phức tạp thì hoặc có hai từ (chủ từ và thuộc từ) liên kết với nhau: người cười, sư tửrống. Hoặc là một định nghĩa, một mệnh đề: người là động vật suy luận.

22. SƠ NIỆM VỚI CHÂN LÝ

Sơ niệm có chân lý mô thể, mặc dầu một cách bất toàn (số 36 Luận lý hình thức).

Chng minh phn mt:

Chân lý mô thể, tức chân lý luận lý, là trí khôn phù hợp với đối tượng. Mà sơ niệm có sự phù hợp đó. Nhận thức một đối tượng là có ảnh niệm đặc thù của đối tượng đó trong trí, vì nhận thức nào cũng sản ra từ ảnh niệm, tức hình ảnh sự vật bên ngoài. Nhưng ảnh niệm đặc thù của đối tượng lại phù hợp với đối tượng, vì nó chính là đối tượng ở trong trí khôn. Nên nhận thức một đối tượng là có trong trí khôn sự phù hợp với đối tượng. Mà ta cũng rõ: sơ niệm là nhận thức được đối tượng, vì sơ niệm tả rõ sự vật là gì.

Kết luận sơ niệm có chân lý mô thể, hay sự phù hợp với đối tượng.

Chng minh phn hai: Mặc dầu một cách bất toàn.

Chng lý mt:

Nhận thức hoàn hảo thì chân lý cũng hoàn hảo, vì ở đây ta đang nói về chân lý nhận thức. Nhưng sơ niệm lại là nhận thức bất toàn.

Thật vậy, quan năng hợp với đối tượng thôi chưa đủ để có nhận thức hoàn toàn, còn đòi nó nhận ra sự phù hợp đó nữa. Mà trong sơ niệm thì trí khôn dầu đã phù hợp với đối tượng, song vẫn chưa nhận ra sự phù hợp đó, vì nhận ra như vậy đòi phải có một so sánh nào đó là đặc tính của phán đoán.

Kết luận: sơ niệm có chân lý mô thể cách bất toàn.

Chng lý hai:

Bao lâu trí khôn mới nhận thức được yếu tính của sự vật, mà chưa nhận thức được gì về hiện hữu của nó, thì mới là nhận thức bất toàn thôi. Mà sơ niệm chỉ mới nhận thức được yếu tính sự vật, chứ chưa nhận được là nó hiện hữu; sơ niệm không tìm hiểu xem sự vật có hay không, vì chưa xác nhận cũng chưa phủ nhận. Vậy sơ niệm mới có nhận thức và chân lý bất toàn.

23. SƠ NIỆM VỚI SAI LẦM

Sơ niệm bất tạp không bao giờ có pha sai lầm, còn sơ niệm phức tạp thì có thể có sai lầm do ngẫu trừ. 

Chng minh phn mt:

Sai lầm là trí khôn không phù hợp với đối tượng. Nhưng sơ niệm bất tạp mà có sự không phù hợp ấy thì mâu thuẫn. Sơ niệm bất tạp chỉ có ảnh niệm chứ không có liên kết nào. Ảnh niệm của đối tượng mà lại không phù hợp với đối tượng thì mâu thuẫn, vì nó là chính đối tượng ở trong trí khôn: Vậy một là trí khôn phải nhận thức được chính đối tượng, hai là ảnh niệm khẩn thiết phải tương xứng với đối tượng ấy. Cho nên sơ niệm bất tạp không thể có sai lầm.

Chứng lý này cũng chứng minh cả sơ niệm phức tạp cũng nguyên thường (per se) không có sai lầm, vì sơ niệm ấy không đích thị là phân chia hay tổng hợp.

Chng minh phn hai:

Hành vi làm đường đưa tới một phán đoán sai lầm, thì gồm chứa sai lầm ít là lúc khởi đầu và do ngẫu trừ. Mà sơ niệm phức tạp có thể là đường đưa tới một phán đoán sai lầm theo hai cách:

1) Trí khôn gán định nghĩa của vật này cho vật kia, chẳng hạn gán định nghĩa vòng tròn cho con người.

2) Gồm các phần định nghĩa không thể nào hợp được với nhau, chẳng hạn bảo con người là động vật suy luận có bốn chân. Vậy sơ niệm phức tạp có thể gồm chứa sai lầm lúc khởi đầu và ngẫu trừ (per accidens).

24. CẢM GIÁC VỚI CHÂN LÝ

Trong cảm giác thì, nói đúng theo mô thể, không có chân lý, nhưng có một chân lý chất thể nào đó.

Chng minh phn nht:

Đã rõ theo các kết luận trên. Đúng theo mô thể thì chân lý ở nơi quan năng nhận thức cái chân tức sự phù hợp với đối tượng. Nhưng, theo thánh Tôma,

“Mặc dầu giác quan nhận đối tượng riêng của mình có chân thực đi nữa, thì cũng không nhận thức được cái chân, vì nó không thể nhận thức được mối tương quan làm nó phù hợp với sự vật, mà chỉ sơ niệm thấy sự vật thôi”.

Mặt khác, để có được chân lý hoàn hảo và mô thể, thì phải nhận thức được cả niệm tính cả yếu tính của sự vật. Nhưng giác quan lại không thể nhận được niệm tính và yếu tính sự vật, mà chỉ nhận thức các tùy thể thôi. Vậy giác quan không thể nhận thức được chân lý mô thể. Chứng minh phần hai:

Nhận thức của giác quan phải nhờ ảnh niệm riêng khẩn thiết phù hợp với đối tượng mới có. Nên giác quan thì chân thực đối với đối tượng riêng.

Ngoài ra, giác quan tiếp nhận các tùy thể bên ngoài rồi báo cho trí khôn. Nhưng vì bảo tin cho trí khôn về các tùy thể, nên giác quan thúc đẩy trí khôn phán đoán về các tùy thể ấy (tùy thể này ởtrong một chủ thể nào đó).

Vậy về phương diện này, thì giác quan phần nào chuẩn bị phán đoán, và như vậy có thể có một chân lý nào đó theo khởi đầu và thông phần. 

25. PHÁN ĐOÁN VỚI CHÂN LÝ

Chân lý hoặc sự sai lầm thì ở trong trí khôn phân tích và tổng hợp, tức trong phán đoán.

Ta chứng minh căn cứ vào các chứng lý vừa nói trên.

Chng lý mt:

Ta gọi chân lý hoàn hảo là sự hoàn hảo của trí khôn. Mà hoàn hảo của trí khôn là nhận biết cái chân.

Thật vậy, trí khôn hướng về đâu như là về chung điểm và đạt được chung điểm ấy mới thỏa mãn thì đó là hoàn hảo của trí khôn. Mà trí khôn hướng về cái chân làm chung điểm nhận thức thỏa mãn, vì bao lâu chưa nhận thức được cái chân, thì nó chưa thỏa mãn. Và trái lại, khi đã nhận thức được cái chân rồi, thì nó hoàn toàn thỏa mãn và khoái thú như là đã làm mình nên hoàn hảo. Vậy chân lý hoàn hảo là nhận biết cái chân.

Nhưng cái chân ta nhận thức được này ở trong trí phân tích và tổng hợp: Chân lý là sự trí khôn phù hợp với đối tượng, nên nhận thức được chân lý là nhận thức được sự phù hợp đó, ít là nơi hành vi trực hiện (in actu exercito). Mà khi phán đoán thì ta nhận thức được sự phù hợp với đối tượng ít là nơi hành vi trực hiện. Vậy nhận thức được chân lý là do phán đoán.

Quả thế, ta có thể nhận thức được chân lý trong hành vi sơ khởi (actu signato) và trong hành vi trực hiện.

Trong hành vi sơ khởi, vì sự hiểu biết nhằm nhận thức được chính sự phù hợp ấy một cách trực tiếp và minh nhiên, sao cho sự nhận thức ấy trở thành chung điểm của sự hiểu biết, như là trí khôn nói rằng: “tôi biết rõ ràng là tôi phù hợp với đối tượng”.

Trong hành vi trực hiện, vị trực tiếp thì sự hiểu biết nhằm tới một đối tượng khác hơn là nhằm tới chính sự phù hợp, nhưng nhờ đó thì việc thực hiện hành vi ấy lại mặc nhiên nhận thấy minh phù hợp với đối tượng. Chẳng hạn nói: “hai với hai là bốn" thì trí khôn trực tiếp nhằm tới việc xác nhận chân lý ấy, nhưng nhờ đó thì việc thực hiện sự xác nhận ấy lại mặc nhiên hiểu là mình phù hợp và tương xứng với đối tượng.

Tuy nhiên, theo tất cả các triết gia, thì chỉ nhận thức được sự phù hợp bằng hành vi trực hiện đã đủ. Để trí khôn thỏa ý hoàn toàn không cần nó phải suy về mình, mà chỉ cần nó xác nhận sự vật có thật hay không đã đủ, và nhờ hành vi này mà nó nhận thức được mình phù hợp với sự vật ấy.

Song phán đoán cũng gồm có sự nhận thức mặc nhiên được sự phù hợp này. Vì trong mệnh đềnào, trí khôn cũng nhận ra thuộc từ hợp với chủ từ. Nhưng chủ từ đứng địa vị sự vật, còn thuộc từ là mộ thể trí khôn gán cho sự vật. Cho nên trong mọi phán đoán, trí khôn đều nhận thức được mô thểnó thấy về sự vật, và do đó nó nhận ra nhận thức ứng với nó cũng phù hợp với sự vật.

Vậy trí khôn mặc nhiên nhận thức được sự nhận thức của mình phù hợp với đối tượng.

Để hiểu rõ chứng lý này, ta cần nhờ rằng trí khôn có thể thỏa ý và phù hợp với sự vật bốn cách:

1. Nhờ ảnh niệm khả niệm, mà nhận ra hình ảnh của sự vật nơi mình, nhưng chưa hiểu được sựvật ấy.

2. Nhờ ý niệm đơn giản mà hiểu được niệm tính của sự vật. 3. Nhờ mệnh đề sơ niệm trí khôn hình thành, song chưa phán đoán, chưa lĩnh hội, như trong trường hợp hoài nghi.

4. Nhờ mệnh đề phán đoán trí khôn làm ra để lĩnh hội hoặc đoán định, chẳng hạn khi nó xác nhận: “home est risibilis”. Lúc đó trí khôn mới chân thực chính thức, vì cái chân là hoàn hảo của trí khôn. Tuy nhiên, ta đừng nghĩ rằng trí khôn tuyệt đối được hoàn hảo chỉ nhờ mệnh đề sơ niệm, vì mệnh đề này chưa nói lên được là trí khôn đã phù hợp với sự vật, nhưng phải nhờ chính phán đoán, vì lúc đó nó mới nhận thức được sự vật y như sự vật có mà phù hợp được với sự vật.

Qua các chứng lý trên, ta kết luận: chân lý  trong trí phân tích và tng hp.

Kiện chứng:

Bất cứ hành vi nào của trí khôn ta cũng là nhằm để sự vật sao thì phán đoán thế, bằng cách thêm vào hay bớt đi cái này cái nọ. Vậy chỉ lúc đó nó mới thỏa ý nhận thức, và nói lên được cái chân, vì nhờ phán đoán ấy mà trí khôn mới phù hợp được với sự vật.

Chng lý hai:

Nói cho đúng và chính lý thì chân lý có nền tảng ở hữu thể của sự vật hơn là ở niệm tính sự vật.

Thật vậy, chân lý có nền tảng ở hữu thể và ở trong hữu thể chính lý hơn. Mà bất cứ vật nào cũng gọi được là hữu thể chính do cách nó hiện hữu thực. Nên chân lý cũng có nền tảng nơi cách sựvật hoàn hảo thực.

Niệm tính thì là năng hữu (ens potentiale), còn hữu thể thì là thực hữu (ens actuale). Vậy chân lý có nền tảng ở thực hữu (hiện hữu thực) hơn là ở niệm tính của sự vật.

Chân lý có nền tảng ở thực hữu. Mà phán đoán thì nói về thực hữu của sự vật, vì phán đoán xác nhận sự vật có hay không. Chứ không như sơ niệm chỉ nói về niệm tỉnh sự vật.

Nên phán đoán đạt tới chính sự hiện hữu thực của sự vật. Kết luận: nói cho đúng thì phán đoán mới có chân lý. Chứng lý trên đây, về bản thể, rút ra từ thánh Tôma. Ngài viết “Ta có ba cách nói vềhiện hữu.

Một là: hiện hữu là chính niệm tính hay bản tính của sự vật, chẳng hạn nói: định nghĩa là một câu nói lên (quid est esse: hiện hữu là gì), vì định nghĩa chỉ hành vi của yếu tính (quidditas) của sựvật.

Hai là: hiện hữu là chính hành vi của yếu tính, chẳng hạn nói sống là hành vi của hồn vì nó là hiện hữu đối với các sinh vật, không phải là hành vi đệ nhị, tức hành động, song là hành vi đệ nhất.

Ba là: hiện hữu có nghĩa là chân lý gồm trong các mệnh đề đúng theo tiếng “là, thì” làm hệ từ, theo cách này thì hữu thể ở trong trí tổng hợp và phân tích tương quan với túc từ của nó, nhưng có nền tảng nơi thực hữu là hành vi hiện hữu”.

Còn sự sai lầm thì, vì nó đối lập tương khắc với chân lý, nên chỗ nào hoàn toàn có chân lý thì đẩy hoàn toàn có sai lầm: vì những cái tương khắc đều có cùng một lý do. Vậy trong hành động ta có thể tìm được sự phù hợp hoàn toàn, thì cũng có thể có được sự không phù hợp hoàn toàn với đối tượng, tức sai lầm hoàn toàn. Hành động nói đây là phán đoán.

26. CHÂN LÝ VỚI LOẠI SUY

Chân lý ở trong phán đoán như trong đỉnh cao loại suy.

Ta nói chân lý và sai lầm là nói theo loại suy về giác cảm, về sơ niệm, về từ, về sự vật và vềphán đoán.

Phán đoán là đỉnh cao loại suy (summum analogatum), còn những cái kia là loại suy tùy phụ(secundaria). Lý nghĩa được chỉ bằng từ gặp thấy thực sự và chính thức ở đâu thì đó là đỉnh cao loại suy. Còn gặp thấy cách tùy phụ và tương quan với loại suy hữu thứ nhất, thì là loại suy tùy phụ.

Mà ta thấy lý của chân lý hay sai lầm thực sự và chính thức ở nơi phán đoán. Còn ở nơi sơniệm và giác cảm một cách tùy phụ, tương quan với phán đoán, ở trong tiếng nói tùy theo dấu hiệu của phán đoán thật hay sai.

Ở trong sự vật tùy theo chỗ nó sản ra phán đoán thật hay sai. Vậy chân lý ở trong phán đoán như trong đỉnh cao loại suy. 

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Mọi liên lạc và góp ý xin gửi về: dinhhongphuc2010@gmail.com.
Bản quyền: www.triethoc.edu.vn
Chịu trách nhiệm phát triển kỹ thuật: Công ty TNHH Công Nghệ Chuyển Giao Số Việt